Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Bụng to và có bướu sờ được trẻ bị bệnh gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.13 KB, 5 trang )

Bụng to và có bướu sờ được
trẻ bị bệnh gì?

Siêu âm kiểm tra ổ bụng cho trẻ.
Bụng to có bướu là một triệu chứng cảnh báo ung thư (UT) trẻ em
(UTTE) thường gặp. Các bậc cha mẹ và người nuôi dưỡng trẻ nhỏ cần hết sức
chú ý phát hiện và đưa trẻ đi khám bệnh ngay ở một cơ sở y tế. Phần lớn
UTTE có thể điều trị tốt nếu bệnh được phát hiện chẩn đoán sớm và điều trị
đúng mức ở một bệnh viện có chuyên khoa ung bướu.
Một trường hợp bệnh nhi…
Bé P.M. H. 5 tuổi, biếng ăn đã 3 ngày rồi lại kêu đau tức bụng. Gia đình
nhận thấy: bụng cháu to và có khối u sờ chạm được ở vùng bụng bên phải. Cháu
được đưa đi khám bệnh ở BV. Nhi Đồng TP.HCM. Kết quả siêu âm bụng cho
thấy: gan to và có nhiều khối u kích thước 1,5 - 4cm ở cả 2 thùy gan. Xét nghiệm
định lượng AFP (alpha fetoprotein) ghi nhận: tăng cao (AFP > 5.845µg/mL). Bé
H. được chuyển đến BV.
Ung Bướu TP.HCM với chẩn đoán: UT nguyên bào gan.
Bụng to và có khối u… là một dấu hiệu cảnh báo bệnh UTTE?
Phần lớn UTTE có nguồn gốc từ tủy xương (UT hệ tạo huyết) hoặc từ các
cơ quan, tổ chức nằm sâu trong cơ thể (hạch thần kinh, thận, gan …). Triệu chứng
ban đầu rất đa dạng và khó nhận biết.
Tuy nhiên, bụng to một cách bất thường và có khối u trong bụng sờ được là
một dấu chứng thường gặp nhất tại khoa Ung bướu nhi của Trung tâm Ung thư
MD. Anderson, Texas (Hoa Kỳ). Một số trường hợp là u bụng lành tính như: bướu
mạch máu ở gan, bệnh mô thừa dạng bướu ở gan, bệnh thận đa nang, u nang
buồng trứng… Còn lại đa số là khối u ác tính. Tuy nhiên, trong tình huống trẻ bị
đau bụng cấp tính, bụng chướng to, việc thăm khám và phát hiện bướu ở bụng
không dễ. Các bác sĩ cần chẩn đoán phân biệt với một số trường hợp cấp cứu
ngoại khoa như: bệnh lồng ruột cấp, bệnh đại tràng phì đại Hirschprung…
Khảo sát 442 trường hợp trẻ em nhập Viện Ung thư Gustave-Roussy (Pháp)
vì bụng to có bướu sờ được trong năm 1992 đã ghi nhận: UT thận 45%, UT hạch


thần kinh 28%, Lymphôm hạch mạc treo 14%, UT gan 5%, các UT khác 8%.
Khi phát hiện trẻ có bụng to và bướu sờ chạm, cha mẹ nên làm gì?
Nên sớm đưa trẻ đến khám bệnh ở một bệnh viện có chuyên khoa nhi,
ngoại nhi hoặc chuyên khoa ung bướu nhi.
Bình tĩnh ghi nhận các triệu chứng đi kèm như: sốt kéo dài, chán ăn, sụt
cân, tiêu chảy, tiểu có màu đỏ máu, tiểu khó hoặc tiểu lắc nhắc nhiều lần…
Không được tự ý cho trẻ uống thuốc hoặc điều trị theo chỉ dẫn của hàng
xóm…
Làm sao xác định, chẩn đoán bệnh UTTE ?
Đối với trẻ có bụng to và có khối u, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, chú
ý đặc điểm khối u trong bụng: vị trí, kích thước, mật độ, tính di động của khối u.
Cho thực hiện ngay một số xét nghiệm và kỹ thuật chẩn đoán rất cần thiết như:
đếm công thức máu, thử phân tích nước tiểu, siêu âm bụng, chụp CT scan bụng
chậu, các dấu ấn UT như AFP, beta HCG (human chorionic gonadotrophin) hoặc
định lượng VMA trong nước tiểu 24 giờ.
Một số trường hợp khối u bụng quá to hoặc khó xác định cơ quan, việc thực
hiện sinh thiết khối u và xác định mô bệnh học khối u thực sự quan trọng và cần
thiết.
Độ tuổi của trẻ cũng là một điểm cần lưu ý: đối trẻ nhỏ dưới 3 tuổi, khối u
trong bụng thường có nguồn gốc từ tuyến thượng thận, hạch thần kinh, gan, thận;
với trẻ từ 5-10 tuổi, nên cảnh giác đến bệnh lymphôm và bạch cầu cấp hơn.
Thầy thuốc sau khi thăm khám lâm sàng, ghi nhận các kết quả xét nghiệm
và hình ảnh cần xem xét và xác định khối u thuộc cơ quan nào? Bản chất lành hay
ác tính? Giai đoạn bệnh sớm hoặc muộn?… để có hướng xử trí điều trị thích hợp.
Điều trị UT dạng bướu đặc trong bụng trẻ em thế nào?
Kế hoạch điều trị UT dạng bướu đặc trong bụng trẻ em (UT thận, UT gan,
UT nguyên bào thần kinh…) cũng là kết hợp đa mô thức: phẫu thuật cắt bỏ toàn
bộ khối u có vai trò chủ yếu. Hóa trị và xạ trị sau mổ có vai trò hỗ trợ, làm tăng
kết quả điều trị và thời gian sống thêm cho trẻ bị bệnh.
Trường hợp bệnh ở giai đoạn trễ, bướu quá to, xâm lấn đến các cơ quan lân

cận (giai đoạn III) không thể mổ cắt bướu được hoặc bệnh đã có di căn xa (giai
đoạn IV), hóa trị dẫn đầu (trước mổ) có vai trò quan trọng, vì đa số UT đặc trong
bụng trẻ em có tính nhạy và có đáp ứng với thuốc hóa trị. Khối u trong bụng sẽ thu
nhỏ, gọn hơn sau 2-4 chu kỳ hóa trị và trở nên thuận lợi cho việc mổ cắt bỏ khối
bướu hơn.
Một vài kết quả điều trị đáng khích lệ Đối với UT thận (có tên là bướu
Wilms’) và UT gan (có tên là bướu nguyên bào gan) ở trẻ em, nếu được chẩn đoán
sớm và điều trị đầy đủ ở một bệnh viện có chuyên khoa ung bướu nhi, 70-80%
trường hợp đạt kết quả tốt.
UT hạch thần kinh (có tên bướu nguyên bào thần kinh) thường phát hiện
trễ, bệnh nhi bị di căn xa sớm, nên kết quả điều trị kém. Chỉ có khoảng 40-45% trẻ
sống được 5 năm sau điều trị.

×