Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (tfp) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh bạc liêu giai đoạn 1997– 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

BÙI LÊ THẮNG

ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG
HỢP (TFP) TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH
BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 1997– 2018

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------------------

BÙI LÊ THẮNG

ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT CÁC NHÂN TỐ TỔNG
HỢP (TFP) TRONG TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TỈNH
BẠC LIÊU GIAI ĐOẠN 1997 – 2018

Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành: 60 03 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:


TS. Trần Anh Tuấn

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP)
trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 - 2018” là bài nghiên cứu
của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi cam đoan
rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được công bố hoặc
được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận văn
này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường đại
học hoặc cơ sở đào tạo khác.


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu nhà trường,
Phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, tất cả quý Thầy, Cô khoa Sau Đại học
trường ĐH Mở thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức quý
báu trong suốt quá trình học tập và giúp tác giả hoàn thành nghiên cứu luận
văn tốt nghiệp.
Tác giả xin gởi lời tri ân sâu sắc đến TS. Trần Anh Tuán đã tận tình
hướng dẫn, chia sẽ những kinh nghiệm cũng như những kiến thức chuyên
môn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài.
Đồng thời, tác giả xin gởi lời cảm ơn chân thành đến:
- Các anh/chị ở Cục Thống Kê tỉnh Bạc Liêu và Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Bạc Liêu đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện trong quá trình thu thập số liệu

và tài liệu để phục vụ cho nghiên cứu
- Gia đình gồm bố, mẹ, bạn bè đã luôn động viên và hỗ trợ tôi trong quá
trình thực hiện đề tài.
Tác giả

Bùi Lê Thắng


TÓM TẮT
BÙI LÊ THẮNG. Khoa Sau đại học, Đại Học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh.
Đề tài “ Đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng
kinh tế tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 - 2018” thực hiện từ tháng 3/2019 đến tháng
9/2019.
Đề tài đã vận dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua hàm
Cobb-Douglas để nhận diện các nhân tổ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Bạc Liêu trong giai đoạn 1997 – 2018. Sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính OLS
với số liệu GDP, vốn đầu tư, nguồn lao động của tỉnh Bạc Liêu, kết quả cho thấy:
- Vốn yếu tố chính quyết định tăng trưởng GDP của tỉnh; tiếp theo là lao
động; yếu tố công nghệ chưa phát huy được nhiều.
- Xu hướng thay đổi các yếu tố đóng góp trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Bạc Liêu, cụ thể: sự đóng góp của yếu tố TFP tăng lên đáng kể trong giai đoạn 2003
– 2012. Tuy nhiên, giai đoạn 2013 – 2018 tỉnh tăng cường vốn đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng và các ngành kinh tế chủ chốt. Vì vậy giai đoạn này nhân tố TFP chưa
phát huy hiệu quả.
Tổng hệ số co dãn của hàm Cobb-Douglas lớn hơn 1. Như vậy, trong điều
kiện của tỉnh, để thực hiện tăng trưởng kinh tế như hiện nay, đòi hỏi phải tăng
cường thêm yếu tố công nghệ.


ABSTRACT

BUI LE THANG. Postgraduate Department, Ho Chi Minh City Open
University. The thesis "The contribution of total factor productivity (TFP) to
economic growth of Bac Lieu Province from 1997 to 2018" was implemented from
March 2019 to September 2019.
The project applied quantitative research method through Cobb-Douglas
function to identify the factors affecting the economic growth of Bac Lieu province
in the period of 1997-2018. Using OLS linear regression model With the variable of
GDP, investment capital and labor resources of Bac Lieu province, the results
showed that:
- Capital is the main factor determining the GDP growth of the province; the
second main factor is labour resource; Technological factor have not promoted
much.
- Trend of changing contributing factors in economic growth of Bac Lieu
province, specifically: the contribution of TFP factor increased significantly in the
period of 2003 - 2012. However, in the period of 2013 - 2018 the province
strengthen investment capital for infrastructure development and key economic
sectors. Therefore, in this period, the TFP factor was not effectively.
The total elasticity coefficient of the Cobb-Douglas function is more than 1.
Therefore, in terms of the province, to reach the economic growth rate as stability as
the present time, it is necessary to increasing the technological factor.


MỤC LỤC
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................... 1
DANH SÁCH HÌNH...................................................................................................... 1
DANH SÁCH PHỤ LỤC............................................................................................... 1
TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 2
1.1.


Các khái niệm có liên quan ............................................................................. 5

1.1.1.

Khái niệm về tăng trưởng kinh tế ................................................................5

1.1.2.

Khái niệm về Năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP ..................................6

1.2.

Các lý thuyết kinh tế ..................................................................................... 10

1.2.1.

Lý thuyết tăng trưởng trước Keynes ..........................................................10

1.2.2.

Lý thuyết tăng trưởng sau Keynes .............................................................12

1.2.3.

Các nhân tố là động lực của tăng trưởng kinh tế .......................................14

1.3.

Các nghiên cứu trước có liên quan ............................................................... 14


CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 17
2.1.

Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 17

2.1.1.

Khung phân tích của đề tài ........................................................................... 17

2.1.2.

Phương pháp thu thập số liệu........................................................................ 18

2.1.3.

Phương pháp phân tích số liệu: ..................................................................... 18

2.2.

Mô hình nghiên cứu ...................................................................................... 19

2.2.1.

Hàm sản xuất Cobb-Douglass và hiệu suất theo quy mô ............................. 19


2.2.2.

Phương pháp dùng hàm sản xuất Cobb-Douglas để ước lượng tổng năng
suất nhân tố TFP ........................................................................................... 20


2.3.

Dữ liệu nghiên cứu........................................................................................ 21

THẢO LUẬN............................................................................................................... 23
3.1.

Điều kiện tự nhiên ......................................................................................... 23

3.2.

Thực trạng kinh tế - xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 2010- 2018 ........... 24

3.2.1.

Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu ......................................................... 24

3.2.2.

Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội ................................................................. 26

3.2.3.

Các vấn đề về xã hội ..................................................................................... 30

3.3.

Kết quả ước lượng mô hình .......................................................................... 32


3.3.1.

Kiểm tra tính dừng và tính đồng liên kết của dữ liệu ................................... 32

3.3.2.

Kết quả ước lượng của các mô hình hồi quy ................................................ 35

3.3.2.1. Đối với toàn tỉnh ........................................................................................35
3.3.2.2. Đối với ngành Nông – Lâm – Thủy sản ....................................................38
3.3.2.3. Đối với ngành Công nghiệp – Xây dựng ...................................................42
3.3.2.4. Đối với ngành Dịch vụ ...............................................................................45
3.3.3.

Đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế ............................................... 49

3.3.3.1. Đối với toàn tỉnh ........................................................................................49
3.3.3.2. Đối với ngành Nông – Lâm – Thủy Sản ....................................................53
3.3.3.3. Đối với ngành Công nghiệp – Xây dựng ...................................................55
3.3.3.4. Đối với ngành Dịch vụ ...............................................................................58
3.4.

Các định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Bạc Liêu đến năm 2025
và 2030 .......................................................................................................... 61

Chương 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................... 65


4.1.


Kết luận ......................................................................................................... 65

4.2.

Kiến nghị ....................................................................................................... 65

4.3.

Ý nghĩa và một số hạn chế của đề tài ........................................................... 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 69
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 73


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3. 1: Hệ số ICOR và Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP ............................27
Bảng 3. 2: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển toàn xã hội phân teo ngành, (%) ..........................29
Bảng 3. 3: Phân bố dân số tỉnh Bạc Liêu năm 2018 ............................................................31
Bảng 3. 4: Kết quả kiểm định tính dừng ..............................................................................33
Bảng 3. 5: Kết quả kiểm định tính đồng liên kết .................................................................34
Bảng 3. 6: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của toàn tỉnh .........................................35
Bảng 3. 7: Kết quả hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình tăng trưởng toàn tỉnh .................37
Bảng 3. 8: Xác định tầm quan trọng của vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế toàn
tỉnh .............................................................................................................................37
Bảng 3. 9: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành Nông –Lâm – Thủy sản ......38
Bảng 3. 10: Kết quả hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình tăng trưởng ngành Nông – Lâm
– Thủy sản .................................................................................................................40
Bảng 3. 11: Xác định tầm quan trọng của vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế ngành
Nông – Lâm – Thủy sản ............................................................................................41
Bảng 3. 12: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành Công nghiệp – Xây dựng ..42

Bảng 3. 13: Kết quả hồi quy chưa chuẩn hóa ( mô hình tăng trưởng ngành Công nghiệp –
Xây dựng) ..................................................................................................................44
Bảng 3. 14: Xác định tầm quan trọng của vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế ngành
Công nghiệp – Xây dựng ..........................................................................................45
Bảng 3. 15 : Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành Dịch vụ .............................45
Bảng 3. 16: Bảng khắc phục sai phạm của mô hình hồi quy tăng trưởng GDP ngành dịch
vụ ...............................................................................................................................47
Bảng 3. 17: Kết quả hồi quy chưa chuẩn hóa của mô hình tăng trưởng ngành Dịch vụ .....47
Bảng 3. 18: Xác định tầm quan trọng của vốn và lao động trong tăng trưởng kinh tế ngành
Dịch vụ ......................................................................................................................48
Bảng 3. 19: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình tăng trưởng toàn tỉnh ...............................49
Bảng 3. 20: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng GPD của tỉnh .........49
Bảng 3. 21: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình tăng trưởng ngành Nông – Lâm – Thủy sản


...................................................................................................................................53
Bảng 3. 22: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng GDP ngành Nông –
Lâm – Thủy sản .........................................................................................................53
Bảng 3. 23: Kết quả hệ số hồi quy của mô hình tăng trưởng kinh tế ngành Công nghiệp –
Xây dựng ...................................................................................................................56
Bảng 3. 24: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng GDP ngành CN-XD
(%) .............................................................................................................................56
Bảng 3. 25: Kết quả hệ số hồi quy mô hình tăng trưởng kinh tế ngành Dịch vụ ................58
Bảng 3. 26: Tỷ lệ đóng góp của từng yếu tố trong tốc độ tăng trưởng GDP ngành Dịch vụ
(%) .............................................................................................................................59


DANH SÁCH HÌNH
Hình 1. 1: Thành phần của tăng trưởng kinh tế ............................................................. 7
Hình 2. 1: Khung phân tích của đề tài......................................................................... 17

Hình 3. 1: Tốc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018 (giá so
sánh 2010) ................................................................................................... 25
Hình 3. 2: Cơ cấu GDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018..................................... 26
Hình 3. 3: Tôc độ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu giai
đoạn 1997 – 2018........................................................................................ 27
Hình 3. 4: Cơ cấu Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 –
2018 (giá hiện hành ) (%) ........................................................................... 28


DANH SÁCH PHỤ LỤC
Phụ lục 1: GDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018 (giá so sánh năm 2010) .......73
Phụ lục 2: GDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018 (giá hiện hành).....................74
Phụ lục 3: Cơ cấu GDP tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018, đvt: % .....................75
Phụ lục 4: Tổng vốn dầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997
– 2018 (giá so sánh năm 2010) ................................................................76
Phụ lục 5: Tổng Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 –
2018 (giá hiện hành) ................................................................................77
Phụ lục 6: Cơ cấu tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu giai đoạn
1997 – 2018, đvt: % .................................................................................78
Phụ lục 7: Vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tỉnh Bạc Liêu phân theo nguồn vốn ..............80
Phụ lục 8: Dân số tỉnh Bạc Liêu ..........................................................................................81
Phụ lục 9: Lao động tỉnh Bạc Liêu .....................................................................................82
Phụ lục 10: Cơ cấu Lao động tỉnh Bạc Liêu giai đoạn 1997 – 2018, đvt: %.......................83
Phụ lục 11: Kiểm tra tính dừng của các biến LnGDP, LnK và LnL...................................85
Phụ lục 12: Kiểm tra tính dừng của các biến LnGDP_NN, LnGDP_CN, LnGDP_DV ....86
Phụ lục 13: Kiểm tra tính dừng của các biến LnK_NN, LnK_CN, LnK_DV ....................87
Phụ lục 14: Kiểm tra tính dừng của các biến LnL_NN, LnL_CN, LnL_DV .....................88
Phụ lục 15: Kiểm tra tính đồng liên kết của các cặp biến ...................................................89
Phụ lục 16: Kết quả hồi quy cho GDP toàn tỉnh ..................................................................92
Phụ lục 17: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ......................................................92

Phụ lục 18 : Kiểm định Breusch-Godfrey............................................................................92
Phụ lục 19: Kiểm tra đa cộng tuyến .....................................................................................93
Phụ lục 20: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành Nông Nghiệp .....................93
Phụ lục 21: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ......................................................93
Phụ lục 22: Kiểm định Breusch-Godfrey.............................................................................94
Phụ lục 23: Kiểm tra đa cộng tuyến .....................................................................................94
Phụ lục 24: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành Công nghiệp – xây dựng ...94
Phụ lục 25: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ......................................................95


Phụ lục 26: Kiểm tra đa cộng tuyến ....................................................................................95
Phụ lục 27: Kiểm định Breusch-Godfrey.............................................................................95
Phụ lục 28: Kết quả hồi quy cho tăng trưởng GDP của ngành ngành Dịch vụ ...................96
Phụ lục 29: Kiểm định Breusch and Pagan Lagrangian ......................................................96
Phụ lục 30: Kiểm định Breusch-Godfrey.............................................................................96
Phụ lục 31: Kiểm tra đa cộng tuyến .....................................................................................97
Phụ lục 32: Kết quả khắc phục mô hình hồi quy cho GDP ngành Dịch vụ .........................97
Phụ lục 33: Tốc độ tăng trưởng của GDP, Vốn, Lao động của toàn tỉnh ............................98
Phụ lục 34: Tốc độ tăng trưởng của GDP, Vốn, Lao độnng ngành Nông – Lâm – Thủy sản
...................................................................................................................................99
Phụ lục 35: Tốc độ tăng trưởng của GDP, Vốn, Lao độnng ngành Công nghiệp - Xây
dựng .........................................................................................................................100
Phụ lục 36: Tốc độ tăng trưởng của GDP, Vốn, Lao độnng ngành Dịch vụ ...................101


TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Viết đầy đủ


ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

GDP

Gross Domestic Product (tổng sản phẩm
quốc nội)

NGTK

Niên giám thống kê



Quyết định

TFP

Total Factor Productivity (năng suất các
nhân tố tổng hợp)


PHẦN MỞ ĐẦU
1.

Lý do nghiên cứu
Bạc Liêu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh có

điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thuận lợi cho phát triển các ngành nghề, đặc biệt là

nghề nuôi trồng thủy sản, dịch vụ, chế biến thủy sản. Hiện nay tỉnh đang được sự
quan tâm của nhà nước về phát triển kinh tế với nhiều trụ cột khác nhau như nông
nghiệp công nghiệp công nghệ cao trong phát triển tôm, điện gió, du lịch tâm linh, du
lịch sinh thái. Kinh tế của tỉnh từ năm 1997 – 2018 có xu hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế từ ngành nông nghiệp sang dịch vụ và công nghiệp xây dựng, và tăng trưởng
bình quân là 10,3%/năm:
Năm 1997, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 59,2 %, ngành công nghiệp –
xây dựng chiếm 18,9% và dịch vụ chiếm 21,9% tổng GDP của tỉnh. Tuy nhiên, đến
năm 2018, tỷ lệ tương ứng của từng nhóm ngành là 49,1%, 20,6%, 30,4%. Như vậy,
kinh tế của tỉnh tăng trưởng nhờ vào yếu tố tăng quy mô hay nhờ vào tăng cường
khoa học công nghệ?
Việc lựa chọn phát triển kinh tế của tỉnh theo chiều rộng hay chiều sâu luôn
được cân nhắc và đã có nhiều sự tranh luận. Trong bối cảnh có nhiều quan điểm khác
nhau về việc lựa chọn các giải pháp chính sách cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của
tỉnh. Thì việc phân tích đóng góp của các nhân tố sản xuất đến tăng trưởng kinh tế
của tỉnh Bạc Liêu là việc làm mang nhiều ý nghĩa. Do đó tôi chọn đề tài “Đóng góp
của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) trong tăng trưởng kinh tế tỉnh Bạc
Liêu giai đoạn 1997 – 2018” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp. Đồng thời tìm
hiểu, đánh giá được bản chất tăng trưởng; và các yếu tố nào đóng góp và đóng góp
bao nhiêu vào tăng trưởng của tỉnh trong giai đoạn 1997 – 2018. Bên cạnh đó, đưa
ra những gợi ý về mặt chính sách cho những nhà hoạch định tìm ra phương án tối
ưu nhất trong thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế bền vững trong tương lai.
2.

Mục tiêu nghiên cứu
 Mục tiêu chung

2



Phân tích các nhân tố sản xuất ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh
Bạc Liêu, từ đó đưa ra những giải pháp cho mục tiêu tăng trưởng trong dài hạn của
tỉnh.
 Mục tiêu cụ thể
 Đánh giá đóng góp của các nhân tố TFP trong mối tương quan với tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu; bao gồm đóng góp chung trong tăng trưởng và
đóng góp theo các ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh.
 Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
3.

Câu hỏi nghiên cứu
 Mức độ đóng góp của các nhân tố TFP trong mối tương quan vói tăng trưởng

kinh tế của tỉnh Bạc Liêu như thế nào? Trong đó, đóng góp chung trong tăng trưởng
và đóng góp theo các ngành kinh tế trọng yếu của tỉnh như thế nào?
 Cần thực hiện các giải pháp gì để gia tăng tỷ trọng đóng góp của TFP trong
tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
4.

Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
 Thời gian: Từ năm 1997 – 2018.
 Không gian: Nền kinh tế của tỉnh Bạc Liêu
 Nội dung: Phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế

của tỉnh Bạc Liêu.
5.

Kết cấu của luận văn

Kết cấu luận văn gồm:
Phần mở đầu
Giới thiệu sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi

nghiên cứu của đề tài.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Trình bày những khái niệm, những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu của đề tài. Tổng quan về các tài liệu nghiên cứu trước đây.
Chương 2: Phương pháp và Mô hình nghiên cứu

3


Trình bày những phương pháp áp dụng trong nghiên cứu để đạt được mục
tiêu mà đề tài đặt ra: Mô hình nghiên cứu đề xuất, phương thức thu thập dữ liệu và
các kỹ thuật phân tích dữ liệu.
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Đánh giá đóng góp của các nhân tố TFP trong mối tương quan với tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu; bao gồm cả đóng góp theo từng khu vực kinh tế.
Đề xuất các giải pháp nhằm gia tăng tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng
trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu.
Chương 4: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
TRƯỚC
Nội dung chương này giới thiệu tổng quan về các lý thuyết có liên quan đến
nội dung nghiên cứu, các lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, năng suất các yếu tố tổng

hợp (TFP). Mối quan hệ giữa TFP và tăng trưởng kinh tế. Các nghiên cứu trước đã
thực hiện làm dẫn chứng cho các phương pháp, mô hình dự kiến áp dụng trong
nghiên cứu này.
1.1.

Các khái niệm có liên quan

1.1.1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế
 Khái niệm
Trong kinh tế học có nhiều định nghĩa khác nhau về tăng trưởng kinh tế, cụ
thể như sau:
Theo khái niệm của Paul Samuelson (trích từ Phan Thúc Huân, 2006), tăng
trưởng kinh tế là sự mở rộng GDP tiềm năng của một quốc gia, nó biểu hiện bằng
việc đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) dịch chuyển ra phía ngoài.
Ngoài ra, theo định nghĩa của Simon Kuznets (trích từ “bài giảng của Đinh
Phi Hổ, 2015”), thì cho rằng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng một cách bền vững
của sản lượng bình quân đầu người hay sản lượng trên mỗi lao động.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc
tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên
đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định.
 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế cơ bản:
Tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt của Gross Domestic Product) là
giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra
trong phạm vi một lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một
năm) không phân biệt yếu tố sản xuất thuộc sở hữu của người nước ngoài hay người
dân trong nước.
Có 3 cách tính GDP gồm:
+ Phương pháp sản xuất: GDP bằng tổng giá trị gia tăng các ngành sản xuất

5



và dịch vụ trong nước; tức bằng tổng giá trị sản lượng trừ đi chi phí sản xuất đầu
vào.
+ Phương pháp phân phối: GDP bằng tiền công cộng với thu nhập hỗn hợp,
tiền thuế, khấu hao TSCĐ, lãi vay ngân hàng, các khoản thu nhập khác và lợi
nhuận.
+ Phương pháp chi tiêu: GDP bằng tiêu dùng cuối cùng của người dân (C),
tiêu dùng doanh nghiệp (I), tiêu dùng chính phủ (G) và chênh lệch giá trị hàng hoá
dịch vụ xuất nhập khẩu.
Tổng thu nhập quốc dân (GNP): Là giá trị bằng tiền của tất cả hàng hóa dịch
vụ cuối cùng được sản xuất ra nhờ những yếu tố sản xuất do người dân trong nước
sở hữu không phân biệt yếu tố đó ở đâu (trong nước hay ngoài nước).
GNP = GDP + thu nhập ròng từ nước ngoài
Thu nhập ròng từ nước ngoài gồm tiền công, tiền lương cộng với thu nhập do
sở hữu tài sản (cho thuê tài sản), lợi nhuận đầu tư, lãi tín dụng…
Một số chỉ tiêu khác như: Sản phẩm quốc nội ròng (NDP), sản phẩm quốc
dân
ròng (NNP), thu nhập quốc dân (GNI), thu nhập khả dụng (GDI).
Tuy nhiên các chỉ tiêu này chưa phản ánh đầy đủ ý nghĩa của sự tăng trưởng.
Bởi vì tổng sản phẩm và tốc độ tăng trưởng kinh tế còn phụ thuộc vào dân số và tốc
độ tăng dân số tự nhiên hàng năm.
1.1.2. Khái niệm về Năng suất các nhân tố tổng hợp - TFP
Năng suất các nhân tố tổng hợp – TFP (Total factor Productivity) là chỉ tiêu
đo lường năng suất của đồng thời cả “lao động” và “vốn” trong một hoạt động cụ
thể hay cho cả nền kinh tế. TFP phản ánh sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công
nghệ. Qua đó sự gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của
đầu vào (phương thức truyền thống) mà còn tuỳ thuộc vào chất lượng các yếu tố
đầu vào là lao động và vốn (trích từ Cục Thông tin KH&CN Quốc gia, 2011).
Tại Việt Nam, TFP có nhiều tên gọi, cụ thể: theo Quyết định số 43/2010/QĐTtg ngày 02/6/2010 của Thủ tướng chính phủ sử dụng thuật ngữ “ năng suất các


6


nhân tố tổng hợp”; Trung tâm Năng suất Việt Nam, Tổng cục Đo lường- tiêu chuẩnchất lượng đã sử dụng từ “năng suất yếu tố tổng hợp” (trích từ Cục Thông tin
KH&CN Quốc gia, 2011).
Theo Tăng Văn Khiên (2005), "suy cho cùng kết quả sản xuất mang lại do
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và lao động (các nhân tố hữu hình), nhờ tác động
của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản
lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân,v.v... “. Như vậy, gọi chung là các
nhân tố tổng hợp - các nhân tố về trình độ công nghệ tiềm ẩn trong các yếu tố cơ
bản là vốn và lao động.

Hình 1. 1: Thành phần của tăng trưởng kinh tế
Nguồn: Saari S. (2006)
Theo Saari S. (2006), trong quá trình tăng trưởng kinh tế gồm có các thành
phần: tăng trưởng do năng suất và tăng trưởng do lượng đầu vào. Trong đó, năng
suất tăng lên thì sẽ càng tạo ra sản lượng đầu ra nhiều hơn (với cùng lượng đơn vị
đầu vào).
Về cơ bản có ba thành phần đóng góp vào năng suất sản xuất ra hàng hoá và
dịch vụ, đó là: (1) lao động, (2) vốn và (3) những yếu tố khác, trong đó có giáo dục

7


đào tạo, khoa học và công nghệ, v.v... Những phần tăng năng suất không phải do
tăng vốn và lao động này được các nhà kinh tế gọi là “Năng suất yếu tố tổng hợp”
Như vậy, nâng cao TFP là biện pháp gia tăng đầu ra bằng việc nâng cao chất
lượng của các yếu tố đầu vào là lao động và vốn. Cùng với lượng đầu vào như nhau,
lượng đầu ra có thể lớn hơn nhờ vào vào việc cải tiến chất lượng của lao động, vốn

và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực này. Vì vậy, tăng TFP gắn liền với áp dụng
các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý, nâng cao kỹ
năng, trình độ tay nghề của người lao động….
Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, có 05 yếu tố chính đóng góp vào tăng TFP,
cụ thể gồm (Tăng Văn Khiên, 2005):
 Chất lượng lao động: trình độ học vấn liên quan đến khả năng tiếp thu, ứng
dụng những tiến bộ khoa học và công nghệ; Đào tạo nâng cao kỹ năng, tay nghề của
người lao động; Đào tạo chuyển giao công nghệ. Đầu tư vào nguồn nhân lực làm
tăng khả năng và năng lực của lực lượng lao động trong việc sản xuất ra các sản
phẩm và dịch vụ chất lượng cao là yếu tố rất quan trọng làm tăng TFP.
 Thay đổi nhu cầu hàng hoá, dịch vụ: tác động tới TFP thông qua việc tăng
nhu cầu trong nước và xuất khẩu về sản phẩm, hàng hoá là cơ sở quan trọng để sử
dụng tối ưu các nguồn lực.
 Thay đổi cơ cấu vốn: tăng cường đầu tư công nghệ tiên tiến như công nghệ
thông tin và truyền thông, công nghệ hiện đại và tự động hoá. Yếu tố này thể hiện
việc đầu tư vốn vào những lĩnh vực có năng suất cao, từ đó sẽ nâng cao hiệu quả
của cả nền kinh tế.
 Thay đổi cơ cấu kinh tế: là việc phân bổ các nguồn lực phát triển kinh tế giữa
các ngành và thành phần kinh tế, các nguồn lực sẽ được phân bổ nhiều hơn cho các
ngành hoặc thành phần kinh tế có năng suất cao hơn, từ đó đóng góp vào việc tăng
TFP.
 Áp dụng tiến bộ kỹ thuật: thúc đẩy các hoạt động sáng tạo, đổi mới; nghiên
cứu và phát triển sản phẩm mới, cải tiến quy trình sản xuất; công nghệ quản lý tiên
tiến ( hệ thống, công cụ quản lý tiên tiến…). Yếu tố này bao hàm các hoạt động như

8


đổi mới, nghiên cứu phát triển, thái độ làm việc tích cực, hệ thống quản lý, hệ thống
tổ chức… tác động làm nâng cao năng suất.

Theo hướng dẫn của OECD (2001) về đo lường năng suất, năng suất được
định nghĩa là "quan hệ tỷ lệ giữa khối lượng đầu ra với khối lượng sử dụng đầu
vào".
TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các đầu vào, bao gồm cả các yếu tố
không định lượng được như quản lý, khoa học công nghệ...
Khi hàm sản xuất chỉ có hai nhân tố vốn (K) và lao động (L) theo dạng:
Yt = At.f [Kt, Lt ] thì At trong mô hình này chính là TFP.
Hay trong hàm sản xuất Cobb-Douglas: Y = A Kα L1-α thì A cũng chính là
TFP.
TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài
ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công
nhân, trình độ quản lý, thời tiết...
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng lượng đầu vào.
điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền kinh tế.
đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều
kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. đối với doanh nghiệp thì có
khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh
trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.
TFP thay đổi do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
- Học hỏi thông qua làm việc: Thông qua làm việc, người ta sẽ tích lũy được
kinh nghiệm và học được cách sản xuất hiệu quả hơn. điều này sẽ dẫn đến chất
lượng lao động sẽ được cải thiện để ứng với số lượng nguồn lực như cũ thì doanh
nghiệp có thể tạo ra nhiều sản phẩm hơn hay tạo ra các sản phẩm mới…
- Thay đổi công nghệ: Công nghệ mới là một động lực mạnh mẽ trong bất kể
doanh nghiệp hay nền kinh tế nào muốn tăng hiệu suất sử dụng nguồn lực của mình.
Khi chúng ta đầu tư vào một qui trình công nghệ cao (với điều kiện qui trình công
nghệ này thích hợp với nguồn lực hiện tại) thì với một số lượng lao động tương ứng

9



với công nghệ cũ sẽ thu được số lượng sản phẩm nhiều hơn hay chất lượng sản
phẩm cao hơn (điều này lý giải vì sao nhiều doanh nghiệp lại tập trung nhiều vào
nghiên cứu và phát triển – R&D để tạo ra các công nghệ mới hơn).
- Phân bố lại nguồn lực: Việc phân bố các nguồn lực một cách hợp lý sẽ làm
tăng năng suất biên của nguồn lực được sử dụng mà không cần phải tăng số lượng
nhập lượng đầu vào. Ví dụ khu vực nông nghiệp ở đa số các nền kinh tế kém phát
triển vốn tập trung nhiều lao động nhưng lại thiếu vốn dẫn đến năng suất của khu
vực này thấp. Nếu quá trình phát triển kèm theo đó là sự chuyển dịch mạnh cơ cấu
lao động từ khu vực nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ thì với cùng
nguồn lực năng suất chung của cả nền kinh tế sẽ tăng lên.
- Trình độ quản lý: Khi trình độ quản lý cao hơn, có nghĩa là nguồn lực trong
một nền kinh tế sẽ được các nhà quản lý nào phẩn bổ một cách hiệu quả hơn hay
những nhà quản lý có thể tập trung nhiều hơn vào R&D cho doanh nghiệp mình
nhằm tạo ra hiệu quả tối ưu trong việc sử dụng các nguồn lực.
Chỉ tiêu TFP rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Sự biến động TFP được
Solow sử dụng đầu tiên nhằm phản ánh sự thay đổi công nghệ và giải thích sự tăng
trưởng kinh tế.
Từ đó về sau được các nhà kinh tế sử dụng rộng rãi và trở thành một chỉ tiêu
không thể thiếu trong phân tích kinh tế.
Tóm lại, TFP là chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất đem lại do nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn, lao động nhờ vào tác động của nhân tố đổi mới công nghệ. TFP
phản ánh chất lượng tăng trưởng kinh tế và sự phát triển bền vững của nền kinh tế ở
cấp độ quốc gia, cấp độ địa phương và cả cấp độ ngành.
1.2.
1.2.1.

Các lý thuyết kinh tế
Lý thuyết tăng trưởng trước Keynes
Trước Keynes đã có nhiều nhà kinh tế nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng


kinh tế và đã đóng góp không nhỏ trong việc giải thích các hiện tượng kinh tế đồng
thời tạo tiền đề vững chắc để lý thuyết tăng trưởng kinh tế phát triển ngày càng
hoàn thiện hơn. Một số đại diện đóng góp quan trọng cho lý thuyết này:

10


Thuyết kinh tế của Adam Smith: là một nhà lý luận kinh tế chính trị nổi tiếng
ở Anh. Với tác phẩm nổi tiếng “Của cải của các quốc gia”, ông đã đóng góp quan
trọng trong việc giải thích nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế. Theo ông, nguồn gốc
tăng trưởng kinh tế là từ lao động, vốn, đất đai và tiến bộ kỹ thuật, trong đó lao
động là yếu tố tăng trưởng quan trọng vì đó là nhân tố tạo nên sự cải tiến lớn nhất
về năng suất lao động. Phát hiện quan trọng nhất của Adam Smith là phân công lao
động và chuyên môn hóa là những yếu tố đóng góp lớn vào tăng năng suất lao động
và tăng sản lượng đầu ra. Từ đó ông cho rằng tăng trưởng kinh tế có tính lợi suất
tăng dần theo quy mô, nhà nước không nên can thiệp vào thị trường mà hãy để cho
“bàn tay vô hình” của thị trường điều tiết.
Thuyết kinh tế của Thomas Robert Malthus: là một nhà kinh tế học người
Anh. Ông đã đóng góp vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế khi đưa ra đặc tính lợi tức
giảm dần của đầu ra theo đất đai. Theo ông, đất đai, lao động, vốn là những yếu tố
cơ bản tạo nên tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, đất đai có đặc tính không đổi về
cung, nhưng có thể thay đổi về chất lượng. Cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế,
sẽ cần nhiều đất đai hơn để canh tác, nhưng người ta không thể tạo thêm đất đai mới
để canh tác, do đó đất đai chính là giới hạn của tăng trưởng.
Thuyết kinh tế của David Ricardo: Ông cho rằng tiết kiệm và tích lũy vốn là
nhân tố quyết định tăng trưởng của một quốc gia nhưng do khan hiếm nguồn lực
nên sản lượng đầu ra có lợi suất giảm dần. Theo ông, để giải quyết tình trạng này
cần phải chuyên môn hóa, đẩy mạnh trao đổi thương mại thông qua xuất khẩu hàng
hóa công nghiệp để mua lương thực, thực phẩm rẻ từ bên ngoài, được thể hiện qua

thuyết lợi thế so sánh của ông. Ricardo cho rằng giá cả và tiền công có tính linh
hoạt nên có khả năng tự điều tiết. Do đó, theo ông chính sách của chính phủ là
không quan trọng, thậm chí cònhạn chế khả năng tăng trưởng kinh tế.
Các-Mác (1818 – 1883): là nhà kinh tế học người Đức. Ông đóng góp lớn
vào lý thuyết tăng trưởng kinh tế với công trình nổi tiếng “tư bản”. Theo Mác,
nguồn lực của tăng trưởng kinh tế là sự tích lũy tư bản, trong đó các yếu tố tác động
đến quá trình này là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật. Nguồn gốc của tích

11


×