Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI BCKT PHÁT HÀNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.74 KB, 3 trang )

TRÁCH NHIỆM CỦA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ CÔNG TY
KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP ĐỐI VỚI BCKT PHÁT HÀNH.
1. Trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập.
Công ty kiểm toán độc lập chịu trách nhiệm trước đơn vị được kiểm toán,
trước những người sử dụng BCKT về BCTC và trước pháp luật về BCKT phát
hành.
a) Lập BCKT về BCTC là trách nhiệm của công ty kiểm toán độc lập được quy định
rõ tại Điều 4 – Báo cáo kiểm toán của Hợp đồng kiểm toán (Chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam số 210).
b) Công ty kiểm toán chịu trách nhiệm cử kiểm toán viên và chuyên gia có năng lực,
kinh nghiệm thực hiện công việc kiểm toán và lập BCKT về BCTC.
c) Thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát quá trình kiểm toán và soát xét chất
lượng BCKT của công ty kiểm toán độc lập để đảm bảo độ tin cậy của BCKT .
2. Trách nhiệm của kiểm toán viên.
2.1 Nguyên tắc kiểm toán quốc tế số13 – Báo cáo kiểm toán các Báo cáo tài
chính quy định trách nhiệm của kiểm toán viên trong việc lập BCKT như sau:
“Kiểm toán viên phải soát xét lại và đánh giá các kết luận rút ra từ các bằng
chứng kiểm toán thu thập được làm căn cứ cho các nhận xét của mình về các thông
tin tài chính. Việc soát xét lại và đánh giá kéo theo việc hình thành kết luận toàn
diện về các khía cạnh sau đây:
a) Các thông tin tài chính được lập ra bằng cách sử dụng chế độ kế toán có thể
chấp nhận được và chế độ kế toán này đã được áp dụng một cách nhất quán.
b) Thông tin tài chính phù hợp với các quy định hiện hành và yêu cầu của luật
pháp.
c) Toàn cảnh các thông tin tài chính của doanh nghiệp là nhất quán với hiểu biết
của kiểm toán viên về đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp.
d) Các thông tin tài chính đã thể hiện thoả đáng mọi vấn đề trọng yếu và được
trình bày hợp lý”.
2.2 Kiểm toán viên phải tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán và
quy trình kiểm toán đã được phê chuẩn hoặc hệ thống các nguyên tắc, chuẩn
mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của quốc gia và quốc tế được phép áp


dụng khi lập BCKT .
2.3 Kiểm toán viên phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng BCKT và
trước pháp luật về ý kiến của mình trình bày trên BCKT về BCTC.
Hiện tại ở Việt Nam chưa có đầy đủ các chuẩn mực, các quy định cụ thể về
trách nhiệm của kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập đối với BCKT phát
hành. Nhưng nói chung kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập luôn phải
chịu trách nhiệm đối với BCKT đã phát hành, đặc biệt là khi ý kiến kiểm toán trên
BCKT có những sai sót trọng yếu gây thiệt hại tới các đối tượng sử dụng BCKT về
BCTC. Tuy nhiên, mức độ trách nhiệm của kiểm toán viên và công trọng yếu kiểm
toán sẽ tuỳ thuộc vào các nguyên nhân đã làm cho ý kiến của kiểm toán viên bị sai
lệch.
Nếu ý kiến của kiểm toán viên bị sai lệch do một trong những nguyên nhân cơ
bản sau đây:
a) Cuộc kiểm toán được tiến hành bởi những kiểm toán viên và chuyên gia có
trình độ chuyên môn thấp, không tuân thủ những nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán
và quy trình kiểm toán đã được phê chuẩn hoặc hệ thống các nguyên tắc, chuẩn
mực kiểm toán và quy trình kiểm toán của quốc gia và quốc tế được phép áp dụng
khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
b) Kiểm toán viên thực hiện cuộc kiểm toán đã không tuân thủ những nguyên tắc
bắt buộc về đạo đức nghề nghiệp, cố tình bỏ qua các quy định nghề nghiệp.
c) Công ty kiểm toán độc lập có sự yếu kém trong việc công tác quản lý, về việc
thiết lập và thực hiện hệ thống kiểm soát quá trình kiểm toán và soát xét chất lượng
BCKT.
Trong trường hợp này kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập phải chịu
hoàn toàn chịu trách nhiệm về BCKT của mình. Kiểm toán viên và công ty kiểm
toán phải bồi thường thiệt hại cho những người sử dụng thông tin trên BCKT về
BCTC theo sự quyết định của toà án.
Trường hợp BCKT của kiểm toán viên có chứa đựng sai sót trọng yếu gây
thiệt hại cho người sử dụng thông tin trên BCKT, nhưng trong suốt quá trình kiểm
toán , kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đã tuân thủ và đảm bảo các yêu cầu cơ

bản của một cuộc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam hiện hành hoặc
các nguyên tắc, chuẩn mực kiểm toán quốc tế được áp dụng rộng rãi và các quy
định pháp lý có liên quan. Và hệ thống kiểm soát chất lượng kiểm toán của Công
ty kiểm toán đã đảm bảo các nguyên tắc soát xét chất lượng nhưng nếu các bằng
chứng pháp lý mà kiểm toán viên thu thập được đã chứa đựng những gian lận cố ý
mà đơn vị được kiểm toán tạo ra, và như vậy với các thủ tục kiểm toán thông
thường, kiểm toán viên không thể phát hiện được. Trong trường hợp này, kiểm
toán viên và công ty kiểm toán đã gặp phải rủi ro phát hiện, dẫn đến ý kiến sai lầm
trên BCKT.
Khi đó, kiểm toán viên và công ty kiểm toán độc lập vẫn phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho các đối tượng sử dụng BCKT do việc sử dụng
thông tin trên BCKT gây nên các quyết định sai lầm.
Đơn vị được kiểm toán chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do đơn vị có
hành vi cố tình gian lận hoặc thông đồng gian lận đã làm sai lệch các thông tin trên
BCTC dẫn đến những sai sót trọng yếu trên BCKT của công ty kiểm toán độc lập.
Trường hợp các kiểm toán viên của công ty kiểm toán độc lập và đơn vị được
kiểm toán thông đồng với nhau có hành vi gian lận thì xem xét mức độ liên đới của
từng phía để quyết định về việc bồi thường thiệt hại cho người sử dụng thông tin
trên BCKT về BCTC.

×