Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.38 KB, 5 trang )
Cho trẻ ăn nhiều hải sản để phòng
thiếu máu, thiếu sắt
Cho trẻ ăn đa dạng, thay đổi món, bổ sung rau, củ quả đúng cách
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 50% trẻ em dưới 2 tuổi bị
thiếu máu, thiếu sắt.
Trẻ bị thiếu máu sẽ bị chậm phát triển tâm thần vận động, giảm khả năng
miễn dịch và khi đến tuổi đi học trẻ sẽ bị giảm khả năng phát triển về ngôn ngữ,
vận động, các hoạt động phối hợp và giảm chỉ số IQ từ 5 - 10 điểm.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến thiếu máu thiếu sắt là do chế độ
dinh dưỡng cung cấp thiếu chất sắt.
Sự hấp thu sắt bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Một yếu tố quan
trọng là dạng của sắt trong thức ăn. Heme là thành phần chính của huyết sắc tố để
cấu tạo nên hồng cầu.
Sắt ở dạng heme có nhiều trong thức ăn nguồn gốc động vật và dễ được hấp
thu hơn là sắt không ở dạng heme có nguồn gốc thực vật.
Thức ăn giàu sắt ở dạng heme bao gồm các loại hải sản như nghêu, sò
huyết, tôm, cá... các loại phủ tạng động vật như gan heo, gan gà, gan bò.
Nên cho trẻ ăn đầy đủ các loại thực phẩm nói trên và các loại thịt bò, thịt
gà, trứng để trẻ được bổ sung sắt đầy đủ.
Một số loại thức ăn giàu sắt không ở dạng heme như bột ngũ cốc, đậu tươi
nấu chín, hạt bí đỏ, mật đường, các loại rau xanh như rau muống, măng tây...
Sự hấp thu của sắt không ở dạng heme có thể được làm tăng lên khi được
ăn kèm những thức ăn chứa sắt ở dạng heme trong cùng một bữa ăn.
Ngoài ra, những chất làm tăng hấp thu sắt cũng có thể giúp tăng hấp thu sắt
không ở dạng heme.
Cần chú ý tránh ăn chung với những thức ăn có tính ức chế sự hấp thu sắt.