Tải bản đầy đủ (.pdf) (37 trang)

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 37 trang )

CHƯƠNG 7

TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VỚI
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
7.1. Khái niệm và đặc điểm tài nguyên thiên nhiên
7.2. Phân loại tài nguyên thiên nhiên
7.3. Vai trò của tài nguyên thiên nhiên với phát
triển kinh tế
7.4. Một số vấn đề về TNTN
2


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Slide bài giảng;
• ThS. Lê Việt An, Nguyễn Thị Kim Hiền (2012), Bài
giảng Kinh tế phát triển, Tài liệu lưu hành nội bộ:
Khoa TC-NH&QTKD, Trường ĐH Quy Nhơn:
Chương 7;
• PGS. TS. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế
phát triển, NXB ĐH Kinh tế quốc dân: Chương 16;
• Perkins, D. H. (2013), Economics of development,
New York, W. W. Norton & Company: Chap 20.
3


7.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM TNTN
• Khái niệm: TNTN là tất cả nguồn lực của tự nhiên mà con người


có thể khai thác, chế biến và sử dụng để thỏa mãn những nhu cầu
đa dạng của mình.
• Đặc điểm:
– TNTN phân bố không đồng đều giữa các vùng miền; phụ
thuộc vào cấu tạo địa chất, thời tiết, khí hậu từng vùng.
– Hầu hết các nguồn TNTN được hình thành qua quá trình phát
triển lâu dài của lịch sử.
– TNTN có tính quý hiếm.
4


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo công dụng

Theo khả năng tái sinh

Nhằm xác định vai trò của tài
nguyên thiên nhiên đối với sản
xuất và đời sống
• Nguồn năng lượng
• Các loại khoáng sản
• Nguồn tài nguyên rừng
• Nguồn đất đai
• Nguồn nước
• Biển và thủy sản
• Khí hậu

Nhằm định hướng sử dụng hợp
lý nguồn tài nguyên, cân đối
giữa phát triển kinh tế và bảo

vệ môi trường
• Tài nguyên hữu hạn
• Tài nguyên vô hạn

5


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo công dụng
 Nguồn năng lượng:
• Được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điện
năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân
dân.
• Chỉ tiêu đánh giá: Trữ lượng tài nguyên (bao gồm trữ
lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác); Khả
năng khai thác/ năm.
• Bao gồm: thủy năng, dầu mỏ, than đá; mặt trời, sức gió,
thuỷ triều…

6


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo công dụng
Các loại khoáng sản:
• Là cơ sở để phát triển ngành công nghiệp khai thác và công
nghiệp sản xuất vật liệu như: luyện kim, vật liệu xây dựng,
thủy tinh, sành sứ…
Nguồn tài nguyên rừng:
• Rừng vừa có giá trị kinh tế (cung cấp gỗ, các loài động thực

vật, cây dược liệu, hương liệu…) vừa có giá trị bảo vệ môi
trường (chống xói mòn lụt lội, điều hoà khí hậu, tạo môi
sinh cho các loại động thực vật).
• Các chỉ tiêu đánh giá: diện tích có rừng che phủ (ha), tổng
trữ lượng gỗ rừng (m3), trữ lượng gỗ/ ha có rừng che phủ.
7


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo công dụng
Nguồn đất đai:
• Là tư liệu sản xuất đặc biệt, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp:
vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động.

Biển và thủy sản:
• Hệ sinh thái biển đa dạng và là nguồn lợi của con người;
• Biển và đại dương là kho chứa hóa chất vô tận.
• Năng lượng sạch từ biển và đại dương (gió, nhiệt độ nước biển, các
dòng hải lưu và thủy triều)…
• Mặt biển và vùng thềm lục địa là đường giao thông thủy, có giá trị
tiềm năng cho phát triển du lịch;
• Tác dụng điều hòa khí hậu;
• Góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng của các nước có biển. 8


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo công dụng
Khí hậu:
• Việt Nam nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới và chịu
ảnh hưởng của khu vực gió mùa Châu Á, có khí hậu nhiệt

đới gió mùa nóng ẩm, thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
• Tuy nhiên có một số bất lợi như thường có giông, bão, lũ
lụt, sương muối và rét đậm… gây ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp và đời sống dân cư.
9


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo khả năng tái sinh
Tài nguyên hữu hạn:
• Có giới hạn nhất định về trữ lượng, trữ lượng này sẽ giảm
dần cùng với quá trình khai thác, sử dụng của con người.
Bao gồm:
– Tài nguyên không có khả năng tái sinh: có quy mô không
thay đổi, hoặc khi sử dụng sẽ mất dần hoặc biến đổi tính
chất lý, hóa, như: đất đai, khoáng sản, dầu khí…
– Tài nguyên có khả năng tái sinh: có thể được tái tạo nhờ
tác động của con người, như: rừng, thổ nhưỡng, các loại
động thực vật.
10


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo khả năng tái sinh
Tài nguyên vô hạn:
• Tài nguyên có khả năng tự tái sinh vô tận, không cần sự tác
động của con người, như: năng lượng mặt trời, thủy triều,
sức gió, thủy năng, sông ngòi và các nguồn nước, không
khí…


11


7.2. PHÂN LOẠI TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Theo sự liên quan tới bề mặt đất
• Nhằm xác định quyền sở hữu nguồn tài nguyên;
• Tài nguyên không liên quan đến bề mặt đất: không khí, mặt
trời, sức gió… là những tài nguyên vô tận, không thể xác
định phạm vi giới hạn nên không xác định quyền sở hữu.
• Tài nguyên có liên quan đến bề mặt đất: bao gồm tài nguyên
trên và dưới lòng đất.

12


7.3. VAI TRÒ CỦA TNTN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ
• Là nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu cho nhiều ngành sản xuất.
– Đối với nông nghiệp: tài nguyên đất đai là tư liệu sản xuất
chủ yếu.
– Đối với công nghiệp: các loại năng lượng như than đá, dầu
mỏ…, các loại khoáng sản như quặng sắt, bô xít, kẽm… là
cơ sở phát triển các ngành công nghiệp khai thác than,
luyện kim…
– Đối với du lịch: các danh lam thắng cảnh tự nhiên.
13


7.3. VAI TRÒ CỦA TNTN VỚI PHÁT
TRIỂN KINH TẾ

• Có ý nghĩa kinh tế:
– Là yếu tố quan trọng quyết định cơ cấu sản xuất, và lợi thế
riêng của mỗi vùng lãnh thổ.
– Là yếu tố quan trọng tạo điều kiện cho quá trình tích lũy
vốn, phát triển kinh tế đa dạng, chủ động và ổn định.
• Tạo môi trường sinh thái đảm bảo các hoạt động sản xuất và
sinh hoạt.
• Tuy nhiên, TNTN không phải là yếu tố quyết định sự phát
triển kinh tế.
 Cần có hướng gìn giữ, bảo vệ, tái tạo, sử dụng hợp lý và có
hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, hướng tới một sự phát
14
triển bền vững.


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(1) Căn bệnh Hà Lan – Lời nguyền tài nguyên:
• Từ sau WW2 đến năm 1975, Hà Lan có tốc độ tăng GNP trên
5%, lạm phát xấp xỉ 3%, tỷ lệ thất nghiệp khoảng 1% ... do khu
vực xuất khẩu truyền thống của nước này có sức cạnh tranh
mạnh trên thị trường thế giới (chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp
và hàng điện tử).
• Đầu thập niên 70, Hà Lan phát hiện một lượng khí đốt tự nhiên
lớn và tăng cường xuất khẩu khí đốt.
• Kết quả: tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng 10%, GNP tăng
4%  tỷ giá hối đoái tăng, Hà Lan mất 30% bạn hàng truyền
thống, các cơ sở xuất khẩu truyền thống chao đảo, lạm phát tăng
lên 10% năm 1975, tỉ lệ thất nghiệp tăng từ 1,1% (1970) đến
15
5,1% (1977), tốc độ tăng trưởng GNP còn 1%.



7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
• Giải thích của The Economist:
– The Economist gọi là “Dutch Disease” (1977) để miêu tả
những tai ương của nền kinh tế Hà Lan.
– Giải thích: do đồng Guilder ( tiền tệ Hà Lan) khi đó có giá
trị cao, vì xuất khẩu quá nhiều khí đốt kéo theo nguồn
ngoại tệ tràn vào nội địa, làm tăng cầu đồng Guilder và
khiến nó mạnh lên  khiến các lĩnh vực khác của nền kinh
tế trở nên kém cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế. Bên
cạnh đó, khai thác khí đốt đã (và đang) là ngành kinh
doanh thâm dụng vốn, tạo ra rất ít việc làm. Hà Lan đã nỗ
lực kềm chế đồng Guilder tăng giá bằng cách giữ mức lãi
suất thấp  khiến đầu tư ‘tháo chạy’ khỏi đất nước, hạn
16
chế tiềm năng kinh tế của Hà Lan.


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
• Mô hình cân bằng cục bộ của W. Max Corden và J. Peter
Neary (1982):
– Giả thiết rằng nền kinh tế quốc dân có 2 khu vực xuất khẩu,
trong đó có 1 khu vực đang bùng nổ là khu vực khai thác
tài nguyên và 1 khu vực đang trì trệ (so với khu vực kia) là
khu vực chế tạo. Ngoài ra, nền kinh tế còn có 1 khu vực
không xuất khẩu.
– Các giả thiết khác: tổng lực lượng lao động không đổi, nền
kinh tế trong trạng thái toàn dụng lao động, và tỷ giá hối
đoái danh nghĩa cố định.

17


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
• Mô hình cân bằng cục bộ của W. Max Corden và J. Peter
Neary (1982):
• Quy trình: Khi các ngành khai thác bùng nổ, lượng cầu về lao động của khu
vực này tăng lên, lao động từ khu vực chế tạo sẽ chuyển sang khu vực khai
thác tài nguyên làm khu vực chế tạo bị thiếu cung lao động và trở nên suy
thoái. Khi thu nhập của người lao động trong khu vực khai thác tài nguyên
tăng lên, họ tiêu dùng nhiều hơn kích thích mở rộng khu vực không xuất
khẩu. Khu vực không xuất khẩu sẽ hút lao động từ khu vực chế tạo sang,
càng làm cho khu vực chế tạo bị bất lợi. Tiêu dùng các hàng hóa không xuất
khẩu tăng làm giá cả của các mặt hàng này, khiến cho tỷ giá hối đoái thực tế
tăng lên nếu tỷ giá hối đoái danh nghĩa không đổi, gây bất lợi cho xuất khẩu
của khu vực chế tạo. Khu vực khai thác tài nguyên đẩy mạnh xuất khẩu
cũng làm tương quan lượng cung nội tệ và ngoại tệ trong nền kinh tế thay
đổi theo hướng làm tăng tỷ giá hối đoái danh nghĩa, càng cản trở xuất khẩu
của khu vực chế tạo.
18


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2) Quản lý TNTN ở Việt Nam (VDR 2011):

19


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2) Quản lý TNTN ở Việt Nam (VDR 2011):


20


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2) Quản lý TNTN ở Việt Nam (VDR 2011):

21


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2) Quản lý TNTN ở Việt Nam (VDR 2011):

22


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2) Quản lý TNTN ở Việt Nam (VDR 2011):

23


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2.1) Quản lý đất đai ở Việt Nam (VDR 2011):

24


7.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TNTN
(2.1) Quản lý đất đai ở Việt Nam (VDR 2011):


25


×