Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đề kiểm tra hóa học polymer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.94 KB, 5 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ 2 (lần 2) NH 2019 - 2020

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Môn: Hóa học hóa lý Polymer
Mã môn học: POCH323103
Đề số/Mã đề: 01 - Đề thi có 1 trang.
Thời gian: 45 phút.
Được phép sử dụng tài liệu.

KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM

BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
-------------------------

HỌ VÀ TÊN SV:____LÊ QUANG HUY ___________________________________
MSSV:_________17128024____________________________________________
Câu 1: (3,5 đ)
a) Phản ứng trùng ngưng là gì? Để thực hiện được phản ứng trùng ngưng các monomer phải đáp
ứng được yêu cầu gì? Cho ví dụ.
b) Tiến hành trùng ngưng và Hexamethylene Diamine với tỷ lệ mol tương ứng 3:4.
(i) Viết phương trình phản ứng trùng ngưng.
(ii) Tính: độ chức trung bình, hệ số đâm nhánh tới hạn và độ chuyển hóa Gel hóa của các
monomer theo học thuyết Flory – Stockmayer.
Câu 2: (3,0 đ)
(a) Nhiệt độ chuyển thủy tinh (Tg) của Polymer là gì? Hãy so sánh Tg của PET và Nylon-6,6. Giải
thích cho nhận định của anh/chị.
(b) Hình 1 biểu diễn thể tích riêng của một Polymer vô định hình theo nhiệt độ. Hãy mô tả xu
hướng của thể tích riêng theo nhiệt độ. Hai điểm A và B thể hiện đặc tính gì của hệ thủy tinh?



Hình 1


Câu 3: (2,0 đ)
Chỉ số Acid của nhựa là gì? Tại sao trong quá trình tổng hợp Polyester chỉ số acid thường được
dùng để xác định điểm dừng của phản ứng đa tụ?
Câu 4: (1,5 đ)
Đường cong ứng suất – biến dạng (S-S curve) của thí nghiệm đo kéo (Tensile test) một mẫu PE
được thể hiện trong hình 2. Tọa độ của các điểm như sau: O (0, 0); A (10, 14); B (15, 16) và C (30,
15). Biết mẫu đó kéo là mẫu quả tạ đôi với kích thước mặt cắt ngang phần chịu kéo là 19 mm x 5
mm. Hãy xác định Module Young, lực kéo cực đại và lực kéo tại điểm đứt của mẫu.
Cho biết: 1 MPa = 1 N/mm2.

Hình 2
--- HẾT---






×