Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại địa bàn huyện hàm thuận bắc – tỉnh bình thuận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOA NHI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CHẬM TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ
CÔNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
– TỈNH BÌNH THUẬN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYỄN THỊ HOA NHI

PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHẬM TIẾN ĐỘ GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ
CÔNG TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
– TỈNH BÌNH THUẬN
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 8340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ THỊ MINH HẰNG


TP. Hồ Chí Minh – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của
Cô Vũ Thị Minh Hằng. Các số liệu, kết quả trong luận văn đều có nguồn gốc rõ ràng,
trung thực và chưa từng được dùng để bảo vệ một học vị nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hoa Nhi


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
Tóm tắt – Abstract
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................... 1
1.1.

Lý do chọn đề tài .............................................................................................1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .................................................4

1.3.


Đối tƣợng và phạm vi phân tích ....................................................................4

1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................5

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ...........................................................................6

1.6.

Kết cấu đề tài ...................................................................................................6

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................... 7
2.1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................7
2.1.1. Các khái niệm ................................................................................................7
2.1.1.1. Dự án đầu tư ............................................................................................7
2.1.1.2. Dự án đầu tư công ...................................................................................8
2.1.2. Phân loại dự án đầu tư công...........................................................................8
2.1.3. Quản lý dự án đầu tư công .............................................................................9
2.1.4. Tiêu chuẩn và nhân tố ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư. ........................9
2.1.5. Kiểm soát thanh toán chi NSNN qua Kho bạc Nhà nước ...........................10
2.1.5.1. Quy trình kiểm soát thanh toán chi NSNN tại KBNN Hàm Thuận Bắc
............................................................................................................................12
2.1.5.2. Các bước thực hiện trong quy trình .......................................................12
2.1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công .........14



2.1.7. Chậm giải ngân vốn đầu tư công và hậu quả ...............................................15
2.2. Tổng quan nghiên cứu. ....................................................................................16
2.2.1. Một số nghiên cứu ngoài nước ....................................................................16
2.2.2. Các nghiên cứu trong nước ..........................................................................17
2.3. Khe hỏng nghiên cứu .......................................................................................20
2.4. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu ..................................................................20
2.4.1. Mô hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................20
2.4.2. Giả thuyết nghiên cứu ..................................................................................21
2.4.2.1. Người quyết định đầu tư ........................................................................21
2.4.2.2. Chủ đầu tư, ban quản lý dự án...............................................................22
2.4.2.3. Cơ chế chính sách ..................................................................................23
2.4.2.4. Con người trong bộ máy KBNN ...........................................................24
2.4.2.5. Hệ thống thông tin truyền thông ...........................................................24
2.4.2.6. Công tác triển khai dự án ......................................................................24
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 29
3.1. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................29
3.1.1. Qui trình nghiên cứu ....................................................................................29
3.1.2. Phương pháp chọn mẫu và quy mô mẫu......................................................31
3.1.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo .......................................................................31
3.1.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)..............................................................32
3.1.5. Phân tích hồi qui ..........................................................................................33
CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 34
4.1. Thu thập dữ liệu nghiên cứu ...........................................................................34
4.2. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu ........................................................................34
4.2.1. Mẫu dựa trên vị trí tham gia trong dự án .....................................................34
4.2.2. Mẫu dựa trên chức vụ công tác ....................................................................34
4.2.3. Mẫu dựa trên thời gian làm việc trong lĩnh vực XDCB .............................35
4.2.4. Mẫu dựa trên trình độ chuyên môn ..............................................................35
4.3. Đánh giá độ tin cậy thang đo...........................................................................36



4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân .......40
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) các biến độc lập...................................41
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc .....................................45
4.5. Kết quả phân tích mô hình hồi quy tuyến tính .............................................46
4.5.1. Mô hình hồi quy tuyến tính .........................................................................46
4.5.2. Phân tích dữ liệu ..........................................................................................47
4.5.2.1. Phân tích tương quan .............................................................................47
4.5.2.2. Phân tích hồi quy ...................................................................................48
4.6. Kiểm định sự vi phạm các giả định về mô hình hồi quy tuyến tính ............51
4.6.1. Biến thành phần ...........................................................................................51
4.6.2. Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................51
4.6.3. Kiểm tra giả định các phần dư có phân phối chuẩn .....................................52
4.6.4. Kiểm định phương sai phần dư thay đổi......................................................52
4.6.5. Kiểm định sự tương quan giữa các phần dư ................................................53
4.6.6. Kiểm tra sự vi phạm đa cộng tuyến của mô hình ........................................53
4.6.7. Diễn giải kết quả hồi quy .............................................................................54
CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.................................................. 55
5.1. Kết luận .............................................................................................................55
5.2. Khuyến nghị ......................................................................................................56
5.2.1. Về con người trong bộ máy KBNN .............................................................56
5.2.2. Về cơ chế chính sách ...................................................................................57
5.2.3. Về hệ thống thông tin truyền thông .............................................................58
5.2.4. Về người quyết định đầu tư .........................................................................58
5.3. Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo của đề tài .......................................59
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


XDCB: Xây dựng cơ bản
BQLDA: Ban quản lý dự án
CĐT: Chủ đầu tư
ĐVSDNS: Đơn vị sử dụng ngân sách
NSNN: Ngân sách nhà nước
CNTT: Công nghệ thông tin
KBNN: Kho bạc Nhà nước
GDV: Giao dịch viên
KTT: Kế toán trưởng
CBCC: Cán bộ công chức
ĐTXD: Đầu tư xây dựng
ĐTC: đầu tư công
KHV: kế hoạch vốn
QLDA: quản lý dự án


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Thuận Bắc ........................................................................ 1
Bảng 1.2. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Bắc Bình.................................................................................... 2
Bảng 1.3. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Tân.................................................................................... 2
Bảng 1.4. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công so với kế hoạch từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Thuận Nam ....................................................................... 2
Bảng 2.1. Giả thuyết các nghiên cứu ........................................................................ 26
Bảng 4.1. Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu...................................................... 34
Bảng 4.2. Thống kê mẫu dựa trên vị trí tham gia trong dự án .................................. 34
Bảng 4.3. Thống kê mẫu dựa trên chức vụ công tác ................................................. 35

Bảng 4.4. Thống kê mẫu dựa trên thời gian làm việc trong lĩnh vực XDCB ........... 35
Bảng 4.5. Thống kê mẫu dựa trên trình độ chuyên môn ........................................... 35
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp kiểm tra độ tin cậy của thang đo ...................................... 36
Bảng 4.7. Cronbach’s Alpha của thang đo hệ thống nhân tố HTTT (lần 2) ............. 39
Bảng 4.8. Tổng hợp độ tin cậy của thang đo ............................................................ 39
Bảng 4.9. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập (lần 1) .......................... 41
Bảng 4.10. Ma trận nhân tố xoay trong phân tích nhân tố EFA (lần 1) .................... 41
Bảng 4.11. Cronbach’s Alpha của nhân tố CBCC .................................................... 43
Bảng 4.12. Kết quả phân tích nhân tố EFA các biến độc lập (lần 2) ........................ 43
Bảng 4.13. Ma trận nhân tố xoay trong phân tích nhân tố EFA (lần 2) .................... 44
Bảng 4.14. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến phụ thuộc ...................................... 45
Bảng 4.15. Hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập ................... 47
Bảng 4.16. Kết quả ước lượng hệ số hồi quy (lần 1) ................................................ 49
Bảng 4.17. Kết quả ước lượng hệ số hồi quy (lần 2) ............................................... 49
Bảng 4.18. Giá trị hệ số xác định R2 và hệ số Durbin-watson .................................. 49
Bảng 4.19. Phân tích phương sai............................................................................... 51


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công tại KBNN Hàm Thuận
Bắc ............................................................................................................................. 12
Hình 2.2. Mô hình nghiên cứu của Vũ Quang Lãm, 2015 ........................................ 17
Hình 2.3. Mô hình nghiên cứu của Bùi Thanh Tuyến, 2017 .................................... 18
Hình 2.4. Mô hình nghiên cứu của Ngô Hoài Linh và nhóm tác giả ........................ 19
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả ................................................... 21
Hình 3.1. Quy trình nghiên cứu đề xuất .................................................................... 30
Hình 4.1. Mô hình hồi quy bội mô tả tiến độ giải ngân ............................................ 54


TÓM TẮT

Đầu tư công đã và luôn là vấn đề được cả thế giới quan tâm, trong đó có Việt
Nam. Đầu tư công có mối quan hệ cùng chiều với nợ công. Đầu tư công cao, nợ
công tăng. Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công sẽ góp phần giảm thiểu
nguy cơ rơi vào tình trạng vỡ nợ do vay nợ quá nhiều. Việc chậm trễ trong giải ngân
vốn đầu tư công được cho là điểm nghẽn với tăng trưởng kinh tế và hơn thế nữa còn
khiến Chính phủ phải gánh lãi vay của dân.
Trong khi chính quyền địa phương cấp tỉnh phải đi vay và trả lãi vay để bù
đắp cho những khoản chi đầu tư xây dựng cơ bản thông qua việc vay viện trợ hoặc
phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, hạ
tầng kỹ thuật, cải thiện đời sống người dân tại địa phương thì vốn nằm tại Kho bạc
lại không được sử dụng một cách tối ưu.
Nghiên cứu được thực hiện nhằm mục đích phân tích và đánh giá các nhân tố
làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công qua Kho bạc Nhà nước. Tính hợp lệ
của dữ liệu được tiến hành bằng việc khảo sát và phân tích thông qua phần mềm hỗ
trợ SPSS 20.0. Kết quả nghiên cứu chỉ ra bốn yếu tố có ảnh hưởng đến tình trạng
chậm giải ngân vốn đầu tư công là: con người trong bộ máy Kho bạc Nhà nước, hệ
thống thông tin truyền thông, cơ chế chính sách và người quyết định đầu tư.
Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đề xuất những khuyến nghị, giải pháp
làm giảm tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn ngân
sách nhà nước.
Từ khóa: chậm giải ngân, nguyên nhân chậm trễ, đầu tư công, dự án công.


ABSTRACT
Public investment has always been and is a matter of global concern,
including Vietnam. Public investment has a positive relationship with public debt.
High public investment, increased public debt. Therefore, the effective use of public
investment capital will contribute to minimize the risk of falling into default due to
excessive borrowing. The delay in disbursement of public investment is believed to
be a bottleneck for economic growth and moreover, it makes the Government bear

the interest of the people.
While provincial governments have to borrow and pay interest to make up
for capital construction investment through aid loans or issuance of local
government bonds to invest in construction. material, technical infrastructure,
improving the lives of local people, which are located in the State Treasury are not
used effectively.
The study was conducted to analyze and evaluate the factors that slow down
the progress of disbursement of public investment through the State Treasury. The
validity of the data was conducted by the survey and clearance analysis software
supporting SPSS 20.0. The results show that four factors that affect the delayed
disbursement of public investment are: human resource in the State Treasury
apparatus, information and communication systems, policies and decision makers.
From the above research’s result, the author suggests recommendations and
solutions to reduce the delayed disbursement of investment capital for projects
using state budget capital.
Keywords: delayed disbursement, causes of delay, public investment, public
project.


1

CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1.

Lý do chọn đề tài
Những năm qua, tình hình kinh tế xã hội tại địa bàn Hàm Thuận Bắc – Tỉnh

Bình Thuận có nhiều biến chuyển tích cực, đa số các chỉ tiêu kinh tế xã hội đều đạt
và vượt mục tiêu đã được đề ra trong Nghị quyết Hội đồng nhân dân trước đó. Tuy
nhiên, vấn đề giải ngân vốn đầu tư công lại gặp nhiều bất cập: tiến độ giải ngân

chậm, chưa đạt được kế hoạch đề ra. Tình hình giải ngân vốn đầu tư công tại huyện
Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận theo số liệu thống kê từ năm 2014 đến hết năm
2018 theo bảng 1.1 sau:
Bảng 1.1. Tình hình giải ngân vốn ĐTC so với KHV từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Thuận Bắc
Năm
Tổng kế hoạch
(triệu đồng)
Tổng giá trị giải
ngân (triệu đồng)
Tỷ lệ % so với kế
hoạch (%)

2014

2015

2016

2017

2018

83.252

100.203

133.568

144.328


191.850

66.029

80.215

101.458

113.633

147.869

79

80

76

79

77

Nguồn: Số liệu KBNN Hàm Thuận Bắc
Bảng 1.1 cho thấy số vốn được thanh toán cho các dự án công tại huyện Hàm
Thuận Bắc trung bình hàng năm chỉ đạt khoảng 80% so với kế hoạch vốn giao, thấp
hơn mặt bằng chung so với các huyện khác trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, cụ thể: so
với huyện Bắc Bình tỷ lệ giải ngân bình quân hàng năm đạt trên 90% (số liệu theo
bảng 1.2), huyện Hàm Tân đạt từ 92% trở lên (số liệu theo bảng 1.3) và huyện Hàm
Thuận Nam đạt khoảng 90% (số liệu theo bảng 1.4)



2

Bảng 1.2. Tình hình giải ngân vốn ĐTC so với KHV từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Bắc Bình
Năm
Tổng kế hoạch
(triệu đồng)
Tổng giá trị giải
ngân (triệu đồng)

2014

2015

2016

2017

2018

28.676

41.780

49.872

72.403


90.413

26.200

37.656

46.573

65.690

82.930

91

90

93

91

92

Tỷ lệ % so với kế
hoạch (%)

Nguồn: Số liệu KBNN Bắc Bình
Bảng 1.3. Tình hình giải ngân vốn ĐTC so với KHV từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Tân
Năm
Tổng kế hoạch

(triệu đồng)
Tổng giá trị giải
ngân (triệu đồng)

2014

2015

2016

2017

2018

180.500

185.247

190.017

202.369

243.341

171.545

170.111

176.715


189.822

232.882

95

92

93

93,8

95,7

Tỷ lệ % so với kế
hoạch (%)

Nguồn: Số liệu KBNN Hàm Tân
Bảng 1.4. Tình hình giải ngân vốn ĐTC so với KHV từ năm 2014 đến
năm 2018 tại KBNN Hàm Thuận Nam
Năm
Tổng kế hoạch

2014

2015

2016

2017


2018

157.998

162.200

160.900

170.529

173.100


3

(triệu đồng)
Tổng giá trị giải
ngân (triệu đồng)
Tỷ lệ % so với kế
hoạch (%)

142.250

147.605

149.007

155.000


155.798

90

91

92,6

90,8

90

Nguồn: Số liệu KBNN Hàm Thuận Nam
Tình trạng này kéo dài trong nhiều năm đã làm ảnh hưởng đến đà tăng
trưởng kinh tế, ổn định xã hội tại huyện Hàm Thuận Bắc. Chậm trễ trong việc giải
ngân vốn đầu tư công gây thiệt hại không chỉ đối với chủ đầu tư, nhà thầu mà còn
gây ảnh hưởng đến đà tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong khi chính quyền
địa phương cấp tỉnh phải đi vay và trả lãi vay để bù đắp cho những khoản chi đầu tư
xây dựng cơ bản thông qua việc vay viện trợ hoặc phát hành trái phiếu chính quyền
địa phương để trợ cấp cho các huyện, trong đó có huyện Hàm Thuận Bắc để đầu tư
xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, cải thiện đời sống người dân tại địa
phương thì vốn nằm tại Kho bạc lại không được sử dụng một cách tối ưu. Bên cạnh
đó việc chậm giải ngân vốn đầu tư công làm thất thoát ít nhiều nguồn thu do việc
chậm đưa dự án vào vận hành, sử dụng. Người dân mất lòng tin vào bộ máy chính
quyền đang điều hành tại địa phương. Hơn nữa, chậm tiến độ khiến các dự án phải
gánh chịu những khoản chi phí phát sinh như: chi phí dở dang, tăng chi phí nhân
công, máy móc thi công, trượt giá nguyên vật liệu, …
Đầu tư công có mối quan hệ tỷ lệ thuận với nợ công. Đầu tư công cao, nợ
công tăng và trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư khu vực tư nhân giảm sút, việc phấn
đấu giải ngân hết nguồn lực đầu tư công sẽ góp phần giảm thiểu nguy cơ rơi vào

tình trạng vỡ nợ do vay nợ quá nhiều.
Một trong những chức năng, nhiệm vụ được giao cho hệ thống Kho bạc Nhà
nước là thực hiện kiểm soát, thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước
và các nguồn vốn khác trên địa bàn theo quy định của pháp luật, trong đó có công
tác kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư XDCB. Trong quá trình thực hiện kiểm soát


4

thanh toán và giải ngân cho dự án, KBNN Hàm Thuận Bắc – Bình Thuận gặp
không ít những khó khăn, bất cập đến từ những nguyên nhân khách quan lẫn chủ
quan như: công tác quản lý, điều hành của người quyết định đầu tư; năng lực
chuyên môn của CĐT, nhà thầu, của CBCC Kho bạc; hệ thống thông tin truyền
thông; hành vi đạo đức; cơ chế chính sách; công tác đền bù giải phóng mặt bằng,
giao kế hoạch vốn chậm, …
Từ thực tế đó, tác giả quyết định tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các
nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công tại địa bàn huyện Hàm
Thuận Bắc – tỉnh Bình Thuận” nhằm xác định cụ thể nguyên nhân gây ra thực
trạng chậm tiến độ giải ngân vốn ĐTC tại huyện Hàm Thuận Bắc, từ đó đề xuất giải
pháp phù hợp với tình hình thực tiễn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn cho các dự
án sử vốn NSNN, góp phần ổn định đà tăng trưởng kinh tế tại địa phương.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Luận văn này tập trung phân tích, đánh giá sự ảnh hưởng của các nhân tố liên

quan đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư cho các dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà
nước tại địa bàn huyệ Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận, từ đó đề xuất khuyến nghị
nhằm đẩy nhanh việc giải ngân nguồn lực ĐTC cho các dự án nhằm góp phần thúc
đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Để đạt được mục tiêu trên, luận văn này trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến việc tiến độ giải ngân vốn đầu
tư công cho các dự án sử dụng vốn đầu tư công?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cụ thể như thế nào?
Và cuối cùng, những giải pháp nào để hoàn thiện, đẩy nhanh việc giải ngân
nguồn vốn đầu tư công.
1.3.

Đối tƣợng và phạm vi phân tích
 Đối tƣợng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến chậm tiến độ giải ngân

vốn ĐTC đối với các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
 Phạm vi thu thập dữ liệu:


5

 Về không gian: khảo sát của đề tài được thực hiện tại địa bàn huyện Hàm
Thuận Bắc, tỉnh Bình Thuận.
 Về thời gian: dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian 05 năm từ 2014
đến 2018.
1.4.

Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài luận văn kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.

Trước tiên tác giả thảo luận nhóm (xem phụ lục 1) với khoảng 10 cá nhân có thâm
niên công tác trong và ngoài ngành: cán bộ chuyên kiểm soát thanh toán vốn đầu tư
công ở KBNN tỉnh Bình Thuận và tại Kho bạc Hàm Thuận Bắc; người quyết định
đầu tư; CĐT, Giám đốc BQLDA ĐTXD huyện Hàm Thuận Bắc; các chuyên viên

đang công tác tại cơ quan ban ngành có liên quan đến công tác đầu tư xây dựng cơ
bản; các nhà thầu tư vấn xây dựng; đơn vị thi công nhằm khám phá ra các nhân tố
ảnh hưởng đến tiến độ chậm giải ngân vốn ĐTC tại địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc,
tỉnh Bình Thuận.
Sau đó, tác giả hoàn thiện bảng câu hỏi sơ bộ, khảo sát 40 cá nhân chuyên
làm công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư công và hoàn chỉnh bảng câu hỏi
chính thức.
Tiếp theo, tác giả sử dụng bảng câu hỏi chính thức để khảo sát các các chủ
đầu tư, ban quản lý dự án và các cá nhân khác là những người thụ hưởng từ việc
thanh toán nguồn vốn đầu tư công.
Kích thước của mẫu áp dụng trong nghiên cứu được dựa theo yêu cầu của
phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis). Hair & ctg (2006)
cho rằng để sử dụng EFA kích thước mẫu tối thiểu phải là 50, tốt hơn là 100. Dự
kiến mô hình nghiên cứu của đề tài gồm khoảng 30 biến đưa vào phân tích thì cỡ
mẫu ít nhất phải là 150. Để đảm bảo sự thuận lợi và không bị gián đoạn trong
nghiên cứu, tác giả quyết định tiến hành thu thập 210 mẫu dữ liệu để sau khi gạn lọc
và làm sạch dữ liệu sẽ đạt được kích cỡ mẫu như mong muốn. Tác giả thu thập dữ
liệu chủ yếu bằng cách phát phiếu khảo sát tới các CĐT, BQLDA, nhà thầu – những
người trực tiếp thụ hưởng vốn giải ngân từ Kho bạc: 30% trong số đó được phát


6

phiếu khảo sát thông qua bưu điện, 70% còn lại được khảo sát trực tiếp tại địa điểm
giao dịch của Kho bạc Nhà nước huyện Hàm Thuận Bắc.
Số liệu được thu thập từ bảng khảo sát sẽ được kiểm tra, làm sạch và mã hóa
với phần mềm SPSS, thang đo được kiểm định bằng hệ số Cronbach’s Alpha và
phân tích nhân tố khám phá EFA. Tiếp theo thực hiện đánh giá, kiểm định mô hình
lý thuyết bằng phương pháp phân tích hồi quy nhằm xác định mức độ ảnh hưởng
của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình nghiên cứu.

1.5.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Đề tài phản ánh thực trạng tình hình thanh toán, giải ngân vốn đầu tư công

cho các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc, tỉnh Bình
Thuận. Xác định được các yếu tố có tác động đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công,
và trong các yếu tố đó thì yếu tố nào có tác động mạnh nhất. Từ đó, khuyến nghị
các giải pháp nhằm cải cách, đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn đầu tư công,
thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
1.6.

Kết cấu đề tài
Gồm 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Kết quả nghiên cứu
Chương 5. Kết luận và khuyến nghị


7

CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Dự án đầu tƣ
Khi nói đến khái niệm đầu tư thì có rất nhiều quan điểm khác nhau theo từng
tác giả và các nhà kinh tế đưa ra. Dưới đây là một số quan điểm về đầu tư:
Theo nhà kinh tế học Paul Anthony Samuelson thì “Đầu tư là đánh bạc với

tương lai”. Dưới góc độ nhìn nhận này, tác giả nhìn nhận đầu tư được hiểu với
nhiều khía cạnh rộng lớn hơn khi đề cập đến khía cạnh rủi ro bất trắc. Hay đề cập
đến vai trò của tiết kiệm, các tác giả của tác phẩm “Kinh tế học của sự phát triển”
lại cho rằng: “Đầu tư là một sự hy sinh tất cả các nguồn lực của cải ngày hôm nay
để hy vọng đạt được những lợi ích trong tương lai”.
Nhà kinh tế học Adam Smith thì cho rằng: “Đầu tư là một hoạt động nhằm
gia tăng tích tụ tư bản của cá nhân, công ty và xã hội với mục đích cải thiện và nâng
cao mức sống...”
Tóm lại, mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về đầu tư, tuy nhiên hầu hết
các tác giả, các nhà nghiên cứu đều thừa nhận một khái niệm chung và tổng quát
như sau: “Đầu tư là một quyết định bỏ vốn trong hiện tại nhằm mục đích thu được
những lợi ích lâu dài trong tương lai”.
Theo định nghĩa của Cleland và Kerzner thì “Dự án là một sự kết hợp các
nguồn lực con người và không phải con người cùng nhau trong một tổ chức tạm
thời để đạt được một mục đích cụ thể”.
Tunner (1993) thì cho rằng “Dự án là nỗ lực của con người (hoặc máy móc),
nguồn lực tài chính và vật chất được tổ chức theo một cách mới để tiến hành một
công việc đặc thù với đặc điểm kỹ thuật cho trước, trong điều kiện ràng buộc về
thời gian và chi phí để đưa ra một thay đổi có ích được xác định bởi mục tiêu định
tính và định lượng”.


8

Định nghĩa của PMI (Project Management Institute), dự án là “một nỗ lực có
thời hạn nhằm tạo ra một sản phẩm, một dịch vụ hoặc một kết quả duy nhất.”
(PMBOK Guide, Viện Quản lý Dự án, 2008, p. 5).
2.1.1.2. Dự án đầu tƣ công
Điều 4, Luật đầu tư công 2019 ngày 13 tháng 6 năm 2019 thì đầu tư công là
hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án và đối tượng đầu tư

công khác theo quy định của Luật này.
Ở Việt Nam, đầu tư công được hiểu theo nghĩa hẹp. Đầu tư công là đầu tư từ
nguồn vốn của Nhà nước vào các lĩnh vực phục vụ lợi ích chung, không nhằm mục
đích kinh doanh (Nguyễn Xuân Tự, 2010).
Theo Nguyễn Hồng Thắng và Nguyễn Thị Huyền (2010) thì “Dự án công là
những dự án do Chính phủ tài trợ (cấp vốn) toàn bộ hay một phần hoặc do dân
chúng tự nguyện góp vốn bằng tiền hay bằng ngày công nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu mang tính cộng đồng. Nếu mở rộng hơn nữa, dự án công còn bao gồm những
dự án mà Chính phủ hoặc chính quyền địa phương đề xuất và kêu gọi tài trợ quốc
tế. Cũng được xem là một dự án công cho dù dự án đó do một đơn vị kinh doanh
thực hiện nếu nó hướng đến việc nâng cao phúc lợi công cộng”. Như thế có thể
nhận diện tính chất “công” của một dự án ở mục đích của nó; và ta có thể nói một
cách ngắn gọn, dự án công là dự án hướng đến việc tạo ra những lợi ích cộng đồng.
2.1.2. Phân loại dự án đầu tƣ công
Điều 6, Luật đầu tư công 2019 phân loại như sau:
1. Căn cứ vào tính chất, dự án đầu tư công được phân loại như sau:
a) Dự án có cấu phần xây dựng là dự án đầu tư: xây dựng mới, cải tạo, nâng
cấp, mở rộng dự án đã đầu tư xây dựng, bao gồm cả phần mua tài sản, mua trang
thiết bị của dự án;
b) Dự án không có cấu phần xây dựng là dự án mua tài sản, nhận chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, mua, sửa chữa, nâng cấp trang thiết bị, máy móc và dự
án khác.


9

2. Căn cứ mức độ quan trọng và quy mô, dự án đầu tư công được phân loại
thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C.
2.1.3. Quản lý dự án đầu tƣ công
Morris (1994) định nghĩa QLDA như sau: Quản lý dự án là một quá trình kết

nối các công tác, nhiệm vụ (đặc biệt là sử dụng những phương pháp quản lý dự án
mang tính kỹ thuật) thông qua từng giai đoạn chu kỳ hoạt động của dự án để đạt
được mục đích của dự án.
Munns & Bjeirmi (1996) định nghĩa quản lý dự án là quá trình kiểm soát
việc thực hiện các mục tiêu dự án, sử dụng các cấu trúc và nguồn lực tổ chức và
quản lý dự án hiện có bằng cách áp dụng một tập hợp các công cụ và kỹ thuật mà
không làm gián đoạn hoạt động thường xuyên của một công ty.
PMBOK (2000) định nghĩa QLDA như sau: QLDA là việc áp dụng các kiến
thức, các kỹ năng, các công cụ và kỹ thuật vào các hoạt động của dự án để đáp ứng
yêu cầu của dự án. Nói cách khác, nhà QLDA phải làm tất cả những yêu cầu cần
thiết theo đúng trình tự, thời gian và ngân sách cho phép để đạt mục tiêu đề ra.
2.1.4. Tiêu chuẩn và nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý dự án đầu tƣ.
* Harold Kerzner (1998) trong cuốn sách của ông “In Search of Excellence
in Project Managemnet” đã xác định 5 tiêu chí có thể được sử dụng để đo lường sự
thành công của dự án đó là:
• Được hoàn thành trong thời gian (đúng tiến độ).
• Trong phạm vi ngân sách.
• Đảm bảo về chất lượng.
• Được chấp nhận bởi khách hàng.
• Cho phép các nhà thầu để sử dụng họ như là người tham khảo.
* Belassi và Tukel (1996) đã phân loại các nhân tố quan trọng quyết định
thành công trong quản lý dự án được nhóm lại thành bốn lĩnh vực:
• Các nhân tố liên quan đến dự án
• Các nhân tố liên quan đến nhà quản lý dự án và nhóm, các thành viên
• Các nhân tố liên quan đến tổ chức


10

• Các nhân tố liên quan đến môi trường bên ngoài

Việc xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến kết quả dự án là quan trọng
nhưng việc xác định các nhóm mà các yếu tố quan trọng thuộc về sẽ đánh giá tốt
hơn cho sự thành công của dự án. Các nhà quản lý dự án sau đó sẽ có một sự hiểu
biết rõ ràng về các khía cạnh của dự án có thể rất quan trọng để hoàn thành dự án,
trong khi những yếu tố còn thiếu sẽ trở nên rõ ràng khi thể hiện trong cơ cấu mới.
Qua đó làm rõ những nhân tố quan trọng nào cần được xem xét, và các hiệu ứng của
chúng (gọi là "phản ứng hệ thống") mà dẫn đến sự thành công hay thất bại của dự
án. Xác định mối quan hệ nhân quả này sẽ tăng cường thành quả dự án.
Các nhóm có liên quan lẫn nhau, một nhân tố trong một nhóm có thể ảnh
hưởng đến một nhân tố trong một nhóm khác và sự kết hợp của nhiều nhân tố từ các
nhóm khác nhau có thể dẫn đến sự thất bại của dự án. Ví dụ, hỗ trợ quản lý hàng
đầu là một nhân tố liên quan đến một tổ chức mà có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng
chung của nền kinh tế. Tương tự như vậy, sự riêng biệt của các hoạt động dự án có
thể ảnh hưởng đến thẩm quyền quản lý dự án trong công việc. Thiếu sự hỗ trợ quản
lý hàng đầu cùng với việc thiếu người quản lý dự án của các thẩm quyền trong công
việc có thể dẫn đến sự thất bại của dự án.
Tóm lại, việc nhóm các nhân tố quan trọng giúp các nhà QLDA hiểu được
mối quan hệ nội bộ giữa các nhân tố trong các nhóm khác nhau. Sử dụng cơ cấu
này, các nhà QLDA có thể quan sát các mối quan hệ giữa nguyên nhân - hiệu quả.
2.1.5. Kiểm soát thanh toán chi NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc
Nguyên tắc thực hiện
Tại đơn vị KBNN, công chức được phân công trực tiếp giao dịch với khách
hàng được gọi chung là GDV. GDV tiếp nhận, xử lý hồ sơ, chứng từ và tham gia
vào quy trình kiểm soát chi, hạch toán kế toán; kế toán trưởng kiểm soát hồ sơ,
chứng từ và kiểm soát hạch toán kế toán theo quy định. Việc sắp xếp tổ chức và
phân công thực hiện các nghiệp vụ đảm bảo một đơn vị sử dụng ngân sách chỉ giao
dịch với một công chức Kho bạc.


11


Thời hạn giải quyết hồ sơ
Thời hạn giải quyết hồ sơ tính từ thời điểm KBNN nhận đủ hồ sơ, chứng từ
của khách hàng đến khi xử lý thanh toán xong cho khách hàng:
- Đối với chi thường xuyên, chi sự nghiệp có tính chất thường xuyên, chi
chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu sử dụng kinh phí sự nghiệp.
a) Đối với khoản tạm ứng: trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi KBNN
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước.
b) Đối với khoản thanh toán: chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày KBNN
nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của ĐVSDNS.
c) Đối với các khoản chi từ tài khoản tiền gửi của đơn vị giao dịch mà
KBNN không phải kiểm soát: trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi KBNN nhận
được chứng từ chuyển tiền hợp lệ, hợp pháp của đơn vị giao dịch.
d) Đối với các khoản chi thực hiện theo hình thức thanh toán trước, kiểm
soát sau: trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp
pháp của ĐVSDNS.
- Đối với chi đầu tư:
a) Đối với các khoản tạm ứng: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi
KBNN nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
b) Đối với các khoản thanh toán: Chậm nhất 03 ngày làm việc, kể từ ngày
KBNN nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp của chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án đầu
tư xây dựng.
c) Đối với các khoản chi thực hiện theo hình thức thanh toán trước, kiểm soát
sau: Trong vòng 01 ngày làm việc, kể từ khi KBNN nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hợp pháp
của chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng.


12


2.1.5.1. Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ công tại KBNN Hàm
Thuận Bắc

Khách hàng

(1)

(3)

Giao dịch viên

(6)

Giám đốc

Guao

(5)
(4a) tiền mặt

Thủ quỹ

(2)

Kế toán trưởng

(4b) chuyển khoản

Hình 2.1. Quy trình kiểm soát thanh toán chi NSNN tại KBNN Hàm Thuận Bắc
Ghi chú:

Hướng đi của hồ sơ, chứng từ kiểm soát chi
Hướng đi của chứng từ thanh toán
2.1.5.2. Các bƣớc thực hiện trong quy trình
Bƣớc 1. Tiếp nhận hồ sơ
- GDV thực hiện tiếp nhận hồ sơ, chứng từ đề nghị thanh toán chi NSNN do
ĐVSDNS gởi đến và kiểm soát hồ sơ, chứng từ theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán, trả lại chứng
từ cho khách hàng kèm thông báo nguyên nhân trả lại.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ hợp lệ, GDV ký vào chức danh Kế toán trên
chứng từ chuyển Kế toán trưởng.
Bƣớc 2. Kế toán trƣởng
- KTT thực hiện kiểm soát hồ sơ, ký chứng từ, trình Giám đốc đơn vị KBNN


13

+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ không đủ điều kiện thanh toán, trả lại cho
GDV kiểm tra, xử lý.
+ Trường hợp hồ sơ, chứng từ đủ điều kiện thanh toán, KTT ký vào chức
danh KTT trên chứng từ và chuyển hồ sơ chứng từ cho GDV để trình lên Giám đốc
đơn vị KBNN.
Bƣớc 3. Giám đốc
- Trường hợp Giám đốc đơn vị KBNN không phê duyệt chứng từ, chuyển trả
lại cho GDV xem xét, xử lý.
- Trường hợp phê duyệt, Giám đốc đơn vị ký vào chức danh Giám đốc trên
chứng từ chuyển lại hồ sơ, chứng từ cho GVD thực hiện thanh toán cho đơn vị.
Bƣớc 4. Thực hiện thanh toán
Chứng từ sau khi được ký đầy đủ các chức danh, GDV thực hiện nhập vào
hệ thống TABMIS trình KTT một lần nữa để phê duyệt chứng từ trên hệ thống đảm
bảo khớp đúng với thông tin trên chứng từ giấy.

+ Trường hợp thanh toán bằng tiền mặt: sau khi KTT phê duyệt chứng từ
trên hệ thống xong chuyển chứng từ sang bộ phận kho quỹ để xuất quỹ chi tiền mặt
cho đối tượng thụ hưởng.
+ Trường hợp thanh toán bằng chuyển khoản: sau khi KTT phê duyệt chứng
từ trên hệ thống xong, GDV áp thanh toán chuyển lệnh đi ngân hàng thanh toán cho
đối tượng thụ hưởng.
Bƣớc 5. Chi tiền mặt tại quỹ
- Thủ quỹ nhận chứng từ và kiểm tra chứng từ chi tiền mặt (ngày, tháng
chứng từ; họ tên, số CMND, ngày cấp, nơi cấp của người lĩnh tiền, đối chiếu khớp
với thông tin trên giấy CMND; số tiền bằng số và bằng chữ khớp đúng với nhau).
- Lập bảng kê chi tiền, nhập sổ quỹ trên máy, chi tiền cho khách hàng và yêu
cầu khách hàng ký, ghi rõ họ tên trên chứng từ và trên bảng kê chi.
- Thủ quỹ ký vào chức danh “thủ quỹ” trên chứng từ và đóng dấu “đã chi
tiền” lên các liên chứng từ chi. Sau đó trả 01 liên chứng từ chi cho khách hàng, trả
các liên chứng từ còn lại cho giao dịch viên theo đường nội bộ.


14

Bƣớc 6. Trả hồ sơ, chứng từ cho khách hàng
- GDV đóng dấu “KẾ TOÁN” lên các liên chứng từ, lưu 01 liên cùng hồ sơ
thanh toán vào tập chứng từ ngày, trả 01 liên cho đơn vị giao dịch.
Nhìn nhận chung: từ quy trình kiểm soát thanh toán chi NSNN qua KBNN
được nêu ở trên, có thể nhận thấy hiện tại, KBNN Hàm Thuận Bắc còn áp dụng quy
trình rườm rà, chồng chéo, mất nhiều công đoạn, tốn thời gian. Điều này làm dễ nảy
sinh nhiều “điểm mờ” ở mỗi khâu trong cả quy trình kiểm soát chi NSNN. Bất kỳ
một chức danh nào tham gia vào quy trình kiểm soát chi NSNN đều có lý do cả
khách quan lẫn chủ quan để làm chậm thời gian giải ngân mà nó chủ yếu là hành vi
đạo đức của mỗi cá nhân, điều mà vốn dĩ đã trở thành “luật bất thành văn”.
2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tƣ công

Đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư đối với các dự án XDCB như:
Stephen O Ogunlana and Krit Promkuntong (1996) trong nghiên cứu của
mình đã tiến hành một cuộc khảo sát 12 dự án xây dựng tòa nhà cao tầng ở
Bangkok, Thái Lan nhận định các nhân tố là nguyên nhân gây ra sự chậm trễ của
các dự án gồm: người quyết định đầu tư; chủ đầu tư hay thay đổi thiết kế dự toán và
chậm ra quyết định; nhà tư vấn thiết kế: các bảng vẽ không đầy đủ, thiếu chính xác;
nhà QLDA và kiểm tra xây dựng: những hạn chế trong tổ chức, phối hợp, thái độ
không kiên quyết; nhà thầu thi công: quản lý vật liệu không chặt chẽ, thiếu phối
hợp, hoạch định kế hoạch có vấn đề, khó khăn về tài chính; các vấn đề về phân bổ
thiết bị; nhà cung cấp tài nguyên: thiếu hụt vật liệu xây dựng, phân phối hàng hóa
chậm, giá cả leo thang, chất lượng vật liệu thấp, thiếu lao động địa phương, thiếu
cán bộ kỹ thuật; nguyên nhân khác: hạn chế tại địa phương, vấn đề với láng giềng,
chính quyền chậm cấp phép.
Cao Hao Thi (2007) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm xác định ảnh hưởng
của năng lực nguồn nhân lực đến hiệu suất dự án. Mẫu dữ liệu được thu thập từ 239
nhà quản lý và nhân viên đang làm việc trong các dự án cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Trong nghiên cứu này, các chỉ tiêu về hiệu suất dự án như: chi phí, thời gian, hiệu


×