Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.39 KB, 8 trang )
Những thắc mắc thường gặp khi chăm sóc bé (Phần 4):
Khi cổ họng bé có đờm
Con tôi 7 tháng tuổi, mấy hôm nay cháu bị ho, trong cổ họng cứ khò khè
tiếng đờm, không ho ra được và cũng không nuốt được, cứ mỗi lần ăn cháu lại ho
sặc sụa nôn cả đờm lẫn thức ăn. Xin hỏi có cách nào giúp bé bớt đờm ở cổ họng?
Nếu bé ho có đờm kèm sốt là có biểu hiện viêm nhiễm ở vùng mũi họng và
đường hô hấp cần cho trẻ đi khám bác sỹ nhi khoa để được hướng dẫn dùng thuốc.
Nếu có bội nhiễm vi khuẩn phải dùng kháng sinh và thuốc tiêu đờm và đờm sẽ hết
viêm nhiễm không còn. Ngoài ra, có thể giảm bớt tiết đờm bằng cách cho bé uống
nước đủ (giúp loãng đờm); thường xuyên trở mình hoặc vỗ lưng cho bé sẽ giúp
lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long
và dễ thải ra. Cách vỗ: Trẻ nên nằm nghiêng, người chăm trẻ nhúng 5 ngón tay hơi
cong thành nửa vòng tức là nắm tay hờ, vỗ nhẹ vào lưng trẻ (sức vỗ không quá
mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải
vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau). Mỗi
lần vỗ độ vài phút, ngày 2-3 lần. Nếu nhìn thấy đờm trong họng mà trẻ không biết
ho (khạc ra) ra, thì bạn hãy bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.
Với trẻ lớn có thể dùng phương pháp hít vào hơi nước: nguyên lý là để bé hít vào
khí ấm nóng - ẩm ướt, khiến đờm đặc dính dễ long, dễ thải ra. Cụ thể dùng cốc
hoặc bình đổ nước sôi vào để bé hít hơi nóng từ miệng bình bằng mồm và mũi
trong thời gian từ 15-30 phút. Lưu ý tránh bỏng bé. Trường hợp ho nhiều ảnh
hưởng đến ăn uống của trẻ phải đi khám bác sỹ để xác định nguyên nhân dùng
thuốc thích hợp.
Làm sạch mũi - họng bằng nước muối sinh lý (Nacl 0,9%).