Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

4 đề số 4 m1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.79 KB, 4 trang )

ĐỀ KHẢO SÁT SỐ 4

ĐỀ KHẢO SÁT ĐẦU NĂM LỚP 12 LẦN 4
Môn thi thành phần: Hóa học
Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề.

Mã đề thi 401
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối: H = 1; O = 8; C = 12; Na = 23; K =39; Ca = 40; Ba = 137; Cl = 35,5; Ag =
108; Br = 80; He = 4; S = 32; P = 31.
Các thể tích khí được đo ở điều kiện tiêu chuẩn.

Câu 1: Hidrocacbon nào sau đây thuộc loại hidrocacbon no?
A. striren.
B. propan.
C. isopren.
D. axetilen.
Câu 2: Axit nào sau đây là axit béo?
A. axit oxalic.
B. axit linoleic.
C. axit ađipic.
D. axit terephtalic.
Câu 3: Etyl axetat là tên gọi của chất nào sau đây?
A. HCOOCH3.
B. CH3COOC2H3
C. CH3COOC2H5
D. CH3COOCH3.
Câu 4: C4H8O2 có bao nhiêu đồng phân là este đơn chức?
A. 5.
B. 3.


C. 6.
D. 4.
Câu 5: Trong các chất sau, chất nào tham gia phản ứng tráng gương?
A. CH3COOH.
B. C2H5OH.
C. H2O.
D. CH3CHO.
Câu 6: Công thức của triolein là
A. (C17H31COO)3C3H5. B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C15H31COO)3C3H5. D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 7: Cho các chất sau: etilen, vinylclorua, metylaxetat, metylacrylat, glixerol. Số chất có thể tham
gia phản ứng trùng hợp là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 8: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Hợp chất CH2=CHCOOCH3 có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
B. Tristearin tồn tại trạng thái rắn ở điều kiện thường.
C. Khi trong phân tử có gốc hiđrocacbon no, chất béo ở trạng thái lỏng.
D. Hợp chất C15H31COOCH3 được gọi là tripanmitin.
Câu 9: Benzyl axetat có mùi hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là
A. CH3COOC6H5.
B. CH3COOC2H5.
C. C6H5COOCH3.
D. CH3COOCH2C6H5.
Câu 10: Khí được tích tụ lâu ngày dưới lớp bùn ao, đầm lầy… có thành phần chính là
A. NH3.
B. N2.
C. CO2.

D. CH4.
Câu 11: Trieste X tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri panmitat và glixerol. X là
A. C17H33COO)3C3H5.
B. (C15H31COO)3C3H5.
C. (C17H31COO)3C3H5.
D. (C17H35COO)3C3H5.
Câu 12: Khi lần lượt cho 1 mol mỗi chất: axetilen, glucozơ, axit fomic, andehit axetic tác dụng với
lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 dư, chất nào tạo kết tủa có khối lượng lớn nhất
A. axit fomic.
B. andehit axetic.
C. glucozơ.
D. axetilen.
Câu 13: Thí nghiệm nào sau đây dùng điều chế axetilen trong phòng thí nghiệm?
A. Cho nhôm cacbua vào nước.
B. Cho nước vào ống nghiệm có chứa đất đèn.
C. Nhiệt phân khí metan
D. Đun nóng ancol etylic với H2SO4 đặc ở nhiệt độ cao.
Câu 14: Cho m gam glucozơ lên men với hiệu suất 90%, thu được 16,56 gam ancol etylic. Giá trị của m

A. 32,40.
B. 72,00.
C. 36,00.
D. 29,16.
Câu 15: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. metyl metacrylat và metyl fomat đều làm mất màu dung dịch nước brom.
B. phenyl axetat và đietyloxalat phản ứng với dung dịch NaOH dư đều thu được 2 muối.
C. Ancol benzylic tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Cu(OH)2 tác dụng với glixerol tạo thành hợp chất có màu tím.
1



Câu 16: Xà phòng hóa hoàn toàn 0,1 mol tristearin (C 17H35COO)3C3H5) bằng dung dịch NaOH dư, đun
nóng, thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 13,8.
B. 27,6.
C. 4,6.
D. 9,2.
Câu 17: Hợp chất hữu cơ mạch hở X (C 6H10O4) tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch NaOH đun nóng,
chỉ thu được 3 sản phẩm đều là hợp chất hữu cơ Y, Z, T trong đó Y và Z là đồng đẳng kế tiếp. Số
đồng phân cấu tạo thoả mãn X là
A. 3.
B. 5.
C. 4.
D. 2.
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn m gam hiđrocacbon mạch hở X (28 < M X < 56), thu được 5,28 gam CO 2.
Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với 19,2 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
A. 2,00.
B. 3,00.
C. 1,50.
D. 1,52.
Câu 19: Hợp chất hữu cơ X đơn chức chứa (chứa C, H, O) không tác dụng với Na, nhưng tác dụng với
dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2. Khi đốt cháy 1 mol X thu được 7 mol CO 2. Công thức cấu tạo
của X là
A. C2H5COOC4H9.
B. HCOOC6H5.
C. C6H5COOH.
D. C3H7COOC3H7.
Câu 20: Đốt cháy 0,01 mol este X đơn chức bằng lượng oxi vừa đủ, thu được 448 ml khí CO2. Mặt
khác đun nóng 6,0 gam X với dung dịch KOH vừa đủ, thu được lượng muối là
A. 10,0 gam.

B. 6,8 gam.
C. 9,8 gam.
D. 8,4 gam.
Hiđro
hóa
hoàn
toàn
a
mol
este
X
mạch
hở
cần
dùng
a
mol
H2
(xúc
tác
Ni, t0) thu được este Y
Câu 21:
có công thức phân tử C4H8O2. Số đồng phân thỏa mãn của X là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 22: Este X có đặc điểm sau:
- Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.
- Thủy phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (số

cacbon trong Z bằng một nửa số cacbon trong X).
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170°C thu được anken.
B. Chất Y tan ít trong nước.
C. Chất X thuộc loại este không no (một liên kết đôi C=C), đơn chức.
D. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol X thu được sản phẩm gồm 2 mol CO2 và 2 mol H2O.
Câu 23: Khi xà phòng hoá một triglyxerit X thu được glixerol và muối của các axit stearic, oleic,
panmitic. Số công thức cấu tạo có thể có của X là:
A. 3.
B. 4.
C. 6.
D. 15.
Câu 24: Hợp chất hữu cơ thơm X có công thức C xHyO2 chứa 6,4516% H về khối lượng. Khi cho cùng
một số mol X tác dụng với Na và NaOH thì số mol hidro bay ra bằng số mol NaOH phản ứng. Số
đồng phân X thỏa điều kiện trên là
A. 4.
B. 3.
C. 1.
D. 2.
Câu 25: Cho 17,6 gam chất X công thức C 4H8O2 tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch chứa NaOH
1,5M và KOH 1,0M. Sau phản ứng cô cạn thu được 20 gam chất rắn khan. Công thức X là
A. C3H7COOH.
B. HCOOC3H7.
C. C2H5COOCH3.
D. CH3COOC2H5.
Câu 26: Hỗn hợp X nặng 10,4 gam gồm axit axetic và etyl axetat tác dụng hoàn toàn với 150 gam dung
dịch natri hidroxit 5% lấy dư 25% so với lượng phản ứng. Phần trăm khối lượng của etyl axetat
trong hỗn hợp X là
A. 66,67%
B. 33,33%

C. 42,31%
D. 57,69%
Câu 27: Thủy phân este X trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ Y và Z trong đó Z có
tỉ khối hơi so với H2 là 23. Chất Y trộn với hỗn hợp vôi tôi xút để điều chế khí metan trong phòng thí
nghiệm. Công thức phân tử của X là
A. C2H4O2.
B. C3H6O2.
C. C4H6O2.
D. C4H8O2.
Câu 28: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức, đốt cháy 18,12 gam hỗn hợp X thu được 1,02 mol CO 2 và 0,7
mol H2O. Mặt khác 18,12 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với 220 ml dung dịch NaOH 1M đun
nóng thu được dung dịch Y chứa m gam muối và một ancol Z. Cho phản ứng với Na dư thấy khối
lượng bình đựng Na tăng lên 3,54 gam. Giá trị của m là
A. 21,88.
B. 20,44.
C. 23,32.
D. 22,24.
Câu 29: Cho 0,1 mol phenyl axetat tác dụng với 400 ml dung dịch NaOH 1M đun nóng, đến phản ứng
hoàn toàn thu được dung dịch X, cô cạn X thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 10,8.
B. 29,6.
C. 20,2.
D. 27,8.
2


Câu 30: Hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C 7H10O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung
dịch NaOH đun nóng, thu được muối Y và hai chất hữu cơ Z và T (thuộc cùng dãy đồng đẳng). Axit
hóa Y, thu được hợp chất hữu cơ E (chứa C, H, O). Cho các phát biểu sau:
(a) Z và T là các ancol no, đơn chức.

(b) X có hai đồng phân cấu tạo.
(c) E tác dụng với Br2 trong CCl4 theo tỉ lệ mol 1: 2.
(d) Phân tử E có số nguyên tử hiđro bằng số nguyên tử oxi.
Số phát biểu không đúng là
A. 3.
B. 1.
C. 2.
D. 4.
Câu 31: Tiến hành thí nghiệm điều chế etyl axetat theo các bước sau đây:
Bước 1: Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm.
Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 - 6 phút ở 65 – 700C.
Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm.
Cho các phát biểu sau:
(a) H2SO4 đặc có vai trò vừa làm chất xúc tác vừa làm tăng hiệu suất tạo sản phẩm.
(b) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm.
(c) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn C2H5OH và CH3COOH.
(d) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 32: Chất hữu cơ X ở trạng thái rắn không màu, khi dây vào tay, nó gây bỏng da. Kết quả thí nghiệm
của chất hữu cơ X với thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
H2O
Chất X hầu như không thay đổi

X
Dung dịch NaOH đặc
Chất X tan hết
X
Dung dịch nước brom
Xuất hiện kết tủa trắng
Kết luận nào sau đây không chính xác ?
A. Chất X tan nhiều trong nước nóng.
B. Chất X có tính axit yếu.
C. Ảnh hưởng của nhóm -OH đến vòng benzen làm nguyên tử H trong vòng benzen của X dễ bị thay
thế.
D. Dung dịch X làm quì tím hóa đỏ.
Câu 33: Cho hình vẽ mô tả quá trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết hiện tượng

xảy ra trong ống nghiệm chứa Ca(OH)2
A. Dung dịch chuyển sang màu vàng.
B. Có kết tủa đen xuất hiện.
C. Dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Có kết tủa trắng xuất hiện.
Câu 34: Hỗn hợp X gồm axit oleic, axit stearic và một triglixerit, (naxit oleic > naxit stearic). Đốt cháy hoàn
toàn m gam hỗn hợp X cần vừa đủ 2,89 mol O 2 thu được 2,04 mol CO2. Mặt khác m gam hỗn hợp X
làm mất màu vừa đủ 12,8 gam brom trong CCl 4. Nếu cho m gam hỗn hợp X phản ứng với dung dịch
NaOH đun nóng (vừa đủ) thu glixerol và dung dịch chứa 2 muối. Khối lượng của triglixerit trong m
gam hỗn hợp X là
A. 18,72.
B. 17,72.
C. 17,78.
D. 17,76.
3



Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp X gồm 1 ancol đơn chức và 1 este no, đơn chức, mạnh hở
thu được 0,275 mol CO2 (đktc) và 0,4 mol H2O. Mặt khác, nếu đun 8,5 gam hỗn hợp X với 150 ml
dung dịch KOH 0,4M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thì khối lượng chất rắn khan thu được là
A. 4,92 gam.
B. 5,88 gam.
C. 5,04gam.
D. 6,15 gam.
Câu 36: Este hai chức, mạch hở X có công thức phân tử C6H6O4 và không tham gia phản ứng tráng bạc.
X được tạo thành từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Y không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện
thường; khi đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra anken. Nhận xét nào sau đây đúng ?
A. Chất X có mạch cacbon phân nhánh.
B. Chất Z không tham gia phản ứng tráng bạc.
C. Chất Y có nhiệt độ sôi cao hơn ancol etylic.
D. Chất Z có số nguyên tử H bằng số nguyên tử O.
Câu 37: Cho hỗn hợp A gồm hai chất hữu cơ mạch hở X, Y (chỉ chứa C, H, O mà M X < MY) tác dụng
vừa đủ với 200 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 0,2 mol một ancol đơn chức và 2 muối của hai
axit hữu cơ đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng. Mặt khác đốt cháy 20,56 gam A cần 1,26
mol O2 thu được CO2 và 0,84 mol H2O. Phần trăm số mol của X trong A là
A. 20%.
B. 80%.
C. 40%.
D. 75%.
Câu 38: Hỗn hợp X gồm hai este no, mạch hở, hai chức, đồng phân cấu tạo của nhau. Xà phòng hoá
hoàn toàn X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp hai muối và 19,0 gam hỗn hợp hai
ancol. Cho toàn bộ ancol thu được qua bình đựng Na dư thấy thoát ra 6,72 lít khí. Đốt cháy hoàn
toàn lượng muối thấy tạo thành Na 2CO3; 13,2 gam CO2 và 1,8 gam nước. Số nguyên tử trong một
phân tử este ban đầu là
A. 14.
B. 11.

C. 17.
D. 20.
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn một este thuần chức, mạch hở E có công thức C 7H10O4 bằng dung dịch
NaOH thu được 2 muối X, Y (MX < MY) của axit cacboxylic no đơn chức và ancol Z. Cho các nhận
xét sau:
(1). E có 4 đồng phân cấu tạo.
(2). Z có khả năng làm mất màu dung dịch Br2.
(3). Z luôn hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(4). X không có phản ứng tráng gương.
(5). Muối Y có công thức phân tử C2H3O2Na,
Số phát biểu chính xác là
A. 1.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm hai ancol A và B đều đơn chức (trong B oxi chiếm 26,67% về khối lượng).
Cho m gam X tác dụng với K dư sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10,08 lít H 2. Mặt khác,
đun nóng m gam X với H2SO4 đặc thu được H2O và hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn; 6,72 lít anken Z
duy nhất và 0,25 mol hỗn hợp 3 ete có khối lượng 18,5 gam. Đốt cháy hết hỗn hợp Y cần dùng vừa
đủ 3,15 mol khí O2. Hiệu suất phản ứng tạo ete của ancol A gần với giá trị nào sau đây?
A. 83%.
B. 85%.
C. 80%.
D. 42%.
----------HẾT ----------

4




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×