Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Củ ngọc núi - thuốc quý hiếm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.14 KB, 3 trang )

Củ ngọc núi - thuốc quý hiếm






Củ ngọc núi có nhiều tên gọi khác như cây không lá, ký sinh hoàn,
xà cô, cu chó, tỏa dương, hoa đất..., có tên khoa học Balanophora
laxiflora hay Cucphuongensis (vì cây được phát hiện tại rừng Cúc
Phương tỉnh Ninh Bình, rất hiếm thấy vì vậy mà loại sinh vật này đã
được ghi tên vào sách đỏ Việt Nam, trang 65.
Đây là loài được xếp vào nhóm cây làm thuốc), thuộc họ Dương đài
(Balanophoraceae), Bộ Dương đài Balanophorales; là loại cỏ không có
lục diệp tố, khác với các loài đã biết ở khu vực Đông Nam Á và được
xác định vào loại hiếm với mức độ đe dọa vào bậc R. Ngoài ra cũng còn
thấy loại này ở núi Ngọc Pan (Kon Tum).
Ngọc núi là loại thảo trông giống như một cây nấm ký sinh trên rễ của
những cây gỗ khác mà thường thấy ở các loại thuộc họ đậu (Fabaceae)
hoặc dâu tằm (Moraceae) hay các loài tre (Bambusa)… không có diệp
lục màu nâu vàng, cao từ 8 – 15cm; củ sần sùi không có mụn hình sao.
Thân ký sinh là cuống cụm hoa mang 6 – 10 lá dạng vảy, phiến lá hình
mũi mác dài 1,5 – 2cm, rộng 1 – 1,5cm. Hoa đơn tính, khác gốc, hợp
thành bông nạc; cả cụm hoa đực và cụm hoa cái đều hình trứng hay hình
đầu. Hoa đực không có cuống rõ, bao hoa gồm 3 mảnh đều nhau; khối
phấn bị ép ngang. Hoa cái mọc ở xung quanh chân vảy bảo vệ; vảy hình
trứng cụt đầu có 1 vòi nhụy. Mỗi năm trổ hoa 1 lần từ tháng 11 đến
tháng 2 rồi tàn lụi dần. Hoa rất thơm, tỏa hương vào chiều tối và sáng
sớm. Không có quả, sinh sản vô tính tức tái sinh bằng cách đẻ nhánh.
Ngọc núi mọc ở trong rừng kín hoặc rừng cây lá rộng, núi đá vôi ở độ
cao khoảng từ 200 – 300m so với mặt biển.


Cũng có thông tin đã phát hiện củ ngọc núi ở Đa Lộc (Phú Yên) hay ở
Hàm Rồng, Suối Nước, Tô Hạp (Khánh Hòa) hoặc Song Pha (Ninh
Thuận), Núi Chúa (Bình Thuận), Đắk Nông, Bình Phước…
Ngọc núi giàu dược tính. Bộ phận sử dụng làm thuốc là củ, sau khi thu
hoạch về loại bỏ tạp chất, rửa sạch để ráo nước thái nhỏ phơi khô trong
bóng râm (âm can), cất dùng dần.
Cách sử dụng củ ngọc núi là sử dụng riêng hay phối hợp cùng các vị
thuốc khác dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm với rượu uống.
Công dụng thường được sử dụng làm thuốc bổ máu, kích thích ăn ngon
miệng, phục hồi sức khỏe nhanh, được dùng trị các chứng như nhức mỏi
chân tay, người mới ốm dậy, phụ nữ sau sinh… Liều dùng thông thường
dưới dạng sắc từ 8 – 20g.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu một vài phương tiêu
biểu được sử dụng trị liệu từ củ ngọc núi:
* Ăn ngủ kém, da xanh: Biểu hiện mệt mỏi cơ thể suy nhược. Dùng củ
ngọc núi 20g, sắc lấy nước đặc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
* Phụ nữ sau khi sinh: Dùng loại củ ngọc núi sắc uống rất nhanh hồi
phục sức khỏe. Củ ngọc núi 15 – 20g, ích mẫu thảo khô 30g, cho vào 3
bát nước sắc còn 1 bát lấy nước 1, sau sắc nước 2 đổ 2 bát rưỡi, sắc lấy
nửa bát nước thuốc, sắc tiếp nước 3 với 2 bát nước, sắc còn nửa bát. Đổ
lẫn 3 nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 30 ngày
sẽ cho kết quả rất tốt.
* Nam sinh dục suy nhược: Biểu hiện rối loạn cương, người mệt mỏi.
Dùng củ ngọc núi 100g, rễ đinh lăng 100g, ba kích nhục 80g, dâm
dương hoắc (sao với mỡ dê) 50g, đương quy 50g, hà thủ ô đỏ 50g, câu
kỷ tử 50g, thục địa 50g, bạch tật lê 50g, trần bì 30g. Tất cả ngâm với 5
lít rượu gạo cao độ (từ 40 – 45độ), sau 20 ngày là sử dụng. Ngày uống 2
lần vào trước hoặc sau bữa ăn hoặc trước lúc ngủ, mỗi lần 30ml.


×