Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.26 KB, 10 trang )

LÍ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT KINH DOANH
I.SỰ CẦN THIẾT CỦA CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU Ở DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT:
1.Vai trò của nguyên vật liệu trong sản xuất kinh doanh:
Nguyên vật liệu là đối tượng lao động, là yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
và là cơ sở vật chất để tạo nên sản phẩm mới. Do vậy, việc sxkd sẽ bị ảnh hưởng
lớn nếu việc cung cấp nguyên vật liệu không đầy đủ và kịp thời. Mặt khác,chất
lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguyên vật liệu .Vì nguyên vật
liệu là vật chất cấu thành nên vật thể của sản phẩm và chi phí nguyên vật liệu
chiếm 1 tỉ trọng lớn trong toàn bộ chi phí sx.VD: trong giá thành sản phẩm công
nghiệp cơ khí chi phí NVL chiếm 50-60%, trong công nghiệp chế biến chiếm
80%.Qua đó ta thấy việc tiết kiệm NVL có ý nghĩa rất lớn trong việc hạ giá thành
sp .Các dn cần quản lí nguyên vật liệu chặt chẽ ở mọi khâu: thu mua, bảo quản, dự
trữ, và sử dụng nhằm hạ thấp chi phí NVL, giảm giá thành sp.
Về mặt giá trị, NVL là tài sản dự trữ, thuộc tài sản lưu động. Do đó, việc tăng
tốc độ lưu chuyển vốn kd không thể tách rời việc dự trữ và sử dụng sản phẩm
nguyên vật liệu hợp lí, tiết kiệm.
Rõ ràng,nguyên vật liệu có vai trò to lớn trong hoạt động sxkd của doanh
nghiệp sản xuất.Trong quản lí NVL phải quản lí chặt các mặt: số lượng,chất lượng,
giá cả…của NVL cung cấp. Vì vậy,công tác kế toán NVL là điều kiện không thể
thiếu nhằm cung cấp kịp thời đồng bộ các vật liệu cần thiết trong sx, hạn chế tối đa
sự mất mát lãng phí NVL trong mọi khâu của quá trình sx.
2.Nhiệm vụ kế toán NVL trong doanh nghiệp sản xuất
Do vai trò quan trọng của NVL trong sxkd, nhà nước đã có những chính sách
chế độ về công tác quản lí vật tư ở mọi khâu và xác định nhiệm vụ của kế toán
NVL như sau:
-Tổ chức ghi chép, phản ảnh tổng hợp số liêu về việc thu mua, vận chuyển,
bảo quản, tình hình xuất nhập tồn kho của vật liệu, tính giá thực tế của vật liệu đã
thu mua. Thực hiện đủ các ghi chép ban đầu về vật liệu, mở các sổ kế toán vật liệu
để thực hiện hạch toán vật liệu đúng chế độ, đúng phương pháp quy định nhằm bảo


đảm sự thống nhất trong công tác kế toán, tạo điều kiện cho công tác chỉ đạo trong
phạm vi toàn dn.
-Kiểm tra việc chấp hành chế độ bảo quản dự trữ và sử dụng vật liệu, kiểm tra
việc nhập xuất nguyên vật liệu, phát hiện ngăn ngừa và đề xuất biện pháp xử lý các
hiện tượng thừa thiếu, ứ đọng, kém phẩm chất của nguyên vật liệu đã tiêu thụ. Tính
toán chính xác số lượng giá trị thực tế của nguyên vật liệu đưa vào sử dụng và số
đã tiêu hao trong quá trình sxkd. Phân bổ chính xác giá trị của nguyên vật liệu đã
tiêu hao vào các đối tượng sử dụng.
-Kiểm kê nguyên vật liệu, đánh giá vật liệu theo chế độ nhà nước đã quy định,
lập báo cáo về vật tư, tiến hành phân tích kinh tế về tình hình thu dự trữ bảo quản
và sử dụng vật liệu một cách hợp lí trong hoạt động sxkd, tiết kiệm và hạ thấp chi
phí nguyên vật liệu.
II.PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SXKD:
1.Phân loại vật liệu :
Để tiến hành sxkd, các doanh nghiệp phải sử dụng nhiều loại vật liệu với các
nội dung kinh tế và chức năng hoạt động khác nhau. Để quản lí tốt vật liệu , đòi hỏi
các doanh nghiệp phải nhận biết từng loại vật liệu. Vì vậy, cần phải phân loại vật
liệu theo các tiêu thức nhất định để tổ chức tốt công tác quản lí, công tác kế toán
vật liệu, đảm bảo sử dụng có hiệu quả vật liệu trong sxkd. Nhìn chung, trong các
doanh nghiệp sản xuất, vật liệu được chia như sau:
a>Dựa vào nội dung kinh tế và yêu cầu kế toán quản trị, vật liệu gồm:
-Nguyên vật liệu chính: là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành nên thực thể
của sản phẩm như sắt thép trong các doanh nghiệp chế tạo máy,cơ khí…
-Vật liệu phụ: là đối tượng lao động nhưng không phải là cơ sơ vật chất chủ
yếu hình thành nên các sản phẩm mới chỉ có tác dụng phụ trong sản xuất, chế tạo
sản phẩm .
-Nhiên liệu: là loại vật liệu khi sử dụng có tác dụng cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sxkd.
-Phụ tùng thay thế: gồm các loai phụ tùng, chi tiết để thay thế , sửa chữa máy
móc thiết bị sản xuất, phương tiện vận tải.

-Thiết bị xây dựng cơ bản: gồm các loại thiết bị, phưong tiện được sử dụng cho
việc xây dựng cơ bản .
-Vật liệu khác: là các loại vật liệu loại ra trong quá trình sản xuất , chế tao sản
phẩm .
b>Dựa vào công dụng của vật liệu và nội dung quy định quản lí vật liệu trên các tàI
khoản kế toán , vật liệu trong dn đươc chia thành:
-Nguyên vật liệu được dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm .
-Nguyên vật liệu dùng cho các nhu cầu khác như: quản lí dn,quản lí phân
xưởng.
c>Dựa vào nguàn hình thành, vật liệu bao gồm:
-Vật liệu mua ngoài.
-Vật liệu tự sản xuất .
2. Đánh giá vật liệu
2.1.Đánh giá nguyên vật liệu theo giá vốn thực tế
a>Đánh giá thực tế nhập kho:
Trong dn sản xuất, nguyên vật liệu dược nhập từ nhiều nguồn khác nhau và giá
thực tế của chúng được xác định như sau:
+Đối với nguyên vật liệu mua ngoài:
Giá vốn thực tế =(GIá trên hoá đơn + Chi phí thu thực tế – Khoản giảm giá)
Với dn áp dụng VAT theo phương pháp :
Khấu trừ: Giá trị vật tư mua ngoài được phản ánh theo giá mua chưa thuế. VAT
đầu vào đựơc theo dõi trên tài khoản thuế đầu vào.
Trực tiếp: Giá thực tế nhập kho được phản ánh theo giá thanh toán. VAT
không được khấu trừ.
+Đối với vật liệu tự gia công chế biến:
Giá vốn thực tế = (Tiền trả cho người nhận gia công chế biến + Chi phí vận
chuyển bốc dỡ)
+Trường hợp đơn vị khác góp vốn liên doanh, giá do hội đồng liên doanh đánh
giá .
+Phế liệu được phản ánh theo giá ước tính.

b> Giá thực tế xuất kho:
Giá thực tế của nguyên vật liệu xuất kho có thể được tính theo 1 trong các cách
sau:
+Phương pháp nhập trước-xuất trước:
Giá thực
tế vật liệu
xuất dùng.
=
(Giá thực tế đơn vị
vật liệu nhập trong
từng lần nhập trước)
X
(Số lượng vật liệu
xuất dùng trong kỳ
thuộc từng lần trước
đó).
+Phương pháp nhập sau xuất trước:
Giá thực tế
vật liệu xuất
dùng.
=
(Giá thực tế vật
liệu nhập theo lần
nhập sau cùng)
X
(Số lượng vật liệu xuất dùng
trong kỳ thuộc từng lần trước)

Hai phương pháp này hạch toán đúng giá trị lô hàng phù hợp công tác bảo quản
vật liệu tại kho nhưng gây khó khăn cho việc hạch toán chi tiết.

+Tính theo giá thực tế tồn đầu kỳ:
Giá thực tế vật liệu =
xuất dùng trong kỳ
(Đơn giá vật liệu
tồn đầu kỳ)
X (Số lượng vật liệu
xuất trong kỳ).
Trong đó:
Đơn giá bình quân Giá thực tế vật liệu tồn kho đầu kỳ
vật liệu tồn kho =
đầu kỳ Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ.
+Tính theo giá bình quân:
Giá thực tế vật liệu xuất kho = (Số lượng xuất) x (Đơn giá bình quân).
Giá vật liệu tồn đầu kỳ + Giá vật liệu nhập trong kỳ
Giá bình quân =
Số lượng vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.
+Tính theo giá thực tế sau mỗi lần nhập:
Phương pháp này đòi hỏi dn phải quản lí vật liệu theo từng lô hàng, căn cứ
vào lượng xuất kho và đơn giá nhập thực tế của lô hàng đó để tính ra giá thực tế
vật liệu xuất kho.
2.2.Đánh giá vật liệu theo giá hạch toán:
Giá thực tế vật liệu =
xuất kho
Giá hạch toán vật liệu
xuất dùng trong kỳ
X (Hệ số giá vật
liệu )
Giá thực tế vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Hệ số giá vật liệu =
Giá hạch toán vật liệu tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ.

Phương pháp này giúp cho việc tính toán đơn giản hơn, giảm khối lượng công
tác kế toán hàng ngày, tăng chức năng kiểm tra của kế toán, tạo thuận lợi cho việc
tổ chức hach toán nội bộ.
III. PHƯƠNG PHÁP CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU :

×