Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (86.8 KB, 4 trang )

Giai đoạn ILập kế hoạch và thiết kế phương pháp kiểm toán
Giai đoạn IIThực hiện kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn IIIHoàn thành kiểm toán và công bố báo cáo kiểm toán
. Qui trình kiểm toán Báo cáo tài chính.
1.Khái niệm :
Khái niệm qui trình trong kiểm toán Báo cáo tài chính được hiểu là các giai
đoạn, các bước lần lượt được thực hiện trong quá trình kiểm toán. Để thu thập các
bằng chứng kiểm toán đầy đủ và có giá trị làm căn cứ cho kết luận của kiểm toán
viên về tính trung và thực hợp lý của số liệu trên Báo cáo tài chính, từ đó nâng cao
chất lượng, bảo đảm tính hiệu quả hiệu năng của từng cuộc kiểm toán. Cuộc kiểm
toán thường được thực hiện theo qui trình gồm ba bước như sau: lập kế hoạch kiểm
toán và công bố báo cáo kiểm toán.
Sơ đồ 1: Ba giai đoạn của một cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính
Trong đó giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là giai đoạn đầu tiên mà các
kiểm toánviên cần thực hiẹen trong mỗi cuộc kiểm toán nhằm tạo ra điệu kiện pháp
lý cũng như các điều kiện khác cho cuộc kiểm toán. Việc lập kế hoạch kiểm toán
đã được quy định trong chuẩn mực thứ tư trong mười chuẩn mực kiểm toán hiện
hành được thừa nhận rộng rãi (GAAS) đòi hỏi: “công tác kiểm toán phải được lập
kế hoạch đầy đủ và các trợ lý, nếu có, phải giám sát đúng đắn”. Đoạn hai trong
chuẩn mực kiểm toán số 300 cũng nêu rõ kiểm toán viên và công ty kiểm toán cần
lập kế hoạch kiểm toán để có thể đảm bảo rằng cuộc kiểm toán đã được tiến hành
một cách có hiệu quả. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán được thực hiện thông qua
các bước sau: chuẩn bị cho kế hoạch kiểm toán; thu thập thông tin về nghĩa vụ
pháp lý của khách hàng và thực hiện các thủ tục phân tích; đánh giá tính trọng yếu,
rủi ro kiểm toán; tìm hiểu hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giái rủi to kiểm soát;
lập kế hoạch kiểm toán toàn diện và soạn thảo chương trình kiểm toán.
Giai đoạn hai, thực hiện kế hoạch kiểm toán là quá trình sủ dụng các
phương pháp kỹ thuật kiểm toán thích ứng với đối tượng kiểm toán cụ thể để thu
thập bằng chững kiểm toán. Đó là quá trình được thực hiện có kế hoạch, có chương
trình cụ thể và chủ động nhằm thu thập được những bằng chứng kiểm toán đầy đủ
và có độ tin cậy cao để minh chứng cho những ý kiến mà kiểm toán viên đẫ đưa ra


trong báo cáo kiểm toán.
Giai đoạn ba, hoàn tất công việc kiểm toán: kết quả của các bước cụ thể
trong giai đoạn thự hiện kế hoạch kiểm toán được xem sét trong mối quan hệ hợp
lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự kiện bất thường, những nghiệp
vụ phát sinh sau ngày lập bảng khai tài chính.
2.Vai trò, vị trí của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán trong quy trình
kiểm toán báo cáo tái chính.
Theo trình tự của quy trình kiểm toán được trình bày qua sơ đồ số một, giai
đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán được thực hiện sau giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán và trước giai đoạn giai đoạn hoàn tất cuộc kiểm toán. Về thời gian giai đoạn
thực hiện kế hoạch kiểm toán được thực hiện trong quá trình đi thực tế tại công ty
khách hàng bởi các kiểm toán viên và các trợ lý kiểm toán trong các phòng ban sau
khi được phân nhiệm từng phần hành cụ thể. Theo đó, tuỳ thuộc vào kết quả đánh
giá độ tin cậy của hệ thông kiểm soát nội bộ (trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm
toán) ở các cấp độ khác nhau các kiểm toán viên sẽ quyết định các thủ tục kiểm
toán sẽ sử dụng cụ thể:
-Nếu kiểm toán viên khẳng định không thể dựa vào hệ thống kiểm soát của
khách hàng, công xiệc kiểm toán sẽ được triển khai theo hương sử dụng ngay các
trắc nghiệm độ vững chãi với số lượng lớn. Trường hợp ngược lạ có thể sử dụng
kết hợp các trắc nghiệm đạt yêu cầu với các trắc nghiệm độ vững chãi trên số
lượng ít hơn các nghiệp vụ. Mức độ nhiều ít của các trắc nghiệm này tuỳ thuộc vào
mức độ tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ.
-Nếu như kiểm toán viên đánh giá mức độ tin cậy vào hệ thống kiểm
soát nội bộ cao thì bằng chứng được thu thập và tích luỹ chủ yếu qua các trắc
nghiệm đạt yêu cầu kết hợp với số ít các bằng chứng thu thập qua các trắc nghiệm
độ vững chãi. (Trắc nghiệm độ vững chãi của công việc được hiểu là trình tự rà
soát các thông tin về giá trị trong thực hành kế hoạch kiểm toán. Trong trường hợp
này kiểm toán viên phải tiến hành tính toán lại các số tiền trên các chứng từ kế toán
và so sánh đối chiếu với các chứng từ kế toán và các sổ sách kế toán có liên quan.
Từ đó khẳng định mức độ thoả mản mục đich ‘bảo đảm độ tin cậy các thông tin”

của hệ thống kiểm soát nội bộ). Ngược lại, nếu độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát
nội bộ được đánh giá thấp thì trắc nghiệm đạt yêu cầu được thức hiện với số lượng
nhiều hơn. Như vậy, trắc nghiệm đạt yêu cầu được triển khai chỉ với mục đích thu
thập các bằng chứng bảo đảm sự tin cậy của hệ thống kiểm soát nội bộ. Cụ thể trắc
nghiệm đạt yêu cầu công việc được hiểu là trình tự rà soát các thủ tục kế toán hay
thủ tục quản lý có liên quan đến đối tượng kiểm toán. Đối tượng kiểm toán có thể
dựa trên các dấu vết (như chữ ký trên các chứng từ) hoặc không để lại dấu vết cụ
thể (như phân công, phân nhiệm). Trong quan hệ đó trắc nghiệm đạt yêu cầu được
thực hiện trong các tình huống khác nhau: có dấu vết và không có dấu vết.Trong
trường hợp có dấu vết các kiểm toán viên cần đối chiếu với các chữ ký trên các
chứng từ và xem sét trách nhiệm tương xướng của từng người có trách nhiệm.
Trong trường hợp không có dấu vết, các kiểm toán viền cần phỏng vấn các nhân
viên có liên quan và quan sát các hoạt động thực tế cuả họ. Như vậy, trắc nghiệm
đạt yêu cầu được thực hiện nhằm khẳng định sự tuân thủ các qui định được thiết kế
nhằm kiểm soát các hoạt động hàng ngày của đơn vị được kiểm toán hướng tới tính
hiệu năng và hiệu quả. Qua đó đánh giá mức độ tin cậy của các thông tin thu thập
được.
Giai đoạn thực hiện kế hoạch kiểm toán có vai trò quan trọng trong quá
trình kiểm toán. Đó là giai đoạn cung cấp nhiều nhất các bằng chứng kiểm toán có
độ tiên cậy cao trong hệ thống các bằng chứng kiểm toán được lưu trữ trong hồ sơ
kiểm toán. Đồng thời đây cũng là giai đoạn chiếm rất nhiều chi phí trong cuộc
kiểm toán.

×