Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (192.37 KB, 16 trang )

CÔNG TÁC QUẢN LÍ VÀ TỔ CHỨC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN THUẾ GIÁ TRỊ GIA
TĂNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
I, Công tác quản lý thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp.
1, Phương pháp kế toán quản lí thuế giá trị gia tăng trong các doanh nghiệp.
Kế toán thực hiện việc ghi chép, xử lý và tổng hợp cung cấp thông tin về thuế
giá trị gia tăng bằng hệ thống các phương pháp kế toán như: Phương pháp chứng
từ, phương pháp tính giá, phương pháp tài khoản và phương pháp cân đối tổng
hợp số liệu.
a, Phương pháp chứng từ.
Hệ thống hoá đơn chứng từ có liên quan đến thuế GTGT hiện nay đã đảm bảo
tương đối khoa học, hợp lý. Song trên thực tế việc quản lí chứng từ hoá đơn vẫn
còn nhiều khó khăn, tồn tại nhiều sai phạm, gian lận khó phát hiện do sự thiếu
thống nhất về chính sách chế độ mà tạo ra kẽ hở, hoặc sự thông đồng của các tổ
chức có liên quan. Để quản lý và kiểm soát được các chứng từ, hoá đơn GTGTđòi
hỏi phải có sự kết hợp của nhiều cơ quan đơn vị, kế toán phải có cách kê khai vạ
trình bày thông tin liên quan đến chứng từ hoá đơn GTGT một cách minh bạch,
đầy đủ và dễ kiểm tra, kiểm soát.
b, Phương pháp tính giá .
Vận dụng phương pháp này đòi hỏi kế toán phải xác định được giá tính thuế
GTGTtheo phương pháp trực tiếp ,bởi theo trường hợp này :

Số thuế GTGT của hàng Thuế
GTGT = hoá dịch vụ X suất thuế
phải nộp chịu thuế GTGT GTGT
trong đó:

GTGT của Giá thanh toán Giá thanh toán của
hàng hoá = của hàng hoá - hàng hoá dịch vụ
dịch vụ dịch vụ bán ra mua vào tương ứng
Như vậy, cơ sở để tính thuế GTGT (giá tính thuế GTGT) là phần GTGT được
tính trên sơ sở giá thanh toán và hàng hoá dịch vụ bán ra và mua vào, là giá bao


gồm cả thuế GTGT, và vô hình trung đã đánh thuế chồng lên thuế , điều này trái
ngược với ưu điểm vốn có của thuế GTGT.
Để khắc phục tình trạng này , cuối mỗi kỳ cần phải tính ra gía trị hàng hoá dịch
vụ bán râ mua vào dể tính GTGT từ giá thanh tóan hàng hoá dịch vụ bán ra và mua
vào theo công thức:

Trị giá hàng hoá giá thanh toán hàng hoá
dịch vụ bán ra(mua = dịch vụ bán ra(mua vào)
vào)để tínhGTGT 1 + thuế suất thuế GTGT
Trong đó :

GTGT của Trị giá hàng hoá Trị giá hàng hoá
hàng hoá = dịch vụ bán ra - dịch vụ mua vào
dịch vụ để tính GTGT để tính GTGT.
c, Phương pháp tài khoản.
Xét từ khía cạnh để quản lý, kiểm soát thuế giá trị gia tăng cần phải có cách kê
khai phù hợp, hơn nữa lại phục vụ cho việc tính giá tài sản hình thành và xác định
giá tính thuế GTGT, cần thiết có một tài khoản để phản ảnh toàn bộ giá thanh toán
của hàng mua vào tương tự hàng bán ra, nên chăng các doanh nghiệp sử dụng tài
khoản 611”mua hàng” bất kể là hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên hay kiểm kê định kỳ, hàng mua về có qua kho hay sử dụng ngay.
Căn cứ vào TK611 trước hết để tính gía vốn của tài sản để kết chuyển vào tài
khoản có liên quan , mặt khác kế toán theo dõi chi tế mua hàng cho từng loại hàng
hoá dịch vụ có thuế suất khác nhau cũng như theo dõi chi tiết phân tích vào giá vốn
hàng mua nhưng không chịu thuế GTGT . Theo cách này , vừa dảm bảo chuẩn bị
số liệu kê khai thuế GTGT của doanh nghiệp , vừa đảm bảo tính dễ kiểm tra , kiểm
soát trong quản lý thu thuế GTGT.
Ngoài ra , việc vận dụng TK 133 cần có sự nghiên cứu xem xét lại cách ghi
chép của tài khoản. để phục vụ cung cấp số liệu lập mục 1, 2 của phần 3 “thuế giá
trị gia tăng được khấu trừ được hoàn lại được miễn giảm” trên bá o cáo kết quả

kinh doanh . Đặc biệt là mục 2 “ thuế giá trị gia tăng dược hoàn lại “ được lập dựa
trên cơ sở số liệu của sổ chi tiết “ thuế GTGT được hoàn lại “ (mẫu số S02-doanh
nghiệp), theo như cách ghi chép hiện nay thì số S02-doanh nghiệp chưa đúng nghĩa
sổ kế toán, cần tổ chức lại TK1331 như sau:
+ TK1331: Thuế GTGT dược khấu trừ
trong đó:
TK13311: Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hoá dịch vụ.
TK13312: Thuế GTGT được khấu trừ của tài sản cố định.
+TK1332: Thuế GTGT được hoàn lại.
Và trình tự ghi chép đối với thuế GTGT được hoàn lại :
-Khi nhận được thông báo của cơ quan thuế về số thuế GTGT cho hoàn thuế phát
sinh trong kỳ, kế toán ghi chi tiết:
Nợ TK1332
Có TK 1331
-Khi thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại trong kỳ kế toán ghi
Nợ TK 111, 112
Có TK 133(2)
II, Công tác tổ chức hạch toán kế toán thuế giá trị gia tăng tại các
doanh nghiệp ở việt nam hiện nay.
1, Hạch toán thuế GTGT.
a, Tài khoản sử dụng.
Để theo dõi tình hình thanh toán với Ngân sách Nhà nước về các khoản phí,
thuế, lệ phí... kế toán sử dụng tài khoản 333 “Thuế và các khoản phải nộp Nhà
nước”. Tài khoản này được mở chi tiết theo tình hình thanh toán từng khoản nghĩa
vụ (phải nộp, đã nộp, còn phải nộp, nộp thừa). Mọi khoản thuế, phí, lệ phí theo quy
định tính bằng VND. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế bằng ngoại tệ phải quy
đổi ra VND theo tỷ giá thực tế để ghi sổ. Tài khoản 333 có kết cấu như sau:
TK 333
- Các khoản đã nộp Ngân sách Nhà
nước.

- Các khoản phải nộp ngân sách.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá được Ngân
sách duyệt.
- Các khoản trợ cấp, trợ giá đã nhận.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm số phải
nộp Ngân sách.
Dư Nợ: (nếu có) Số nộp thừa cho Ngân
sách Hoặc các khoản trợ cấp trợ giá
được ngân sách duyệt nhưng chưa
nhân.
Dư Có: Các khoản còn phải nộp Ngân
sách Nhà nước.
Bên cạnh tài khoản 333, kế toán còn sử dụng tài khoản 133 “Thuế giá trị gia
tăng được khấu trừ”. Tài khoản này chỉ sử dụng đối với doanh nghiệp thuộc đối
tượng nộp thuế VAT theo phương pháp khấu trừ. Nội dung phản ánh của tài khoản
133.
TK 133
- Tập hợp số thuế VAT đầu vào được
khấu trừ thực tế phát sinh.
- Số thuế VAT đầu vào đã khấu trừ trong
kỳ.
- Các nghiệp vụ khác làm giảm thuế VAT
đầu vào.
Dư Nợ: phản ánh số VAT đầu vào còn
được khấu trừ hay hoàn lại nhưng chưa
nhận.
b, Trình tự hạch toán.
• Hạch toán VAT theo phương pháp khấu trừ:
- Hạch toán VAT đầu vào được khấu trừ:
+ Mua vật tư, hàng hoá, dịch vụ trong nước:

Nợ TK 151,152,153,156: Giá mua chưa có thuế VAT
Nợ TK 133(1331) Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 331, 111,112: Tổng giá thanh toán
+ Mua TSCĐ dùng vào sản xuất kinh doanh:
Nợ TK 211,241 Giá mua chưa thuế
Nợ TK 133 (1332) Thuế VAT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111,331 Tổng giá trị thanh toán
+ Mua hàng nhập khẩu dùng hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh số
VAT của hàng nhập khẩu sẽ được khấu trừ.
Nợ TK 133(1331,1332) Thuế VAT được khấu trừ
Có TK 3311 (33312): thuế VAT phải nộp
+ Mua hàng nhập khẩu dùng cho sản xuất kinh doanh thuộc diện chịu thuế
VAT theo phương pháp trực tiếp hoặc dùng vào hoạt động phúc lợi, dự án... thì
thuế VAT của hàng nhập khẩu phải nộp được tính vào giá trị hàng mua:
Nợ TK 151,152,153 Trị giá mua hàng NK (cả thuế NKvà Thuế VAT)
Có TK 333 (333-TNK) Thuế nhập khẩu
Có TK 333 (33312) Thuế VAT của hàng nhập khẩu
Có TK 111,331 Giá mua hàng nhập khẩu
- Hạch toán thuế VAT đầu ra:
+ Phản ánh thuế VAT phải nộp khi tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá:
Nợ TK 511
Có TK 333 (33311) Thuế VAT phải nộp
+ Trường hợp cung cấp dịch vụ thu tiền trước, kế toán ghi nhận doanh thu là
toàn bộ số tiền thu được chưa có thuế VAT và thuế VAT phải nộp:
Nợ TK 111,112: Tổng số tiền đã thu
Có TK 333(33311) Thuế VAT phải nộp
Có TK 338 (3387) Doanh thu bán hàng ghi nhận trước
+ Phát sinh các khoản thu nhập tài chính và hoạt động bất thường:
Nợ TK 111,131 Tổng giá thanh toán
Có TK 333(33311) Thuế VAT phải nộp

Có TK 515 Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 Doanh thu khác
- Hạch toán thuế VAT được khấu trừ, thuế VAT phải nộp , đã nộp và thuế VAT
đầu vào không được khấu trừ:
+ Số thuế VAT đầu vào được khấu trừ nhỏ hơn số thuế VAT phải nộp, kế toán
kết chuyển toàn bộ số thuế VAT được khấu trừ:
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
+ Phản ánh số thuế VAT đã nộp trong kỳ:
Nợ TK 3331 (33311) Số thuế VAT đầu ra đã nộp
Nợ TK 3331 (33312) Thuế VAT của hàng nhập khẩu đã nộp.
Có TK 111,112,311
+ Trường hợp số thuế VAT đầu vào được khấu trừ lớn hơn số thuế VAT phải nộp
thì kết chuyển bằng số phải nộp:
Nợ TK 3331 (33311)
Có TK 133
+ Trường hợp thuế VAT vừa phân bổ cho đối tượng chịu thuế VAT vừa phân bổ
cho đối tượng không chịu thuế VAT:
Nợ TK 3331 (33311) Kết chuyển số thuế VAT được khấu trừ
Nợ TK 632 Kết chuyển số thuế VAT không được khấu
trừ cho đối tượng không chịu thuế VAT
Nợ TK 142 (1421) Kết chuyển số thuế VAT không được khấu trừ
cho đối tượng không chịu thuế VAT
Có TK 133 Kết chuyển số thuế VAT đầu vào.
+ Được hoàn lại thuế VAT:
Nợ TK 111,112 Số đã nhận
Có TK 133 Số đầu vào được hoàn lại
Có TK 333 (3331) Số nộp thừa được hoàn lại
+ Được giảm thuế (cơ sở lý luận ao mức thuế VAT phải nộp lớn hơn thuế
doanh thu trước đây)

Nợ TK 3331 (33311) Trừ vào số phải nộp.
Nợ TK 111,112 Số được giảm đã ghi nhận
Có TK 711 Số thuế VAT được giảm trừ
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN THUẾ VAT THEO PHƯƠNG PHÁP KHẤU TRỪ.
TK 131,111,112
Thuế VAT được giảm nhận bằng tiền
Nộp thuế VAT cho Ngân sách
Thuế VAT được giảm trừ v o sà ổ phải nộp
Thuế VAT của h ng nhà ập khẩu phải nộp
TK 151,152,211
TK 511,512,515,711
Giá mua vật tư, H ng hóa, t i sà à ản chưa có thuế VAT
TK 133
Thuế VAT đầu v o à
được khấu trừ
Doanh thu bán h ng v thu nhà à ập hoạt động khác
TK 3331
Thuế VAT đầu ra
phải nộp trong kỳ
Kết chuyển thuế VAT khấu trừ trong kỳ
Số thuế VAT được ho n là ại bằng tiền
TK 111, 112
TK 711
Tổng giá thanh toán gồm cả thuế VAT
TK 331,111,112

×