Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH HUYỆN TRÀ ÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.71 KB, 5 trang )

ĐẶC ĐIỂM CỦA PHÒNG KẾ HOẠCH HUYỆN TRÀ ÔN:
1) Sơ lược về phòng Tài chính và kế hoạch huyện Trà Ôn:
1.1) Chức năng, nhiệm vụ:
- Phòng Tài chính – kế hoạch là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND
Huyện, giúp UBDN Huyện thực hiện quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Tài
chính ngân sách, tài sản, kế hoạch và đầu tư, thống nhất và phát triển kinh tế
hợp tác trên địa bàn huyện theo luật và phân cấp quản lý của Nhà nước.
- Chủ động phối kết hợp với các ngành chức năng xây dựng quy hoạch, kế
hoạch kinh tế - xã hội và kế hoạch thu ngân sách trên địa bàn huyện, xây dựng
và tổng hợp dự toán chi ngân sách về tiền lương, hoạt động, mua sắm,… và kế
hoạch đầu tư xây dựng.
- Trực tiếp tổ chức, quản lý cấp phát các khoản chi cho bộ máy theo đúng quy
định của luật ngân sách, thực hiện các biểu mẫu báo cáo quyết toán theo định kỳ
tháng, quý năm và các báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cấp trên, tổ chức sắp
xếp bảo quản, lưu trữ hồ sơ, chứng từ, sổ sách theo quy định về chế độ lưu trữ
hồ sơ.
- Trực tiếp quản lý thu sự nghiệp, thu phí lệ phí và thu khác ngân sách, tổ chức
tốt việc quản lý, cấp phát và thanh toán lai ấn chỉ, đăng nộp kịp thời vào NSNN.
- Giúp UBND Huyện quản lý và điều hành ngân sách xã một cách chặt chẽ từ
khâu lập dự toán, chấp hành và quyết toán ngân sách theo đúng luật NSNN.
- Tiến hành kiểm kê, đánh giá tài sản cố định và công cụ ở cơ quan hành chính
sự nghiệp theo định kỳ, quản lý tình hình tăng giảm tài sản, tham mưu UBND
Huyện điều động, thanh lý các tài sản và công cụ.
Giúp UBND Huyện quản lý, phân bổ vốn đầu tư xây dựng, quy hoạch tổng thể
kinh tế xã hội, quản lý vốn đầu tư trong nước và ngoài nước (nếu có), kiểm tra
đôn đốc việc quản lý và sử dụng vốn của các cơ quan đơn vị, đảm bảo sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả.
- Giúp UBND Huyện quản lý đăng ký kinh doanh theo đúng Luật doanh
nghiệp và Luật hợp tác xã.
- Phối kết hợp cùng các ngành có liên quan thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
Luật NSNN, Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã, Luật xây dựng, Luật đấu thầu


và các văn bản dưới luật đúng theo các quy định; đồng thời đề nghị UBND
Huyện xử lý nghiêm các hành vi, vi phạm luật và các văn bản vi phạm pháp luật
có liên quan đến tài chính ngân sách và kế hoạch đầu tư.
- Thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất theo sự phân công của UBND
Huyện.
1.2) Cơ sở vật chất:
- Nhìn chung phòng tài chính – kế hoạch huyện Trà Ôn được trang bị đầy đủ
trang thiết bị về số lượng và chất lương (máy vi tính, đèn, quạt,…) nằm thực
hiện tốt công tác chuyên môn do cấp trên giao.
1.3) Cơ cấu bộ máy, phân công nhiệm vụ:
1.3.1) Cơ cấu bộ máy:
- Phòng tài chính – kế hoạch được giao 13 biên chế ( 10 hành chính và 03 sự
nghiệp khác), hiện còn thiếu 03 biên chế.
- Cơ quan làm việc theo chế độ thủ trưởng, thủ trưởng cơ quan chịu trách
nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo cấp trên về mọi hoạt động và việc thi hành
nhiệm vụ của cán bộ công chức trong đơn vị.
+ Ban lãnh đạo gồm: 01 Trưởng phòng và 02 Phó trưởng phòng.
+ Có ba bộ phận trực thuộc gồm:
• Bộ phận tài chính ngân sách.
• Bộ phận kế hoạch và đầu tư.
• Tổ kinh tế tập thể.
1.3.2) Phân công nhiệm vụ:
 Trưởng phòng:
- Trưởng phòng phụ trách chung, chịu trách nhiệm chung toàn bộ mọi hoạt
động của cơ quan, chỉ đạo phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ công chức
trong đơn vị.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc các mặt công tác, chủ trì các cuộc họp cơ
quan, xử lý công văn đến, đi, ký duyệt các khoản chi kế hoạch, phụ trách công
tác cán bộ, đi sâu công tác tài chính ngân sách.
- Lãnh đạo cán bộ công chức trong cơ quan chấp hành và thực hiện tốt các chủ

trương chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Thực hiện tốt nôi quy,
quy chế tổ chức và hoạt động của cơ quan.
- Xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm, quý, tháng của cơ quan theo
chức năng, nhiệm vụ được giao ( theo nghị quyết của huyện ủy, hội đồng nhân
dân, chỉ thị, quyết định của ủy ban nhân dân huyện trong lĩnh vực ngành phụ
trách).
- Tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá kết quả nhiệm vụ của từng bộ phận,
từng cán bộ công chức trong cơ quan, kịp thời phát hiện, uốn nắn những tồn tại,
những lệch lạc, tiêu cưc nhằm giúp cho tập thể và các cá nhân trong cơ quan
hoàn thành nhiệm vụ…
 Phó trưởng phòng:
* Nhiệm vụ chung:
- Giúp Trưởng phòng thực hiện một số công việc được phân công.
- Được quyền ký thay trưởng phòng một số văn bản, ký duyệt các khoản cấp
phát theo kế hoạch thuộc phạm vi phụ trách khi trưởng phòng ủy quyền (hoặc đi
vắng) và báo cáo lại trưởng phòng.
- Xử lý công văn đến, công văn đi khi trưởng phòng đi vắng và báo cáo trưởng
phòng.
1. Phó trưởng phòng phụ trách ngân sách:
- Lập dự toán và kiểm tra, đôn đốc việc chấp hành quyết toán ngân sách đúng
quy định của Luật NSNN.
- Theo dõi, kiểm tra, quản lý công tác giá công sản và định giá tài sản công của
các cơ quan hành chính sự nghiệp từ huyện đến xã, thị trấn, tài sản tố tụng hình
sự và dân sự, tài sản thi hành án.
2. Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch đầu tư và kinh tế tập thể:
- Tổng hợp, báo cáo, xây dựng các kế hoạch tháng, quý, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm của huyện.
- Phối hợp, xây dựng, quản lý, điều hành quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
của huyện và xã, thị trấn.
- Xây dựng doanh mục công trình, phân bổ vốn, đôn đốc kiểm tra việc thực

hiện các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện (vốn ngân sách huyện,
ngân sách xã, ngân sách tỉnh, ngân sách trung ương…) theo quy định của pháp
luật.
- Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể. Thường trực ban chỉ đạo thực
hiện nghị quyết 04/NQ.TU.
 Kế toán trưởng:
- Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về các báo cáo thu, chi quyết toán ngân
sách, các khoản ghi thu – ghi chi phản ánh qua NSNN, theo dõi cấp phát - quyết
toán các nguồn sự nghiệp bằng lệnh chi tiền, tham mưu trưởng phòng về việc
lập – giao dự toán cho các đơn vị hành chính sự nghiệp, các đơn vị sự nghiệp có
thu, các tài khoản tiền gởi vãng lai, thu phạt, tham mưu giúp trưởng phòng soạn
thảo các văn bản về sử dụng nguồn kinh phí mua sắm, trang bị tài sản cho các
phòng ban.
 Kế toán ngân sách xã:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng, phó phòng về khâu lập – chấp hành, quyết
toán ngân sách xã. Đồng thời kiểm tra, hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn về
ngân sách xã thường xuyên, kế toán ủy quyền, biên lai ấn chỉ, cấp phát quyết
toán đơn vị công an, quân sự.
 Kế toán thanh toán:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng, phó phòng về thanh quyết toán các đơn vị
hành chính, sự nghiệp, khối Đảng, Đoàn thể (trừ văn phòng Huyện ủy), văn thư
cơ quan.
 Kế toán xây dựng cơ bản:
- Chịu trách nhiệm trước Trường, phó phòng việc theo dõi cấp phát vốn đúng
quy định và kế hoạch phân bổ, thẩm tra quyết toán các công trình theo đúng chế
độ quy định hiện hành, quyết toán đơn vị văn phòng Huyện ủy, đánh giá tài sản
trong tố tụng hình sự.
 Chuyên viên quản lý giá công sản:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng, phó phòng về việc quản lý công tác giá công
sản, thường xuyên kiểm tra việc mua sắm, tăng, giảm, điều động, thanh lý tài

sản công, báo cáo giá kịp thời về Sở Tài Chính và định giá tài sản công của cá
cơ quan hành chính sự nghiệp từ huyện đến xã, thị trấn, định giá các loại tài sản,
nhất là tài sản dân sự theo yêu cầu của tòa án, tài sản thi hành án, thẩm định các
phương án bồi thường.
 Chuyên viên kế hoạch – Đầu tư:
- Chịu trách nhiệm trước Trường, phó phòng về xây dựng, quy hoạch, kế
hoạch đầu tư xây dựng; kiểm tra việc thực hiện sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản trên địa bàn huyện, các nguồn vốn mục tiêu, chương trình mục tiêu được
tỉnh ủy quyền.
 Chuyên viên tổng hợp:
- Tổng hợp kế hoạch phát triển kinh tế - văn hoá – xã hội, theo quy định của cơ
quan chuyên môn cấp trên và của Uỷ ban nhân dân huyện, tổng hợp và thực
hiện các báo cáo tháng, quý, năm và các báo cáo tổng kết theo quy định của các
cơ quan cấp trên.
 Tổ trưởng tổ kinh tế hợp tác:
- Chịu trách nhiệm trước Trưởng, phó phòng về công tác tổ chức và phát triển
kinh tế tập thể, đi sâu lĩnh vực nông nghiệp, kiêm công tác thi đua khen thưởng
cơ quan.
- Tham mưu cho phó phòng xây dựng và chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể trên
địa bàn huyện, phối hợp với ban chỉ đạo, các ngành, các xã, thị trấn hàng năm
xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế tập thể, cơ sở, tổng kết đánh giá rút kinh
nghiệm.
 Chuyên viên tổ kinh tế tập thể:
- Chịu trách nhiệm trước tổ trưởng về tổ chức và phát triển kinh tế tập thể ở
lĩnh vực phi nông nghiệp, tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh, kiểm tra, xác
minh hồ sơ giúp Trưởng, phó phòng xét cấp giấy chứng nhận kinh doanh teho
luật doanh nghiệp và Hợp tác xã, kiêm kế toán đơn vị.
2) Mối quan hệ công tác trong cơ quan:
2.1) Mối quan hệ với Uỷ ban nhân dân huyện:
- Trưởng phòng Tài chính – Kế hoạch co trách nhiệm báo cáo cho UBND

Huyện biết ý kiến của Sở chủ quản, khi được UBND Huyện đồng ý mới được
triển khai thực hiện. Trong trường hợp UBND Huyện không đồng ý hoặc yêu
cầu bổ sung thì phải phản ánh với Sở chủ quản, để Sở chủ quản làm việc trực
tiếp với UBND Huyện những điểm còn bất đồng hoặc báo cáo xin ý kiến của
UBND Tỉnh.
- Trường hợp trưởng phòng đi vắng phó phòng có trách nhiệm báo cáo cho phó
chủ tịch phụ trách khối để xin ý kiến thỉnh thị và sau đó phải báo cáo lại cho
trường phòng biết.
2.2) Mối quan hệ với Sở chủ quản:
- Trưởng phòng tài chính – kế hoạch tuân thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn về
chuyên môn của các Sở chủ quản, chấp hành chế độ báo cáo theo quy định, nếu
có những điểm bất đồng về chuyên môn nghiệp vụ giữa Sở chủ quản và UBND
Huyện thì Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo cho Sở chủ quản, nếu Sở chủ
quản không đồng ý cho thực hiện thì báo cáo UBND Huyện làm việc trực tiếp
với Sở chủ quản hoặc xin ý kiến của UBND Tỉnh.
- Trường hợp trưởng phòng đi vắng phó phòng có trách nhiệm báo cáo cho phó
chủ tịch phụ trách khối để xin ý kiến thỉnh thị và sau đó phải báo cáo lại cho
trường phòng biết.
2.3) Với các ngành chức năng liên quan:
- Trưởng phòng Tài chính – kế hoạch sẽ phối hợp với các trưởng phòng ban
chuyên môn thuộc UBND Huyện để giải quyết các vấn đề có liên quan thuộc
thẩm quyền.
- Phó trưởng phòng phối hợp với các phó trưởng phòng ban chuyên môn thuộc
UBND Huyện để giải quyết các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thì phải báo cáo
trưởng phòng công việc đã giải quyết.
- Các công chức của phòng phối hợp với các công chức ban chuyên môn thuộc
UBND Huyện để giải quyết các vấn đề về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.4) Với Uỷ ban nhân dân và công chức tài chính cấp xã, thị trấn:
- Trưởng phòng Tài chính – kế hoạch sẽ phối hợp với chủ tịch UBND Xã, thị
trấn tổ chức thực hiện các nhiệm vụ được UBND Huyện giao.

- Phó trưởng phòng phối hợp với chủ tịch UBND Xã để giải quyết các vấn đề
về chuyên môn, nghiệp vụ và phải báo cáo trưởng phòng công việc đã giải
quyết.
- Kế toán ngân sách xã hướng dẫn phương pháp quản lý và điều hành ngân
sách giúp công chức tài chính – kế toán xã, thị trấn làm tốt vai trò tham mưu
cho UBND Xã về công tác tài chính ngân sách. Kiểm tra, nhắc nhở việc thanh
quyết toán, công khai tài chính, báo cáo định kỳ.
2.5) Đối với tổ chức Đảng, Đoàn thể:
- Đối với Chi bộ: Trưởng phòng và các Đảng viên trong cơ quan phải tích cực
xây dựng và chấp hành Nghị quyết của chi bộ. Thực hiên nghiêm túc chế độ
sinh hoạt lệ hàng tháng, nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình, giữ gìn phẩm
chất đạo đức, lối sống của người Đảng viên, đổi mới phong cách làm việc.
Trưởng phòng và Bí thư chi bộ phải thường xuyên hội ý trao đổi thống nhất các
quan điểm về xây dựng Đảng và các mặt công tác của cơ quan.
- Đối với Công đoàn: Lãnh đạo phòng Tài chính – kế hoạch phải phối hợp với
công đoàn để phát động đăng ký thực hiện các tiêu chuẩn thi đua, sơ két và làm
tốt công tác thi đua khen thưởng. Đồng thời thực hiện đầy đủ các chế độ chính
sách đối với công chức và tạo mọi điều kiện cho công đoàn hoạt động tốt theo
điều lệ công đoàn.

×