Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TẠI NHÀ MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ CÔNG TY ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.84 KB, 6 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ
TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ NHÂN CÔNG TRỰC TIẾP TẠI NHÀ
MÁY ĐƯỜNG QUẢNG PHÚ CÔNG TY ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI.
I. Nhận xét chung về công tác kế toán
Qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu công tác hạch toán kế toán ở nhà máy nói
chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng,
em nhận thấy công tác kế toán tại nhà máy nhìn chung là khoa học và hợp lý. Điều
này được thể hiện ở các điểm sau:
Bộ máy kế toán được tổ chức đơn giản gọn nhẹ, nhưng hoạt động có hiệu
quả phù hợp với yêu cầu công việc.
Trình độ năng lực của nhân viên kế toán nói chung rất vững vàng, đảm
đương tốt phần việc được đảm trách. Trong những năm qua, phòng tài chính kế
toán đã luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cung cấp thông tin kịp thời cho
lãnh đạo nhà máy, giúp ban giám đốc quản lý, điều hành tốt quá trình sản xuất kinh
doanh, quản lý chặt chẽ nguồn vốn của nhà máy. Đồng thời tập thể nhân viên
phòng không ngừng tiếp thu kiến thức mới nhằm ngày càng hoàn thiện hơn nữa về
chất lượng công tác kế toán tại nhà máy.
Về hình thức sổ kế toán, hiện nay, nhà máy đang áp dụng hình thức sổ Nhật
ký chứng từ. Nhà máy cho rằng hình thức sổ này phù hợp với bộ máy kế toán, đặc
điểm tổ chức kinh doanh và yêu cầu thông tin kế toán tại nhà máy: thuận tiện cho
công việc chuyên môn hóa công tác kế toán và giảm số lượng ghi sổ.
Tuy nhiên hình thức ghi sổ này vẫn còn những hạn chế nhất định như công
việc dồn nhiều vào cuối tháng, khối lượng ghi sổ có giảm song số lượng sổ và loại
sổ còn nhiều, kết cấu sổ phức tạp cho nên đòi hỏi trình độ nhân viên cao. Hơn nữa,
hình thức ghi sổ này rất khó khăn cho việc áp dụng kế toán trên máy vi tính.
Bên cạnh đó, vì là đơn vị trực thuộc công ty đường Quảng Ngãi nên công
việc kế toán ở nhà máy được thực hiện theo chỉ đạo của Công ty đôi lúc không
khỏi cứng nhắc, ít linh hoạt và không đủ kịp thời trong việc lập báo cáo quyết toán
cuối kỳ.
II. Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp.
Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả, phải thanh toán cho


công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm theo quy định, bao gồm chi phí về tiền
lương, phụ cấp phải trả, và các khoản trích BHYT,BHXH, KPCĐ trên tiền lương
của lao động.
Trên thực tế tại nhà máy, chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp gồm
những khoản phải trả cho cả công nhân trực tiếp sản xuất và cho nhân viên
quản lý phân xưởng, nhân viên văn phòng nhà máy. Cách hạch toán như vậy là
chưa đúng nguyên tắc tính đúng, tính đủ vào giá thành sản phẩm; vì vậy, cần
tách riêng chi phí nhân công cho từng bộ phận và tập hợp vào các tài khoản
tương ứng:
* TK 622001: phản ánh chi phí nhân công trực tiếp ở bộ phận chế biến.
* TK 627001: phản ánh chi phí nhân viên quản lý phân xưởng ở bộ phận chế
biến
* TK 642: phản ánh chi phí nhân viên quản lý văn phòng.
Chi phí tiền lương của từng bộ phận có thể được xác đinh được qua mỗi lần
trả lương vì khi xây dựng đơn giá lương sản phẩm đã bao gồm cả yếu tố nhân viên
văn phòng (nghĩa là chi phí nhân viên văn phòng đã được tính vào giá thành sản
xuất qua đơn giá lương sản phẩm). Kế toán cũng được xác định được chi phí nhân
công của từng bộ phận; trong đó, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất chiếm
khoảng 80%, chi phí nhân viên quản lý và phục vụ phân xưởng 5%, chi phí nhân
viên văn phòng 15%.
Theo số liệu tháng 12/2002, tổng quỹ lương phải trả ở nhà máy là
894.578.066 đồng, được phân bổ theo Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích
theo lương (bảng số 13) sau:
Bảng 13: Bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương tháng
12/2002
Khoản
mục
Lương KPCĐ BHXH BHYT Cộng BH &
KPCĐ
Tổng cộng

334 3382 3383 3384
622001 670933550 1341867
1
33750000 4500000 51668671 722602221
627001 5591129 111823 2812500 375000 3299323 8890452
642 218053387 4361068 8437500 1125000 13923568 231976955
Cộng 894578066 1789156
2
45000000 6000000 68891562 963469628
Căn cứ vào số liệu trên Bảng 13 ở trên, kế toán tiến hành định khoản như sau:
Nợ TK 622001 722.602.221
Có TK 334 670.933.550
Có TK 338 51.668.571
Chi phí ăn ca là khoản chi phí hỗ trợ cho công nhân, nhân viên; được tính
theo từng bộ phận như tiền lương và các khoản trích theo lương. Thực tế tại nhà
máy, chi phí ăn ca được kế toán tập hợp toàn bộ vào TK 622001 – “chi phí nhân
công trực tiếp tại bộ phận chế biến”. Việc hạch toán như vậy là không thật chính
xác; do đó cần tách rời chi phí ăn ca của từng bộ phận, tập hợp vào những tài
khoản chi phí sản xuất tương ứng.
Theo số liệu thang 12/2002, chi phí ăn ca tập hợp được là 45.712.500 đồng
sẽ được phân bổ cho các bộ phận theo tiêu thức phân bổ là số lao động của từng bộ
phận. Chi phí phân bổ được cụ thể như sau:
- Bộ phận sản xuất: 33.957.600 đồng.
- Bộ phận phân xưởng:5.290.760 đồng.
- Bộ phận quản lý: 6.464.140 đồng.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 622001 33.957.600
Có TK 111 33.957.600
Ngoài ra tại nhà máy còn phát sinh khoản chi phí bồi dưỡng cho công nhân
làm ca 3 (gồm cả công nhân trực tiếp sản xuất và nhân viên phân xưởng). Khoản

chi phí này được kế toán nhà máy tập hợp hết vào tài khoản 627001 – “chi phí sản
xuất chung ở bộ phận chế biến” đối ứng với tài khoản 334 – “phải trả công nhân
viên” như hiện tại là không hợp lý, cần được phân bổ riêng cho từng bộ phận như
chi phí ăn ca nói trên và tập hợp lại vào các tài khoản 622001, 627001 tương ứng,
đối ứng với tài khoản 111 vì khoản chi phí này được thanh toán bằng tiền mặt cho
công nhân khi lĩnh lương vào cuối tháng.
Theo số liệu tháng 12/2002, chi phí bồi dưỡng ca 3 tập hợp được là
17.846.400 đồng, sẽ được phân bổ cho từng bộ phận theo số lao động tại từng bộ
phận như sau:
- Bộ phận sản xuất: 15.296.914 đồng
- Bộ phận phân xưởng: 2.549.486 đồng
Kế toán định khoản
Nợ TK 622001 15.296.914
Có TK 111 15.296.914
Như vậy, tổng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất tập hợp được trong tháng
12/2002 là:
722.606.221 + 33.957.600 + 15.296.914 = 771.8563735 đồng.
So sánh với số liệu tập hợp được khi kế toán tập hợp chi phí nhân công trực
tiếp tại nhà máy theo hình thức sổ kế toán nhật ký chứng từ, ta thấy chi phí nhân
công trực tiếp tập hợp theo hình thức Nhật ký chung đã giảm cụ thể là:
Về số tuyệt đối, giảm:
1.009.182.127 – 771.856.735 = 237.325.392 đồng
Về số tương đối, giảm:
%52,23100
127.182.009.1
735.856.771
100 =×−
KẾT LUẬN
Từ việc tìm hiểu thực tế cùng với lý luận em nhận thấy việc tổ chức tốt công
tác kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp trong chi phí sản xuất để tính giá

thành sản phẩm là một vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác quản lý
kinh tế của doanh nghiệp. Việc tìm ra một phương pháp quản lý nhân công tốt
nhằm tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
luôn là mục tiêu cuả các nhà quản lý kinh tế và của bất cứ doanh nghiệp nào muốn
cạnh tranh thắng lợi trên thương trường trong nước,cũng như trên thế giới.
Việc thực hiện công tác hạch toán chi phí nhân công trực tiếp một cách khoa
học không những giúp các nhà quản lý nắm được tình hình lao động sản xuất của
công nhân, khuyến khích công nhân làm việc hăng say và có trách nhiêm hơn , mà
còn phản ánh chính xác kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Từ đó đưa ra
những quyết định quản lý, sử dụng lao động phù hợp giúp công ty ngày càng phát
triển hơn và đứng vững trên thị trường.
Tuy nhiên còn nhiều hạn chế về lý thuyết và thực tiễn trong quá trình nghiên
cứu và viết chuyên đề. Song không thể tránh được những thiếu sót. Vì vậy em
mong sự thông cảm, chỉ bảo của thầy giáo và góp ý của các bạn, giúp cho chuyên
đề được hoàn thiện một cách tốt hơn.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy hướng dẫn, đã giúp em
hoàn thàng chuyên đề nay.

×