Kinh tế phi chính thức
tại các nước đang phát triển
Kinh tế
phi chính thức
tại các nước
đang phát triển
NHÀ XUẤT BẢN TRI THỨC
NHÓM BIÊN SOẠN: JEAN-PIERRE CLING; ĐỖ HOÀI NAM; STÉPHANE LAGRÉE;
MIREILLE RAZAFINDRAKOTO; FRANÇOIS ROUBAUD
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 7
TÓM TẮT TỔNG QUAN 11
ĐỀ DẪN - Hội thảo cầu truyền hình 27
Phỏng vấn ông François Bourguignon - Hiệu trưởng Trường Kinh tế Paris
CHƯƠNG I. PHÂN KHÚC VIỆC LÀM GIỮA KHU VỰC KINH TẾ CHÍNH THỨC VÀ
KHU VỰC KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC
1.1 Lao động phi chính thức và nghèo đói ở châu Mỹ Latin. 39
Trường hợp của Argentina, Brazil, Chile và Peru
_____Roxana Maurizio
1.2 Làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức: tự nguyện hay bắt buộc? 73
Phân tích sự hài lòng về công việc tại Việt Nam
_____ Mireille Razafindrakoto, François Roubaud, Jean-Michel Wachsberger
1.3 Việc làm cho lao động di cư từ nông thôn đến thành thị: 105
các phân tích về lựa chọn công việc và thu nhập của lao động di cư so với
lao động tại chỗ ở thành thị vùng Đồng bằng sông Hồng
_____ Nguyễn Hữu Chí
1.4 Hội nhập giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh tế 137
phi chính thức trong làng nghề
_____ Sylvie Fanchette, Nguyễn Xuân Hoản
CHƯƠNG II. NHỮNG RÀNG BUỘC VỀ KINH TẾ, THỂ CHẾ VÀ XÃ HỘI
2.1 Hiệu quả của các cơ sở sản xuất thuộc khu vực kinh tế phi chính thức: 163
phương pháp hồi quy theo phân vị. Nghiên cứu về khu vực kinh tế
phi chính thức tại Antananarivo - Madagascar
_____ Faly Hery Rakotomanana
2.2 Phân tích hiệu quả đầu tư giáo dục trong khu vực kinh tế phi chính thức 195
tại Cameroon
_____ Nguetse Tegoum Pierre
2.3 Vấn đề tham nhũng liệu có tác động tới khu vực kinh tế phi chính thức ở 235
khu vực Tây Phi?
_____ Emmanuelle Lavallée, François Roubaud
2.4 Có phải sự đoàn kết không tự nguyện cản trở hoạt động của 267
chủ doanh nghiệp nhỏ? Phân tích dữ liệu của khu vực Tây Phi
_____ Michael Grimm, Flore Gubert, Ousman Koriko, Jann Lay và
Christophe Jalil Nordman
2.5 Doanh nhân kế nghiệp theo kiểu cha truyền con nối trong 293
khu vực kinh tế phi chính thức tại Tây Phi: ràng buộc hay
hy vọng cho một thu nhập tốt hơn?
_____ Laure Pasquier-Doumer
CHƯƠNG III. ĐỘNG THÁI VI MÔ - VĨ MÔ VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO
3.1 Có giới hạn nào cho sự gia tăng tình trạng phi chính thức ở Nam Mỹ
? 323
Điều tra sơ bộ
_____ Francisco Verdera V.
3.2 Lao động phi chính thức và thu nhập không ổn định ở Argentina 357
_____ Fernando Groisman
3.3 Sự dịch chuyển lao động giữa khu vực kinh tế chính thức 381
và kinh tế phi chính thức tại Thái Lan
_____ Xavier Oudin
3.4 Động thái của các cơ sở phi chính thức nhỏ và tình trạng nghèo đói ở Peru: 405
một cách tiếp cận dữ liệu đa chiều
_____ Javier Herrera, Nancy Hidalgo
CHƯƠNG IV. CHÍNH SÁCH
4.1 Toàn cầu hóa và việc làm phi chính thức tại các nước đang phát triển 441
_____ Marc Bacchetta, Ekkehard Ernst và Juana P. Bustamante
4.2 Khu vực kinh tế phi chính thức, cuộc khủng hoảng và 463
chính sách công tại Việt Nam
_____ Jean-Pierre Cling, Mireille Razafindrakoto và François Roubaud
4.3 Sự công nhận khu vực kinh tế phi chính thức trong chiến lược 491
việc làm của Việt Nam
_____ Andrea Salvini
4.4 Bảo hiểm xã hội và khu vực kinh tế phi chính thức tại Việt Nam: 513
Liệu có thể tiến tới bảo hiểm phổ quát toàn dân?
_____ Paulette Castel
DANH SÁCH CÁC TÁC GIẢ 537
7
LỜI NÓI ĐẦU
LỜI NÓI ĐẦU
Ở các nước đang phát triển, khu vực kinh tế phi chính thức có vai trò rất
quan trọng trong xóa đói giảm nghèo, tạo thêm nhiều nhất việc làm mới, tăng
thu nhập cho người dân nghèo sống ở nông thôn và thành thị, góp phần ổn
định chính trị - xã hội và hỗ trợ tích cực cho khu vực kinh tế chính thức. Để
tăng trưởng bền vững nền kinh tế, cần có chính sách phát triển bền vững khu
vực kinh tế phi chính thức.
Việt Nam là m
ột quốc gia nông nghiệp với 75% dân số sống ở nông thôn
và 63% lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp. Quá trình chuyển đổi
sang nền kinh tế thị trường và đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp và
nông thôn theo hướng hiện đại đã và đang tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho
khu vực kinh tế phi chính thức phát triển rất mạnh mẽ. Nhưng hiện nay, khu
vực kinh tế này cũng đang đứng trước nhiều khó kh
ăn, thách thức và bộc lộ
nhiều bất cập cần được tập trung giải quyết về mặt chính sách.
Mặc dù kinh tế phi chính thức là một khu vực chủ chốt trong nền kinh tế
của các nước đang phát triển nhưng cho đến nay ở nhiều quốc gia, khu vực
này vẫn chưa nhận được sự quan tâm thỏa đáng về chính sách. Thậm chí ở
một số nơi, đôi lúc còn có cách nhìn tiêu cực,
định kiến và “nặng chính thức,
nhẹ phi chính thức”. Xét ở góc độ nghiên cứu khoa học, hiện còn rất ít những
công trình nghiên cứu cơ bản về khu vực kinh tế này.
Vẫn còn có nhiều quan niệm khác nhau và không rõ ràng, thậm chí trái
ngược nhau, xung đột lẫn nhau về kinh tế phi chính thức. Vì thế đã dẫn đến
tình trạng thống kê không đầy đủ và không chính xác năng lực cũng như
những đóng góp của khu vực này vào nền kinh tế củ
a một quốc gia. Đây là
một thách thức không nhỏ cần phải vượt qua.
Trong bối cảnh đó, dựa trên kết quả hợp tác nằm trong Chương trình
nghiên cứu của nhóm DIAL-IRD với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Tổng
cục Thống kê thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và
Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) đã đồng chủ trì tổ chức Hội thả
o quốc
8
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
tế về “Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức” tại Hà nội, tháng Năm
năm 2010 với sự tham gia và hỗ trợ của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhà
tài trợ. Về phía Việt Nam, có Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Bộ Lao động,
Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, các ban ngành ở Trung ương và
Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Cục Thống kê Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh và một số địa phươ
ng, các viện nghiên cứu và trường đại học. Về phía
quốc tế có Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Cơ quan Phát triển Anh (DFID),
Ngân hàng Thế giới (WB), Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc (UNDP), nhóm nghiên cứu DIAL-IRD và một số học giả
nước ngoài khác. (Chi tiết xin mời xem thêm tại www.tamdaoconf.com). Mục
đích của Hội thảo này là trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới nhất được
trình bày trong các báo cáo khoa học, các nhà nghiên cứ
u, quản lí và hoạch
định chính sách của nhiều quốc gia sẽ tọa đàm, thảo luận khoa học để tạo
sự đồng thuận khoa học về quan niệm, khái niệm; phương pháp thống kê và
những công cụ đo lường sự phát triển và đánh giá tác động của khu vực kinh
tế và việc làm phi chính thức đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia
đang phát triển; về quan đ
iểm và thái độ chính sách nhằm thúc đẩy sự phát
triển của khu vực này trong bối cảnh thế giới nói chung và nhiều quốc gia nói
riêng đang chịu nhiều tác động xấu của khủng hoảng tài chính và suy thoái
kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nợ công ở châu Âu, bất ổn chính trị ở châu
Phi và Trung Đông.
Trong tay bạn đọc là cuốn kỉ yếu tập hợp một số báo cáo khoa học của
Hội thảo, đề c
ập một sự đa dạng về chủ đề và phong phú về nội dung những
vấn đề cơ bản của khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức ở nhiều quốc
gia đang phát triển thuộc châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin. Lần đầu tiên
những quan sát và nghiên cứu trực tiếp về khu vực kinh tế phi chính thức có
sử dụng định nghĩa về khái niệm “kinh tế phi chính thức” của các tổ chức
qu
ốc tế được tập hợp và giới thiệu. Các kết quả nghiên cứu điều tra 1-2-3 phục
vụ cho việc thống kê quy mô và đánh giá vai trò, tác động của khu vực kinh
tế phi chính thức do nhóm DIAL-IRD thực hiện và công bố đã được sử dụng
làm cơ sở cho các nghiên cứu về kinh tế phi chính thức ở Tây Phi, Cameroun
và Việt Nam cũng được đề cập đến.
Xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã tham dự và có tham lu
ận
tại Hội thảo; các Bộ, cơ quan Việt Nam và nước ngoài đã tham gia hỗ trợ kỹ
9
LỜI NÓI ĐẦU
thuật và tài chính; các cá nhân và nhóm công tác đã tham gia nhiệt tình và
hiệu quả, góp phần vào thành công của Hội thảo và cho ra đời ấn phẩm này.
Lời cảm ơn đặc biệt xin gửi tới các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới, đó là
Martin Rama, Antoine Simonpiétri và Françoise Genouille. Cuối cùng, lời cảm
ơn chân thành nhất xin gửi tới Bùi Thu Trang, cán bộ Văn phòng điều phối
Hợp tác Pháp ngữ - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, vì những đóng
góp của chị trong suốt quá trình làm việc.
Xin trân tr
ọng giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc gần xa cùng một lời
nhắn nhủ rằng, chúng ta hãy cùng chung tay đóng góp bằng những việc làm
thiết thực để phát triển mạnh mẽ hơn, hiệu quả hơn khu vực kinh tế và việc
làm phi chính thức để nó ngày càng trở thành một công cụ được phát huy tác
động tích cực tối đa cho xóa đói, giảm nghèo bền vững ở nông thôn và đô thị
Việt Nam.
Trân tr
ọng cảm ơn.
Thay mặt nhóm biên soạn và tác giả!
GS.TS. Đỗ Hoài Nam
10
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
11
TÓM TẮT TỔNG QUAN
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Thách thức lớn về phát triển: nâng cao
hiểu biết về kinh tế phi chính thức nhằm
đưa ra các chính sách phù hợp
Jean-Pierre Cling, Stéphane Lagrée,
Mireille Razafindrakoto và François Roubaud
Tại các nước đang phát triển, phần lớn công ăn việc làm được tạo ra đều
tập trung ở khu vực phi chính thức, khu vực đóng vai trò chủ chốt trong nền
kinh tế quốc gia. Thậm chí có thể nghĩ rằng, khủng hoảng kinh tế thế giới còn
làm gia tăng vai trò của khu vực phi chính thức khi rất nhiều công ăn việc
làm bị cắt giảm tại các khu vực kinh tế chính thức.
Để hiểu rõ hơn cơ chế vận
hành của nền kinh tế ở các nước đang phát triển, cần thiết phải tìm hiểu thực
tiễn của kinh tế phi chính thức. Đây cũng là việc làm cần thiết để thực hiện
công tác xóa đói giảm nghèo, một trong những quan tâm hàng đầu trong các
chính sách phát triển. Đây là một thách thức lớn về chính trị, kinh tế và xã
hội. Làn sóng “Mùa xuân Ả Rập” khởi phát tại Tunisie vào n
ăm 2011 là do
vụ tự thiêu của một người bán rong rau quả để phản kháng việc bị cảnh sát
cấm bán hàng trên đường phố. Hơn nữa, khu vực phi chính thức hiện đang
vẫn chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu cũng như chưa được
tính đến nhiều trong các chính sách. Thậm chí khu vực này đôi khi còn bị
nhìn nhận một cách tiêu cực như những gì chúng ta đã thấy qua làn sóng
cách mạng xảy ra ở Tunisie như đ
ã nêu trên.
Bất chấp những nỗ lực từ nhiều năm nay của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO), khu vực phi chính thức vẫn ít được biết đến. Đây là một trở ngại lớn
trong việc đưa các vấn đề thuộc khu vực này vào các chính sách kinh tế của
12
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
các quốc gia. Dựa theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, trong ấn phẩm
này, khu vực kinh tế phi chính thức được hiểu là toàn bộ các doanh nghiệp tư
nhân phi nông nghiệp, không có đăng ký kinh doanh nhưng cung cấp các sản
phẩm và dịch vụ phục vụ thị trường
1
. Còn việc làm phi chính thức được định
nghĩa là việc làm không có chế độ bảo hiểm và phúc lợi. Để định nghĩa chính
xác thế nào là việc làm phi chính thức cần phải xét đến nhiều đặc điểm: chế
độ bảo hiểm và phúc lợi xã hội, hợp đồng thành văn, bảng lương, bồi thường
thất nghiệp v.v Xét theo các định nghĩa này, có thể thấy việc làm phi chính
thức bao gồm hai loại chính riêng rẽ,
đó là việc làm trong khu vực phi chính
thức và việc làm không có bảo hiểm trong khu vực chính thức. Theo định
nghĩa của ILO (2003), khu vực phi chính thức và việc làm phi chính thức tạo
nên cái mà chúng ta gọi là kinh tế phi chính thức.
Tình trạng thiếu số liệu thống kê chính xác về kinh tế phi chính thức
cũng là một thách thức khác cần phải giải quyết. Có nhiều nguyên nhân dẫn
đến tình trạng này: các định nghĩa đưa ra không rõ ràng, nằm ngoài tầm
kiểm soát của những ngườ
i làm thống kê; thiếu sự quan tâm của các cơ quan
quản lí do đây là khu vực hoạt động nằm ngoài lề nền kinh tế và không đóng
thuế; khó khăn trong việc đo lường bởi đây là khu vực nằm ngoài lề nền kinh
tế; và cuối cùng là định kiến cho rằng khu vực phi chính thức là biểu hiện
của tình trạng kém phát triển và cần phải dần dần biến mất khỏi nền kinh tế
khi đấ
t nước phát triển. Dù vậy, việc thiếu các số liệu thực tế cũng làm hạn
chế tính xác đáng của các phân tích được đưa ra trong các báo cáo quốc tế về
chủ đề này (nhất là các báo cáo năm 2009 của ILO, Tổ chức Thương mại Thế
giới WTO và Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD; Bacchetta và những
người khác, 2009; Jutting và de Laiglesia, 2009). Ngoài ra, do thiếu các số
liệu xác đáng, nhìn chung các nghiên cứu về chủ đề này đều phải sử
dụng các
định nghĩa gần liên quan (ví dụ “doanh nghiệp nhỏ và vừa”) và chỉ mang tính
tương đối (Guha-Khasnobis và Kanbur, 2006).
Ngoài việc thiếu các số liệu xác đáng, việc nhầm lẫn về khu vực phi chính
thức còn do khu vực này vốn có nhiều hình thức cũng như động lực làm việc
khác nhau. Trong các nghiên cứu kinh tế đã được thực hiện, có thể thấy có ba
1
Có nhiều định nghĩa khác nhau về khu vực kinh tế phi chính thức được đưa ra tùy theo hoàn cảnh mỗi
nước: thiếu hệ thống sổ sách kế toán, quy mô doanh nghiệp (số lượng người làm) nhỏ hơn một ngưỡng
nhất định.
13
TÓM TẮT TỔNG QUAN
phương pháp tiếp cận chủ đạo đã được sử dụng để tìm hiểu về nguồn gốc và
nguyên nhân của tính phi chính thức (Roubaud, 1994; Bacchetta và những
người khác, 2009):
• Phương pháp tiếp cận “hai mặt/kép” được sử dụng trong các nghiên
cứu của Lewis (1954) và Harris-Todaro (1970). Phương pháp này dựa trên mô
hình thị trường lao động kép, trong đó khu vực phi chính thức được coi như
một thành phần còn sót lại của thị trường lao động và không có liên hệ với
khu vự
c kinh tế chính thức; khu vực kinh tế mưu sinh này tồn tại chỉ bởi vì
khu vực kinh tế chính thức không có khả năng tạo đủ việc làm cho người lao
động;
• Phương pháp tiếp cận “cơ cấu”, khác với phương pháp thứ nhất,
phương pháp tiếp cận này nhấn mạnh quan hệ phụ thuộc qua lại giữa hai
khu vực chính thức và phi chính thức (Moser, 1978; Portes và những người
khác,1989), dựa trên tinh thần của chủ nghĩ
a Marx, theo đó, khu vực phi
chính thức tham gia vào hệ thống tư bản chủ nghĩa theo quan hệ phụ thuộc.
Khu vực này cung cấp lao động và sản phẩm giá rẻ cho các doanh nghiệp
thuộc khu vực chính thức, đồng thời làm tăng tính linh hoạt và khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế;
• Phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”, theo đó, khu vực phi chính
thức được tạo nên từ các doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động phi chính thức
nhằ
m thoát khỏi các biện pháp điều chỉnh về kinh tế (de Soto, 1994). Cách
tiếp cận theo trường phái tự do này trái ngược với hai cách tiếp cận ở trên, vì
cho rằng việc lựa chọn vị thế phi chính thức là tự nguyện và có nguyên nhân
là do chi phí để chính thức hóa và đăng ký kinh doanh quá tốn kém.
Ấn phẩm này tập hợp một số báo cáo được trình bày tại một Hội thảo
quốc tế tổ chức tại Hà Nội
2
. Độc giả sẽ thấy được sự đa dạng về chủ đề cũng
như phạm vi địa lí của các báo cáo trình bày tại hội thảo, trải từ châu Á qua
2
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (VASS) và Viện Nghiên cứu Phát triển Pháp (IRD) đồng tổ chức Hội thảo
quốc tế Khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức tại Hà Nội vào tháng Năm năm 2010, với sự hỗ trợ của nhiều
cơ quan, Bộ, ngành của Việt Nam cũng như các cơ quan viện trợ lớn có hoạt động tại Việt Nam. Về phía Việt
Nam, có Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê; các tổ chức quốc tế gồm: Cơ quan Phát
triển Pháp (AFD), Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ Phát triển quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO) và Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) (Xem thêm tại www.tamdaoconf.com).
Sáng kiến tổ chức hội thảo được đưa ra trong khuôn khổ chương trình nghiên cứu của nhóm DIAL - IRD
phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Tổng cục Thống kê từ năm 2006 đến năm 2011.
14
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
châu Phi và châu Mỹ Latin. Các nhà nghiên cứu cũng đến từ nhiều nước khác
nhau với gần một nửa đến từ các nước đang phát triển và hoạt động trong
nhiều lĩnh vực khác nhau với tư cách là giảng viên - nghiên cứu viên của các
trường đại học hoặc viện nghiên cứu, một số là chuyên gia của các tổ chức
quốc tế (ILO, WTO, AFRISTAT) hoặc cán bộ thuộc các cơ quan quản lí đến từ
các nước phía Nam. Hộ
i thảo là dịp để điểm lại tình hình của các nghiên cứu
về chủ đề này. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu mới nhất, hội thảo góp
phần tiến tới xây dựng các chính sách dành cho khu vực phi chính thức cũng
như tìm ra các phương pháp tiếp cận chung trong việc đưa ra định nghĩa cũng
như các công cụ đo lường cho khu vực kinh tế và việc làm phi chính thức tại
các nước đ
ang phát triển
3
. Liên quan đến điểm cuối này, đây sẽ là ấn phẩm
đầu tiên tập hợp các quan sát và nghiên cứu trực tiếp về kinh tế phi chính
thức có sử dụng định nghĩa của các tổ chức quốc tế. Các nghiên cứu điều tra
1-2-3 phục vụ cho việc đo lường kinh tế phi chính thức do nhóm DIAL thực
hiện và công bố là cơ sở cho các nghiên cứu về Tây Phi, Cameroun, Peru và
Việt Nam cũng được giới thiệu.
Ấn phẩm bao gồm bốn phần với phỏng vấn dẫn đề của F.Bourguignon,
giới thiệu chung về các vấn đề chính liên quan đến khu vực phi chính thức.
Phần một giới thiệu các yếu tố phân bổ việc làm theo khu vực và các nguyên
nhân dẫn đến việc người lao động làm việc trong khu vực phi chính thức cũng
như mức độ hài lòng của họ về công việc. Phần hai phân tích các ràng buộc,
khó khăn về kinh t
ế, thể chế và xã hội đối với khu vực phi chính thức ở các
nước đang phát triển: tham nhũng, các yếu tố về hiệu quả sản xuất và tham
gia vào nền kinh tế. Nội dung của phần ba là sự vận động ở các cấp độ vi mô
và vĩ mô của khu vực phi chính thức, từ đó dẫn tới nghiên cứu sự chuyển dịch
giữa hai khu vực chính thức và phi chính thức, cũng như
quan hệ giữa việc
làm phi chính thức, thu nhập và nghèo đói. Phần bốn đề cập các vấn đề về
chính sách kinh tế đối với khu vực kinh tế phi chính thức và mở rộng hơn tới
quan hệ giữa toàn cầu hóa và tính phi chính thức của khu vực này.
Qua các nghiên cứu được giới thiệu trong ấn phẩm, có thể rút ra một
thông điệp chính. Đó là, những đặc điểm chính của khu vực phi chính thức
3
Vì khuôn khổ không cho phép nên các nghiên cứu về đề tài này không được in trong ấn phẩm mà sẽ
được in riêng trong số đặc biệt của tạp chí STATECO (Xem trên trang: />stateco).
15
TÓM TẮT TỔNG QUAN
cho thấy có sự tương đồng sâu sắc giữa các nước đang phát triển, điều này
đã được Cling và những người khác (2010) nhấn mạnh: lao động trình độ tay
nghề thấp, việc làm bấp bênh; điều kiện làm việc không đảm bảo, thu nhập
thấp; phân tán và thu nhỏ các cơ sở sản xuất, thiếu kết nối với khu vực kinh
tế chính thức; v.v Do người lao động không được đáp ứng đủ
nhu cầu về việc
làm nên khu vực phi chính thức trở thành cứu cánh cho những người đang
phải tìm việc hoặc rời bỏ nông nghiệp. Điều này phù hợp với tinh thần của
phương pháp tiếp cận hai mặt/kép của thị trường lao động đã được giới thiệu
ở trên. Đây là vai trò chủ đạo cho dù các nước đang phát triển có trình độ phát
triển không giống nhau. Ở điểm này, chúng tôi tán thành các kết lu
ận của
Banerjee và Duflo (2012), theo đó, người nghèo buộc phải tự mình thành lập
doanh nghiệp cho mình hơn là được lựa chọn để làm điều đó. Kết luận chung
này không mâu thuẫn với thực tế là khu vực kinh tế và việc làm phi chính
thức ở các nước có mức độ đa dạng rất lớn, điều này được khẳng định trong
nhiều phần của ấn phẩm. Cuối cùng, việc xây dựng các chính sách h
ỗ trợ là
một việc cần làm, cho dù đây là một nhiệm vụ nhiều khó khăn.
Phân khúc việc làm giữa khu vực kinh tế chính thức và khu vực kinh
tế phi chính thức
Nội dung của phần này là các yếu tố quyết định tới việc phân bổ việc làm
theo lĩnh vực hoạt động trong kinh tế phi chính thức (khu vực phi chính thức
và việc làm phi chính thức). Câu hỏi chính được đặt ra là: tại sao người lao
động lại làm việ
c trong khu vực phi chính thức, liệu có phải do họ chủ động
lựa chọn hay họ buộc phải làm việc trong khu vực này? Tìm ra câu trả lời cho
câu hỏi này có thể sẽ giúp kiểm chứng được tính xác đáng của các phương
pháp tiếp cận “hai mặt/kép”, “cơ cấu” và “pháp lí” đã giới thiệu ở trên.
Nghiên cứu so sánh đặc điểm của người lao động trong hai khu vực chính
thức và phi chính thức cũng như điề
u kiện làm việc và thu nhập của họ cho
thấy kinh tế phi chính thức thường tiếp nhận lao động có trình độ tay nghề ở
mức thấp nhất và lao động nhập cư, và việc làm trong khu vực này cũng có mức
thu nhập thấp nhất (ngoài nông nghiệp). Đặc điểm cuối cùng là việc làm trong
khu vực phi chính thức nhìn chung thường được coi là việc làm tạm thời trong
khi chờ tìm được việc làm khác tốt hơn trong khu vực chính thứ
c. Như vậy có
thể thấy, làm việc trong khu vực này thường là do bắt buộc chứ không phải là
16
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
lựa chọn tự nguyện nguyên do từ tình trạng thừa lao động ở các nước đang
phát triển. Kết quả này cho thấy cần phải nhìn nhận một cách tương đối những
kết luận của nhiều nhà nghiên cứu ưu tiên sử dụng phương pháp tiếp cận
“pháp lí” trong trường hợp của châu Mỹ Latin (de Soto, 1994; Maloney, 2004).
R. Maurizio (Phần 1.1) nghiêng về nghiên cứu mối quan hệ giữa vị thế
phi chính thức, việc làm bấ
p bênh và phân phối thu nhập, cũng như mối quan
hệ giữa tính phi chính thức trong lao động và nghèo đói. Nghiên cứu được
tác giả thực hiện tại bốn nước Mỹ Latin (Argentina, Brasil, Chile và Peru). Từ
nghiên cứu này, tác giả đã đưa ra kết luận là có mối tương quan tỉ lệ thuận
giữa phi chính thức và nghèo đói. Người lao động phi chính thức (kể cả những
người làm việc trong lĩnh vực phi chính thức và những người làm công ă
n
lương nhưng không có đăng ký) có trình độ học vấn trung bình thấp hơn
người lao động trong khu vực chính thức. Đặc điểm chính của lao động trong
khu vực này là số lượng lao động trẻ và lao động nữ nhiều hơn, chủ yếu làm
việc nhiều hơn trong lĩnh vực kinh doanh buôn bán, xây dựng và giúp việc.
“Việc phân bổ thành phần” như vậy có tác động tiêu cực tới thu nhập của việc
làm phi chính thức. Chênh l
ệch về mức lương giữa hai khu vực còn có nguyên
nhân là sự chênh lệch trong năng suất giữa người lao động thuộc hai khu vực
tính theo mỗi đặc điểm được sử dụng cho phân tích so sánh, điều này đặc biệt
đúng ở hai nước Argentina và Peru. Khoảng cách chệnh lệch như vậy cho thấy
dường như có hiện tượng phân tán trên thị trường lao động, với biểu hiện là
người lao động phi chính thức không tiế
p cận được việc làm chính thức vốn
có mức thu nhập cao hơn.
M. Razafindrakoto, F. Roubaud và J M. Wachsberger (Phần 1.2) phân
tích các yếu tố quyết định tới việc làm trong lĩnh vực phi chính thức (tự lựa
chọn/bắt buộc) ở Việt Nam trên cơ sở mức độ hài lòng trong công việc và các
dự định chuyển sang làm việc khác. Cách tiếp cận độc đáo này giúp mở rộng
tiêu chí tiếp cận, không chỉ dừng lại ở tiêu chí duy nhất là m
ức thu nhập,
thậm chí là một số điều kiện làm việc, mà còn tính đến tất cả các phương
diện liên quan đến việc làm, trong đó có cả mối liên hệ với các hoạt động
khác ngoài việc làm. Theo đó, việc làm trong khu vực phi chính thức vừa có
mức thu nhập thấp nhất (ngoài nông nghiệp), vừa có mức độ hài lòng thấp
nhất (tương đương với việc làm nông). Thông thường, đó là những việc làm
đặt
ở “mức thấp nhất trong các nấc thang công việc” mà người lao động bắt
17
TÓM TẮT TỔNG QUAN
buộc phải làm chứ không phải chủ động lựa chọn (khi họ thoát khỏi việc làm
nông). Chính vì vậy, rất nhiều người lao động trong khu vực này, dù là tự làm
chủ hay làm thuê – và nhất là trong trường hợp người lao động làm thuê - đều
mong muốn thay đổi công việc, và tốt nhất là tìm được các công việc an toàn
hơn trong khu vực chính thức.
Nguyễn Hữu Chí (Phần 1.3) nghiên cứu so sánh thực tế trong việc lựa
chọn lĩnh vực hoạt
động và thu nhập của người lao động ngoại tỉnh với người
lao động nội thị ở các đô thị thuộc Đồng bằng sông Hồng. Kết quả của nghiên
cứu cho thấy nhìn chung người lao động trong khu vực phi chính thức đều
chịu thiệt thòi, cho dù họ có phải là người lao động ngoại tỉnh hay không
và người lao động từ các vùng nông thôn thường chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Ngoài ra, theo mô hình di cư xác suất của Harris và Todaro (1970), vi
ệc làm
phi chính thức thường là một lựa chọn tạm thời của người lao động nhập cư
trong khi chờ đợi tìm được một việc làm có thu nhập tốt hơn. Chiến lược lựa
chọn này được khẳng định qua câu trả lời của họ đối với các câu hỏi tìm hiểu
về vấn đề này. Cuối cùng và theo phân tích ở phần trước về người lao động
trong khu vực phi chính thức nói chung, thu nh
ập mỗi tháng càng cao, người
lao động ngoại tỉnh càng ít muốn thay đổi công việc.
Sự tham gia của khu vực phi chính thức trong kinh tế chính thức được
hai tác giả S. Fanchette và Nguyễn Xuân Hoản nghiên cứu thông qua trường
hợp các làng nghề truyền thống ở Đồng bằng sông Hồng (thuộc khu vực Hà
Nội) (Phần 1.4). Sử dụng phương pháp tiếp cận địa lí, chủ yếu mang tính định
tính, hai tác giả nhấn mạnh đặc điể
m ranh giới không rõ ràng giữa hai khu
vực chính thức và phi chính thức do có sự liên kết chặt chẽ các doanh nghiệp
siêu nhỏ ở các làng nghề. Mối liên kết này giúp cho các doanh nghiệp nhỏ,
thông qua hoạt động gia công thuê, tham gia vào hoạt động xuất khẩu sản
phẩm thủ công nghiệp (dệt may, đồ gỗ, gốm sứ, v.v.). Đây là trường hợp điển
hình cho việc áp dụng phương pháp tiếp cận mang tính “cơ cấu”. Tuy nhiên,
việc liên kết hai khu vực chính th
ức và phi chính thức như vậy nói chung
chưa phổ biến ở Việt Nam, ngoài trường hợp điển hình của các làng nghề
(Cling và những người khác, 2010), trong khi trước đây người ta vẫn nghĩ
rằng ở các nước châu Á có mức tăng trưởng cao, khu vực phi chính thức tham
gia hoàn toàn vào tiến trình đi lên của nền kinh tế thông qua các liên kết hoạt
động gia công thuê cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
18
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Các ràng buộc về kinh tế, thể chế và xã hội
Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sự đa dạng của khu vực phi chính thức,
với số lượng lớn các cơ sở tư nhân có quy mô, hiệu suất kinh tế, điều kiện
hoạt động, v.v hoàn toàn khác nhau (Guha-Khasnobis và Kanbur, 2006).
Như vậy có thể thấy trong khu vực phi chính thức có sự phân hóa đa dạng
với việc song song tồn tại của nhóm các cơ sở
tư nhân có quy mô và hiệu suất
kinh tế lớn và nhóm doanh nghiệp thấp hơn (chiếm đa số), thường là các cơ
sở nhỏ hoạt động trong các điều kiện bấp bênh. Các cơ sở thuộc nhóm thấp
hơn này thường phải hoạt động trong những điều kiện cực đoan và khó tham
gia vào nhóm doanh nghiệp lớn, nguyên nhân chính là do thị trường đào tạo
nghề và thị trường vốn chưa hoàn thiệ
n (khó khăn trong huy động vốn, tiếp
cận tín dụng). Ngoài những ràng buộc về kinh tế còn phải kể đến các ràng
buộc về mặt thể chế xét theo phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí” (ví dụ
tham nhũng), các vấn đề về thể chế khiến cơ sở phi chính thức không muốn
thực hiện đăng ký để không phải chịu các quy định pháp lí quá cứng nhắc
hoặc thoát khỏi tình trạng tham nhũng. Phần này cũ
ng phân tích mối liên
hệ giữa khu vực phi chính thức và vốn điều lệ. Cho đến nay, vấn đề này mới
chỉ được đề cập chủ yếu bởi các nhà nhân học trong khi các chuyên gia kinh
tế vẫn còn ít nghiên cứu đến. Các mối liên hệ về mặt xã hội cũng có thể có
tác động tích cực (nếu các mạng lưới quan hệ giúp bổ sung cho những gì còn
chưa hoàn thiện của thị trường lao động và thị trườ
ng vốn) hoặc tiêu cực –
nếu xét trong trường hợp có sự đoàn kết bắt buộc và áp đặt chứ không phải tự
nguyện giữa các thành viên trong gia đình. Chương hai này phân tích tính đa
dạng của khu vực phi chính thức trong mối liên hệ với các ràng buộc về kinh
tế, thể chế và xã hội. Địa bàn thực hiện các nghiên cứu giới thiệu trong phần
này là khu vực châu Phi cận Sahara.
Nghiên cứu về hiệu quả kỹ thu
ật trong khu vực phi chính thức tại
Madagascar do F. H. Rakotomanana thực hiện (Phần 2.1) dựa trên phương
trình hồi quy phân vị cho thấy các cơ sở sản xuất phi chính thức thường có
hiệu quả thấp: cùng một nguồn lực như nhau, có thể tăng gấp ba sản lượng
với điều kiện gỡ bỏ các ràng buộc liên quan đến cung (khả năng tiếp cận vốn,
có cơ sở nhà xưởng sản xuất phù h
ợp, v.v ) và đào tạo nghề. Các cơ sở kinh
doanh và cơ sở do phụ nữ làm chủ thường có hiệu suất kinh tế thấp nhất. Kết
quả kinh doanh có vẻ rất ổn định trong hai năm nghiên cứu (2001 và 2004).
19
TÓM TẮT TỔNG QUAN
P. Nguetse Tegoum (Phần 2.2) tập trung nghiên cứu vào điểm cuối này, thông
qua việc đánh giá hiệu quả đóng góp của giáo dục trong khu vực phi chính
thức ở Cameroun với phương pháp đối sánh và mô hình lựa chọn có tính đến
các đặc điểm không thể quan sát được. Các đánh giá của nghiên cứu này cho
thấy tác động quan trọng của giáo dục tới thu nhập của người lao động trong
khu vực phi chính thức. Hoàn thành tốt chương trình giáo dục cơ sở (trướ
c khi
tham gia thị trường lao động hoặc sau khi quay lại trường học) giúp tăng thu
nhập cho người lao động từ 20% - 33%. Hơn nữa, xác suất phải làm việc trong
khu vực phi chính thức giảm đi khi trình độ học vấn tăng lên.
E. Lavallée và F. Roubaud (Phần 2.3) đã chỉ ra rằng, xét về tổng thể,
có ít cơ sở phi chính thức có liên quan tới tham nhũng ở khu vực Tây Phi.
Tuy nhiên, tỉ lệ cơ sở có dính líu đến tham nhũng tăng lên 37% nếu ch
ỉ xét
các cơ sở có liên hệ với các cơ quan nhà nước trong năm qua. Các cơ sở phi
chính thức có quy mô lớn hơn, hoạt động trong lĩnh vực giao thông thường
phải gặp các hiện tượng tham nhũng nhiều nhất. Mặt khác, đóng thuế
4
để
đổi lấy các dịch vụ công giúp cải thiện được hiệu suất kinh tế của mình.
Cuối cùng, việc cơ sở không thực hiện đăng ký thường có liên quan tới việc
không nắm rõ quy định nhiều hơn là tới việc cố tình không đăng ký để
không phải dính líu tới tham nhũng, điều này trái với nhận định đưa ra từ
phương pháp tiếp cận mang tính “pháp lí”.
Hai phần tiếp theo nghiên cứu ảnh h
ưởng của các mối quan hệ gia đình
tới khu vực phi chính thức tại khu vực Tây Phi, ảnh hưởng này được phân tích
theo chiều kích không gian (mạng lưới quan hệ xã hội) và thời gian (quan hệ
liên thế hệ). M. Grimm, F. Gubert, O. Koriko, J. Lay và C. J. Nordman (Phần 2.4)
phân tích kỹ hơn tác động của “tình đoàn kết bắt buộc” mà những người trong
gia đình còn ở lại làng áp đặt đối với những người ra thành phố làm ăn. Khoảng
cách địa lí giữa nơi ở
và nơi sinh được sử dụng để đánh giá lượng tiền gửi về
cho gia đình. Theo nghiên cứu này, quan hệ gia đình càng ít chặt chẽ thì việc
sử dụng vốn con người càng nhiều. Ngược lại, quan hệ gia đình họ hàng tồn tại
trong phạm vi một đô thị sẽ làm tăng lượng vốn và lao động được sử dụng và
như vậy sẽ các quan hệ đó sẽ có vai trò tương h
ỗ.
4
Vì không đăng ký nên các cơ sở phi chính thức không đóng thuế lợi nhuận hoặc thuế doanh thu. Ngược
lại, họ lại đóng các loại thuế địa phương (trong trường hợp hoạt động ổn định ở một địa phương).
20
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
L. Pasquier-Doumer (Phần 2.5.) bổ sung việc phân tích các yếu tố có tác
động quyết định tới quyết định lựa chọn công việc trong khu vực phi chính
thức bằng yếu tố quan hệ liên thế hệ. Tác giả xuất phát từ thực tế là có tồn
tại mối tương quan chặt chẽ về vị thế phi chính thức giữa các thành viên liên
thế hệ. Nghiên cứu này chỉ ra rằng, trái với kết quả quan sát được ở các nướ
c
phát triển, yếu tố lí giải cho sự tồn tại của mối tương quan này không phải
là do cha mẹ truyền lại cho con cái các năng lực về quản lí, về vốn con người
hoặc vốn kinh doanh. Do vậy, có bố làm kinh doanh cũng không mang lại lợi
thế so sánh cho con cái, xét về hiệu suất kinh tế. Ngược lại, nếu các chủ cơ
sở phi chính thức kế nghiệp gia đình thì lại có lợi thế so sánh. Có thể suy ra
r
ằng, việc tham gia vào khu vực phi chính thức là lựa chọn tự nguyện của các
chủ doanh nghiệp, những người được thừa hưởng từ các thế hệ trước hoặc có
thể dựa vào truyền thống của gia đình.
Sự năng động vi mô – vĩ mô và nghèo đói
Về dài hạn, điều này cũng được F. Bourguignon nhận định trong phần
dẫn nhập. Có thể dự báo là mức độ phát triển c
ủa đất nước sẽ dẫn đến giảm
dần tỉ trọng của kinh tế phi chính thức trong nền kinh tế quốc dân. Trường
hợp của các nước phát triển với việc kinh tế phi chính thức chiếm vị trí không
đáng kể, là một minh họa cho nhận định này. Câu hỏi đầu tiên mang tính
chất kinh tế vĩ mô liên quan đến mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và
sự vận động củ
a khu vực phi chính thức. Việc phân tích thị trường lao động
hoàn toàn có thể mở rộng sang phân tích tính năng động của việc làm, từ đó
thiết lập mối liên hệ giữa sự vận động của khu vực chính thức/phi chính thức
và môi trường kinh tế vĩ mô (Bacchetta và những người khác, 2009). Sự phân
hóa dẫn tới việc một số lao động trong khu vực phi chính thức không nhận
được một mức thu nhập đủ để th
ỏa mãn nhu cầu của bản thân hoặc nhu cầu
của gia đình. Như vậy, vị thế phi chính thức chính là một yếu tố đặc thù trong
hoàn cảnh nghèo đói của các hộ gia đình và mối liên hệ giữa vị thế phi chính
thức và nghèo đói ở đây được nghiên cứu theo cả hai phương pháp tiếp cận
kinh tế vĩ mô và vi mô.
F. Verdera (Phần 3.1) phân tích sự vận động của việc làm trong khu vực
phi chính thức ở
các đô thị khu vực Nam Mỹ (10 nước) giai đoạn 1970-2008.
Theo chúng tôi biết, đây là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu dữ liệu thời gian
21
TÓM TẮT TỔNG QUAN
cho toàn châu lục. Nghiên cứu này cho thấy trong những năm 1990, giai
đoạn hậu cải cách cơ cấu và kinh tế tăng trưởng kém, việc làm trong khu vực
phi chính thức có mức tăng mạnh. Ngược lại, nửa sau thập kỷ những năm
2000 cho tới khi xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ trọng việc làm
của khu vực phi chính thức giảm, do GDP tăng mạnh. Đánh giá kinh tế lượng
cho thấy việc làm trong khu v
ực phi chính thức có mối tương quan tỉ lệ nghịch
với tăng trưởng GDP và tương quan tỉ lệ thuận với mức tăng của dân số trong
độ tuổi lao động, tỉ lệ việc làm và năng suất lao động. Như F. Bourguignon
trong ấn phẩm này đã nhận xét, lí do trước hết của tình trạng gia tăng việc
làm trong khu vực phi chính thức chính là tình trạng thiếu tăng trưởng ở khu
vực Nam Mỹ từ
những năm 1970.
F. Groisman (Phần 3.2) nghiên cứu sự vận động của việc làm và thu nhập
ở Argentina giai đoạn đầu những năm 2000, đây là giai đoạn tăng trưởng
kinh tế đang dần phục hồi sau cuộc khủng hoảng nghiêm trọng xảy ra vào
đầu thập kỷ. Tỉ trọng việc làm trong khu vực chính thức (chiếm gần 40 % tổng
số việc làm) vẫn giữ nguyên mức từ đầ
u những năm 1990. Ngược lại, tỉ trọng
việc làm của khu vực phi chính thức (khoảng 55 % tổng số việc làm) lại tăng
lên dưới tác động kết hợp của các chương trình cải cách cơ cấu và sau đó là
khủng hoảng kinh tế. Sau đó tỉ trọng này lại giảm nhờ kinh tế phục hồi, đồng
thời tỉ lệ nghèo tuyệt đối vốn trước đây tăng lên m
ức hơn 50% trong giai đoạn
ngay sau khủng hoảng cũng đã giảm. Tuy nhiên, các hộ gia đình thuộc nhóm
nghèo nhất ít được hưởng lợi từ tăng trưởng, trong khi tình trạng bất bình
đẳng không thay đổi: ít tiếp cận với việc làm, nếu có thì thường là việc làm
chất lượng thấp ở trong khu vực kinh tế phi chính thức; việc làm và thu nhập
thường bấp bênh với mức độ cao hơn mức độ bấp bênh trung bình, do vậ
y họ
thường là những đối tượng dễ bị tổn thương ở mức cao.
X. Oudin (Phần 3.3) phân tích sự vận động của thị trường lao động Thái
Lan trong giai đoạn dài 35 năm từ năm 1970 đến năm 2005. Trong suốt giai
đoạn tăng trưởng và công nghiệp hóa mạnh – giai đoạn bị ngắt quãng do
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính năm 1997–, việc làm trong khu vực phi
chính thức có xu hướng giảm. Kể
từ khi xảy ra khủng hoảng, tỉ trọng tương
đối của khu vực phi chính thức trong tổng số việc làm có xu hướng ổn định,
mà nguyên nhân có liên quan tới tình trạng suy giảm tăng trưởng. Mối tương
quan giữa tăng trưởng kinh tế và việc làm trong khu vực phi chính thức phù
22
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
hợp với kết quả nghiên cứu thực hiện tại khu vực châu Mỹ Latin cũng được
giới thiệu trong phần này. Tuy nhiên, các điều tra tiểu sử do tác giả thực hiện
cũng cho thấy có hiện tượng di cư lao động rất mạnh (đặc biệt là lao động
trong khu vực phi chính thức), cũng như có sự chuyển dịch mạnh giữa hai
khu vực chính thức và phi chính thức. Theo các điều tra tiểu s
ử đã được thực
hiện, người lao động Thái Lan vẫn tiếp tục thể hiện thái độ không thích làm
việc trong lĩnh vực làm công ăn lương đi kèm với mong muốn độc lập rất
mạnh mẽ, mong muốn này có thể được thỏa mãn nếu họ tự mở một hoạt động
kinh doanh hoặc làm ăn trong lĩnh vực phi chính thức.
Nghiên cứu của J. Herrera và N. Hidalgo (Phần 3.4) thực hiện tại Peru ti
ếp
tục đi sâu hơn những nội dung trong phần trước, với chủ đề về chuyển đổi
trên thị trường lao động. Nghiên cứu này được thực hiện với phương pháp tiếp
cận kinh tế vi mô trên cơ sở các dữ liệu thu thập dài hạn từ các điều tra hộ gia
đình. Được thực hiện trong giai đoạn 2002-2010, nghiên cứu này đã chỉ ra sự
đa dạng rất l
ớn của các cơ sở trong khu vực phi chính thức, với một số lượng
nhất định các cơ sở có thu nhập khá cao nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều các
cơ sở nghèo. Như đã thấy ở phần trước, nhìn chung ở khu vực châu Mỹ Latin,
tỉ trọng của khu vực phi chính thức trong tổng việc làm giảm trong giai đoạn
những năm 2000 (tuy nhiên năm 2010, tỉ trọng của việc làm phi chính thứ
c
vẫn cao hơn mức của năm 2002). Ở cấp độ vi mô, tỉ lệ phá sản và tỉ lệ thành
lập mới của các cơ sở sản xuất phi chính thức (viết tắt tiếng Pháp là UPI) rất
cao (khoảng 35 % năm 2010), lưu ý là việc chủ một cơ sở sản xuất phi chính
thức bị rơi vào cảnh nghèo hoàn toàn có liên quan đến việc cơ sở đó bị phá
sản, theo mô hình đa thứ
c logit. Kết quả này nêu lên mối liên hệ chặt chẽ giữa
nghèo đói và khu vực phi chính thức và đặt ra vấn đề là các chính sách phát
triển cần phải quan tâm nhiều hơn tới việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chuyển dịch từ khu vực phi chính thức sang khu vực chính thức, đồng thời
tăng năng suất cho khu vực phi chính thức. Hiện nay, triển vọng này còn ít
được quan tâm trong các chính sách công, đây là chủ đề
được phân tích sâu
hơn trong chương cuối của ấn phẩm.
Chính sách nào cần được đưa ra?
Chính do cách nhìn đơn giản hóa được nhắc đến ở trên còn rất phổ biến,
theo đó sự phát triển kinh tế sẽ xóa bỏ dần kinh tế phi chính thức, mà các
23
TÓM TẮT TỔNG QUAN
chính sách kinh tế ở đa số các nước đang phát triển còn chưa chú ý đến khu
vực phi chính thức.
Chính cách nhìn như vậy đã dẫn đến tình trạng chú trọng nhiều đến tăng
trưởng và hiện đại hóa kinh tế hơn là đến việc tìm cách giúp đỡ, hỗ trợ cho
một khu vực đang có nguy cơ biến mất khỏi nền kinh tế. Ngoài ra, các chính
sách dành cho khu vực phi chính thức hiện đang phải đối mặt vớ
i một mâu
thuẫn khó giải quyết, ít nhất là xét theo biểu hiện bề ngoài: liệu có nên hỗ trợ
cho khu vực phi chính thức khi mà sự hỗ trợ đó có nguy cơ khiến cho khu vực
này càng phình ra hay không? Hoặc có nên thúc đẩy việc chuyển dịch khu vực
phi chính thức sang khu vực chính thức để cải thiện năng suất và thu nhập
(và đánh thuế các thu nhập đó). Lưu ý là quá trình chuyển đổi như vậy là
một quá trình dài hơi (vì những lí do mang t
ầm kinh tế vĩ mô và vi mô được
tranh luận trong suốt phần dẫn nhập này). Cuối cùng, xác định chính sách
nào sẽ được áp dụng cũng phụ thuộc vào kết quả chẩn đoán đâu là các yếu
tố quyết định tới việc làm trong khu vực phi chính thức. Theo phương pháp
tiếp cận kép, cần phải khuyến khích việc thành lập và phát triển các doanh
nghiệp chính thức. Theo phương pháp tiếp cận mang tính cơ cấu, chính sách
cần áp dụ
ng lại là cải thiện việc tuân thủ hệ thống các quy định pháp luật.
Còn phương pháp tiếp cận mang tính pháp lí lại đề xuất giảm bớt các quy định
và giảm phí đăng ký. Nội dung của phần này quan tâm đến các chính sách
dành cho khu vực phi chính thức, lưu ý là toàn bộ chương cuối sẽ được dành
cho vấn đề về việc làm phi chính thức.
M. Bacchetta, E. Ernst và J. Bustamante (Phần 4.1) giới thiệu bức tranh
tổng thể về mối liên hệ giữa toàn c
ầu hóa và việc làm phi chính thức ở các
nước đang phát triển. Trong phần một, các tác giả chỉ ra rằng không có quan
hệ đơn thuần giữa việc quốc tế hóa một nền kinh tế và sự thay đổi của việc
làm trong khu vực phi chính thức. Trong phần hai, các tác giả đã nêu ra bốn
kênh ảnh hưởng của thị trường lao động phi chính thức tới các kết quả kinh
tế vĩ mô. Ba kênh đầu tiên có ảnh hưởng nhìn chung là tiêu cực, theo
đó, vị
thế phi chính thức có xu hướng thu hẹp sự đa dạng trong xuất khẩu, hạn chế
quy mô và năng suất của cơ sở và làm tăng tính dễ bị tổn thương và tình
trạng nghèo đói. Theo nghiên cứu này, kênh duy nhất có thể có tác động tích
cực có liên quan đến việc cung cấp các loại hàng hóa, dịch vụ với giá rẻ hơn,
đặc biệt trong phạm vi các sản phẩm gia công thuê cho khu vực chính thức.
24
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Các đề xuất chính sách kinh tế mà các tác giả đưa ra rất khái quát nhưng
cũng mang tính đổi mới. Một mặt, cần khuyến khích việc chuyển dịch khu vực
phi chính thức sang khu vực chính thức thông qua việc cải thiện hoạt động
truyền thông, cải cách và đơn giản hóa các thủ tục thuế, đồng thời cần phải
đảm bảo các dịch vụ bảo hiểm xã hội cơ bản cho những người lao độ
ng làm việc
trong khu vực phi chính thức. Ngoài ra nâng cao ý thức tuân thủ các chuẩn mực
quốc tế về lao động trong khu vực kinh tế chính thức cũng sẽ có tác động tích
cực tới kinh tế phi chính thức. Cuối cùng, tăng cường phối hợp cải cách thương
mại và chính sách lao động việc làm cũng là một biện pháp cần thiết.
J P. Cling, M. Razafindrakoto và F. Roubaud (Phần 4.2) chỉ ra rằng, mặc dù
kinh tế Việt Nam tăng trưởng nhanh, nhưng khu vực phi chính thức v
ẫn tiếp tục
tồn tại trong nền kinh tế. Đây là nguồn việc làm phi nông nghiệp quan trọng. Tỉ
trọng của khu vực này còn có xu hướng tăng lên cùng với quá trình chuyển đổi
nông nghiệp. Các tác giả cũng nêu lên thực tế là kinh tế phi chính thức rất dễ bị
tác động từ các cú sốc kinh tế vĩ mô do tác động của khủng hoảng kinh tế thế
giới. Khu vực phi chính thức đóng vai trò giải tỏa c
ăng thẳng trên thị trường lao
động, đặc biệt nhờ số lượng việc làm tạo ra trong khu vực này tăng lên, ngoài
ra tỉ lệ người lao động kết hợp làm nhiều công việc cũng tăng lên.
Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng khu vực này đã không được chú trọng
trong các chính sách hỗ trợ kinh tế được đưa ra sau khủng hoảng. Các tác giả
khuyến cáo cần phải chính thức công nhận sự tồn tạ
i và vai trò của khu vực phi
chính thức (điều này đòi hỏi phải đưa ra được một định nghĩa đồng nhất về khu
vực này), tăng cường sự minh bạch và đơn giản hỏa thủ tục đăng ký và áp dụng
các chính sách phù hợp dành riêng cho khu vực này, và các chính sách hiệu
quả nhất phải được xây dựng trên cơ sở các thông tin dữ liệu chính xác, cụ thể.
Hai phần cuối của ấn phẩm quan tâm đế
n việc thực hiện cụ thể các chiến
lược đó tại Việt Nam. A. Salvini (Phần 4.3) nhất mạnh một điểm là lần đầu
tiên chiến lược quốc gia về việc làm giai đoạn 2011-2020 được Chính phủ
Việt Nam thông qua đã tính đến những thách thức trong lĩnh vực việc làm phi
chính thức, trên cơ sở các nghiên cứu phân tích của ILO và các tác giả của các
nghiên cứu giới thiệu trong ấn phẩm. Qua các nghiên cứ
u của mình, các nhà
nghiên cứu đều nỗ lực để làm sao hướng tới được mục tiêu này. Cụ thể, Chiến
lược quốc gia về việc làm của Việt Nam đặt mục tiêu giảm tỉ trọng việc làm
phi chính thức và cải thiện các dịch vụ bảo hiểm xã hội cho người lao động.
25
TÓM TẮT TỔNG QUAN
Chiến lược này hướng đến mục tiêu hài hòa với các chính sách kinh tế chung
về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, Chiến lược này cũng tuân
thủ các nguyên tắc đưa ra trong Công ước 122 của ILO mà Việt Nam vừa ký,
trong đó có nguyên tắc phải thiết lập đối thoại giữa người lao động, người
sử dụng lao động và công đoàn cũng như các bên có liên quan (kể cả đối với
trường hợp người sử dụ
ng lao động là chủ cơ sở phi chính thức) về các chính
sách lao động và việc làm. Hiện các chương trình và biện pháp cụ thể đang
được chuẩn bị vào thời điểm các đường hướng lớn này được xây dựng.
Cuối cùng, P. Castel (Phần 4.4.) quan tâm đến vấn đề bảo hiểm xã hội (y tế
và hưu trí) tại Việt Nam. Tuy nhiên, các kết luận tác giả đưa ra nằm ở tầm rộng
hơn. Tại Việt Nam, m
ột đất nước mới trở thành nước có thu nhập trung bình
năm 2010, vấn đề bảo hiểm xã hội trở thành một vấn đề đặc biệt quan trọng.
Việc thu nhập được cải thiện, đồng nghĩa với việc mức đóng bảo hiểm xã hội
cũng sẽ tăng lên. Nếu xét định nghĩa của việc làm phi chính thức đưa ra ở trên
(việc làm không có bảo hiểm xã hộ
i), có thể thấy mở rộng đối tượng được bảo
hiểm xã hội sẽ giảm được việc làm phi chính thức. Nghiên cứu này quan tâm
đến cả các doanh nghiệp chính thức và cơ sở phi chính thức, tức là hai thành
phần tạo ra việc làm phi chính thức. Rất nhiều doanh nghiệp chính thức có xu
hướng khai báo mức lương thấp hơn để giảm, thậm chí trốn đóng bảo hiểm xã
hội. Phân tích thực tế cho thấy, ng
ười lao động thường xuyên chấp nhận điều
này vì tương quan chi phí/lợi ích thu được từ việc đóng phí bảo hiểm xã hội
không khuyến khích họ tham gia. Một trong các giải pháp đề xuất là hỗ trợ tiền
đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Tài liệu tham khảo
5
Bacchetta, M., E. Ernst et J.P. Bustamante (2009), Globalization and
Informal Jobs in Developping Countries, ILO et OMC, Genève.
Banerjee, A. et E. Duflo (2012), Repenser la pauvreté, Le Seuil, Paris.
Cling, J.P., T.T.H. Nguyen, H.C. Nguyen, T.N.T. Phan, M. Razafindrakoto et
F. Roubaud (2010), The Informal Sector in Vietnam ; A focus on Hanoi and
Ho Chi Minh City, The Gioi Publisher, Hanoï.
5
Những độc giả quan tâm đến các phương pháp luận trong nghiên cứu về kinh tế phi chính thức có thể tìm đọc
các tham luận trình bày tại phiên toàn thể và lớp học chuyên đề về chủ đề này trong khuôn khổ của Khoá học
mùa hè Tam Đảo được tổ chức thường niên từ năm 2007 (Xem website: www.tamdaoconf.com).
26
KINH TẾ PHI CHÍNH THỨC TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN
Guha-Khasnobis, B. Kanbur Et R. Kanbur (Dir.) (2006), Informal Labor
Markets and Development, Palgrave McMillan, Londres.
Harris, J.R. et M.P. Todaro (1970), “Migration, Unemployment and
Development: a Two-Sector Analysis”, American Economic Review 60(1) pp.
126-142.
Jutting, P. et J.R. De Laiglesia (Dir.) (2009), L’emploi informel dans les
pays en développement ; une normalité indépassable ? OCDE, Centre de
développement, Paris.
Lewis, W. A. (1954), “Economic Development with Unlimited Supplies of
Labour”, Manchester School 28(2), pp. 139-191.
Maloney, W. (2004), “Informality Revisited”, World Development 32 (7),
pp. 1159-1178.
Moser, C. O. (1978), “Informal Sector or Petty Commodity Production:
Dualism or Dependence in Urban Development”, World Development 6(9/10),
pp. 1041-1064.
ILO (2003), “Guidelines Concerning a Statistical Definition of Informal
Employment”, Seventeenth International Conference of Labour Statisticians,
ILO, Genève, 24 novembre – 3 décembre.
Portes, A., M. Castells et L.A. Benton (1989), The Informal Economy:
Studies in Advanced and Less Developed Countries, The John Hopkins
University Press, Baltimore.
Roubaud, F. (1994), L'économie informelle au Mexique: de la sphère
domestique à la dynamique macro-économique, Karthala/Orstom, Paris.
Soto (DE), H. (1994), L’autre sentier, La Découverte, Paris (édition
originale parue en espagnol en 1986).