Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

chuủ điểm bé với thiên nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (693.89 KB, 47 trang )

CHỦ ĐIỂM
(Thực hiện trong 3 tuần từ ngày 29/03 đến ngày 16/04/2010)
1
MỤC TIÊU CỦA CHỦ ĐIỂM
1. Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:
- Biết hát, biết vận động một số bài hát theo nhạc về chủ điểm.
- Trẻ yêu thích cái đẹp và cảm nhận được cái đẹp trong thiên nhiên, trong các câu
chuyện, bài thơ, bài hát…về các hiện tượng tự nhiên.
- Biết vẽ tranh về khung cảnh thiên nhiên.
- Thích hát và thể hiện tình cảm, cảm xúc, sáng tạo của mình trước cái đẹp của một số
hiện tượng tự nhiên qua các sản phẩm: vẽ, nặn, xé, dán, xếp hình theo ý thích khi nghe các
bài hát về chủ điểm.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Biết được tên các mùa trong năm và đặc trưng của từng mùa.
- Tích cực tìm tòi, khám phá các sự vật, hiện tượng tự nhiên xung quanh.
- Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật, hiện tượng tự nhiên
xung quanh trẻ.
- Nhận biết một số hiện tượng tự nhiên khi thời tiết thay đổi theo mùa và biết phân loại
quần áo, trang phục theo mùa.
- Biết được lợi ích của nước, sự cần thiết của ánh sáng, không khí đối với cuộc sống con
người, cây cối và động vật.
- Biết so sánh lượng nước đựng trong 2 lọ.
- Phân biệt được ngày và đêm, nhận biết ngày hôm qua, ngày mai.
- Trẻ nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nguồn nước và biết cách giữ
gìn, bảo vệ các nguồn nước không bị ô nhiễm.
3. Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
- Biết sử dụng từ ngữ chỉ tên gọi và một số đặc điểm nổi bật về hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ đọc thơ, kể truyện theo tranh một cách diễn cảm và biết giải một số câu đố về hiện
thượng thiên nhiên.
- Kể được một số sự kiên xảy ra theo trình tự thời gian.
4. Lĩnh vực phát triển thể chất:


- Biết thực hiện một số vận động cơ bản.
- Biết sử dụng các trang phục cho phù hợp với thời tiết để bảc vệ sức khỏe.
- Phát triển sự phối hợp giữa các vận động và các giác quan.
- Biết phòng tránh những nơi dễ gây nguy hiểm ảnh hưởng đến tính mạng.
- Dinh dưỡng: Có 1 số thói quen, hành vi vệ sinh tong ăn uống và phòng bệnh.
2
MẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CHỦ ĐIỂM

1. Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:
* Âm nhạc:
- Dạy hát và vận động các bài hát về hiện tượng thời tiết: cho tôi đi làm mưa với; trời
nắng trời mưa; nắng sớm; mưa rơi; mây và gió;….
- Hát về các mùa: mặt trời; mặt trăng; đếm sao; bé và trăng;….
- Nghe hát: cháu vẽ ông Mặt trời.
- Trò chơi âm nhạc: “trời nắng, trời mưa; mưa to, mưa nhỏ”.
* Tạo hình:
- Vẽ, xé dán mặt trời, mưa rơi, cảnh mùa đông và cảnh tuyết rơi.
- Tô màu và vẽ cầu vồng.
- Sưu tầm tranh ảnh liên quan đến chủ điểm “Bé Với Thiên Nhiên”.
2. Lĩnh vực phát triển nhận thức:
* Làm quen với toán:
- Nhận biết và phân biệt số 6, thêm bớt trong phạm vi 6.
- So sánh số lượng kích thước quần áo bằng nhiều cách khác nhau.
- Phân nhóm quần áo theo mùa và đếm số tương ứng.
- Nhận biết được: sáng, trưa, chiều, tối, hôm qua, hôm nay, ngày mai,….
* Khám phá khoa học:
- Quan sát, thảo luận về các hiện tượng thời tiết: nắng, mưa, gió, trời nóng, trời lạnh,
bão,bầu trời,….. Thảo luận về các mùa trong năm và sự khác nhau giữa các mùa, thứ tự
của các mùa.
- Quan sát và thảo luận về những ảnh hưởng của thời tiết đối với con người, cây cối và

con vật. Cho trẻ dạo chơi, tham quan phong cảnh thiên nhiên, cảnh vật theo mùa.
- Cho trẻ giải một số câu đố về các mùa và các hiện tượng thời tiết.
- Chơi với nước, các trò chơi thử nghiệm với nước để khám phá về đặc điểm, tính chất
của nước: sự bay hơi và sự hòa tan của nước.
3. Lĩnh phát triển ngôn ngữ:
- Kể chuyện: Giọt nước tí xíu, Sơn Tinh, Thủy Tinh.
- Thơ: Trăng ơi từ đâu đến, Ông Mặt trời, Sắp mưa, Trăng sáng, Giọt nắng.
- Cho trẻ đóng kịch.
- Đọc ca dao, tục ngữ và một số câu đố liên quan đến chủ điểm.
4. Lĩnh vực phát triển thể chất:
* Gáo dục dinh dưỡng:
- Uống những thức uống được nấu chín.
- Ăn những thức ăn hợp vệ sinh và không được vứt rác bừa bãi.
* Vận động:
- Đi theo hướng khác nhau và làm theo hiệu lệnh.
- Các vận. động phù hợp với thời tiết: rồng rắn lên mây, thả diều, chơi với chong chóng,
chơi với máy bay.
- Bật xa - nhảy xa – chạy nhanh 10m.
3
CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG HỌC LIỆU

- Một số tranh ảnh về chủ đề “Bé Với Thiên Nhiên”.
- Một số tranh ảnh về nguồn nước và lợi ích của nước, vòng tuần hòan của nước, các
nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, hiện tượng thời tiết, khí hậu đến sinh hoạt đời sống
của con người và động thực vật.
- Chuẩn bị một số phương tiện cho việc thử nghiệm( trứng, muối, một số vật nổi, vật
chìm, kim loại, ghim giấy, cốc thủy tinh,….).
- Chuẩn bị giấy vẽ, bút màu, kéo, phấn, đất nặn, ……….
- Chuẩn bị một số trò chơi, câu đố, thơ, truyện, bài hát liên quan đến chủ đề “Bé Với
Thiên Nhiên”.

- Bài giảng trên máy tính điện tử.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ

- Cô và trẻ cùng trang trí chủ điểm mới bằng những sản phẩm của trẻ và tranh ảnh có
liên quan đến chủ điểm.
- Trưng bày một số tranh ảnh, đồ chơi, học liệu có liên qian đến chủ đề.
- Cho trẻ xem một số vật thật hay tranh ảnh, mô hình về bài hát, thơ truyện, trò chơi, câu
đố,… có nội dung phù hợp với lứa tuổi của trẻ và liên quan đến chủ đề để lôi cuốn và thu
hút trẻ hướng vào chủ đề.
- Cô đặt câu hỏi cho trẻ trả lời để ôn lại chủ đề đã qua.
- Khuyến khích trẻ đặt những câu hỏi và trả lời các câu hỏi liên quan đến chủ đề mới.
KHÁM PHÁ CHỦ ĐỀ

- Đặt những câu hỏi liên quan đến chủ đề để kích thích sự tò mò của trẻ.
- Tổ chức cho trẻ được hoạt động theo nhóm, lớp, tạo cơ hội hội cho trẻ chơi, thử
nghiệm, trải nghiệm và quan sát,…để khuyến khích trẻ tìm tòi, khám phá những kỹ năng
liên quan đến chủ đề.
- Cho trẻ nghe một số bài hát, câu truyện liên quan đến chủ đề mới để trẻ suy nghĩ và thể
hiện tình cảm của mình qua câu truyện, bài hát hay câu đố.
- Cho trẻ đọc thơ, đóng kịch và hát những bài hát liên quan đến chủ điểm “Bé Với Thiên
Nhiên”.

4
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 02
Bé Khám Phá V
ới Nước
(từ ngày đến ngày )
HOẠT
ĐỘNG
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6

LVPT
Nhận thức
LVPT
Thẫm mỹ
LVPT
Ngôn ngữ
LVPT
Thể chất
LVPT
Ngôn ngữ
Đón trẻ - Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về một số hiệ tượng tự nhiên.
- Các con có biết hiện tượng nào được gọi là hiện tượng tự
nhiên.
Thể dục
sáng
- Hô hấp: thổi bóng bay.
- Tay: 2 tay dang ngang, gập tay sau gáy.
- Chân: bước 1 chân ra trước khụy gối.
- Bụng: gió thổi cây nghiêng.
- Bật: bật tách khép chân.
Hoạt động
học
Đo dung tích
nước bằng
một đơn vị
đo.
Hát: “cho
tôi đi làm
mưa với”.
Thơ:

“nước”.
Đập và bắt
bóng tại chỗ.
Truyện:
“giọt nước tí
xíu”.
Hoạt động
ngoài trời
Sinh hoạt
đầu tuần
Trò chơi:
mèo đuổi
chuột.
- Chơi với
dụng cụ
ngoài trời.
Chơi: “kéo
co”.
Nhặt lá ở sân
trường.
Hoạt động
góc
- Góc gia đình
- Góc nghệ thuật
- Góc xây dựng
- Góc thiên nhiên
- Góc siêu thị
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ, ăn phụ
Hoạt động
chiều

Ôn hát:
“cho tôi đi
làm mưa
với”.
Nêu gương.
Cô và trẻ
cùng đọc thơ
liên quan đến
nước.
Nêu gương.
Ôn thơ:
“nước”.
Nêu gương.
Chơi tự do.
Nêu gương.
Ôn truyện:
“giọt nước tí
xíu”.
Nêu gương.
Vệ sinh, trả trẻ
5
Thứ ngày tháng năm
Đón trẻ - trò chuyện
- Trò chuyện với trẻ về một số hiện tượng tự nhiên.
- Cho trẻ kể về một số hiện tự nhiên mà trẻ biết.
- Các con thấy tết đến thì thời tiết như rhế nào?
Thể dục sáng
I.Mục đích yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết được các động tác cơ bản theo dự hướng dẫn của giáo viên.
2. Kĩ năng: Thao tác đúng các động tác và phối hợp tay chân một cách nhịp nhàng.

3. Giáo dục: Phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh,các cơ được mềm dẻo.
II. Chuẩn bị:
Sân rộng và nhạc để tập.
III. Tiến hành:
1. Kh ởi động:
Cho trẻ đi bộ kết hợp kiễng gót chân,đi bằng gót chân,đi kết hợp chạy,…,cho trẻ về tổ
đứng thành hàng ngang.
2. Trọng động:
a. Hô hấp: “thổi bóng bay”
Hai tay khum trước miệng và thổi mạnh,đồng thời đưa 2 tay ra ngang
b. Tay: “2 tay đưa ngang, Gập bàn tay sau gáy”
Bước chân trái sang ngang ,2 tay dang ngang (lòng bàn tay ngửa), gập khủy
tay,bàn tay để sau gáy(đầu không cúi),về tư thế chuẩn bị,tập nhịp nhàng theo nhạc. Đổi
chân
c. Chân: “bước 1 chân ra phía trước, khụy gối”
Đứng khép chân,2tay đưa ra ngang lòng bàn tay ngửa, ngồi khụy gối, 2tay đưa ra
trước,lòng bàn tay sấp(4 lần,4 nhịp).Tập theo nhạc.
d. Bụng: “Gió thổi cây nghiêng(nghiêng người sang hai bên)
Bước chân trái sang 1 bước,2 tay đưa cao,lòng bàn tay hướng vào nhau, nghiêng
người sang trái, ghiêng người sang phải nhịp nhàng theo nhạc,sau đó đổi chân.
3. Bật: “bật tách chân,khép chân”
Bật chân trái trước rồi tới chân phải, đổi chân bật theo nhạc đến khi hết bài hát.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng,thả lỏng 2 tay hoặc chơi trò chơi nhẹ giúp cơ thể trở về
trạng thái bình thường.
6
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết được nước rất cần thiết cho con người và động thực vật.
2. Kỹ năng: Bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm môi trường.
3. Giáo dục: Trẻ biết quý trọng nước, không được vứt rác xuống sông.

II. Chuẩn bị:
* Cô: Tranh ảnh có liên quan đến nguồn nước.
* Trẻ: Thùng để nước và dụng cụ để trẻ đo dung tích nước.
Hình ảnh về hoạt động đúng và sai.
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Hôm qua bạn của cô có tặng cho cô một bức tranh, hôm nay cô có đem vào cho các
con xem. Các con có biết đây là tranh gì không? Trong tranh vẽ có gì? Các con thấy nước
trong tranh như thế nào?
- Vậy các con thấy trong tranh của cô còn có gid đặc biệt nữa nè? Vậy hai xô nước này
như thế nào với nhau? Vì sao con biết bình A nhiều nước hơn bình B?
- Vậy con có muốn biết vì sao mà mình biết bình này nhiều hơn bình kia không? Vì các
con để hai bình xác lại gần với nhau cho nên dễ thấy được bình này nhiều hơn bình kia.
Nhưng con có biết là nhiều hơn bao nhiêu không?
- Ngoài cách cô để hai bình lại gần với nhau, cô còn có cách khác để biết chính xác là
nhiều bao nhiêu? Các con xem cô dùng cách gì nha?
2. Hoạt động 2: Cô làm mẫu
- Các con thấy cô có gì đây? Trong thùng của cô đựng gì? Vậy con có biết thùng nào
nhiều hơn thùng nào không và nhiều bao nhiêu không?
- Các com xem cô đo xem thùng thứ 1 nhiều hơn thùng thứ 2 là bao nhiêu?
- Cô sẽ đo thùng thứ 1 trước: cô sẽ lấy cái ly làm vật chuẩn để đo xem thùng thứ 1 có
bao nhiêu ly nước nha. Nhưng muốn đo chính xác thì chúng ta phải múc nước trong ly làm
sau cho đầy, nếu không đầy thì khó xác định được.
- Cô sẽ múc nước từ thùng thứ 1 đổ vào thùng thứ 3, khi đổ nước vào thùng cô sẽ đổ từ
từ không vội. Sau đó, cô sẽ tiếp tục đo thùng thứ 2, cô cũng đo giống như thùng thứ nhất
và cô so sánh hai thùng với nhau cô sẽ biết được thùng thứ 1 và thùng thứ 2.
- Vậy thùng thứ 1 nhiều hơn thùng thứ 2 bao nhiêu? Có biết được chính xác không?
* Các con lại đây xem cô có hai thùng nước các con xem thùng nào nhiều hơn? Các con
có biết không? Vậy muốn biết chính xác phải làm như thế nào?
3. Hoạt động 3: Trẻ thực hiện

7
Thứ ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển nhận thức:
- Cô cho trẻ chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm cùng đo xem trong thùng của mình chứa
bao nhiêu dung tích nước, cử một nhóm trưởng lên nói cho cả lớp cùng nghe trong thùng
của mình có bao nhiêu nước.
4. Hoạt động 4: Trò chơi “khoanh tròn hoạt động đúng”
* Cách chơi: Cô phát cho mỗi nhóm một bức tranh. VD: “trong bức tranh của cô có
hình ảnh bạn nhỏ đang uống nước chín và bạn đang uống nước sông”, hãy khoanh tròn
hoạt động mà bạn cho rằng là đúng. Nhóm trưởng có nhiệm vụ khoanh tròn hoạt động nào
cho là đúng, các bạn khác hỗ trợ cho bạn của mình. Cô mở nhạc, khi kết thúc bài hát thì
mỗi nhóm mang tranh của nhóm mình lên bảng dán.
- Nhóm trưởng lên nhận tranh và màu về cho nhóm của mình, chỉ có nhóm trưởng mới
cầm bút màun khoanh tròn các bạn khác tìm giúp nhóm trưởng của mình đâu là hoạt động
đúng.
5. Hoạt động 5: Kết thúc
Đọc thơ: “nước”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc nnghệ thuật: cho trẻ vẽ sông, suối.
2. Góc phân vai: cửa hàng bán nước ngọt.
3. Góc thư viện: xem một số tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
8
Thứ ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thẫm mỹ:
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: trẻ biết tên bài hát “cho tôi đi làm mưa với” và tên tác giả “Hoàng Hà”.
2. Kỹ năng: Trẻ hát đúng giai điệu và đúng nhịp bài thơ.
3. Giáo dục: yêu thích hát.

II. Chuẩn bị:
* Cô: Tranh bài hát “cho tôi đi làm mưa với”.
Một số hình ảnh có liên quan đến mưa và nước trên máy tính điện tử.
* Trẻ: Nhạc cụ.
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chyện
- Các con có ăn sáng chưa? Các con ăn xong thì phải làm gì? Uống nước gì nè? Nếu
các con không uống nước thì sao?
- Hôm nay cô cũng có một số hình ảnh nhưng cô không biết đây là hình ảnh của gì các
con cùng cô lại máy tính của cô xem thử đây là hình ảnh gì nè?
- Các con xem đây là gì? Nước suối này như thế nào?
- Hình ảnh này là gì? Sông sẽ chảy ra đâu? Cô còn một hình ảnh rất ngộ không từ
nguồn chảy ra mà từ trên cao chảy xuông các con xem đây là gì nha?
- Còn đây là gì? Các con thấy có mưa còn có gì nửa? Mưa từ đâu rơi xuống.
* Cô cũng có bài hát nói đến mưa hôm nay cô sẽ dạy cho các con nghe.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ hát
- Cô hát lần 1 diễn cảm minh họa theo bài hát.
- Giới thiệu tên bài hát “cho tôi đi làm mưa với”.
- Trong bài hát nói đến mưa thì có gì làm cho chúng ta thêm lạnh.
* Tóm nội dung: trong bài hát nói đến mưa muốn đi cùng chị gió để cho cây thêm
xanh tươi và thực phẩm của bác nông dân luôn tốt, không phí thời gian để rong chơi.
* Giáo dục: ngày thứ bảy và chủ nhật nghỉ ở nhà các con có giúp ba mẹ mình không?
Khi vào lớp các con phải cố gắng học cho thật giỏi, phải ngoan ngoãn, không được đùa
giỡn đánh bạn.
- Cô hát lần 2 kết hợp xem tranh.
- Cả lớp hát cùng cô 2-3 lần với nhiều hình thức khác nhau. Cô sửa sai và giải thích từ
khó.
- Mời tổ, nhóm hát luân phiên. Tổ hát, tổ còn lại gõ nhạc cụ.
- Nhóm bạn trai hát, bạn gái múa minh họa.
- Cho tổ hát một câu liên tiếp.

- Mời một vài cá nhân thuộc hát cho cô và cả lớp cùng nghe.
9
- Cho tổ hát luân phiên theo hình thức đối đáp.
3. Hoạt động 3: Nghe hát “mưa rơi”
- Cô mở nhạc cho trẻ nghe bài: “mưa rơi”.
- Lần 1: các con vừa nghe bài hát gì nè?
+ Trong bài hát nói đến gì?
- Lần 2 cô và trẻ cùng hát và nhún nhảy theo nhạc.
4. Hoạt động 4: Trò chơ âm nhạc “ đoán tên bài hát”
* Cách chơi: cô hát bất kì một bài hát nào, trẻ sẽ đoán tên xem đó là bài hát gì. Bạn
nào biết sẽ đứng lên trả lời, nếu đoán đúng sẽ chỉ bất kì bạn nnào trong lớp lên hát bài hát
đó. Nếu bạn đó hát không được bài hát sẽ bị phạt.
- Cho trẻ chơi 2-3 lần chuyển sang trò chơi mới cô có thể nâng cao hơn cho trẻ nghe
nhạc đoán tên bài hát.
Cô mở nhạc cho trẻ nghe, trẻ nào biết đó là bài hát gì sẽ đứng lên trả lời.
- Khi cô mở nhạc trẻ chú ý để đoán tên bài hát. Nếu trẻ đoán không được cô sẽ gợi ý
để trẻ trả lời.
5. Hoạt động 5: Kết thúc
Cô và trẻ cùng làm mưa đi theo chị gió giúp cho cây thêm xanh tốt.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc toán tin: cho trẻ làm quen với máy vi tính.
2. Góc siêu thị: quầy các loại nước khuyến mại được giảm giá.
3. Góc xây dựng: xây nhà máy lọc nước.
10
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: trẻ biết cách đọc thơ, biết tên bài thơ “nước” và ý nghĩa của bài thơ.
2. Kỹ năng: Đọc thơ diễn cảm, cách ngắt nhịp bài thơ.
- Thuộc bài thơ và trả lời to, rõ câu hỏi của cô.
3. Giáo dục: thích đọc thơ, thông qua bài thơ phải biết quý trọng nước.
II. Chuẩn bị:

* Cô: Mô hình nước.
Một số tranh có liên quan đến nước.
* Trẻ: 3 bức tranh chữ bài thơ còn thiếu.
Một cái thau chứa nước sẵn.
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Trò chuyện
- Cô và trẻ cùng hát “cho tôi đi làm mưa với” lại mô hình.
- Các con xem trong lớp của mình hôm nay có gì lạ?
- Các con có biết đây là gì không? Xuồng muốn bơi được thì nhờ vào gì?
- Vậy các con có sờ vào nước bao giờ chưa? Chiều cô tắm cho các con bắng gì? Nước
đó như thế nào nó mềm hay cứng?
- Cô cho một vài trẻ sờ vào thử xem nước như thế nào?
- Hôm nay cô cũng có bài thơ nói đến nước nhưng ở nhiều trạng thái khác nhau thì
nước không con mềm mại cho chúng ta tắm nửa mà còn có tác dụng khác, các con xem đó
là tác dụng gì nha.
2. Hoạt động 2: Dạy trẻ đọc thơ
- Cô đọc lần 1 diễn cảm không xem tranh.
- Cô giới thiệu tên bài thơ đó là bài thơ có tên “nước” của chú Vương trọng.
- Tóm nội dung: nước ở nhiều trạng thái thì đều khác nhau, nếu nước bình thường
chúng ta rửa mặt thì nó mềm, nếu chúng ta cho vào tủ lạnh thì nó sẽ đông đặc lại và cứng,
nước khi chúng ta cho vào bếp đung sôi thì sẽ bốc hơi lên và tụ lại giống hat mưa.
- Lần 2 kết hợp xem tranh.
- Cô và trẻ cùng đọc 2-3 lần. Cô sửa sai.
- Đàm thoại với trẻ: Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì?
+ Trong bài thơ nói đến nước ở các vị trí khác nhau thì nó như thế nào?
* Giải thích từ khó:
+ Hóa đá: nước cho vào tủ đông đặc và cứng thành nước đá cho chúng ta uống.
11
Thứ ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG HỌC

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ:
+ Sùng sục: nước cho vào nồi nấu một thời gian sau sẽ sôi và bốc hơi lên.
+ Đung: nấu.
+ Mơn mỡn: cây xanh tươi tốt, chồi non xanh tươi.
- Nhóm đọc thơ luân phiên và với hình thức đối đáp, mỗi nhóm đọc một câu.
- Cho trẻ thi đua nhau đọc thơ theo từng đôi một.
- Mời một vài cá nhân đọc thơ.
- Các con thấy nước có dụng gì? nó có quan trọng đối với chúng ta không? Vì vậy
chúng ta phải làm gì để nguồn nước của chúng ta luôn luôn trong sạch và không bị ô
nhiễm nguồn nước?
GD: các con phải giữ gìn nguồn nước bằng cách không vứt rác xuống sông. Các con
phải yêu quý nước, sử dụng nước phải tiết kiệm, khi uống phải uống nước chín không
uống nước khi chưa được nấu chín. Vì như vậy sẽ làm cho chúng ta bị đau bụng.
3. Hoạt động 3: Trò chơi “dán hình vào chỗ thiếu của bài thơ”
* Cách chơi: cô chuẩn bị 3 bức tranh chữ về bài thơ, trong đó thiếu một vài từ trẻ tìm
tranh cùng nghĩa với từ trong tranh thiếu và dán vào. Ví dụ: “rửa

sạch quá”.
- Chia lớp thành 3 nhóm: mỗi nhóm cử một bạn làm nhón trưởng.
- Nhóm trưởng của mỗi đội lên lấy cho nhóm mình một bức tranh và hộp bút màu, về
nhóm cùng bàn với nhau và tìm tranh phù hợp, các bạn còn lại tìm tranh đưa cho nhóm
trưởng dán. Nhóm nào dán xong thì đem lên bảng dán.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
Cô cho trẻ lại thau rửa tay.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc nghệ thuật: cho trẻ xé, dán giọt nước.
2. Góc thư viện: cho trẻ đọc chuyện về chủ đề.
3. Góc xây dựng: xây sông, hồ và biển.
4. Góc tin học: cho trẻ chơi trò chơi trên vi tính.
12

I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết đập và bắt bóng tại chỗ, biết cách đập bóng.
2. Kỹ năng: Đập bóng không rơi chỗ khác và bắt được bóng khi bóng nhảy lên.
3. Giáo dục: Không đùa giỡn trong khi đập và bắt bóng, phải nghiêm túc trong khi học.
II. Chuẩn bị:
* Cô: Sân rộng và nhạc.
* Trẻ: Mỗi trẻ quả bóng, 2 khung thành.
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Khởi động
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với đi kiễng gót chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy
nhanh,…cho trẻ về hàng của mình.
2. Hoạt động 2: Trọng động
• Bài tập phát triển chung:
a. Hô hấp: thổi bóng bay.
b. Tay: .2 tay dang ngang, gập tay sau gáy.
c. Chân: bước 1 chân ra trước khụy gối.
d. Bụng: gió thổi cây nghiêng.
e. Bật: bật tách khép chân.
• Vận động cơ bản:
- Cô làm mẫu lân 1 không giải thích.
- Hỏi trẻ cô vừa làm gì với quả bóng? Với quả bóng này chúng ta có thể chơi gì? Các
con xem cô làm lại.
- Lần 2 giải thích. Trước hết cô đứng bình thường, tay cô cầm bóng và cô đập quả
bóng nhẹ nhàng xuống đất, khi bóng nhảy bật lên khỏi mặt đất thì cô dùng tay bắt quả
bóng. Khi nào quả bóng nhảy chỗ khác thì cô sẽ làm lại.
- Cô mời một bạn lên làm mẫu. Nếu quả bóng không rơi ngay con thì con phải làm lại.
Các con chỉ đứng một chỗ.
- Cô có thể gọi một vài cá nhân khác lên thực hiện.
- Cho trẻ chia lớp thành 3 đội thay phiên nhau lên đập bóng và bắt bóng tại chỗ. Bạn
nào làm xong về cuối hàng đứng.

* Cô cho trẻ chia làm hai đội với số lượng bạn như nhau, từng bạn của hai đội lên thi
nhau đập và bắt bóng, đội nào về trước thì đội đó thắng. Đội nào còn số bạn nhiều hơn thì
đội đó thua.
13
Thứ ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển thể chất:
- Nếu có đội đập bóng nhảy lên không ngay chỗ mình đứng thì phải đập bóng lại cho
đến khi nào bống nhảy lên ngay chỗ của mình thì bạn khác mới tiếp tục.
• Trò chơi vận động: “chơi đá bóng”
- Cô cho trẻ chia thành 2 đội.
- Mỗi đội cử một bạn làm thủ môn giữ khung thành của mình không cho bạn đá bóng
vào lưới của mình, các bạn còn lại làm cầu thủ đá banh, đội nào đá vào lưới của đội bạn thì
đội đó thắng.
3. Hoạt động 3: Hồi tĩnh
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, thả lỏng 2 tay hoặc chơi trò chơi nhẹ giúp cơ thể trở về
trạng thái bình thường.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc thư viện: cho trẻ làm sách tranh về chủ đề “bé với thiên nhiên”.
2. Góc nghệ thuật: trẻ vẽ hồ chứa nước.
3. Góc xây dựng: xây ao nuôi cá.
14
I. Mục đích – yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ biết được nội dung chuyện kể về “gịot nước tí xíu”.
2. Kỹ năng: Nhớ nội dung chuyện và kể chuyện diễn cảm.
3. Giáo dục: Thông qua chuyện biết giúp đỡ người khác và biết giữ gìn nguồn nước quý
báo mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.
II. Chuẩn bị:
* Cô: Tranh chuyện “giọt nước tí xíu” trên máy tính.
* Trẻ: Thau để đầy nước.

Ba bình chứa nước.
III. Cách tiến hành:
1. Hoạt động 1: Đàm thoại, trò chuyện
- Hôm may ai đưa các con đi học nè? Vậy khi ba mẹ đưa con đi học có cho các con ăn
sáng không? Khi các con ăn sáng xong thì các con làm gì? Có uống nước không?
- Vậy các con thấy nước có quan trọng với mình không? Nếu chúng ta ăn xong không
có nước thì sao nè? Nước ngoài tác dụng cho chúng ta uống các con thấy còn có tác dụng
gì nửa nè?
- Hôm nay, cô cũng có câu chuyện nói đến giọt nước tuy nhỏ xíu nhưng giúp cho mọi
người rất nhiều lợi ích. Các con xem giúp gì cho mọi người nha.
2. Hoạt động 2: Cô kể chuyện trẻ nghe
- Cô kể lần 1diễn cảm không xem tranh.
- Cô kể lần 2 kết hợp xem tranh.
- Tóm nội dung: trong chuyện cô vừa kể cho các con nghe nói đến bạn Tí Xíu chỉ là
giọt nước đang cùng các bạn đùa giỡn và nghe lời rủ của ông mặt Trời đi vào đất liền với
ông vì trong đất liền có thiếu gì việc để Tí Xíu làm, nên Tí Xíu đã đi theo ông và trở thành
mưa và Tí Xíu lại chảy ra sông, ra biển,... cuối cùng trở về nhà.
3. Hoạt động 3: Đàm thoại, trích dẫn
- Cô vừa kể cho các con nghe chuyện gì? Trong chuyện có những ai?
- Tí Xíu cùng các bạn làm gì? Chợt có ai xuất hiện? Ông Mặt Trời nói gì với Tí Xíu?
- Tí Xíu có đồng ý đi không? Nhưng cháu làm sao? Ông Mặt Trời trả lời sao với Tí
Xíu? Lúc đầu Tí Xíu chỉ là gì? Gió đưa Tí Xíu đi đâu? Ai giúp bạn ấy? Sau đó, Tí Xíu
biến thành gì?
- Mời một vài cá nhân trả lời câu hỏi của cô.
15
Thứ ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG HỌC
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ: Dạy trẻ kể lại chuyện
- Vì sao, Tí Xíu và các bạn đã reo lên “mát quá! Ôi, mát quá”.
- Cuối cùng, Tí Xíu đã biến thành gì giúp cho mọi người? Rồi Tí Xíu lại trở thành gì và

lại trở về đâu?
- Các con thấy bạn Tí Xíu có dũng cảm không? Dám đi theo ai? Để làm gì? Tí Xíu thấy
như thế nào khi đi theo ông Mặt Trời? Vì sao Tí Xíu thấy vui?
* Các con có thích bạn Tí Xíu không? Vì sao? Vậy con có muốn học hỏi như bạn Tí
Xíu không? Học hỏi bằng cách nào? Các con đối với các bạn trong lớp của mình như thế
nào có được đánh bạn không? Có được lấy bánh, kẹo của bạn ăn không? Mình không biến
thành nước như bạn Tí Xíu mà mình biết yêu thương bạn của mình là mình giống bạn Tí
Xíu.
4. Hoạt động 4: Trò chơi
- Cô để ba bình chứa nước ở trên, và một thau nước trong thau cô để một ít cánh hoa
vào và để ở giữa lớp.
- Cho trẻ chia lớp thành 3 đội thi nhau lên múc nước và đổ vào bình, khi múc nước
không có cánh hoa nào ở trong ly nước của mình thì mới tính. Đội nào đổ nước đầy bình
trước nà trong bình không có cánh hoa nào thì đội đó thắng.
- Ba đội cùng chạy lên múc nước trong thau và chạy nhanh lên đổ nước vào bình, bạn
nào đổ xong thì về cuối hàng đứng cho đến khi đội nào đầy chai trước thì đội đó chiến
thắng.
- Cô và trẻ cùng nhận xét.
5. Hoạt động 5: Kết thúc
Cô và trẻ cùng hát bài “cho tôi đi làm mưa với”.
HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc thiên nhiên: cho trẻ chơi với nước.
2. Góc phân vai: cửa hàng bán thức ăn và thức uống.
3. Góc xây dựng: xây công ty sản xuất nước.

Tổ trưởng Hiệu phó chuyên môn
16
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 01
BÉ TÌM HI
ỂU CÁC MÙA TRONG NĂM

(từ ngày đến ngày )
HOẠT
ĐỘNG
Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6
LVPT
Ngôn ngữ
LVPT
Nhận thức
LVPT
Thẫm mỹ
LVPT
Ngôn ngữ
LVPT
Thể chất
Đón trẻ - Các con thấy hôm nay như thế nào nè?
- Cô đố các con một năm có mầy mùa nè? Các con có biết 4 mùa
đó là mùa nào không? Bây giờ cô đố nửa nha: mùa xuân như thế nào?
Mùa hạ thì sao? Còn mùa thu ai biết? Thế còn mùa đông?
Thể dục
sáng
- Hô hấp: còi tàu kêu “tu tu”
- Tay: 2 tay đưa ra trước, lên cao.
- Chân: đứng co 1 chân.
- Bụng: cúi gập người về trước.
- Bật: bật sang trái, sang phải.
Hoạt động
học
Thơ: “mùa
hạ tuyệt
vời”.

DD: “lựa
chọn trang
phục phù
hợp với thời
tiết”.
Sự khác
nhau giữa
ngày và
đêm.
Nặn ông mặt
trời.
Truyện:
“kể chuyện
bốn mùa”.
Chạy 15m
trong
khoảng 15s.
Hát: “mùa
xuân”.
Hoạt động
ngoài trời
Sinh hoạt
đầu tuần
- Chơi với
dụng cụ
ngoài trời.
Nhặt lá ở
sân trường.
Trò chơi:
“nu na nu

nống”.
Cô và trẻ
cùng quan
sát bầu trời.
Hoạt động
góc
- Góc gia đình
- Góc nghệ thuật
- Góc xây dựng
- Góc thư viện
- Góc siêu thị
Vệ sinh, ăn trưa, ngủ, ăn phụ
Hoạt động
chiều
- Ôn thơ:
“mùa hạ
tuyệt vời”.
- Nêu gương.
- Chơi tự do.
- Nêu gương
- Đoán thời
gian.
- Nêu gương
- Ôn truyện:
“kể chuyện
bốn mùa”.
- Nêu gương
- Ôn hát:
“mùa
xuân”.

- Nêu gương
Vệ sinh, trả trẻ
17
Thứ ngày tháng năm
ĐÓN TRẺ - TRÒ CHUYỆN
- Đón trẻ, trò chuyện với trẻ về các mùa trong năm.
- Mùa xuân thì ấm áp, các con đi đâu chơi? Mùa hè các con có biết đó là mùa
gì không nè? Các con nghỉ hè thường được ba mẹ chở đi đâu chơi?
- Mùa thu thì sao có bạn nào biết không? Các con thấy lá trên cây như thế
nào? Còn mùa đông các con thấy thời tiết sao nè? Lạnh thì các con có mặc áo ấm không?
THỂ DỤC SÁNG

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức: Trẻ biết được các động tác cơ bản theo sự hướng dẫn của giáo viên.
2. Kỹ năng: Thao tác đúng các động tác và phối hợp tay chân 1 cách nhịp nhàng.
3. Giáo dục: Phải thường xuyên tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh, các cơ được mềm
dẻo.
II. CHUẨN BỊ:
Sân rộng và nhạc để trẻ tập.
III. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Khởi động:
Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp với đi kiễng gót chân, đi bằng gót chân, chạy chậm, chạy
nhanh,…cho trẻ về hàng của mình.
2. Trọng động:
A. Hô hấp: còi tàu kêu “tu tu”
2 tay khum phía trước miệng, giả làm tiếng còi tàu kêu “tu tu”.
B. Tay: 2 tay dang ngang, lên cao
Đứng dang 2 chân sang 2 bên, 2tay đưa ngang (lòng bàn tay ngửa), đưa lên cao (lòng
bàn tay hướng vào nhau).
C. Chân: đứng co 1 chân

Hai tay chống hông, 1 chân co lên vuông góc với mặt đất.
D. Bụng: cúi gập người về trước
Bước chân trái sang bên, 2 tay đưa lên cao (lòng bàn tay hướng vào nhau), cúi gập
người về trước. Đổi bên.
E. Bật: bật sang trái, sang phải.
Đứng thẳng 2 tay chống hông bật sang phải rồi bật sang trái.
3. Hồi tĩnh:
Cho trẻ đi nhẹ nhàng 1-2 vòng, thả lỏng 2 tay hoặc chơi trò chơi nhẹ giúp cơ thể trở về
trạng thái bình thường.
18

×