Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (517.81 KB, 7 trang )
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 3):
Nguyên nhân lác mắt ở trẻ
Con tôi 1 tuổi, cả nhà tôi không ai bị lác mắt nhưng cháu lại bị. Vậy
nguyên nhân nào, thưa bác sĩ?
Lác mắt là do hiện tượng mất cân bằng giữa 2 mắt. Bình thường, các cơ của
mắt hoạt động rất cân bằng dưới sự điều khiển của các dây thần kinh để hai tròng
mắt nhìn đúng hướng. Khi sự cân bằng này mất đi, mắt không nhìn được đúng
hướng và sinh ra lác. Nguyên nhân gây lác có thể có tật về mắt như cận thị, loạn
thị, viễn thị, gặp bất thường ở các cơ vùng nhãn cầu, bị chấn thương mắt, sụp mí,
lác mắt cũng do di truyền... Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nhìn lệch, nhìn phải
nghiêng đầu, không tập trung vào một đồ chơi, không có phản ứng với ánh sáng
thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để điều trị càng sớm càng tốt. Như thế, mắt
bé có cơ hội trở lại bình thường. Bác sĩ nhãn khoa sẽ có phương pháp luyện tập
mắt, cho trẻ đeo kính hoặc phẫu thuật...
Tăng miễn dịch cho trẻ bằng chế độ ăn uống
Thời tiết vào hè khiến cho trẻ dễ ốm, mắc các bệnh do virus, vi khuẩn
gây ra. Làm thế nào để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý dành cho đối tượng
trẻ này?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và năng
lượng cần thiết cho cơ thể của trẻ không chỉ giúp cho sự phát triển của bé mà còn
giúp trẻ có được sức đề kháng tốt, có thể chống lại một số căn bệnh thường gặp ở
trẻ như: tiêu chảy, nhiễm trùng về da, viêm đường hô hấp... Vì vậy cần phải bổ
sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
Một số chất dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết cho trẻ là protein, đạm
động vật, thực vật… Bổ sung các chất khoáng như kẽm, sắt, canxi bằng cách cho
trẻ ăn nhiều thịt bò, lươn, trứng, các loại sò, cá và cần nhất là phải cho trẻ uống
sữa thường xuyên. Các bà mẹ cũng có thể bổ sung vitamin, chất đạm từ các loại