Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại các nước đang phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.24 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN SỰ
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

----------------------------

LÊ NGỌC THẢO UYÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA TÀI CHÍNH TOÀN DIỆN ĐẾN SỰ
ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH TẠI CÁC NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Người hướng dẫn khoa học:


TS. Lê Hồ An Châu

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2019


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự
ổn định tài chính tại các nước đang phát triển” là bài nghiên cứu của chính tôi,
dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Lê Hồ An Châu.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng sử dụng
để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm, nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác
Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019
Người cam đoan

Lê Ngọc Thảo Uyên

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang i


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển

LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và trân trọng nhất tôi muốn gởi đến người cô kính mến
của tôi, TS. Lê Hồ An Châu. Tôi xin cám ơn cô vì đã nhận lời hướng dẫn và luôn
đồng hành cùng tôi trong quá trình thực hiện luận văn, cho dù tôi không phải là một
học trò có nền tảng kiến thức tài chính vững chắc và còn nhiều khiếm khuyết về các
kỹ năng làm việc. Cám ơn cô đã nhiệt tình truyền đạt kinh nghiệm, hỗ trợ tài liệu,
đã nhẫn nại lắng nghe, phản biện và cùng tháo gỡ với tôi mỗi khi gặp khó khăn
trong nghiên cứu. Cám ơn cô vì đã khơi dậy trong tôi niềm đam mê nghiên cứu
khoa học và giúp tôi trải nghiệm những niềm vui khi nghiên cứu đạt kết quả. Một
lần nữa, tôi xin cám ơn cô về tất cả những gì cô mang đến cho tôi.
Bên cạnh đó, tôi cũng xin gởi lời cám ơn đến TS. Võ Hồng Đức, vì thầy
không những đã gợi mở cho tôi một đề tài nghiên cứu khá thú vị, mới mẻ mà thầy
còn cho tôi một niềm tin vững chắc về tính khả thi của đề tài.
Tôi xin chân thành cám ơn bố mẹ và mọi người trong gia đình đã hỗ trợ tài
chính, đã luôn động viên, ủng hộ, quan tâm và chia sẻ mọi khó khăn của tôi trong
cuộc sống và trong quá trình học tập, nghiên cứu để tôi có thể hoàn thành tốt luận
văn này.
Tôi xin cám ơn chị Hà, anh Tuấn, bạn Thảo, Phương là những người bạn
thân thiết, bên cạnh tôi, hỗ trợ tôi nhiều mặt trong cuộc sống hằng ngày, nhờ đó mà
tôi có đủ sức khỏe và sự tập trung cần thiết để học tập, nghiên cứu trong thời gian
qua.
Cuối cùng, tôi xin cám ơn và ghi nhớ tất cả những gì tôi đã được nhận.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang ii


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn này nghiên cứu tác động của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài
chính tại nhóm các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn 2004 – 2016. Nghiên
cứu cũng phân tích tình hình vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng việc sử
dụng phương pháp ước lượng DGMM cho dữ liệu bảng. Kết quả nghiên cứu cho
thấy tài chính toàn diện có tác động đáng kể đến sự ổn định tài chính. Tỷ lệ dư nợ
cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng làm giảm rủi ro trong ngân hàng thương
mại, nợ xấu ngân hàng giảm và qua đó, sự lành mạnh của hệ thống ngân hàng được
nâng lên. Mặt khác, kết quả nghiên cứu cũng tìm thấy rằng, số lượng doanh nghiệp
vừa và nhỏ vay vốn tăng có ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của ngân hàng, vì
chỉ số rủi ro ngân hàng Z- score giảm và tỷ lệ nợ xấu ngân hàng tăng lên.
So với các nghiên cứu trước, nghiên cứu này phân tích rõ hơn tình hình vay
vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại nhóm các nước đang phát triển. Dư nợ tín
dụng của doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng là một tín hiệu tốt, bởi nó cho thấy kênh tín
dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được khơi thông, cũng như lợi nhuận hoạt
động của ngân hàng được tăng lên, cải thiện tình trạng ổn định của hệ thống ngân
hàng. Tuy vậy, qua kết quả hồi quy cho thấy, tại các nước đang phát triển trong giai
đoạn 2004 – 2016, số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn tăng làm tăng nợ xấu
ngân hàng và rủi ro của các ngân hàng cũng tăng lên. Cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính toàn cầu với sự gia tăng rủi ro trên thị trường quốc tế có ảnh hưởng tiêu cực
đến môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngân hàng
thương mại. Từ đó nhận định rằng, các ngân hàng thương mại ở các quốc gia có thu
nhập trung bình và thu nhập thấp cần có sự thận trọng hơn trong quy trình cho vay,
thủ tục cho vay, cũng như nâng cao khả năng thẩm định các khoản vay, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp tiếp cận vốn vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn vay.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang iii



Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
SUMMARY
This thesis examined the impact of financial inclusion on financial stability
in the group of developing countries between 2004 and 2016. The study also
analyzed the situation of borrowing by small and medium enterprises by the method
of DGMM estimation for a panel. The empirical results showed financial inclusion
had a significant impact on financial stability. The ratio of outstanding loans of
small and medium enterprises increased, reducing risks in commercial banks,
reducing bad debts and thereby improving the health of the banking system. On the
other hand, the research results also found that the increase in the number of small
and medium enterprises had a negative impact on the bank's stability; because the
Z-score decreased and the ratio of bank non-performing loans increased.
Compared to previous studies, this study better analyzed the situation of
borrowing by small and medium enterprises in the group of developing countries.
The increase of small and medium enterprises outstanding loans was a good sign,
because it showed the credit channel for small and medium enterprises was cleared,
as well as the bank's operating profit was increased and resulted in improving
stability status of the banking system. However, the regression results in developing
countries in the period of 2004- 2016 illustrated that, the increasing number of small
and medium-sized enterprises increased the bad debt of banks and the risks of banks
also raised. The global financial and economic crisis with increasing risks in the
international market had a negative impact on the business environment of small
and medium enterprises and commercial banks. From that point of view,
commercial banks in middle-income and low-income countries needed to be more
cautious in the lending process, lending procedures, as well as to improve their
ability to credit appraisal of term loans, enabling businesses to access loans but still
ensuring loan security.


Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang iv


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iii
SUMMARY ............................................................................................................. iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................1
1.1.

Đặt vấn đề .....................................................................................................1

1.1.1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................1

1.1.2.

Vấn đề nghiên cứu ................................................................................3

1.2.


Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................4

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..............................................................4

1.4.

Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................5

1.5.

Kết cấu nghiên cứu ......................................................................................5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ........................................................................7
2.1.

Lý thuyết về ổn định tài chính ....................................................................7

2.1.1.

Định nghĩa sự ổn định tài chính (Financial Stability) .......................7

2.1.2.

Đo lường sự ổn định tài chính..............................................................8

2.2.

Lý thuyết về tài chính toàn diện ...............................................................12


2.2.1.

Định nghĩa về tài chính toàn diện (Financial Inclusion) .................12

2.2.2.

Đo lường tài chính toàn diện ..............................................................14

2.2.3.

Vai trò của tài chính toàn diện đối với nền kinh tế .........................16

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước về ảnh hưởng của tài chính toàn diện
đến sự ổn định tài chính ......................................................................................19
Kết luận chương 2. ...............................................................................................25
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................26
3.1. Dữ liệu nghiên cứu ........................................................................................26

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang v


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
3.2.

Phương pháp nghiên cứu. .........................................................................27


3.3.

Mô hình nghiên cứu ...................................................................................29

3.4.

Biến đo lường. ............................................................................................30

3.4.1. Biến phụ thuộc ........................................................................................30
3.4.2. Biến độc lập .............................................................................................32
3.4.3. Biến kiểm soát. ........................................................................................35
Kết luận chương 3. ...............................................................................................40
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................41
4.1. Thống kê mô tả..............................................................................................41
4.2. Ma trận hệ số tương quan ............................................................................42
4.3. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................44
4.3.1. Tác động của tỷ lệ dư nợ cho vay của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến
sự ổn định tài chính. .........................................................................................48
4.3.2. Tác động của tỷ lệ doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn đến sự ổn định
tài chính .............................................................................................................50
4.3.3. Tác động của các đặc điểm ngân hàng đến sự ổn định tài chính .......52
4.3.4. Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô đến sự ổn định tài chính .....54
Kết luận chương 4 ................................................................................................56
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ......................................................................................58
5.1. Kết luận ..........................................................................................................58
5.2. Hàm ý chính sách ..........................................................................................59
5.3. Hạn chế của nghiên cứu và định hướng nghiên cứu tiếp theo. ................61
Kết luận chương 5 ................................................................................................62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................63
PHỤ LỤC .................................................................................................................72


Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang vi


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT

Nội dung

Trang

1

Bảng 3.1: Mô tả các biến đo lường được sử dụng trong

40

nghiên cứu
2

Bảng 4.1: Thống kê mô tả các biến

42

3


Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan

43

4

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định đa cộng tuyến

44

5

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng GMM

46

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang vii


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt


CEE

Central and Eastern Europe

Các quốc gia Trung và Đông Âu

GMM

Generalized Method of Moments

IMF

International Monetary Fund

MENA

Middle East and North Africa

OIC

Organisation of Islamic
Cooperation.

Phương pháp ước lượng moment
tổng quát
Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế
Các quốc gia Trung Đông và
Bắc Phi
Tổ chức Hợp tác Hồi Giáo


VAR

Vector autoregression

Mô hình Vector tự hồi quy

WB

World Bank

Ngân hàng Thế giới

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang viii


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1.

Đặt vấn đề

1.1.1. Lý do chọn đề tài
Sau ba thập kỷ tăng trưởng kinh tế đầy ấn tượng, khu vực châu Á – Thái
Bình Dương đang phải chứng kiến vấn đề “1% tích tụ”, tức một số ít người giàu đã
thu tóm một nửa tài sản của quốc gia. Mặc dù, các quốc gia đã có những chính sách
với mục tiêu tăng trưởng toàn diện, nhưng tình trạng nghèo đói và bất bình đẳng
vẫn đang gia tăng, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo ngày càng nới rộng

khi mà lợi ích tăng trưởng tích tụ vào các nhóm giàu. Minh chứng rõ ràng cho nhận
định này cho thấy:
 4 người giàu nhất tại Indonesia có khối tài sản lớn hơn 100 người
nghèo nhất (Gibson, 2017).
 Ở Việt Nam, thu nhập của 210 người siêu giàu trong một năm đủ sức
đưa 3,2 triệu người thoát nghèo (Vũ Anh Tuấn và ctg, 2017).
 Tại Mỹ, theo Piketty (2014), mức tăng thu nhập của người nghèo nhất
trong 30 năm qua là không thay đổi, trong khi đó các thành viên trong số 1%
người giàu nhất đã tăng 300%.
Mức thu nhập bình quân đầu người của các nước đang phát triển và mới nổi
vẫn thua xa so với các nước phát triển, mặc dù, trong những thập kỷ qua, các nước
đang phát triển và mới nổi đã đóng góp rất lớn cho kinh tế toàn cầu, nhất là về tăng
trưởng GDP và tiêu dùng.
Trong tháng 11 năm 2017, Hội nghị cấp cao lần thứ 25, Diễn đàn Hợp tác
Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC 25) đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng,
Việt Nam là sự kiện quan trọng nhất trong Tuần lễ Cấp Cao APEC. Với sự đồng
tình của các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, hội nghị đã thông qua Tuyên bố Đà Nẵng:
“Tạo động lực mới, cùng vun đắp tương lai chung”. Trong lĩnh vực tài chính, các
nước đã thống nhất bốn chủ đề ưu tiên trọng điểm, bao gồm: đầu tư dài hạn cho cơ
sở hạ tầng, xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận, tài chính và bảo hiểm rủi
ro thiên tai và tài chính toàn diện. Trong đó, nhận thấy tài chính toàn diện (financial

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 1


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
inclusion) là một trong những yếu tố hỗ trợ giảm nghèo, phát triển kinh tế bền vững,

APEC đã xem tài chính toàn diện là một trọng tâm ưu tiên thúc đẩy hợp tác và phát
triển.
Những năm gần đây, chủ đề “tài chính toàn diện” luôn được nhiều nước
quan tâm và nỗ lực thực hiện. Thuật ngữ tài chính toàn diện theo Ngân hàng Thế
giới (2014) định nghĩa là: việc tiếp cận và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính
được cung cấp một cách có trách nhiệm bởi các tổ chức tài chính chính thức, với chi
phí phải chăng cho các phân khúc xã hội có thu nhập thấp và khó khăn. Do đó, tài
chính toàn diện được coi như là một phần trong chiến lược tổng thể cho quá trình
phát triển kinh tế và tài chính của đất nước. Và điều này làm nảy sinh các câu hỏi:
liệu tài chính toàn diện có tác động đến sự ổn định tài chính (financial stability) của
đất nước hay không, nếu có thì nó tác động như thế nào. Nói cách khác, tài chính
toàn diện phát triển mạnh thì hệ thống tài chính có xu hướng hoạt động hiệu quả
hay bất ổn hơn. Vì vậy, việc xây dựng và cung cấp một mô hình để xác minh mối
liên hệ giữa ổn định tài chính và tài chính toàn diện vào thời điểm hiện tại ở các
nước đang phát triển là hết sức cấp bách và cần thiết.
Trên thế giới đã có một vài nghiên cứu nói đến mối quan hệ về ổn định tài
chính và tài chính toàn diện. Những nghiên cứu này nói rằng tài chính toàn diện có
ảnh hưởng tích cực đến ổn định tài chính nhưng có nghiên cứu lại cho rằng tài chính
toàn diện ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định tài chính. Bài nghiên cứu của Neaime và
Gaysset (2017) đã đánh giá thực tế tác động của tài chính toàn diện vào bất bình
đẳng thu nhập, khoảng cách giàu nghèo và sự ổn định tài chính. Morgan và Pontines
(2017) có bài nghiên cứu về “Ổn định tài chính và tài chính toàn diện” cho thấy có
mối quan hệ tích cực lẫn tiêu cực của tài chính toàn diện đối với ổn định tài chính.
Aduda và Kalunda (2012) cũng có bài nghiên cứu “Tài chính toàn diện và sự ổn
định của khu vực tài chính ở đất nước Cộng hòa Kenya: Tổng quan về lý thuyết”.
Hay Hannig và Jansen (2010) đưa ra những nhận định trong bài viết: “Tài chính
toàn diện và sự ổn định tài chính: Các vấn đề chính sách hiện tại”.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A


Trang 2


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
Vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và vẫn chưa có nghiên cứu thực nghiệm nào
ghi nhận sự tác động này tại các nước đang phát triển. Kết quả là, sự hiểu biết về
mối quan hệ giữa tài chính toàn diện và ổn định tài chính vẫn còn hạn chế. Để làm
rõ vấn đề này, đề tài nghiên cứu: “Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn
định tài chính tại các nước đang phát triển” là rất cần thiết để triển khai thực
hiện.
1.1.2. Vấn đề nghiên cứu
Tại các quốc gia trên thế giới nói chung và các nước đang phát triển nói
riêng, một tỷ lệ đáng kể người dân, các doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ gia đình ít
có cơ hội tiếp cận và sử dụng các dịch vụ tài chính chính thức. Mặc dù, chính sách
phát triển kinh tế tài chính của các nước đã nổ lực triển khai thực hiện, tỷ lệ này vẫn
còn khá thấp so với các quốc gia phát triển.
Nhận thấy tài chính toàn diện là một trong những yếu tố hỗ trợ giảm nghèo,
nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, phát triển kinh tế bền vững, kể từ năm
2010, APEC đã chính thức đưa chủ đề “tài chính toàn diện” trở thành trụ cột hợp
tác về tài chính. Việc áp dụng các sản phẩm tài chính mới và đa dạng vào lĩnh vực
này sẽ giúp cho người dân, doanh nghiệp có điều kiện hiểu và tiếp cận thuận lợi hơn
các sản phẩm và dịch vụ tài chính – ngân hàng phù hợp với điều kiện kinh tế. Cùng
với những tiềm năng sẵn có, các nước trong khu vực có nhiều cơ hội phát triển
trong tương lai hơn.
Tuy nhiên, cơ hội luôn đi kèm với thách thức, có thể thấy thời điểm hiện nay
tình hình khu vực và thế giới đang chứng kiến những thay đổi phức tạp. Kinh tế
trong khu vực và thế giới đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu năm 2007- 2009, song vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro trung và dài hạn (IMF Annual
Report, 2017). Vì vậy, nhiều nước trên thế giới đã bắt đầu chú trọng nhiều hơn đến

ổn định tài chính khi thực thi các chính sách của mình.
Ổn định tài chính đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của
đất nước. Nó tạo ra môi trường thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người gửi tiền, tăng
hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, cải thiện hệ thống tài chính minh bạch

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 3


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
và lành mạnh hơn, giảm các cú sốc và rủi ro hệ thống. Ổn định tài chính không phải
là nội dung mới nhưng vấn đề này vẫn luôn nhận được sự quan tâm hàng đầu của
chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế (IMF, WB) và tất cả các khu vực trên thế
giới. Các báo cáo ổn định tài chính toàn cầu của IMF hàng năm được công bố 2 lần
vào mùa xuân và mùa thu, và được điều tra bởi các nhân viên của IMF (IMF, 2017)
cho thấy tầm quan trọng của ổn định tài chính như một điều kiện cần thiết để ổn
định kinh tế vĩ mô của các quốc gia.
1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài
chính tại các nước đang phát triển, cụ thể là nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu
sau:
 Có hay không ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến rủi ro ngân
hàng?
 Mức độ tác động và chiều hướng tác động của tài chính toàn diện đến
rủi ro ngân hàng?

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là tài chính toàn diện và sự ổn định tài chính, sự ảnh
hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại các nước đang phát triển.
Phạm vi nghiên cứu ở nhóm các nước đang phát triển, cụ thể là:
 Phạm vi thời gian: Nghiên cứu sử dụng dữ liệu dư nợ cho vay của
doanh nghiệp vừa và nhỏ và số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ vay vốn theo năm
để đo lường tài chính toàn diện. Bên cạnh đó, dữ liệu để đo lường sự ổn định tài
chính là thông qua 2 chỉ số tỷ lệ nợ xấu ngân hàng và chỉ số rủi ro ngân hàng Zscore theo năm tại các quốc gia đang phát triển trong giai đoạn từ năm 2004 đến
năm 2016.
 Phạm vi không gian: các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các ngân hàng
thương mại thuộc 18 quốc gia đang phát triển. Vì để đảm bảo cho dữ liệu bảng được
cân bằng, nghiên cứu lựa chọn 18 quốc gia có đầy đủ thông tin dữ liệu trong giai
đoạn nghiên cứu, cụ thể là những quốc gia: Angola, Burundi, Bangladesh,

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 4


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
Comoros, Liên bang Micronesia, Georgia, Guinea, Indonesia, India, Madagasca,
Myanmar, Nigeria, Pakistan, West Bank and Gaza, Rwanda, El Salvador, Chad,
Kosovo.
1.4.

Đóng góp của nghiên cứu


Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng về sự ảnh hưởng của tài chính toàn
diện đến sự ổn định tài chính ở các quốc gia đang phát triển. Chủ đề nghiên cứu này
hiện nay vẫn còn khá mới mẻ và rất ít nghiên cứu được thực hiện cho nhóm các
quốc đang phát triển. Do đó, sự hiểu biết về tài chính toàn diện, sự ổn định tài chính
và ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính có thể giúp cho các tổ
chức tài chính có cơ sở để đưa ra những quyết định hợp lý trong việc thiết kế các
sản phẩm, dịch vụ tài chính và quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Ngoài ra, qua sự hiểu biết về tài chính toàn diện, các doanh nghiệp vừa và nhỏ
cũng có thể dễ dàng tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính tại các tổ chức tài chính
chính thức một cách thường xuyên, với chi phí mà họ có thể chấp nhận được. Điểm
khác biệt của bài nghiên cứu này so với các nghiên cứu trước đây là không chỉ
nghiên cứu cụ thể tại nhóm các quốc gia có thu nhập trung bình và thu nhập thấp,
mà còn phân tích sự ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính, cụ
thể là phân tích rõ hơn về tình hình vay vốn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
nhóm các quốc gia đang phát triển.
Sau cùng, kết quả nghiên cứu cung cấp thêm cơ sở cho sự cần thiết trong
việc thực hiện một số chính sách đối với các tổ chức tài chính, các doanh nghiệp
vừa và nhỏ về tài chính toàn diện và ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn
định tài chính tại các nước đang phát triển.
1.5.

Kết cấu nghiên cứu

Nội dung luận văn có kết cấu 5 chương:
 Chương 1. Giới thiệu: trong chương này bài viết trình bày lý do và
vấn đề nghiên cứu, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên
cứu.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A


Trang 5


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
 Chương 2. Cơ sở lý thuyết: trong chương này bài nghiên cứu trình bày
các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đồng thời tiến hành phân tích, tổng
hợp các nghiên cứu trước quan trọng có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
 Chương 3. Phương pháp nghiên cứu: trong chương này bài viết trình
bày phương pháp thu thập và xử lý số liệu, xây dựng mô hình nghiên cứu và
phương pháp nghiên cứu, đồng thời đưa ra các giả thuyết nghiên cứu.
 Chương 4. Kết quả nghiên cứu: trong chương này đề tài trình bày các
kết quả của thống kê mô tả, kết quả của mối tương quan giữa các biến, kết quả hồi
quy của mô hình nghiên cứu và so sánh với kết quả các nghiên cứu trước
 Chương 5. Kết luận: trong chương này bài nghiên cứu trình bày các
kết luận rút ra từ kết quả nghiên cứu, đồng thời đưa ra một số hàm ý chính sách cho
các tổ chức tài chính và các doanh nghiệp vừa và nhỏ về tài chính toàn diện và sự
ổn định tài chính và những gợi ý cho hướng nghiên cứu tiếp theo.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 6


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.


Lý thuyết về ổn định tài chính

2.1.1. Định nghĩa sự ổn định tài chính (Financial Stability)
Việc định nghĩa ổn định tài chính đóng vai trò quan trọng trong việc phát
triển các công cụ phân tích thích hợp cũng như các chính sách điều hành kinh tế vĩ
mô. Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới có rất nhiều định nghĩa về sự ổn định tài
chính.
“Một hệ thống tài chính nằm trong tình trạng ổn định là tạo điều kiện cho sự
phát triển kinh tế (thay vì cản trở), làm giảm thiểu sự mất cân bằng tài chính hoặc
các sự kiện bất lợi tiềm ẩn” (Schinasi, 2004).
“Duy trì sự ổn định hệ thống tài chính là một nhiệm vụ lâu dài của Ngân
hàng Trung Ương. Một hệ thống tài chính ổn định là trạng thái mà trong đó các tổ
chức tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho dòng vốn
lưu thông giữa người gửi tiết kiệm và nhà đầu tư, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế” (Ngân hàng Trung Ương Úc).
Theo Mishkin (1999) cho thấy rằng, ngược lại với tình trạng ổn định tài
chính là sự bất ổn tài chính, khi các cú sốc kinh tế xảy ra với hệ thống tài chính và
các tổ chức tài chính, gây cản trở các luồng thông tin khiến cho các tổ chức tài
chính không thể thực hiện được các chức năng phẩn bổ nguồn vốn đầu tư hiệu quả.
“Ổn định hệ thống tài chính là một trạng thái mà trong đó hệ thống tài chính
gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính có khả năng chống đỡ
các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra, từ đó làm giảm bớt
khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính vốn có, tác động tiêu cực đối với việc
phân bổ tiết kiệm và đầu tư” (Ngân hàng Trung Ương Châu Âu).
Nghiên cứu của Buiter (2008) đề cập đến sự ổn định tài chính được phát biểu
là: (i) sự vắng mặt của bong bóng giá tài sản, (ii) phòng ngừa hoặc giảm thiểu tình
trạng thiếu thanh khoản của thị trường, (iii) phòng ngừa tình trạng vỡ nợ của các tổ
chức tài chính, đe dọa sự ổn định hệ thống tài chính.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A


Trang 7


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
“Sự ổn định tài chính là điều kiện tiên quyết trong hoạt động kinh tế của đất
nước để thực hiện hiệu quả chính sách tiền tệ. Một hệ thống tài chính ổn định có thể
được định nghĩa là một hệ thống mà trong đó có các chủ thể - trung gian tài chính,
thị trường tài chính và hạ tầng tài chính thực hiện tốt các chức năng của mình và có
khả năng chống đỡ được các cú sốc tiềm ẩn” (Ngân hàng Trung Ương Thụy Sĩ).
Một nghiên cứu khác của Čihák (2006) định nghĩa một hệ thống tài chính ổn
định là hệ thống tài chính có khả năng: (i) phân bố hiệu quả nguồn lực kinh tế, (ii)
đánh giá, phân bổ và quản lý rủi ro tài chính một cách phù hợp, (iii) hệ thống tài
chính vẫn thực thi được các chức năng của mình ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi các
cú sốc bên ngoài.
Tóm lại, qua tổng kết một số quan điểm trên có thể thấy rằng hiện nay chưa
có một sự thỏa thuận định nghĩa chính thức nào cho thuật ngữ “Ổn định tài chính”.
Tuy nhiên, xét ở góc độ vĩ mô, các yếu tố chính của hệ thống tài chính (bao gồm thị
trường tài chính, các trung gian tài chính và cơ sở hạ tầng tài chính) thực hiện chức
năng của nó thông suốt, góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế.
Các rủi ro cấp độ hệ thống được đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả để tránh
khả năng sụp đổ hệ thống tài chính. Đối với góc độ của ngân hàng thương mại, ổn
định tài chính có thể được hiểu là trạng thái mà tổ chức đó vận hành trơn tru, thực
hiện tốt các chức năng của nó, có khả năng chống chọi với các cú sốc từ bên ngoài
và tránh được tình trạng mất cân bằng tài chính.
2.1.2. Đo lường sự ổn định tài chính
Ổn định tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả
(mục tiêu chính của Ngân hàng Trung Ương) mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế bền
vững, vì sự ổn định đó tạo ra điều kiện thuận lợi cho cả nhà đầu tư và người gửi

tiền, tăng hiệu quả của hoạt động trung gian tài chính, tăng các chức năng của thị
trường tài chính và cải thiện phân phối nguồn lực để phát triển hệ thống tài chính
lành mạnh và minh bạch, giảm đi các cú sốc và rủi ro hệ thống.
Các nghiên cứu về ổn định tài chính của hệ thống tài chính thường xem xét
và đo lường một cách gián tiếp thông qua việc đánh giá mức độ bất ổn tài chính và

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 8


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
khủng hoảng ngân hàng. Bất ổn tài chính được định nghĩa bởi Demirguc-Kunt và
Detragiache (1998, 2002) là (i) tỷ lệ nợ xấu vượt mức 10% của tổng tài sản trong
giai đoạn khủng hoảng, (ii) chi phí tài chính để giải cứu các hoạt động ngân hàng là
ít nhất 2% GDP, (iii) các biện pháp khẩn cấp được thực hiện để hỗ trợ hệ thống
ngân hàng như tạm ngưng giao dịch, đóng băng các khoản tiền gửi, bảo lãnh cho
người gửi tiền hoặc các chủ nợ ngân hàng khác, hoặc (iv) quốc hữu hóa ngân hàng
diễn ra với quy mô lớn.
Để đo lường sự ổn định tài chính, nghiên cứu của Čihák, Mare và Melecky
(2016) đã thảo luận thông qua 3 khía cạnh: khả năng phục hồi tài chính (financial
resilience), mức độ biến động (volatility) và kết quả khủng hoảng (crisis outcomes)
mà dữ liệu được thu thập từ báo cáo về phát triển tài chính toàn cầu của Ngân hàng
Thế giới (World Bank’s Global Financial Development Database), tiếp cận tài chính
FAS của IMF, số liệu của Laeven và Valencia (2013). Khía cạnh đánh giá khả năng
phục hồi tài chính được định lượng bằng tỷ lệ vốn chủ sở hữu (phần trăm vốn trong
tổng tài sản) và điểm Z-score. Cả hai phương pháp đều đánh giá khả năng thanh
khoản của hệ thống ngân hàng quốc gia. Ngoài ra, định lượng rủi ro thanh khoản và
xác định tỷ lệ các khoản nợ xấu (NPLs) cũng được dùng để đo lường sự ổn định tài

chính trong bài nghiên cứu này. Khía cạnh thứ hai là mức độ biến động, được xác
định thông qua độ lệch chuẩn trong tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng huy động
vốn của quốc gia. Bằng cách này, bài viết xác định được sự không chắc chắn và rủi
ro xuất phát từ sự thay đổi trong chi phí và cấp tín dụng, cũng như chi phí và khối
lượng vốn huy động. Khía cạnh cuối cùng là tính toán chi phí của những cuộc
khủng hoảng bao gồm sự mất mát trong sản lượng, chi phí cho sự can thiệp của
chính phủ để giải quyết vấn đề khủng hoảng.
Các nhà hoạch định chính sách và các nhà nghiên cứu khoa học đã tập trung
vào một số biện pháp đo lường định lượng để đánh giá sự ổn định tài chính. “Bộ chỉ
số lành mạnh Tài chính” (Financial Soundness Indicators – FSIs) được xây dựng và
phổ biến bởi Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF, 2006) nhằm tạo điều kiện cho việc giám sát
lĩnh vực tài chính, tăng tính minh bạch và ổn định của hệ thống tài chính là những

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 9


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
ví dụ về các chỉ số như vậy, cũng như các biến được sử dụng trong Hawkins và
Klau (2000) tập trung vào những áp lực thị trường, những lỗ hỏng bên ngoài và lỗ
hỏng trong hệ thống ngân hàng.
Một phương pháp tiếp cận khác để đo lường sự ổn định tài chính là dựa trên
mô hình Merton, do nhà kinh tế học Robert C. Merton đề xuất vào năm 1974, nhằm
đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của các khoản nợ của công ty. Theo Merton, doanh
nghiệp có nguy cơ phá sản khi giá trị thị trường của tài sản có nguy cơ thấp hơn giá
trị các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp phải thực hiện. Các nhà phân tích, nhà
đầu tư cũng như các ngân hàng sử dụng mô hình Merton để hiểu khả năng của một
công ty trong việc đáp ứng các nghĩa vụ tài chính và cho phép định giá công ty một

cách dễ dàng hơn. Mô hình Merton được mở rộng trong nhiều nghiên cứu sau này,
chẳng hạn như mô hình KMV mà tổ chức Moody sử dụng để tính toán xác suất vỡ
nợ tín dụng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Cành và Phạm Chí Khoa (2014) áp
dụng mô hình KMV trong tính toán, để dự báo xác suất phá sản của các khách hàng
doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại Thương (Vietcombank).
Kết quả cho thấy các doanh nghiệp có quy mô nhỏ có xác suất phá sản nhỏ hơn các
doanh nghiệp có quy mô lớn. Những ngành, nhóm doanh nghiệp có xác suất phá
sản cao, dư nợ cao sẽ gây thất thoát nhiều nhất cho ngân hàng.
Đối với bài nghiên cứu này, để đo lường mức độ ổn định tài chính của các tổ
chức tài chính, bài viết sẽ tính toán thông qua hai chỉ số chính là chỉ số rủi ro phá
sản ngân hàng Z-score và chỉ số tỷ lệ nợ xấu ngân hàng (NPL), cũng là hai biến phụ
thuộc của mô hình bài nghiên cứu.
Chỉ số Z-score được nghiên cứu từ những năm 1968 bởi Giáo sư Edward I.
Altman, trường kinh doanh Leonard N. Stern, thuộc trường đại học New York, dựa
trên việc nghiên cứu số lượng lớn các công ty khác nhau tại Mỹ. Dựa trên nghiên
cứu của Altman, đã có nhiều nghiên cứu sau đó áp dụng chỉ số Z- score để đánh giá
rủi ro phá sản trong nhiều ngành khác nhau. Đối với lĩnh vực ngân hàng, Z-score đã
trở thành một thước đo phổ biến về sự lành mạnh của ngân hàng (Boyd và Runkle,
1993; Maechler, Mitra và Worrell, 2005; Boyd, Nicolò, và Jalal, 2006). Sự phổ biến

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 10


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
của nó bắt nguồn từ thực tế rằng nó liên quan nghịch biến đến xác suất phá sản của
ngân hàng, nghĩa là xác suất giá trị tài sản của các tổ chức tín dụng thấp hơn so với
giá trị các khoản nợ. Z- score càng cao hàm ý rằng xác suất bị mất khả năng thanh

toán càng thấp, mức độ ổn định tài chính càng cao.
Cũng theo nghiên cứu của Čihák và Hesse (2008) cho rằng, tính năng quan
trọng của điểm Z-score đó là một thước đo khá khách quan về sự lành mạnh của các
tổ chức tài chính khác nhau. Đây là một thước đo khách quan vì nó tập trung vào
nguy cơ mất khả năng thanh toán (insolvency risk), tức là rủi ro khi ngân hàng mất
khả năng chi trả cho các khoản nợ khi đến ngày đáo hạn. Chỉ số Z-score áp dụng
như nhau cho các ngân hàng sử dụng chiến lược rủi ro cao – lợi nhuận cao và những
ngân hàng sử dụng chiến lược rủi ro thấp – lợi nhuận thấp, miễn là các chiến lược
đó đều dẫn đến một lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro tương ứng. Theo nghĩa
này, điểm Z-score cung cấp một thước đo khách quan về sự lành mạnh tài chính.
Chỉ số tỷ lệ nợ xấu Ngân hàng đối với tổng nợ là một trong những chỉ tiêu
trong Bộ chỉ số lành mạnh tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF). Theo đó, chỉ số
này dùng để xem xét, đánh giá chất lượng tài sản và thường được sử dụng như một
biến đại diện cho chất lượng tài sản của tổ chức nhận tiền gửi, đồng thời, chỉ số này
dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay. Tỷ lệ này tăng có
thể báo hiệu một sự suy giảm chất lượng trong danh mục tín dụng của các định chế
tài chính (IMF, 2006).
Nghiên cứu của Ozili (2019) cho thấy rằng, những khoản nợ xấu là rất quan
trọng vì chúng phản ảnh chất lượng tín dụng trong danh mục cho vay của ngân
hàng. Sự hiểu biết về các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nợ xấu là rất quan trọng đối
với chức năng quản lý rủi ro của ngân hàng và cho sự ổn định hệ thống tài chính.
Các phát hiện trong bài viết chỉ ra rằng, trong số các yếu tố quyết định của các
khoản nợ xấu thì hiệu quả hoạt động ngân hàng, tỷ lệ tổn thất bảo hiểm khoản vay,
sự ổn định của hệ thống tài chính có liên quan nghịch biến với nợ xấu, trong khi
những khoản nợ xấu có liên quan tích cực đến khủng hoảng ngân hàng. Đối với khu

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 11



Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
vực ngân hàng, nợ xấu có quan hệ tiêu cực đến vốn pháp định và tính thanh khoản
của ngân hàng.
Theo kết quả phân tích về các yếu tố quyết định những thay đổi trong tỷ lệ
nợ xấu tại các quốc gia Trung và Đông Âu (viết tắt là CEE) của Bruna škarica
(2014) cho thấy, nguyên nhân của tỷ lệ nợ xấu tăng cao là suy thoái kinh tế, điều
này thể hiện rõ từ các hệ số có ý nghĩa thống kê về mặt kinh tế là GDP, tỷ lệ thất
nghiệp và tỷ lệ lạm phát. Phân tích cho thấy tăng trưởng GDP thực sự là một yếu tố
chính làm gia tăng tỷ lệ nợ xấu trong 5 năm qua ở các nước CEE. Bên cạnh đó,
nghiên cứu còn cho rằng sự gia tăng của tỷ lệ lạm phát sẽ gây ra việc tăng tỷ lệ nợ
xấu. Có thể nói rằng các Ngân hàng Trung Ương ở các quốc gia trong khu vực CEE
phải đối mặt với một kết quả mơ hồ khi cố gắng kích thích phát triển kinh tế. Một
mặt, để hỗ trợ phục hồi kinh tế (sẽ dẫn đến giảm mức nợ xấu), các Ngân hàng
Trung Ương có thể thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, do đó, khi đến một điểm
nhất định sẽ làm tăng GDP và tổng cầu. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng đáng kể tỷ
lệ lạm phát, theo đó, tỷ lệ nợ xấu bị tăng lên. Giải pháp cho vấn đề nợ xấu sẽ là cách
tiếp cận chủ động và hợp tác của các chủ nợ, con nợ và các tổ chức pháp lý khác.
2.2.

Lý thuyết về tài chính toàn diện

2.2.1. Định nghĩa về tài chính toàn diện (Financial Inclusion)
Thuật ngữ tài chính toàn diện ra đời vào đầu những năm 2000, bắt nguồn từ
một kết quả nghiên cứu nhấn mạnh sự nghèo đói là hậu quả trực tiếp của sự loại trừ
tài chính (financial exclusion). Ngày nay, trên thế giới có khá nhiều bài nghiên cứu
đã định nghĩa về tài chính toàn diện như sau:
Yoshino và Morgan (2017) đã nghiên cứu và cho rằng, tài chính toàn diện là
mức độ tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp, đặc biệt là các hộ nghèo và

các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs) đến các dịch vụ tài chính. Các
dịch vụ này thường bao gồm các khoản tiền gửi, những khoản vay, dịch vụ thanh
toán, chuyển tiền và bảo hiểm. Cũng như những nghiên cứu của Atkinson và Messy
(2013), Chakrabarty (2012) đã lập luận rằng tài chính toàn diện là quá trình tiếp cận
các sản phẩm và dịch vụ tài chính phù hợp, kịp thời và đầy đủ, được điều chỉnh và

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 12


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
mở rộng cho tất cả các thành phần trong xã hội, thông qua việc thực hiện các dịch
vụ hiện có và các sản phẩm, dịch vụ mới, nâng cao nhận thức tài chính cho người
dân nhằm thúc đẩy sự phát triển của khu vực tài chính cũng như hội nhập kinh tế và
xã hội.
Một nghiên cứu khác của Hannig và Jansen (2010) cũng nói rằng tài chính
toàn diện là nhằm thu hút khách hàng mới, những khách hàng chưa có tài khoản tại
ngân hàng để họ có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ tài chính khác nhau như: dịch vụ
nhận tiền gửi, vay vốn, thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm. Theo Babajide,
Adegboye và Omankhanlen (2015) nhận định, tài chính toàn diện là một tính năng
của phát triển tài chính, là một quá trình đánh dấu sự cải thiện về số lượng, chất
lượng và hiệu quả của các dịch vụ trung gian tài chính. Thuật ngữ này cũng được
định nghĩa là quá trình tiếp cận đến các sản phẩm và dịch vụ tài chính cần thiết cho
tất cả các thành viên trong xã hội, đặc biệt là nhóm người có thu nhập thấp, dễ bị
tổn thương một cách phù hợp, thuận tiện với mức chi phí phù hợp.
Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới (WB, 2014): “Tài chính toàn diện
là tỷ lệ các cá nhân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ tài chính”. Trong khi đó, Ngân
hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank) (2015) tuyên bố: “Sự sẵn sàng

tiếp cận của các hộ gia đình và doanh nghiệp đối với các dịch vụ tài chính có chi phí
hợp lý”. Qua đó, định nghĩa của Ngân hàng Thế giới tập trung vào việc sử dụng
thực tế các dịch vụ tài chính, trong khi các định nghĩa khác tập trung nhiều hơn vào
tiềm năng sử dụng các dịch vụ đó.
Tổng quát lại, tài chính toàn diện là tất cả việc cung cấp các dịch vụ tài
chính chính thức (thanh toán, chuyển tiền, tiết kiệm, tín dụng, bảo hiểm) một cách
thuận tiện, phù hợp với nhu cầu và chi phí hợp lý cho mọi thành viên trong xã hội.
Tài chính toàn diện không chỉ giới hạn trong việc cải thiện khả năng tiếp cận tín
dụng mà bao gồm cả nâng cao hiểu biết về tài chính cho người dân và bảo vệ người
tiêu dùng.

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 13


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
2.2.2. Đo lường tài chính toàn diện
Theo Hannig và Jansen (2010) và Serrao và ctg (2012), tài chính toàn diện
được đo lường dựa trên 4 khía cạnh: (i) mức độ bao phủ của các tổ chức tài chính,
(ii) chất lượng các sản phẩm và dịch vụ tài chính, (iii) mức độ sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ tài chính, (iv) tác động của các sản phẩm và dịch vụ tài chính đến
chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng khi sử dụng chúng.
Đầu tiên là mức độ bao phủ của các tổ chức tài chính thể hiện bằng sự thâm
nhập của hệ thống tài chính. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu tiếp cận tài
chính là một nguyên nhân cơ bản dẫn đến bất bình đẳng thu nhập, bẫy nghèo và hạ
thấp tăng trưởng, do các vấn đề liên quan đến thông tin và chi phí giao dịch. Cụ thể,
các rào cản về tài sản thế chấp, mức thuế cao làm phần lớn người dân không thể tiếp
cận đến vốn tín dụng. Ngoài ra, khi chi phí giao dịch cao, việc mở chi nhánh ngân

hàng hoặc điểm giao dịch là không có lợi, đặc biệt ở các vùng nông thôn hẻo lánh.
Điều này đòi hỏi một cái nhìn sâu sắc và phân tích các rào cản tiềm năng để mở và
sử dụng tài khoản ngân hàng như chí phí giao dịch, khoảng cách địa lý của các ngân
hàng thương mại. Dữ liệu của các chỉ số thể hiện sự tiếp cận tài chính được lấy từ
Financial Access Survey của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế (FAS) là: số lượng chi nhánh
ngân hàng/ phòng giao dịch trên một kilomet vuông (1000 m2) hay trên 1000 người
trưởng thành, số lượng máy ATM trên một kilomet vuông (1000 m2) hay trên 1000
người trưởng thành (Honohan, 2004; Beck và Torre, 2007; Gortsos, 2016; García,
2016).
Trong khi đó, khía cạnh thứ hai là chất lượng của sản phẩm và dịch vụ tài
chính được đề cập trong nghiên cứu của Hannig và Jansen (2010) và Serrao và ctg
(2012) là thước đo mức độ phù hợp của các sản phẩm dịch vụ tài chính đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng ngày càng cao của khách hàng. Đặc tính của từng loại hình sản phẩm
dịch vụ ngân hàng cần thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng, cung cấp kịp thời và
đảm bảo an toàn cho hoạt động của trung gian tài chính và khách hàng. Yêu cầu
khách hàng ở đây phụ thuộc mục đích tiêu dùng dịch vụ, thu nhập, trình độ nhận
thức và hiểu biết của khách hàng. Chất lượng này chứa đựng những trải nghiệm của

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 14


Ảnh hưởng của tài chính toàn diện đến sự ổn định tài chính tại
các nước đang phát triển
người tiêu dùng về dịch vụ của ngân hàng, thể hiện ở thái độ và ý kiến của người
tiêu dùng đối với những sản phẩm dịch vụ sẵn có. Chất lượng sản phẩm dịch vụ cao
là yếu tố được sử dụng để đánh giá tính chất, độ sâu và sự gắn bó lâu dài giữa nhà
cung cấp dịch vụ tài chính và khách hàng của họ. Dữ liệu sẽ được thu thập thông
qua khảo sát nhu cầu từ người tiêu dùng.

Khía cạnh thứ ba đề cập đến mức độ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ tài
chính là các chỉ số liên quan đến sự đều đặn, tần suất và thời lượng sử dụng sản
phẩm và dịch vụ tài chính như: phần trăm số lượng tài khoản tiền gửi và tín dụng
trên tổng dân số, số lượng giao dịch trên mỗi tài khoản tiền gửi, số lượng giao dịch
điện tử, khối lượng tín dụng ngân hàng và khối lượng tiền gửi tiết kiệm. Để đo
lường mức độ sử dụng, điều quan trọng là thông tin phản ánh quan điểm của người
dùng, vì vậy dữ liệu sẽ được thu thập thông qua các cuộc khảo sát nhu cầu từ phía
khách hàng (Hannig và Jansen (2010); Serrao và ctg (2012); Gortsos, 2016; Sarma,
2012).
Và cuối cùng, Hannig và Jansen (2010) và Serrao và ctg (2012) đưa ra thêm
tiêu chí để đánh giá tài chính toàn diện là tác động của các sản phẩm và dịch vụ tài
chính đến chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng khi sử dụng chúng. Thành
phần này sẽ tập trung vào những thay đổi trong tiêu dùng, tổng tài sản của hộ gia
đình, chi tiêu của cá nhân và hộ gia đình… Dữ liệu có thể được thu thập từ phía cầu,
là các cá nhân, hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoặc có thể đến từ phía
nhà cung cấp là các tổ chức tài chính, và nó cũng có thể kết hợp từ cả 2 phía.
Phân biệt dựa trên mức độ tiếp cận tài chính cá nhân và doanh nghiệp, các
nghiên cứu của Čihák và ctg (2016), Demirguc-Kunt và ctg (2017) đã chọn một tập
hợp các chỉ số để đánh giá mức độ tài chính toàn diện. Đối với khách hàng cá nhân,
bài nghiên cứu tập trung vào tỷ lệ số người trưởng thành trên 15 tuổi tham gia vào
khu vực tài chính chính thức (bao gồm ngân hàng, hiệp hội tín dụng, tổ chức tài
chính vi mô và các tổ chức tài chính khác). Theo đó, tài chính toàn diện được đánh
giá bởi các chỉ tiêu về tín dụng, tiết kiệm, bảo hiểm và thanh toán. Đối với khách
hàng doanh nghiệp được xem là tiếp cận tài chính toàn diện khi các dịch vụ tài

Lê Ngọc Thảo Uyên – MFB016A

Trang 15



×