Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

KẾT THÚC VẤN ĐỀ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (61.63 KB, 4 trang )

KẾT THÚC VẤN ĐỀ VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ
1.Những kiến nghị:
*Về phía Nhà nước:
Từ những phân tích về những ưu điểm, hạn chế của cách tính khấu hao tài sản cố
định theo qui định hiện hành của ta hiện nay thiết nghĩ Nhà nước nên bổ sung, sửa
đổi một số qui định cho phù hợp với điều kiện hiện nay , đảm bảo việc quản lý chặt
chẽ thống nhất của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, phù
hợp với thông lệ kế toán quốc tế , từng bước hoà nhập với các chuẩn mực kế toán
quốc tế , chẳng hạn:
-Đất đai:
Trên thực tế qua quá trình sử dụng, giá trị của đất đai có xu hướng tăng lên thế
nhưng chúng ta lại cho rằng đất đai cũng bị hao mòn dẫn tới giảm giá trị do đó
cũng phải dược tính và trích khấu hao,đây là điều chưa hợp lý. Thiết nghĩ đất đai
không nên cho trích khấu hao.
-Vào cuối thời gian hữu ích của tài sản cố định khi đem bán tài sản cố định người
ta luôn thu được một lượng giá trị nào đó. Chế độ của ta hiện nay chưa đưa giá trị
tận dụng của tài sản vào công thức tính khấu hao đương nhiên đã cho phép doanh
nghiệp tính một khoản “khống” vào chi phí kinh doanh hợp lý do vậy chúng ta nên
trừ giá trị tận dụng ước tính ra khỏi tổng giá trị phải khấu hao.
-Nhà nước nên cho phép doanh nghiệp được lựa chọn áp dung thêm một vài
phương pháp khấu hao khác nữa,chẳng hạn phương pháp khấu hao theo số dư giảm
dần, phương pháp khấu hao theo sản lượng cho phù hợp với đặc điểm của từng loai
hình doanh nghiệp, ngành nghề kinh doanh, chủng loại tính năng công dụng của
từng tài sản cố định.
-Nhà nước nên điều chỉnh lại khung thời gian sử dụng của tài sản cố định
Theo qui định hiện nay tiêu chuẩn để một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định
phải thoả mãn: Giá trị của tài sản phải trên 5 triệu đồng và thời gian sử dụng trên
một năm tuy nhiên theo chế độ hiện nay khung tối thiểu doanh nghiệp phải trích
khấu hao đối với một tài sản lại là bốn năm .
Điều này là chưa thoả đáng, nên chăng Nhà nước điều chỉnh khung giới hạn tối
thiểu thời gian khấu hao là một hoặc hai năm bởi nếu ít nhất bốn năm mới được


khấu hao hết giá trị thì những tài sản có tốc độ hao mòn cao( như máy móc thiết bị
điện tử, tin học...) sẽ chậm được thu hồi vốn đầu tư gây khó khăn cho doanh
nghiệp.
-Nên chăng Nhà nước cho phép doanh nghiệp tự xác định mức khấu hao trích
trong năm đăng ký với cơ quan thúê, tài chính trong phạm vi khả năng của doanh
nghiệp cũng như chủng loại tính năng công dụng của tài sản cố định . Nhà nước
qui định khoảng thời gian khấu hao sao cho tổng số khấu hao luỹ kế không vượt
quá nguyên giá trừ đi giá trị thu hồi ước tính của tài sản đó.
*Về phía bản thân các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp phải có kế hoạch quản lý, sử dụng, trích khấu hao tài sản cố định
sao cho hợp lý, phát huy tối đa năng lực của tài sản cố định, giảm chi phí khấu hao
trên một đơn vị sản phẩm. Tăng cường công tác quản lý tài sản cố định, tránh mất
mát hư hỏng, lập kế hoạch, lịch trình thu hồi vốn đầu tư sớm đổi mới tài sản cố
định Đối với những tài sản cố định đã khấu hao hết vẫn còn được sử dụng phải tận
dụng phát huy tối đa năng lực sản xuất, sớm thanh lý nhượng bán, mua sắm mới.
Đối với những tài sản cố định chưa khấu hao hết đã hư hỏng doanh nghiệp cần
xem xét lai cách tính khấu hao, tìm ra nguyên nhân quy trách nhiệm đòi bồi
thường.
2.Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu rút ra qua đề tài.
Qua những phân tích ở trên cùng với so sánh với chế độ kế toán ở một số nước ta
thấy được phần naò những ưu điểm cũng như hạn chế của phương pháp tính và
hạch toán khấu hao của ta nói riêng cũng như kế toán của ta nói chung.
Vấn đề là ở chỗ nền kế toán của ta còn khá non trẻ so với thế giới còn thiếu
những cơ sở pháp lý cơ bản dẫn tới các qui định đôi khi quá chi tiết nhưng không
đầy đủ và có phần cứng nhắc.
Mong rằng tới đây Nhà nước sẽ hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện cũng như tăng cường
sự quản lý của Nhà nước, đưa kế toán Việt Nam tiến gần hơn tới trình độ thế giới

KẾT LUẬN

Qua những phân tích ở trên cho thấy tính và kế toán khấu hao tài sản cố định là
công tác có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với chính bản thân doanh nghiệp cũng
như đối với Nhà nước. Chính vì điều đó Nhà nước đã và đang cố gắng thống nhất
và tập trung quản lý công tác này, tuy nhiên xung quanh vấn đề này còn rất nhiều
điều đáng quan tâm.
Trong khả năng hạn hẹp của mình em trình bày đôi điều về vấn đề này nhưng do
nhận thức còn hạn chế nên bài viết của em còn chưa mang tính thuyết phục, quá
trình nhìn nhận vấn đề còn chưa được rõ ràng, sát thực, những kiến nghị đưa ra còn
mơ hồ, chủ quan, thiếu tính thực tế...em mong nhận được sự chỉ bảo thêm của thầy
để bài viết được hợp lý hơn. Cuối cùng em xin chân thành cám ơn!

×