Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Pháp luật việt nam về hoạt động phân phối bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thực tiễn tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------------------------

HỒ TẤN PHÁT
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

HỒ TẤN PHÁT
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI THỰC TIỄN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Mã số chuyên ngành: 60 38 01 07

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Dư Ngọc Bích

TP. Hồ Chí Minh, năm 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn “Pháp luật Việt Nam về hoạt động phân phối
bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - thực tiễn tại Thành phố Hồ
Chí Minh” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng được
công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước
nhà trường về lời cam đoan này.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm, ……
Tác giả

HỒ TẤN PHÁT


ii

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập và nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ
luật kinh tế với đề tài “Pháp luật Việt Nam về hoạt động phân phối bán lẻ của tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - thực tiễn tại Thành phố Hồ Chí Minh”.
Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, bên cạnh những cố gắng của bản thân, tác giả
đã nhận được rất nhiều sự hướng dẫn, giúp đỡ và lời động viên, quan tâm từ các
thầy cô, gia đình và bạn bè.
Qua đây tác giả xin bày tỏ sự kính trọng và biết ơn sâu sắc đến người hướng

dẫn khoa học của mình là TS. Dư Ngọc Bích - người đã tận tình chỉ dạy tác giả
hoàn thiện bài luận văn.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã tạo mọi điều kiện
cổ vũ, động viên, là chỗ dựa tinh thần của tác giả trong suốt thời gian thực hiện đề
tài.
Nội dung bài luận văn này của tác giả khó tránh khỏi những sai sót và hạn
chế, do vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, phê bình của quý thầy cô trong
hội đồng phản biện và những người quan tâm đến đề tài để tác giả có cơ hội học
hỏi, hoàn thiện kiến thức bản thân và góp phần nhỏ vào công cuộc nghiên cứu pháp
luật để từ đó áp dụng thành công những kiến thức lý luận vào thực tiễn xã hội.

Tác giả
HỒ TẤN PHÁT


iii

TÓM TẮT
Quá trình Việt Nam nỗ lực triển khai đúng theo lộ trình Biểu cam kết khi gia
nhập tổ chức WTO đã mang đến nhiều cơ hội giúp mở cửa thị trường nước ta và thu
hút đáng kể nguồn vốn đầu tư FDI. Chính điều này khiến diện mạo ngành phân phối
bán lẻ nói riêng trở nên đa dạng và chuyển biến năng động mạnh mẽ.
Kinh doanh bán lẻ rõ ràng là một ngành thương mại lớn, luôn đạt doanh thu
tăng trưởng cao qua các năm và có mức ảnh hưởng đáng kể đến đầu ra của ngành
sản xuất. Do đó, Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần ban hành, sửa đổi, thay thế các
văn bản pháp luật liên quan để quản lý, điều tiết tương thích với sự phát triển và
chuyển mình nhanh chóng của lĩnh vực dịch vụ này. Ngoài những nguyên tắc cơ sở
của Biểu cam kết WTO và các cách thức gia nhập thị trường Việt Nam của nhà đầu
tư nước ngoài theo Luật đầu tư 2014, pháp luật chuyên ngành đòi hỏi tổ chức kinh
tế có vốn đầu tư nước ngoài cần đáp ứng và thỏa mãn thêm khá nhiều điều kiện cấp

phép khác. Trong số đó, Nghị định 09/2018/NĐ-CP được xem là khung pháp lý
điều chỉnh trực tiếp và sâu sát nhất hoạt động bản lẻ nói trên. Ban hành đầu năm
2018 với rất nhiều nội dung pháp luật mới mẻ, Nghị định 09/2018/NĐ-CP khó tránh
khỏi những đánh giá và tranh luận ban đầu. Luận văn mà tác giả thực hiện theo đây
sẽ đem đến nhiều góc độ phân tích pháp lý sâu rộng nhằm làm sáng tỏ các cấp độ
vấn đề từ lý luận đến pháp luật thực định và thực tiễn áp dụng. Từ đó đủ tính khách
quan để nhìn nhận một số hạn chế, bất cập đang còn tồn tại trong quy định pháp luật
bán lẻ. Việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý đương nhiên vẫn là tất yếu để tạo sự
nhất quán trong thực thi pháp luật nhằm giảm thiểu những rào cản không đáng có
tại thị trường bán lẻ Việt Nam so với sân chơi chung của thế giới.
Tuy nhiên, một vấn đề tất yếu khách quan đặt ra, ngoài việc tuân thủ các cam
kết quốc tế thì việc điều chỉnh chính sách nhà nước cần tôn trọng và xem xét phù
hợp với điều kiện kinh tế-xã hội và điều kiện lập pháp quốc gia. Chủ trương mở cửa
thị trường nhưng nhà nước buộc phải đảm bảo kiểm soát sự bành trướng của các
doanh nghiệp vốn nước ngoài trong chừng mực đối với vấn đề phát triển doanh
nghiệp nội địa.


iv

MỤC LỤC

Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................... ii
TÓM TẮT ........................................................................................................................ iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................... iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
Mở đầu .................................................................................................................................1
1. Lý do lựa chọn đề tài: .................................................................................................1

2. Tình hình nghiên cứu đề tài: ......................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................4
4. Câu hỏi nghiên cứu: ....................................................................................................5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................5
6. Phương pháp nghiên c ứu: ...........................................................................................6
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: ................................................................6
8. Kết cấu luận văn: .........................................................................................................7
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN LẺ
CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI ...................................................................................................................8
1.1. Khái quát về nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ..................................................................................................................................8
1.1.1..Khái niệm, đặc điểm pháp lý của nhà đầu tư nước ngoài.............................8
1.1.2..Khái niệm, đặc điểm pháp lý của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài ............................................................................................................................ 10
1.2. Lý luận chung về hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa ........................... 14
1.2.1..Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ............................................ 14
1.2.2..Phân loại các dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ....................................... 18
1.2.3..Vai trò đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào thị trường phân phối bán lẻ
hàng hóa...................................................................................................................... 24


v

CHƢƠNG 2. PHÁP LUẬT THỰC ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI
BÁN LẺ HÀNG HÓA CỦA TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC
NGOÀI .............................................................................................................................. 29
2.1. Các cam kết và hiệp định thƣơng mại quốc tế............................................. 29
2.1.1..Cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa ...... 29
2.1.2..Các Hiệp định thương mại tự do liên quan khác ........................................ 32

2.2. Pháp luật thực định Việt Nam về hoạt động phân phối bán lẻ của tổ
chức kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài .................................................................. 35
2.2.1..Điều kiện và thủ tục gia nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài ...... 35
2.2.2..Quy định cấp phép hoạt động bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài .................................................................................................................. 38
2.2.3. Điều kiện thành lập cơ sở bán lẻ và cấp phép Giấy Phép Lập Cơ Sở Bán
Lẻ ................................................................................................................................. 41
2.2.4..Điều kiện quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa được phép bán lẻ ..... 46
CHƢƠNG 3. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT PHÂN PHỐI BÁN LẺ
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ HÀNG HÓA........................................................................ 50
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật tại thành phố Hồ Chí Minh ........................ 50
3.1.1..Những kết quả đạt được................................................................................. 50
3.1.2..Những vấn đề vướng mắc, hạn chế .............................................................. 55
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ hàng hóa.......................... 62
3.2.1..Vấn đề cân bằng lợi ích giữa mở cửa thị trường và bảo hộ doanh nghiệp
bán lẻ nội địa .............................................................................................................. 62
3.2.2..Các giải pháp pháp lý ..................................................................................... 65
3.2.3..Các giải pháp liên quan khác ........................................................................ 70
KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 76


vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. ASEAN

: Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á


2. BCC

: Hợp đồng hợp tác kinh doanh

3. ENT

: Economic Need Test – Kiểm tra nhu cầu kinh tế

4. EU

: Liên minh Châu Âu

5. FDI

: Foreign direct investment – Vốn đầu tư trực tiếp

6. Sở KHĐT

: Sở Kế Hoạch và Đầu Tư

7. Tp. HCM

: Thành phố Hồ Chí Minh

8. Ủy Ban Nhân Dân

: UBND

9. WTO


: Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

10. FTA

: Hiệp định thương mại tự do


1

Mở đầu
1. Lý do lựa chọn đề tài:
Khi chính thức góp mặt trở thành quốc gia thành viên thứ 150 của Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới (WTO) ngày 11/01/2007, Việt Nam đã có những nổ lực
nghiêm túc và vượt bậc để gặt hái nhiều thành công bởi các chỉ số đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) vào Việt Nam liên tục đạt kỷ lục ngoài mong đợi trong năm 2007
và 2008. Nối tiếp lộ trình cam kết, Việt Nam phấn đấu trở thành thị trường trẻ tiềm
năng của các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện nhiều chính sách mở cửa. Cụ thể,
kể từ ngày 01/01/2009 cho phép một số ngành dịch vụ (trong đó có ngành phân
phối) không còn bị hạn chế về tỷ lệ góp vốn của phía nước ngoài trong liên doanh.
Từ đó, hoạt động phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng dần trở nên sôi động và
đa dạng hơn hẳn. Sau ngày 11/01/2010, thị trường bán lẻ Việt Nam được mở cửa
hoàn toàn, doanh nghiệp có tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài bất kỳ được phép kinh
doanh bán lẻ mọi sản phẩm hàng hóa nhập khẩu, lưu hành hợp pháp tại Việt Nam,
ngoại trừ một số mặt hàng bị bảo lưu dài hạn, không thuộc phạm vi cam kết.
Trong nhiều năm trở lại đây, rất nhiều cuộc rót vốn đầu tư nước ngoài vào
ngành bán lẻ Việt Nam khiến thị trường này ngày càng chuyển biến mạnh mẽ. Từ
sự có mặt rất sớm các siêu thị lớn như Aeon (Nhật Bản), Lotte Mart (Hàn Quốc),
đến những thương vụ mua bán sáp nhập M&A như siêu thị BigC Việt Nam về tay
Central Group (Thái Lan), TCC Holdings (Thái Lan) mua lại Metro Việt Nam, cùng
việc mọc lên hàng loạt các chuỗi cửa hàng tiện lợi, cửa hàng bán lẻ chuyên doanh

đã nhanh chóng thế chỗ cho các cửa hàng tạp hóa truyền thống, khu chợ truyền
thống với hơn 3.000 địa điểm như Family Mart, B’s Mart, Circle K, Ministop,
Vinmart v.v. tất cả đều đang gia tăng mở rộng thị phần, tạo nên cuộc chơi cạnh
tranh khốc liệt giữa kẻ mạnh người yếu, giữa doanh nghiệp nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước. Theo số liệu ghi nhận từ Tổng Cục Thống Kê năm 2018 1 , doanh
thu bán lẻ hàng hóa năm 2018 ước tính đạt 3.306,1 nghìn tỷ đồng, tăng 12,4% so
1

Xem

Tổng

Cục

Thống

Kê,

“Tình

hình

kinh

tế

-




hội

năm

2018”

, ngày truy cập 20/01/2019 lúc 16:00;

tại


2

với năm 2017. Thông số ghi nhận sự tăng trưởng trong suốt một năm vừa qua của
các doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa. Song, một thực tế cần nhìn nhận
rằng, các nhà phân phối Việt Nam dù đã phát triển trước đây nhưng đang thất thế và
thu hẹp dần bởi sự thiếu bền vững trước sự biến động của thị trường, sức ép về tài
chính và các chương trình khuyến mãi mạnh tay từ các đối thủ nước ngoài.
Nhằm nâng cao vai trò quản lý và vận hành tốt hệ thống phân phối bán lẻ
hàng hóa, Chính phủ Việt Nam đã ban hành rất nhiều các văn bản pháp luật tạo nên
hành lang pháp lý chuẩn mực nhằm điều chỉnh lĩnh vực kinh doanh này một cách
thống nhất và hiệu quả. Nhiều trong số đó là những quy định pháp lý dành riêng cho
nhà đầu tư nước ngoài khi muốn tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam, làm sao
vừa bảo hộ được doanh nghiệp trong nước vừa đảm bảo tuân thủ lộ trình cam kết
WTO và quy luật nền kinh tế thị trường tất yếu. Ngày 15/01/2018 vừa qua, Chính
phủ Việt Nam đã ban hành Nghị định số 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật
thương mại và Luật quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các
hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Đây là Nghị định mới nhất
hướng dẫn chi tiết và trực tiếp nhất lĩnh vực phân phối bán lẻ có yếu tố nước ngoài

thay thế cho Nghị định 23/2007/NĐ-CP ban hành trước đó. Ngoài những điểm mới
có giá trị được ghi nhận, tác giả nhận thấy còn khá nhiều vướng mắc và bất cập
trong khung pháp lý khi áp dụng vào thực tiễn mà nghị định mới này chưa giải
quyết được: từ khái niệm định nghĩa bán lẻ hàng hóa đến điều kiện cấp phép, điều
kiện quản lý chuyên ngành đối với từng hàng hóa được phép phân phối bán lẻ v.v.
Ngoài ra, qua kinh nghiệm làm việc thực tế, các cơ quan quản lý nhà nước địa
phương tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành lân cận còn tỏ ra thiếu sự
thống nhất trong cách hiểu và vận dụng quy phạm pháp luật dẫn đến cơ chế thực thi
và quy trình cấp phép chưa đồng bộ, thiếu sự rõ ràng, gây khó khăn, mất thời gian
cho các nhà đầu tư, doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Trên đây là những phân tích cơ bản để tác giả có cơ sở lựa chọn đề tài “Pháp
luật Việt Nam về hoạt động phân phối bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư


3

nước ngoài - thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu viết Luận văn tốt
nghiệp Thạc sĩ Luật Kinh Tế.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Thị trường bán lẻ Việt Nam ngày càng diễn ra sôi động khi cuộc chơi xuất
hiện nhiều tên tuổi nhà bán lẻ nổi tiếng nước ngoài có bề dày kinh nghiệm và năng
lực tài chính mạnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa có luật riêng về phân phối bán lẻ cũng
như giáo trình giảng dạy riêng. Việc tập hợp và phân tích toàn bộ hệ thống văn bản
pháp luật Việt Nam điều chỉnh lĩnh vực bán lẻ thực sự là cần thiết cho các nhà đầu
tư và doanh nghiệp mang yếu tố nước ngoài có sự quan tâm. Có khá nhiều bài báo,
tạp chí khoa học bàn luận về ngành bán lẻ Việt Nam trong thời kỳ chính sách mở
cửa nhưng đa phần các tác giả đi sâu về mảng kinh tế, thương mại hơn là phân tích,
đánh giá vai trò điều tiết, ưu nhược của các quy phạm pháp luật hiện hành. Do vậy,
luận văn của tác giả tham khảo chính yếu và nghiên cứu sâu một số tạp chí pháp
luật chuyên ngành, các luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ để có những nhìn nhận đa

chiều các khía cạnh hoạt động dịch vụ này:
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2011 của bà Tô Thị Thanh Thủy – Đại học
Luật Thành phố Hồ Chí Minh: “Pháp luật về dịch vụ bán lẻ của doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”. Bài luận mang đến cách hiểu tổng quan về
hoạt động phân phối bán lẻ và trình bày chi tiết các thành phần hồ sơ, thủ tục cấp
phép hoạt động cho nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, việc quá đi sâu vào thủ tục
hành chính nhà nước khiến bài luận ít nhiều đi chệch hướng so với yêu cầu của một
luận văn thạc sĩ luật kinh tế cần có.
- Luận văn thạc sĩ luật học năm 2016 của bà Lưu Phương Nhật Thùy – Học
Viện Khoa Học Xã Hội: “ ị
việt n m t t ự t ễn t

vụ

n ẻ ủ n

đầu tư nướ n o

t

op

p uật

n p ố Hồ Chí Minh”. Tác giả bài luận đã cập nhật các văn

bản pháp luật mới, mở rộng thêm vấn đề về thực trạng, thực tiễn áp dụng cũng như
nêu bật các kiến nghị hoàn thiện. Song, đến thời điểm hiện tại, hoạt động bán lẻ của
nhà đầu tư nước ngoài đã được hướng dẫn chi tiết bởi Nghị định 09/2018/NĐ-CP.



4

Nghị định 23/2007/NĐ-CP ban hành trước đó do bà Nhật Thùy viện dẫn chỉ còn
mang tính chất tham khảo.
- Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2018 của ông Nguyễn Minh Đạt – Học Viện
Khoa Học Xã Hội: “Quản ý n

nướ đối với các doanh nghiệp bán lẻ hiện đại

trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”. Bài viết phân tích chuyên sâu về thẩm
quyền, vai trò quản lý, công tác thanh tra của nhà nước Việt Nam đối với các doanh
nghiệp bán lẻ hiện đại. Từ đó xây dựng, định hướng chiến lược phát triển thị trường
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
- Một số bài báo khoa học của bà Nguyễn Thị Bích Loan – Phó hiệu trưởng
nhà trường Đại học Thương Mại, ông Nguyễn Văn Cảnh và nhiều bài đăng khác
trên Tạp chí Khoa Học Thương Mại, Tạp chí Tài Chính, Tạp chí Dân chủ và Pháp
luật v.v. Tất cả đều là những kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia về lĩnh vực pháp
Luật thương mại và lĩnh vực bán lẻ hiện đại.
Vì vậy, với đề tài “Pháp luật Việt Nam về hoạt động phân phối bán lẻ của tổ
chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài - thực tiễn tại thành phố Hồ Chí Minh” tác
giả hy vọng đây sẽ là một công trình khoa học được đầu tư nghiêm túc, có sự xem
xét, đánh giá một cách hệ thống toàn diện các vấn đề pháp lý và thực tiễn, làm cơ sở
cho các đề xuất kiến nghị hoàn thiện lĩnh vực phân phối bán lẻ của nhà đầu tư nước
ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Sự góp mặt của các nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh doanh bán lẻ quốc
nội là quy luật tất yếu của nền kinh tế thời kỳ hội nhập khiến sân chơi này có tính
cạnh tranh khốc liệt rõ rệt. Tác giả thực hiện luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn
đề lý luận cơ bản và pháp luật thực định liên quan trực tiếp đến hoạt động phân phối

bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam. Qua đó
đối chiếu thực tiễn để đánh giá những ưu điểm, thành tựu cũng như hạn chế đang
tồn tại. Liệu Nhà nước ta đã thực hiện các cam kết quốc tế như thế nào để vừa thu
hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng vừa đảm bảo sự kiểm soát trong mức
chấp nhận được để bảo hộ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa. Trong phạm vi nghiên


5

cứu, tác giả đồng thời đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng
cao chất lượng loại hình dịch vụ này. Giá trị mà bài luận văn mang lại chắc chắn sẽ
là một trong những tài liệu nghiên cứu tham khảo hữu ích dành cho những cá nhân,
tổ chức có sự quan tâm.
4. Câu hỏi nghiên cứu:
- Có những văn bản pháp lý nào trong hệ thống pháp luật Việt Nam điều
chỉnh trực tiếp lĩnh vực bán lẻ hàng hóa?
- Nghị định 09/2018/NĐ-CP điều chỉnh trực tiếp hoạt động phân phối bán lẻ
hàng hóa có giải quyết được những hạn chế của Nghị định 23/2007/NĐ-CP?
- Vấn đề bảo hộ các doanh nghiệp bán lẻ nội địa của Nhà nước qua việc thực
hiện các cam kết quốc tế?
- Những hạn chế, bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật bán lẻ tại địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp hoàn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả
hoạt động bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài?
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu bản chất hoạt động phân phối bán lẻ của nhà đầu tư
nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn nước ngoài thông qua phân tích các quan điểm
lý luận của nhiều học giả, các quy định pháp luật Việt Nam từ những giai đoạn
trước cho đến thời điểm hiện hành, các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO và
nhiều Hiệp định thương mại tự do khác. Qua đó làm cơ sở đưa ra các kiến nghị sửa

đổi pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch vụ bán lẻ có yếu tố
nước ngoài.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Trong phạm vi đề tài, luận văn tập trung nghiên cứu pháp luật thực định Việt
Nam về hoạt động phân phối bán lẻ của nhà đầu tư, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Xem xét, đối chiếu với thực tiễn áp dụng tại thành phố Hồ Chí Minh để
chỉ ra những bất cập và đề xuất các kiến nghị giải pháp sửa đổi hoàn thiện.


6

Tác giả thực hiện nghiên cứu luận văn trong giai đoạn từ năm 2007 đến gần
cuối năm 2019 khi Việt Nam trở thành thành viên WTO và bắt đầu hòa nhập vào
bối cảnh nền kinh tế quốc tế.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Tác giả đã vận dụng tổng hợp trong bài luận của mình các phương pháp
nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp phân tích luật viết: Tính sáng tỏ trong câu chữ pháp luật là rất
cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng pháp luật. Phương pháp
này được sử dụng nhằm lý giải những vấn đề lý luận về dịch vụ bán lẻ có yếu tố
nước ngoài mà nhà làm luật mong muốn thiết lập, từ đó hoàn thiện ý thức pháp luật
của các chủ thể thực hiện có liên quan.
- Phương pháp thống kê tổng hợp: Đó là sự tập hợp hệ thống các văn bản
pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động phân phối bán lẻ có yếu tố nước ngoài.
Ngoài ra, việc thống kê, viện dẫn các nguồn tài liệu khoa học, các kết quả nghiên
cứu từ các chuyên gia sẽ giúp tăng tính khách quan và phong phú hóa nội dung bài
luận văn của tác giả.
- Phương pháp đối chiếu, so sánh: giúp nhận thức, phát hiện được những đặc
trưng của từng quy phạm trong tương quan với các chính sách pháp luật chung, nêu
bật được những ưu khuyết của những văn bản pháp lý ban hành từng thời kỳ.

- Phương pháp thu thập, đánh giá, xử lý số liệu: Dựa trên nguồn thông tin số
liệu thu thập được từ các tài liệu khoa học, tác giả đánh giá thực trạng ngành bán lẻ
Việt Nam nói chung và tại thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, từ đó có cơ sở đề xuất
kiến nghị hoàn thiện pháp luật và dự báo cơ hội, thách thức đối với các nhà bán lẻ
nước ngoài.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
7.1 Ý nghĩa khoa học
Hoạt động phân phối bán lẻ của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài được hướng dẫn và điều chỉnh bởi rất nhiều các văn bản
pháp luật khác nhau từ điều kiện gia nhập thị trường đến điều kiện cấp phép, điều
kiện hàng hóa được phép phân phối bán lẻ đến cách thức vận hành hoạt động v.v.


7

Qua việc đầu tư nghiêm túc trong nghiên cứu và phân tích đánh giá, tác giả tin rằng
bài luận văn sẽ mang một giá trị khoa học cao khi đã hệ thống hóa, phân tích và
phát triển những vấn đề lý luận cơ bản lẫn pháp luật thực định về hoạt động phân
phối bán lẻ có yếu tố nước ngoài. Tiếp đến, luận văn giúp nêu bật được những kết
quả thành tựu cũng như vướng mắc, hạn chế trong quá trình thực tiễn áp dụng để có
cơ sở đóng góp, đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm chung tay nâng cao hiệu quả
hoạt động bán lẻ và hoàn thiện các quy phạm pháp luật liên quan.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Trong nhiều năm trở lại đây, Việt Nam đang chứng minh thị trường tiêu
dùng của mình đang tăng dần sức ảnh hưởng khi thu hút nhiều sự góp mặt của các
thương hiệu bán lẻ nổi tiếng đến từ nước ngoài. Chính vì thế, nội dung bài luận văn
sẽ là một nguồn tài liệu tham khảo mang tính hệ thống hóa cao các thông tin nghiên
cứu pháp luật thiết yếu dành cho những đối tượng quan tâm tìm hiểu chính sách
phân phối bán lẻ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Đồng thời, công trình này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo, hỗ trợ

thông tin kiến thức hữu ích cho công tác giảng dạy của các giảng viên, công tác
nghiên cứu của sinh viên trong chuyên đề luật kinh tế ở bậc đại học và cao học
nước ta.
8. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và danh mục tài liệu tham
khảo, nội dung chính của bài luận văn bao gồm ba chương như sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động phân phối bán lẻ của nhà đầu tư nước
ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chương 2: Pháp luật thực định về hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa của
tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Chương 3: Thực tiễn áp dụng pháp luật phân phối bán lẻ tại thành phố Hồ
Chí Minh – giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động bán lẻ hàng hóa.


8

CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG PHÂN PHỐI BÁN
LẺ CỦA NHÀ ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI, TỔ CHỨC KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU
TƢ NƢỚC NGOÀI
1.1. Khái quát về nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài
Khái niệm
Thuật ngữ Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên được giải thích bởi Luật đầu
tư Nước Ngoài Tại Việt Nam năm 1996 là những tổ chức kinh tế, cá nhân nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam. Định nghĩa này được tiếp tục sử dụng và kế thừa nhiều
năm sau đó khi Luật đầu tư 2005 giải thích rằng Nhà đầu tư nước ngoài là những tổ
chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam. Rõ
ràng, điều luật này không phát huy vai trò diễn giải khái niệm bởi như thế nào là
yếu tố nước ngoài vẫn chưa được làm rõ. Tác giả đặt vấn đề liệu một doanh nghiệp

liên doanh có cả phần vốn trong nước lẫn phần vốn nước ngoài, tự mình hoặc cùng
với chủ thể khác thành lập nên một doanh nghiệp liên doanh mới thì có được xem là
Nhà đầu tư nước ngoài hay không. Bởi thời điểm này, Quyết định 88/2009/QĐ-TTg
của Thủ Tướng Chính Phủ về việc ban hành quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà
đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang có hiệu lực và xác
định nhà đầu tư nước ngoài bao gồm các chủ thể sau2:
“b) Tổ chức thành lập và hoạt động ở Việt Nam có tỷ lệ tham gia góp vốn
củ

ên nước ngoài trên 49%.
c) Quỹ đầu tư, ôn ty đầu tư

ứng khoán có tỷ lệ tham gia góp vốn của bên

nước ngoài trên 49%. …”
Tuy nhiên, phạm vi yếu tố nước ngoài xác định theo Luật thương mại 2005
lại bó hẹp hơn. Cụ thể, Điều 16 luật này quy định thương nhân nước ngoài là
thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước
ngoài hoặc được pháp luật nước ngoài công nhận. Theo dó, Luật thương mại căn cứ
2

Điều 2 Quyết định 88/2009/QĐ-TTg. Quyết định này vừa hết hiệu lực vào ngày 15/03/2019.


9

vào tiêu chí quốc tịch để xác định tư cách trong nước hay ngoài nước của chủ thể.
Điều này dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau cho cùng một đối tượng điều chỉnh.
Bài luận văn của bà Lưu Phương Nhật Thùy (2016 ,
nướ n o


t

op

p uật v ệt n m t t ự t ễn t



vụ

n ẻ ủ n

đầu tư

n p ố Hồ Chí Minh, cũng có sự

nhầm lẫn tương tự giữa việc phân biệt nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài3. Việc thống nhất khái niệm trên thực sự quan trọng khi đây
là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng tại rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau
như Luật Đất đai, Luật Chứng khoán, Luật doanh nghiệp v.v. Khi Việt Nam tham
gia nhiều hơn vào cuộc chơi kinh tế thị trường, phạm trù trong hay ngoài nước cần
được phân định rõ ràng hơn nữa bởi những đặc thù cơ bản của cả hai. Đối với riêng
các lĩnh vực kinh doanh dịch vụ, việc phân định này còn cần thiết hơn bởi nếu là
nhà đầu tư nước ngoài, muốn đầu tư vào Việt Nam họ phải tuân thủ hàng loạt các
điều kiện về khả năng tiếp cận thị trường, mức độ hiện diện thương mại, tỷ lệ vốn
góp, phạm vi hoạt động, quyền tiếp cận quyền sử dụng đất v.v. Đây đều là những
điều kiện mà bất kỳ quốc gia sở tại nào cũng đặt ra đối với nhà đầu tư nước ngoài
khi họ dùng vốn, tài sản, công nghệ của mình đến nước tiếp nhận đầu tư để kinh
doanh lợi nhuận. Các chính sách tất yếu sẽ khác nhau giữa các nước, dù khắt khe

hay mở cửa thì đó đều là những công cụ mà nhà nước đó đặt ra nhằm đảm bảo sự
quản lý của mình.
Nhận thức được tầm quan trọng này, Luật đầu tư 2014 hiện hành đã cố gắng
giải quyết câu chuyện phân biệt tư cách nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước
ngoài khi sử dụng yếu tố quốc tịch làm dấu hiệu phân biệt chínhLuật đầu tư. Theo
đó, Luật đầu tư 2014 quy định “nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước
ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam”4. Luật doanh nghiệp 2015 cũng giải thích thuật ngữ này bằng
cách dẫn chiếu đến Luật đầu tư 2014 để đảm bảo thống nhất trong cách hiểu và giải
thích pháp luật. Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài nói cách khác sẽ không mang quốc
3

Lưu Phương Nhật Thùy (2016 , ị vụ n ẻ ủ n đầu tư nướ n o t o p p uật v ệt n m t t ự
t ễn t n p ố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ luật học, Học Viện Khoa Học Xã Hội, tr. 24-25.
4
Khoản 14 Điều 3 Luật đầu tư 2014.


10

tịch Việt Nam. Còn các doanh nghiệp dù tỷ lệ sở hữu vốn nước ngoài là bao nhiêu
nhưng được thành lập theo pháp luật Việt Nam thì vẫn phải được xem là doanh
nghiệp trong nước. Cách hiểu thống nhất này sẽ giúp minh bạch hóa thủ tục xin
giấy phép hoạt động cho nhà đầu tư nước ngoài muốn đầu tư tại Việt Nam.
Đặ đ ểm
Về mặt chủ thể, Nhà đầu tư nước ngoài có thể là cá nhân hoặc tổ chức như đã
phân tích trên.
Về mặt hành vi, Nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện hoạt động đầu tư kinh
doanh tại Việt Nam. Đầu tư kinh doanh được định nghĩa là việc nhà đầu tư bỏ vốn
đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc thành lập tổ chức kinh tế;

đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hình
thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư5 .
Về yếu tố nước ngoài, như đã phân tích, yếu tố quốc tịch là dấu hiệu phân
biệt chính giữa nhà đầu tư trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên, ta cũng cần lưu ý
đến khái niệm quốc tịch nước ngoài để xác định trường hợp một cá nhân có 02 quốc
tịch trở lên, trong đó có quốc tịch Việt Nam thì được xác định là nhà đầu tư trong
nước hay nước ngoài? Theo Nghị định 118/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư, nếu nhà đầu tư là công dân Việt Nam
đồng thời có quốc tịch nước ngoài thì được quyền lựa chọn áp dụng thủ tục đầu tư
đối với nhà đầu tư trong nước hoặc thủ tục đầu tư áp dụng đối với nhà đầu tư nước
ngoài6 . Nói cách khác, nếu lựa chọn áp dụng điều kiện đầu tư của nhà đầu tư trong
nước, thì nhà đầu tư không phải thực hiện các nghĩa vụ và đáp ứng các điều kiện áp
dụng cho nhà đầu tư nước ngoài như điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong tổ
chức kinh tế, điều kiện về hình thức đầu tư, phạm vi hoạt động đầu tư và nhiều điều
kiện khác theo quy định tại các hiệp định, điều ước quốc tế về đầu tư.
1.1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp lý của tổ chức kinh tế có vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài
Khái niệm
5
6

Khoản 5 Điều 3 Luật đầu tư 2014.
Điều 11 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.


11

Đầu tư nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn vốn đầu
tư tái cơ cấu nền kinh tế. Tự do hóa đầu tư góp phần tạo nên đòn bẩy trợ lực cho
năng lực sản xuất công nghiệp và kích thích chuyển giao công nghệ giúp hội nhập

thương mại thế giới. Năng suất lao động và đội ngũ nguồn nhân lực của mình vì thế
sẽ ngày càng được hoàn thiện nâng cao. Vì lẽ đó, môi trường đầu tư Việt Nam rất
cần tính công khai minh bạch, đặt ra yêu cầu chính sách pháp luật phải ngày càng
hoàn thiện, đảm bảo tính đồng bộ nhất quán với các quy định pháp lý có liên quan,
phù hợp với các cam kết, điều ước quốc tế của Việt Nam về mở cửa thị trường.
Luật thương mại 2005 lẫn Luật doanh nghiệp 2005 đều không trực tiếp định
nghĩa thế nào là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Đến khi ban hành Luật
đầu tư 2005, thuật ngữ trên được diễn giải là những “doanh nghiệp do n

đầu tư

nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt độn đầu tư tại Việt Nam” và “doanh
nghiệp Việt N m do n

đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại”. Như

vậy, thuật ngữ đã loại trừ các đối tượng là hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã có vốn
đầu tư nước ngoài. Phân tích cách diễn đạt này ta thấy có những hạn chế sau: thứ
nhất, Luật đầu tư 2005 chưa đề cập đến trường hợp doanh nghiệp mô hình trách
nhiệm hữu hạn được nhà đầu tư nước ngoài góp thêm vốn hoặc mua lại phần vốn
góp; thứ hai, điều luật bỏ ngỏ việc nhà đầu tư nước ngoài có được phép thành lập
doanh nghiệp tư nhân hay không, trong khi rất khó có biện pháp để kiểm soát về
việc chịu trách nhiệm vô hạn của chủ doanh nghiệp khi họ là nhà đầu tư nước ngoài,
tài sản của họ ở nước ngoài v.v.
Để giải quyết các bất cập trên, đến Luật đầu tư 2014, cơ quan lập pháp đã sử
dụng thuật ngữ “Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài” với diễn giải là “các
doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác được thành lập
và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam có nhà đầu tư nước ngoài là
thành viên hoặc cổ đông”7. Rõ ràng khái niệm “tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài” theo Luật đầu tư 2014 mang phạm vi rộng hơn so với Luật đầu tư 2005, vừa

có tính khái quát cao nhưng vẫn đảm bảo tính chuẩn xác. Cụm từ “thành viên” hoặc
7

Khoản 16, 17 Điều 3 Luật đầu tư 2014.


12

“cổ đông” ở đây được hiểu là bao hàm cả thành viên, cổ đông sáng lập và cổ đông,
thành viên góp vốn. Ngoài ra, với cách diễn đạt này thì “Tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài” sẽ không bao gồm doanh nghiệp tư nhân bởi loại hình này không
tồn tại khái niệm “thành viên” hay “cổ đông”. Như vậy, tổ chức kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài bao gồm tổ chức 100% vốn đầu tư nước ngoài và tổ chức liên doanh,
cụ thể:
Tổ chức 100% vốn đầu tư nước ngoài là pháp nhân thuộc quyền sở hữu duy
nhất của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập, quản lý và vận
hành trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.
Tổ chức liên doanh là pháp nhân do nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư
nước ngoài cùng hợp tác thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh; hoặc là pháp
nhân 100% vốn Việt Nam nhưng sau đó được góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp,
sáp nhập hoặc mua lại bởi nhà đầu tư nước ngoài; hoặc trường hợp liên doanh, liên
kết, hợp tác giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với nhà đầu tư nước ngoài.
Đặ đ ểm
Về loại hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài không
phải là một loại hình doanh nghiệp mới mà vẫn thuộc một trong các chủ thể mà
Luật doanh nghiệp quản lý (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh),
gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và công ty hợp danh hoặc hợp
tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo Luật hợp tác xã 2012.
Về tư


p

p n ân, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thỏa mãn

đầy đủ những điều kiện pháp lý để có tư cách pháp nhân: có tài sản độc lập và tự
chịu trách nhiệm bằng khối tài sản độc lập đó; có cơ cấu tổ chức quản lý chặt chẽ
theo điều lệ đăng ký bởi luật định; nhân danh độc lập khi tham gia quan hệ pháp
luật; và được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về tỷ lệ góp vốn nước ngoài, cả Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư 2014 đều
không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về mức góp vốn tối thiểu của nhà đầu tư nước
ngoài để một tổ chức trở thành tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Do đó, chỉ
cần trong cơ cấu góp vốn của tổ chức mà tỷ lệ phần vốn góp của nhà đầu tư nước


13

ngoài chiếm hơn 0% thì đương nhiên được xem là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên, Luật đầu tư 2014 có quy định nếu đạt một tỷ lệ vốn nhất
định thì bản thân tổ chức đó phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư
đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn,
mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC (hợp
đồng hợp tác kinh doanh). Cụ thể bao gồm các trường hợp sau8:
- Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài thành lập hoặc góp vốn nắm giữ
trên 51% vốn điều lệ; hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối
với công ty hợp danh (gọi tắt là “F1”);
- Tổ chức kinh tế do F1 thành lập hoặc góp vốn nắm giữ từ 51% vốn điều lệ
trở lên;
- Tổ chức kinh tế do nhà đầu tư nước ngoài và F1 cùng nhau thành lập hoặc
góp vốn nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Như vậy, tổ chức kinh tế nếu thỏa mãn một trong các trường hợp trên và tùy

thuộc vào ngành nghề kinh doanh đăng ký sẽ phải bị áp dụng các điều kiện đầu tư
như là đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm: điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều
lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế kinh doanh ngành nghề có điều
kiện; điều kiện về hình thức đầu tư; điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư; điều
kiện về đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; và các điều kiện
khác theo quy định tại các luật, pháp lệnh, nghị định và điều ước quốc tế về đầu tư9.
Còn đối với những tổ chức kinh tế dù có vốn đầu tư nước ngoài nhưng nếu không
thuộc các trường hợp tại Điều 23 Luật đầu tư 2014 nói trên thì chỉ cần áp dụng các
điều kiện đơn giản và thủ tục đầu tư ngắn gọn theo quy định như đối với nhà đầu tư
trong nước. Đây được xem là điều có lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài khi họ chỉ
đầu tư phần vốn góp hoặc số cổ phần chiếm thiểu số trong doanh nghiệp.

8
9

Khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư 2014.
Khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2015/NĐ-CP.


14

1.2. Lý luận chung về hoạt động phân phối bán lẻ hàng hóa
1.2.1. Khái niệm dịch vụ phân phối bán lẻ hàng hóa
Phân phối là một trong 11 ngành dịch vụ chính thuộc Danh mục phân loại
các ngành dịch vụ WTO, trong đó hoạt động phân phối tiếp tục được chia thành bốn
phân ngành gồm: Dịch vụ bán buôn, Dịch vụ bán lẻ, Dịch vụ đại lý hoa hồng và
Nhượng quyền thương mại. Nếu như dịch vụ phân phối là tổng hợp các hoạt động
của nhà sản xuất nhằm cung ứng đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường để đến
tay nhiều chủ thể khác nhau (có thể là người tiêu dùng hoặc có thể là các nhà bán
buôn chuyên doanh, nhà phân phối, nhà xuất khẩu, nhập khẩu, hiệp hội mua hàng

v.v.) thì dịch vụ bán lẻ được hiểu là giai đoạn cuối của quá trình hàng hóa lưu thông
trên thị trường từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng sao cho không làm biến đổi
hàng hóa, thỏa mãn nhu cầu của khách hàng về số lượng, chất lượng, chủng loại,
thời gian và địa điểm giao hàng, đồng thời, kèm theo một số các dịch vụ bổ sung để
làm cho người tiêu dùng dễ dàng sở hữu và sử dụng tiện lợi hàng hóa đó. Dưới góc
độ này, hoạt động phân phối đương nhiên sẽ trải qua rất nhiều khâu lưu thông trung
gian và dòng chuyển quyền sở hữu trước khi sản phẩm phục vụ mục đích tiêu dùng
cuối cùng. Nhà sản xuất theo đó phải tự mình tổ chức hệ thống kênh phân phối hợp
lý giữa phân phối chọn lọc, độc quyền hay phân phối rộng rãi. Còn hoạt động bán
lẻ, vốn mang bản chất của phân phối hàng hóa, nhưng là hình thức bán hàng trực
tiếp cho các cá nhân, gia đình, tổ chức để sử dụng, phục vụ mục đích tiêu dùng. Một
cách chung nhất, khách hàng của dịch vụ phân phối vừa có thể là người tiêu dùng
lẫn các tổ chức kinh doanh. Còn khách hàng của dịch vụ bán lẻ tất yếu phải là người
tiêu dùng.
Theo Hệ thống phân ngành quốc tế phiên bản lần thứ 4 (ISIC Revision 4) do
Liên Hiệp Quốc ban hành (2008)10 , Kinh doanh bán lẻ được định nghĩa là bán lại
hàng hóa mới và hàng hóa đã qua sử dụng (mà không làm biến đổi hàng hóa) cho
toàn công chúng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc sử dụng của cá nhân hoặc
hộ gia đình bởi các cửa hàng, trung tâm mua sắm, quầy hàng, đơn vị đặt hàng qua
10

United Nations Statistics Division (2008), International standard industrial classification of all economic
activities (ISIC Revision 4) tr. 54, 179.


15

bưu điện, đơn vị bán hàng tận nơi, người bán hàng rong, hợp tác xã tiêu dùng, đơn
vị bán đấu giá. Bán lẻ bao gồm các Nhóm trong Chương 47 sau đây (trừ xe cơ giới
và xe động cơ khác):

- Bán lẻ trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp;
- Bán lẻ thực phẩm, đồ uống và thuốc lá trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ thiết bị thông tin và truyền thông trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ các thiết bị gia dụng khác trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ hàng hóa văn hóa và giải trí trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ hàng hóa khác trong các cửa hàng chuyên dụng;
- Bán lẻ qua quầy hàng và chợ;
- Bán lẻ không qua cửa hàng, quầy hàng hoặc chợ.
Từ đó, khái niệm phân phối bán lẻ theo Hệ thống ngành nghề kinh tế Việt
Nam (VSIC) (2018) cũng được xây dựng trên nguyên tắc kế thừa gần như hoàn toàn
nội dung trên, cụ thể: “Bán lẻ là bán lại (không làm biến đổi hàng hóa) những hàng
hóa loại mớ v

n đã qu sử dụng chủ yếu cho cộn đồn để tiêu dùng cho cá

nhân hoặc hộ

đìn , ở các cửa hàng, siêu thị, trung tâm mua bán, quầy hàng,

cửa hàng nhận đặt và trả hàng bằn đườn
xã mu

hợp t

n, đấu

ưu đ ện, bán tại chợ hoặ

ưu động,


v ên... N ười bán lẻ t ường có quyền sở hữu hàng hóa

mà họ bán trong khi các hoạt độn đại lý chỉ bán hàng theo ủy nhiệm củ n ười ký
gửi hoặ

n

n để ưởng hoa hồng”11.

Như vậy, ta đúc kết có 02 dấu hiệu giúp nhận diện hoạt động kinh doanh bán
lẻ như sau:
- Thứ nhất, đối tượng khách hàng của bán lẻ phải là người tiêu dùng;
- Thứ hai, người mua hàng nhằm mục đích tiêu dùng chứ khồng nhằm mục
tiêu lợi nhuận.
Tuy nhiên, pháp luật thực định vẫn không đào sâu để xác định như thế nào là
“người tiêu dùng” và như thế nào là “mục đích tiêu dùng”. Ngay cả Nghị định
11

Quyết định 27/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 7 năm 2018 của Thủ Tướng Chính Phủ ban hành Hệ thống
ngành kinh tế Việt Nam.


16

09/2018/NĐ-CP là văn bản pháp luật mới nhất và điều chỉnh trực tiếp nhất hoạt
động kinh doanh bán buôn, bán lẻ cũng không làm khái niệm “người tiêu dùng” và
“mục đích tiêu dùng’ trở nên rõ ràng hơn, dẫn đến rất khó phân biệt giữa hai trường
hợp “bán buôn” và “bán lẻ”12 . Nghị định chỉ diễn giải “bán buôn là hoạt động bán
n


ó

o t ươn n ân

n uôn, t ươn n ân

n ẻ v t ươn n ân, tổ chức

khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ” còn “bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho
cá nhân, hộ

đìn , tổ chứ k

để sử dụng vào mụ đí

t êu dùn ”13 . Ta liên hệ

thêm đến Luật Bảo Vệ Người Tiêu Dùng 2010, khái niệm “người tiêu dùng” được
hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của
cá nhân, gia đình, tổ chức14. Từ các định nghĩa trên ta thấy rằng, chủ thể mua hàng
hóa của bán buôn và bán lẻ là giống như nhau vì “người tiêu dùng” hoàn toàn có thể
bao gồm cả các cá nhân, hộ gia đình lẫn tổ chức, doanh nghiệp, thương nhân v.v.
Do đó, nếu một doanh nghiệp mua hàng hóa thì không thể dựa vào tư cách chủ thể
để phân biệt đó là bán buôn hay bán lẻ. Nếu dựa vào đặc điểm phân biệt thứ hai là
“mục đích tiêu dùng” thì càng rất khó chứng minh vì ngay tại thời điểm bán hàng ta
không thể xác định được họ có mua về để vì mục đích tiêu dùng hay không. Điều
này vô tình tạo áp lực cho người bán vì nguy cơ vi phạm pháp luật về chức năng
giấy phép hoạt động.
Để giải thích vấn đề này, Bộ Công Thương ngày 30/05/2018 đã ra Công văn

số 4248/BCT-KH15 về việc hướng dẫn thực hiện theo quy định của Nghị định số
09/2018/NĐ-CP, theo đó việc phân phối các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng (thức ăn,
thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, quần áo bảo hộ lao động… cho các đối tượng
khách hàng là nhà máy, doanh nghiệp, các tổ chức… nhằm trang bị cho cán bộ nhân
viên hay phục vụ cho hoạt động của tổ chức đó được hiểu là thực hiện quyền phân
phối bán buôn. Tuy nhiên sau đó ngày 07/08/2018, Bộ Công Thương lại tiếp tục
12

Chế đinh pháp luật về hoạt động bán buôn và bán lẻ là khác nhau. Doanh nghiệp hoạt động bán buôn
không phải xin Giấy phép kinh doanh, trừ bán buôn các sản phẩm quy định tại Điểm b, Khoản 4 Điều 9 của
Nghị định 09/2018/NĐ-CP, trong khi hoạt động bán lẻ bắt buộc doanh nghiệp phải có Giấy phép kinh doanh
thì mới đủ điều kiện hoạt động.
13
Khoản 6, 7 Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP.
14
Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
15
Công văn số 4248/BCT-KH ngày 30/05/2018 do Bộ Công Thương ban hành về việc Giải đáp vướng mắc
trong thực thi Nghị định 09/2018/NĐ-CP.


17

ban hành Công văn số 6219/BCT-KH16 hướng dẫn rằng việc bán hàng cho tổ chức
để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức (ví dụ văn phòng đại diện
của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp mua thực phẩm, đồ uống, văn phòng
phẩm … để phục vụ việc tiêu dùng, sinh hoạt thường xuyên của cán bộ, nhân viên
văn phòng đại diện, doanh nghiệp) mà không sử dụng trực tiếp vào quá trình sản
xuất, hay triển khai dịch vụ theo mục tiêu đầu tư, ngành nghề đầu tư kinh doanh đã
đăng ký thì được xem là hoạt động bán lẻ.

Rõ ràng dù do cùng một cơ quan ban hành là Bộ Công Thương nhưng ta thấy
có sự mâu thuẫn trong cách hướng dẫn về hoạt động bán lẻ giữa Công văn
4248/BCT-KH và Công văn 6219/BCT-KH. Với quan điểm riêng của tác giả, Công
văn 6219/BCT-KH tỏ vẻ thuyết phục hơn trong thực tiễn áp dụng. Việc doanh
nghiệp mua các sản phẩm (như văn phòng phẩm, máy vi tính v.v) để nhân viên sử
dụng làm việc phải được xem là hoạt động bán lẻ vì hàng hóa lúc này đã đến giai
đoạn tiêu dùng cuối cùng chứ không tiếp tục tạo ra giá trị gia tăng quay trở lại lưu
thông tiếp trên thị trường. Còn các trường hợp như mua hàng hóa để phục vụ mục
đích sản xuất, hoạt động kinh doanh như (doanh nghiệp may mua vải, nguyên phụ
liệu về sản xuất sản phẩm may mặc; doanh nghiệp xây dựng mua nguyên liệu vật tư
về để xây dựng; doanh nghiệp thực phẩm mua thực phẩm, đồ uống về chế biến
thành các món ăn, suất ăn để phục vụ khách hàng tại chỗ hoặc đem đi; doanh
nghiệp cung ứng dịch vụ máy tính mua linh kiện máy móc về lắp ráp, lắp đặt theo
hợp đồng ký kết với khách hàng… nên được xem là hoạt động bán buôn.
Tóm lại, trong nền kinh tế thị trường, phân phối là một loại hình dịch vụ
thương mại có chức năng làm phương tiện kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu
dùng. Trong đó, phân phối bán lẻ dù là hoạt động không tạo ra hàng hóa mới nhưng
mang bản chất của một hoạt động kinh doanh, có vai trò quyết định làm tăng giá trị
hàng hóa khi làm hàng hóa thoát khỏi quá trình lưu thông và trực tiếp được bán cho
cá nhân, hộ gia đình, tổ chức để chính thức đi vào phục vụ tiêu dùng. Có thể nói,
dịch vụ phân phối bán lẻ tác động đến phạm vi đối tượng khách hàng tương đối
16

Công văn số 6219/BCT-KH ngày 07/08/2018 do Bộ Công Thương ban hành về việc Hướng dẫn thực hiện
theo quy định của Nghị định số 09/2018/NĐ-CP.


×