Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

tieu luan kinh tế đối ngoại - khoa kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.92 KB, 18 trang )

BỘ GIAO THÔNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC
NAM
KHOA: KINH TẾ

VẬN TẢI
HÀNG HẢI VIỆT

BÀI THU HOẠCH
MƠN: KINH TẾ QUỐC TẾ
Đề tài: “ Phân tích những thuận lợi và khó khăn của Viêt Nam khi tham gia
vào WTO và TPP.”
Giáo viên hướng dẫn: Dương Văn Bạo
Học Viên: Lê Quỳnh Trang
Lớp: QLKT

Năm học: 2018

LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế là một xu th ế khách quan,
lôi cuốn ngày càng nhiều các nước tham gia, buộc các nước ph ải th ực hiện
chiến lược mở cửa kinh tế nhằm tr anh thủ thời cơ, phát huy những lợi thế
và vượt qua thách thức thì mới có thể phát triển nhanh nền kinh tế c ủa
quốc gia mình, đóng góp chung vào tăng trưởng kinh tế khu v ực và toàn c ầu.
Đặc biệt gia nhập tổ chức thương mại thế giới. Đối với các n ước đang và
kém phát triển (ữong đó có Việt nam) thì gia nh ập tổ ch ức th ương m ại th ế


giới là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu so v ới các n ước khác và có
điều kiện phát huy tối ưu hơn những lợi thế so sánh của mình trong phân
cơng lao động và hợp tác quốc tế.


Xuất phát từ vai trị và vị trí quan trọng đó của WTO đối với thương
mại tồn cầu, việc gia nhập tổ chức này mang lại cho chúng ta nh ững c ơ h ội
to lớn như: tiếp cận thị trường thương mại toàn cầu, tăng khả năng thu hút
vốn, công nghệ và học hỏi được những kỹ năng quản lý của n ước ngoài. M ặt
khác để tận dụng những cơ hội đó phải phát huy những lợi thế cao nh ất của
đất nước phục vụ cho quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hố, hiện đ ại hố,
phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chủ động
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mục tiêu:“ Dân giàu, nước manh, xã
hội công bằng, dân chủ và văn minh”.
Kể từ khi Đại hội Đảng lần VI(1986) nước ta mở cửa hội nhập với
nền kinh tế tồn cầu cho đến nay, nước ta ln duy trì t ốc đ ộ tăng tr ưởng
bình quân trên 8%/ năm dẫn đầu trong khu vực chỉ sau Trung Quốc. Tuy
nhiên để thực hiện mục tiêu mà Đảng đề ra thì việc gia nhập tổ ch ức
thương mại thế giới như là con đường tốt nhất để th ực hiện mục tiêu đó,
để lảm được điều ấy Việt Nam cần phát huy những lợi thế của n ước mình,
tận dụng những nguồn lực bên ngồi. Từ đó Việt Nam sẽ rút ra đ ược nh ững
giải pháp, tạo cho mình một hướng đi riêng để phát triển nền kinh t ế nhằm
chủ động bước vào quá trình hội nhập kinh tế thế giới trên cơ sở nguồn lực
và những lợi thế sẵn có của mình. Chính vì v ậy, tôi ch ọn đ ề tài “ Những
thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi gia nhập WTO và TPP ”. Làm
chuyên đề nghiên cứu cho bài tiểu luận của mình.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI
VÀ HIỆP ĐỊNH XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG TPP
1.1. Giới thiệu về tổ chức thương mại thế giới WTO
Trang 2


Tổ chức Thương mại Thế giới (tiếng Anh: World Trade Organization,
viết tắt WTO; tiếng Pháp: Organisation mondiale du commerce; tiếng Tây
Ban


Nha: Organización

Mundial

del

Comercio; tiếng

Đức: Welthandelsorganisation) là một tổ chức quốc tế đặt trụ sở
ở Genève, Thụy Sĩ, có chức năng giám sát các hiệp định thương mại giữa các
nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO
nhằm mục đích loại bỏ hay giảm thiểu các rào cản thương mại để tiến
tới tự do thương mại. Ngày 1 tháng 9 năm 2013, ông Roberto Azevêdo được
bầu làm Tổng giám đốc thay cho ơng Pascal Lamy. Tính đến ngày 29 tháng
07năm 2016, WTO có 164 thành viên. Mọi thành viên của WTO được yêu
cầu phải cấp cho những thành viên khác những ưu đãi nhất định trong
thương mại, ví dụ (với một số ngoại lệ) những sự nh ượng bộ về th ương
mại được cấp bởi một thành viên của WTO cho một quốc gia khác thì cũng
phải cấp cho mọi thành viên của WTO (WTO, 2004c).
Trong thập niên 1990 WTO là mục tiêu chính của phong trào
chống tồn cầu hóa.
Hội nghị Bretton Woods vào năm 1944 đã đề xuất thành lập Tổ chức
Thương mại Quốc tế (ITO) nhằm thiết lập các quy tắc và luật lệ cho
thương mại giữa các nước. Hiến chương ITO được nhất trí tại Hội ngh ị
của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Việc làm tại La Habana tháng
3 năm 1948. Tuy nhiên, Thượng nghị viện Hoa Kỳ đã không phê chuẩn hiến
chương này.[5][6][7] Một số nhà sử học cho rằng sự thất bại đó bắt nguồn
từ việc giới doanh nghiệp Hoa Kỳ lo ngại rằng Tổ ch ức Th ương m ại Qu ốc
tế có thể được sử dụng để kiểm sốt chứ khơng ph ải đem lại tự do ho ạt

động cho các doanh nghiệp lớn của Hoa Kỳ (Lisa Wilkins, 1997).
ITO chết yểu, nhưng hiệp định mà ITO định dựa vào đó để điều ch ỉnh
thương mại quốc tế vẫn tồn tại. Đó là Hiệp định chung về Thuế quan và
Thương mại (GATT). GATT đóng vai trị là khung pháp lý chủ yếu của hệ
thống thương mại đa phương trong suốt gần 50 năm sau đó. Các n ước tham
gia GATT đã tiến hành 8 vòng đàm phán, ký kết thêm nhiều thỏa ước
Trang 3


thương mại mới. Vòng đám phán thứ tám, Vòng đàm phán Uruguay, kết thúc
vào năm 1994 với sự thành lập Tổ chức Thương mại Thế gi ới (WTO) thay
thế cho GATT. Các nguyên tắc và các hiệp định của GATT đ ược WTO k ế
thừa, quản lý, và mở rộng. Khơng giống như GATT ch ỉ có tính ch ất c ủa
một hiệp ước, WTO là một tổ chức, có cơ cấu tổ chức hoạt động cụ thể.
WTO chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 1 năm 1995.
1.2. Hiệp định xuyên thái bình dương TPP
Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific
Partnership Agreement - viết tắt TPP)là một hiệp đinh/thỏa thuận thương
m ại

tự

do được



k ết

giữa


12

nước

vào

ngày 4

tháng

2 năm 2016 tại Auckland, New Zealand sau 5 năm đàm phán với mục đích
hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Thỏa
thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealand và Singapore ký
vào ngày 3 tháng 06, 2005 và có hiệu lực ngày 28 tháng 05, 2006. Sau đó,
thêm

5

nước

đàm

phán

để

gia

nhập,


đó



các

nước Australia, Malaysia, Peru, Hoa Kỳ, và Việt Nam. Ngày 14 tháng 11 năm
2010, ngày cuối cùng của Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Nhật Bản, lãnh
đạo của 9 nước (8 nước trên và Nhật Bản) đã tán thành l ời đ ề ngh ị c ủa
tổng thống Obama về việc thiết lập mục tiêu của các cuộc đàm phán thuộc
Hội nghị thượng đỉnh APEC năm 2011 diễn ra tại Hoa Kỳ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2017, các bộ trưởng TPP đã đạt đ ược tho ả
thuận cơ bản cho hiệp định TPP-11, đồng th ời th ống nh ất tên m ới cho hi ệp
định là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP - Comprehensive and Progressive Agreement for TransPacific Partnership).
Trước đây, TPP được biết đến với tên tiếng Anh là Pacific Three
Closer Economic Partnership (P3-CEP) và được tổng thống Chile Ricardo
Lagos,

thủ

tướng

Singapore Goh

Chok

Trang 4

Tong và


thủ

tướng

New


Zealand Helen Clark đưa ra thảo luận tại một cuộc họp các nhà lãnh đạo
của APEC diễn ra tại Los Cabos, México. Brunei nhanh chóng tham gia đàm
phán ở vịng 5 vào tháng 04 năm 2005. Sau vòng đàm phán này, hi ệp đ ịnh
lấy tên là Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình
Dương (TPSEP hoặc P4).
Mục tiêu ban đầu của Hiệp định là giảm 90% các loại thuế xuất nhập
khẩu giữa các nước thành viên trước ngày 1 tháng 1 năm 2006 và c ắt gi ảm
bằng không tới năm 2015. Đây là một thỏa thuận tồn diện bao qt t ất c ả
các khía cạnh chính của một hiệp định thương mại tự do, bao gồm trao đổi
hàng hóa, các quy định về xuất xứ, can thiệp, rào cản kỹ thuật, trao đ ổi d ịch
vụ, vấn đề sở hữu trí tuệ, chính sách của các chính quyền...
Tiến trình đàm phán cho hiệp định bị trì hỗn nhiều lần do thi ếu
tiếng nói chung xoay quanh nhiều vấn đề như: giảm thuế xuất-nhập kh ẩu,
bảo trợ hàng hóa nội địa, quyền sở hữu trí tuệ v.v... Ngày 5 tháng 10 năm
2015 tại Atlanta, Hoa Kỳ, tiến trình đàm phán hiệp định đã kết thúc thành
công.

Trang 5


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHĨ KHĂN CỦA
VIỆT NAM KHI GIA NHẬP WTO VÀ TPP

2.1. Những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập TPP
2.1.1. Nhóm các lợi ích khai thác từ thị trường nước ngồi (các nước
đối tác TPP)
Lợi ích ở thị trường các nước đối tác TPP mà Việt Nam có th ể tận
dụng từ TPP thể hiện ở 2 hình thức chủ yếu:
- Lợi ích thuế quan (đối với thương mại hàng hóa):
Lợi ích này được suy đốn là sẽ có được khi hàng hóa Việt Nam đ ược
tiếp cận các thị trường này với mức thuế quan thấp hoặc bằng 0. Nh ư vậy
lợi ích này chỉ thực tế nếu hàng hóa Việt Nam đang ph ải ch ịu m ức thu ế
quan cao ở các thị trường này và thuế quan là vấn đề duy nh ất cản tr ở s ức
cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên các thị trường này.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc chúng ta có th ể tiếp
cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0 hoặc th ấp
như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và m ột tri ển v ọng
hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là l ợi ích
cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh v ực ph ục v ụ
xuất khẩu. Lợi ích này khơng chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Vi ệt
Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó cịn là
động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng k ể có
điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này khơng
chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà cịn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong
tương lai.
Tuy nhiên, lợi ích này cần được đánh giá một cách ch ừng m ực hơn,
đặc biệt khi quyết định đánh đổi quyền tiếp cận thị tr ường Việt Nam của
hàng hóa nước ngồi để có được những lợi ích này. Cụ th ể:

Trang 6


+ Thực tế, cơ hội tăng mạnh xuất khẩu không phải cho tất c ả khi mà

ví dụ đối với Hoa Kỳ, hàng thủy sản chưa chế biến hay đồ gỗ (hai lĩnh v ực
xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường này) thực tế đã đang đ ược
hưởng mức thuế suất gần bằng 0, vì vậy có TPP hay không cũng không
quan trọng. Cũng như vậy, dù rằng tương lai không h ẳn ch ắc ch ắn nh ưng
một số mặt hàng có thể được Hoa Kỳ xem xét cho h ưởng GSP “mi ễn phí”
nếu chúng ta có nỗ lực vận động tốt mà khơng c ần TPP v ới nh ững cái giá
phải trả có thể lớn (bằng việc mở cửa thị trường nội địa cũng nh ư nh ững
ràng buộc khác). Đối với các ngành thuộc nhóm này, lợi ích thuế quan là
khơng đáng kể (hoặc khơng có). Tình trạng tương t ự v ới m ột s ố th ị tr ường
khác (ví dụ Úc, New Zealand, Peru hiện đã áp dụng m ức thu ế 0% cho các
sản phẩm thủy sản như cá, tôm, cua… của Việt Nam);
+ Đối với những mặt hàng khác, trong khi cơ hội tăng xuất kh ẩu v ới
giá cạnh tranh là có thật và rất lớn (ví dụ dệt may, da gi ầy), nh ững rào c ản
dưới dạng quy định kỹ thuật, vệ sinh dịch tễ hay kiện phòng vệ th ương
mại với quy chế nền kinh tế phi thị trường mà Hoa Kỳ th ực hiện r ất có th ể
sẽ vơ hiệu hóa lợi ích từ việc giảm thuế quan. Cũng như vậy nh ững điều
kiện ngặt nghèo về lao động, về xuất xứ nguyên liệu cũng có th ể khi ến
hàng hóa Việt Nam khơng tận dụng được lợi ích từ việc giảm thuế trong
TPP.
Nói một cách khác, những lợi ích về thuế quan trên thị trường n ước
đối tác TPP (đặc biệt là Hoa Kỳ) chỉ thực sự đầy đủ khi xem xét t ất c ả các
yếu tố. Và nếu bất kỳ yếu tố nào trong số những rào c ản đ ối v ới hàng xu ất
khẩu không được cải thiện thì lợi ích thuế quan từ TPP sẽ bị gi ảm sút,
thậm chí nếu những rào cản này bị lạm dụng, lợi ích từ thuế quan có th ể bị
vơ hiệu hóa hồn tồn. Phương án đàm phán về thuế quan vì vậy cần phải
lưu ý đến tất cả những yếu tố này.
-

Lợi ích tiếp cận thị trường (đối với thương mại dịch vụ và


đầu tư)
Trang 7


Về lý thuyết Việt Nam sẽ được tiếp cận thị trường dịch vụ của các
nước đối tác thuận lợi hơn, với ít các rào cản và điều kiện h ơn. Tuy v ậy
trên thực tế dịch vụ của Việt Nam hầu như chưa có đầu tư đáng kể ở n ước
ngoài do năng lực cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp Việt Nam còn y ếu
kém. Trong tương lai, tình hình này có thể thay đ ổi đơi chút (v ới nh ững n ỗ
lực trong việc xuất khẩu phần mềm, đầu tư viễn thông hay m ột số lĩnh v ực
dịch vụ khác) tuy nhiên khả năng này tương đối nhỏ.
Ngoài ra, với hiện trạng mở cửa tương đối rộng v ề dịch v ụ c ủa các
đối tác quan trọng trong TPP như hiện nay, lợi ích này có th ể khơng có ý
nghĩa (bởi có hay khơng có TPP thì th ị tr ường d ịch v ụ c ủa h ọ cũng đã m ở
sẵn rồi). Đây cũng chính là lý do nhiều ý kiến cho rằng các n ước phát tri ển
sẽ được lợi về dịch vụ trong TPP trong khi những n ước nh ư Vi ệt Nam h ầu
như không hưởng lợi gì từ việc này.
2.1.2. Nhóm các lợi ích khai thác được tại thị trường nội địa (Việt Nam)
Trong thực thi các FTA, thị trường nội địa th ường được hiểu là n ơi
chịu thiệt hại. Tuy nhiên, đối với trường h ợp của Việt Nam, nhi ều chuyên
gia nhấn mạnh rằng chúng ta có thể “có lời” t ừ TPP ngay cả ở th ị tr ường
nội địa, nơi vốn được xem là “chỉ chịu thiệt” từ các FTA nói chung. “Khoản
lời” này nằm ở những khía cạnh sau đây:
Lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước
TPP: Người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nh ập
khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được h ưởng l ợi t ừ hàng
hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và s ản xu ất, t ừ đó có
thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này;
Lợi ích từ những khoản đầu tư, dịch vụ đến từ Hoa Kỳ và các
nước đối tác TPP: Đó là một mơi trường kinh doanh cạnh tranh h ơn, mang

lại dịch vụ giá rẻ hơn chất lượng tốt hơn cho người tiêu dùng, nh ững công
nghệ và phương thức quản lý mới cho đối tác Việt Nam và m ột s ức ép đ ể
cải tổ và để tiến bộ hơn cho các đơn vị dịch vụ nội địa;
Trang 8


Lợi ích đến từ những thay đổi thể chế hay cải cách để đáp ứng
những đòi hỏi chung của TPP: TPP dự kiến sẽ bao trùm cả những cam kết
về những vấn đề xuyên suốt như sự hài hòa giữa các quy định pháp lu ật,
tính cạnh tranh, vấn đề hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nh ỏ và v ừa, chuỗi
cung ứng, hỗ trợ phát triển… Đây là những lợi ích lâu dài và xuyên su ốt các
khía cạnh của đời sống kinh tế - xã hội, đặc biệt có ý nghĩa đ ối v ới nhóm
doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (doanh nghiệp nhỏ và vừa) và do đó
là rất đáng kể;
- Lợi ích đến từ việc mở cửa thị trường mua sắm cô ng: Mặc dù
mức độ mở cửa đối với thị trường mua sắm công trong khuôn khổ TPP
chưa được xác định cụ thể nhưng nhiều khả năng các n ội dung trong Hi ệp
định về mua sắm công trong WTO sẽ được áp dụng cho TPP, và n ếu đi ều
này là thực tế thì lợi ích mà Việt Nam có được t ừ điều này sẽ là tri ển v ọng
minh bạch hóa thị trường quan trọng này – TPP vì thế có th ể là m ột đ ộng
lực tốt để giải quyết những bất cập trong các hợp đồng mua sắm cơng và
hoạt động đấu thầu xuất phát từ tình trạng thiếu minh bạch hiện nay;
-

Lợi ích đến từ việc thực thi các tiêu chuẩn về lao động, môi

trường: Mặc dù về cơ bản những yêu cầu cao về vấn đề này có th ể gây khó
khăn cho Việt Nam (đặc biệt là chi phí tổ ch ức th ực hiện của Nhà n ước và
chi phí tuân thủ của doanh nghiệp) nhưng xét một cách kỹ lưỡng một số
tiêu chuẩn trong đó (ví dụ về mơi trường) sẽ là cơ hội tốt đ ể Vi ệt Nam làm

tốt hơn vấn đề bảo vệ môi trường (đặc biệt trong đầu t ư từ các n ước đ ối
tác TPP) và bảo vệ người lao động nội địa.
2.1.3 Những khó khăn
Việt Nam cũng sẽ gặp phải thách thức cạnh tranh, có th ể dẫn t ới phá
sản và tình trạng thất nghiệp ở các DN có năng lực cạnh tranh y ếu, không
được chuẩn bị kỹ cho hội nhập; việc giảm thu ngân sách t ừ gi ảm thu ế nh ập
khẩu sau khi thực hiện TPP. Hơn nữa, việc giảm thuế quan có th ể khiến
Trang 9


luồng hàng nhập khẩu từ các nước TPP vào Việt Nam gia tăng, v ới giá c ả
cạnh tranh hơn.Thị phần hàng hóa liên quan tại Việt Nam sẽ bị ảnh h ưởng
và cạnh tranh sẽ gay gắt hơn.Sản phẩm nông nghiệp, doanh nghiệp và nông
dân Việt Nam đứng trước sự cạnh tranh gay gắt, nhất là các hàng nông s ản
và nông dân là những đối tượng dễ bị tổn th ương nhất trong hội nh ập.
Các nước tham gia TPP có xu hướng đàm phán nh ằm gi ữ bảo h ộ đ ối
với nông sản nội địa.Khi đó, hàng rào phi thuế quan sẽ tr ở nên phổ biến
hơn với yêu cầu cao hơn về chất lượng sản phẩm, trong khi đây là đi ểm
yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.Hàng nhập khẩu tăng, xuất kh ẩu
khơng tìm được đường vào thị trường các nước sẽ khiến nơng nghiệp đ ứng
trước những khó khăn.Để bảo hộ hàng hóa trong n ước, Việt Nam t ất y ếu
cũng sẽ áp dụng các hàng rào phi thuế quan.Nếu rào cản kỹ thuật ch ưa có
hoặc kém, các biện pháp vệ sinh dịch tễ không hiệu quả sẽ khiến Việt Nam
trở thành thị trường tiêu thụ các sản phẩm chất lượng thấp. Một điểm n ữa
là, quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP yêu cầu các sản ph ẩm xuất kh ẩu t ừ
một thành viên của TPP sang các thành viên khác phải có xu ất x ứ n ội kh ối,
không sử dụng các nguyên liệu của nước thứ ba ngoài thành viên TPP m ới
được hưởng ưu đãi thuế suất 0%. Đây là khó khăn đối v ới DN s ản xu ất c ủa
Việt Nam, nhất là ngành xuất khẩu hàng may mặc và da giày. Vi ệt Nam ph ải
có hướng dẫn cung cấp thông tin đầy đủ cho DN trong việc ti ếp c ận đ ược

những cơ hội của thị trường mới mà trong đó nh ững thơng tin mang tính
đặc thù liên quan đến tập quán, văn hóa, những yếu tố th ị tr ường, và cả
những thông tin về chính sách vĩ mơ, phải có c ơ ch ế thông tin xuyên su ốt,
vận dụng một cách linh hoạt và nhanh nhạy để bảo đảm cho khả năng tiếp
cận thị trường của DN Việt Nam mà chúng ta đều hiểu cịn hạn ch ế rất
nhiều về nguồn thơng tin khi tiếp cận thị trường đó.
Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập rất nhanh, đồng th ời thế
giới cũng

có những khung khổ tồn cầu hóa rất phát triển và đa dạng, thì

bên cạnh việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, các nước cũng tập trung tăng
cường hơn nữa những hàng rào phi thuế quan, đặc biệt nh ững hàng rào kỹ
Trang 10


thuật. Chính vì vậy, cần có sự phối hợp gi ữa khu v ực Nhà n ước v ới DN đ ể
làm sao giải quyết khâu khó khăn, trở ngại liên quan các hàng rào phi thu ế
quan và đặc biệt giúp DN tiếp cận thị trường bền vững, tránh đ ược nh ững
tranh chấp thương mại, những vụ kiện thương mại. Thí dụ các vụ kiện về
chống bán phá giá, chống trợ cấp hay là các biện pháp t ự vệ th ương m ại
của các quốc gia, là những nội dung mang tính sống cịn đ ối v ới DN và trong
công cuộc hội nhập của chúng ta hiện nay.
Do đó, nhằm mở rộng sản xuất và xuất khẩu, đ ồng th ời gi ảm thi ểu
tác động tiêu cực từ mở cửa thị trường và sức ép của hàng nhập kh ẩu, các
cơ quan nhà nước và các DN cần phối hợp chặt chẽ ngay từ bây giờ. V ề phía
các cơ quan nhà nước, cần triển khai các hoạt động nghiên c ứu, đánh giá tác
động của TPP đối với các lĩnh vực hàng hóa, đầu t ư, d ịch v ụ… đ ể có c ơ s ở
xây dựng và điều chỉnh chính sách dài hạn. Việt Nam cũng c ần xây d ựng
chính sách phát triển các ngành công nghiệp mà Việt Nam d ự ki ến sẽ có

tiềm năng và lợi thế trong khối TPP… và tạo điều kiện cho doanh nghi ệp
tham gia vào các chuỗi cung ứng trong khu v ực. Đồng th ời, vi ệc xây d ựng
các chính sách thúc đẩy tăng hàm lượng giá trị gia tăng trong t ất c ả các
ngành của nền kinh tế thông qua nâng cấp năng lực, công ngh ệ, h ợp tác dài
hạn với các đối tác mạnh trong lĩnh vực tương ứng, đa d ạng hóa đ ổi m ới
sản phẩm cũng là một nhiệm vụ cần thiết.
Các DN Việt Nam, trước tiên cần chủ động tìm hiểu các thơng tin liên
quan về hiệp định thơng qua việc tích cực tham gia h ơn n ữa vào quá trình
tham vấn với Đồn đàm phán thơng qua Phịng Thương mại và Công nghi ệp
Việt Nam (VCCI), các nhà đàm phán, các học giả đ ể có th ể n ắm b ắt thông
tin về Hiệp định, về các cam kết cụ thể trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh của

mình, từ đó có những biện pháp tận dụng các cơ hội do Hiệp đ ịnh

TPP mang lại. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần củng cố, đào tạo, nâng
cao trình độ và tay nghề đội ngũ nhân lực, đề ra các mục tiêu và ph ương
thức hướng hoạt động của doanh nghiệp phù hợp với các địi h ỏi của q
trình Hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng th ời, các doanh nghiệp cũng cần t ận
Trang 11


dụng cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp nước ngoài nh ằm tranh th ủ l ợi
thế về vốn, nhân lực và kỹ thuật của các đối tác. Về dài hạn, các doanh
nghiệp trong nước cần bám sát lộ trình và các quy định về m ở c ửa th ị
trường của Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu
quả, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, tận dụng được c ơ h ội tham gia
chuỗi cung ứng trong khu vực.
2.2. Những thuận lợi và khó khăn khi gia nhập WTO
2.2.1. Thuận lợi

Một là, về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở rìa phía đơng của bán đảo
Ðơng Dương, gần trung tâm Ðông - Nam Á, cho nên trở thành m ột đầu m ối
giao thông quan trọng đi từ Ấn Ðộ Dương sang Thái Bình Dương và châu Úc Ðại Dương; có vùng biển chủ quyền rộng lớn và giàu tiềm năng. V ị trí đó
cho phép nước ta có thể dễ dàng phát triển các quan h ệ kinh t ế - th ương
mại, văn hóa, khoa học - kỹ thuật với các n ước trong khu v ực và trên th ế
giới.
Ðặc biệt, Việt Nam lại nằm trong khu vực đang diễn ra các hoạt động
kinh tế sôi động. Singapore, Hàn Quốc, Hồng Công, Ðài Loan đã tr ở thành
"những con rồng" châu Á, Thái-lan và Malaysia cũng đang tiến trên con
đường đó. Ðây là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã h ội c ủa n ước
ta trong cả hiện tại và tương lai.
Hai là, Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú đa d ạng,
trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế lớn, nhưng ch ưa được khai thác,
hoặc mới khai thác ở mức độ thấp. Ðó là nguồn lực bên trong để phát tri ển
kinh tế, tạo điều kiện giao lưu, hội nhập với các n ước bên ngoài.
Ba là, nước ta là một quốc gia đang phát triển, số dân h ơn 80 tri ệu
người, là một thị trường tiêu thụ hàng hóa rộng lớn và hấp dẫn đối v ới khu
vực, cũng như thế giới. Ðây là lợi thế rất cơ bản để có thể tận dụng các
nguồn lực từ bên ngoài nhằm phát triển nhanh chóng các s ản ph ẩm, d ịch
vụ có sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu cải tạo và xây d ựng m ới c ơ s ở
Trang 12


hạ tầng kinh tế - kỹ thuật hiện đại phù hợp yêu cầu và điều ki ện h ội nh ập
WTO.
Bốn là, cơ sở vật chất thiết yếu phục vụ sản xuất được tăng c ường
hơn trước. Sản xuất nông nghiệp đang chuyển nhanh từ thiếu hụt sang dư
thừa không chỉ đối với lúa gạo, sản phẩm cây công nghiệp mà cịn nhiều
hàng hóa nơng sản khác như rau, quả, mía đường... H ơn n ữa, th ị tr ường tiêu
thụ đã bắt đầu thay đổi theo hướng vừa đa dạng hóa v ừa địi hỏi s ản ph ẩm

chất lượng cao do mức thu nhập xã hội được cải thiện h ơn, nh ất là b ộ
phận dân cư đô thị.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đang đứng trước những khó khăn thách
thức, có tác động khơng nhỏ đến tiến trình gia nhập WTO. C ụ th ể là:
- Do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan, sự phát triển của
nền kinh tế quốc dân còn chưa vững chắc. T ỷ lệ tích lũy từ n ội bộ n ền kinh
tế còn thấp, tốc độ thu hút đầu tư mới của nước ngoài chậm lại h ơn so v ới
trước. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và cịn dàn trải, th ất
thốt nhiều.
- Cơng nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến nông, lâm, th ủy sản phát
triển còn chậm, ngành nghề và dịch vụ chưa thu hút được nhiều lao đ ộng.
Năng suất lao động xã hội thấp, giá thành cao, công nghệ lạc h ậu. Do đó, d ễ
dẫn đến tình trạng bị chèn ép, thậm chí bị phân biệt đối x ử trong các ho ạt
động thương mại quốc tế.

2.2.2. Khó khăn
Trình độ phát triển thấp, cơ sở hạ tầng còn yếu kém v.v... có thể vừa là khó
khăn, vừa là cơ hội. Với “lợi thế của người đi sau”, Việt Nam có thể hợp tác, kêu
gọi đầu tư để nhanh chóng phát triển cơ sở hạ tầng vật chất - kỹ thuật. Vì vậy,
khó khăn đó có phương án giải quyết hiện thực.

Trang 13


Khó khăn về trình độ phát triển thể hiện rõ ở khu vực nơng nghiệp, kinh tế
gia đình nhỏ lẻ, ở sự thiếu hiểu biết và thiếu chuẩn bị để cạnh tranh và phát triển
trong hoàn cảnh mới.
Với tỷ trọng nơng nghiệp cịn khá cao (20% GDP) và dân số ở nông thôn lên
đến 65 - 66% dân số, đất canh tác bình quân thấp và manh mún, chia thành 78
triệu thửa ruộng, trình độ chuyên canh, vận dụng khoa học - công nghệ chưa cao,

gia nhập WTO đặt ra nhiều cơ hội và thách thức rất lớn đối với nơng dân.
Hệ thống an tồn xã hội, bảo hiểm cịn kém phát triển, rất cần phải cải cách
và phát triển để đáp ứng nhu cầu của những biến động về kinh tế và xã hội.
Khó khăn lớn nhất thuộc về tư duy phát triển, tư duy kinh doanh, trình độ
phát triển của thể chế kinh tế thị trường và bộ máy Nhà nước. Đây là những khó
khăn và trở ngại thực sự mà chỉ có người Việt Nam mới có thể tự vượt qua được,
khơng có nhà đầu tư, tín dụng hay viện trợ phát triển nào có thể thay đổi được.
Chúng ta sẽ tiếp tục đề cập đến những vấn đề đó trong phần sau.
Thách thức là phải cạnh tranh với những đối thủ mạnh hơn ngay trên thị
trường trong nước, tuân thủ những quy định khắt khe và cao hơn so với trước
đây. Cơ hội và thách thức không tĩnh tại và nhất thành bất biến, không đồng đều
cho mọi ngành, mọi địa phương mà là tương quan động, cơ hội và thách thức có
thể chuyển hóa cho nhau. Càng chủ động, quyết tâm học hỏi, cải cách, phát huy
từ lợi thế thì cơ hội càng lớn và thách thức càng giảm đi. Ngược lại, thụ động,
không chịu đổi mới tư duy, khơng biết người, biết mình, thì cơ hội hiển nhiên
cũng không nắm bắt được mà thách thức sẽ ngày càng lớn và dồn dập hơn.
Thắng, thua trước hết tại mình chứ khơng phải tại WTO vì cho đến nay, chưa có
nước nào phải nạp đơn xin rút lui khỏi tổ chức này. Vì vậy, hơn bao giờ hết phải
rất bình tĩnh, tỉnh táo phân tích những cơ hội, thách thức, nhất thiết không được
hốt hoảng, mất bình tĩnh.
Mơi trường kinh doanh tuy có cải thiện, song chi phí kinh doanh về thời
gian và tiền bạc cịn cao hơn so với khu vực. Chu chuyển một container hàng ở
cảng Singapore chỉ mất 10 phút, ở cảng Việt Nam mất 7 ngày là một ví dụ có
tính điển hình cho khoảng cách này. Nạn quan liêu, tham nhũng còn nặng nề, làm
Trang 14


giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về khía cạnh văn hóa của các quan
chức nhà nước, đó là những tệ nạn phải khắc phục.
Gia nhập WTO, hợp tác và cạnh tranh với thế giới, rất cần một cuộc “tổng

kiểm tra sức khỏe” của tất cả các ngành, các tỉnh, thành phố, của mỗi một doanh
nghiệp, của từng sản phẩm, dịch vụ để biết ta đang ở đâu trên bản đồ thế giới,
mặt mạnh, mặt yếu, cơ hội và thách thức ở đâu. Giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, hệ thống an sinh xã hội, nguồn nhân lực, bộ máy Nhà nước, và
hệ thống chính trị, luật pháp, tòa án v.v... tất cả đều cần một sự đánh giá cầu thị,
khách quan, chính xác, đối chiếu với các cam kết và yêu cầu của WTO để “biết
người, biết mình” cho cuộc hội nhập này. Và thay vì tiếp tục xây dựng kế hoạch
theo cách truyền thống, xuất phát từ cái gì hiện có, chúng ta phải nghiên cứu thị
trường, nghiên cứu các nhà đầu tư tiềm tàng và các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng
để có quyết sách phù hợp với cơ hội và thách thức, tức là có lợi nhất cho đất
nước. Có như vậy, chúng ta mới có chiến lược, chiến thuật đúng đắn trong cuộc
cạnh tranh và hợp tác mới này.
Lạc hậu nói về khoảng cách về phát triển, về thời gian, tốc độ cần thiết để
đuổi kịp, nhưng lạc lõng lại là nguy cơ lớn hơn và đáng nói hơn, vì lạc lõng là
theo đuổi một hướng khác, cách làm khác so với thông lệ của thế giới. Biết rõ
khoảng cách, chỗ mạnh, chỗ yếu ta có thể có cách đi, có chính sách huy động
mọi nguồn lực để rút ngắn khoảng cách. Lạc lõng là nói đến cách nghĩ, cách làm
không phù hợp với thời đại và luật chơi của WTO. Chỉ riêng mình làm theo cách
“khơn nhà dại chợ” như nơng dân tiêm hóa chất vào tơm cho nặng cân, doanh
nghiệp vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hóa, khơng tơn trọng các quy định
về chất lượng, buôn lậu, trốn thuế, quan chức quyết định đầu tư, ưu đãi qua quan
hệ thân quen chứ không theo luật pháp v.v... sẽ khơng đem lại lợi ích chân chính
nào cho doanh nghiệp và cho đất nước. Với cách làm lạc lõng như vậy thì lạc hậu
càng xa và học phí nhập cuộc càng lớn.
WTO cũng nhanh chóng làm rõ những lĩnh vực chúng ta lạc hậu và lạc lõng
theo những thành kiến trước đây như coi nhẹ lao động trí óc, vai trị của dịch vụ
trí tuệ, chỉ coi lao động chân tay, cơ bắp mới là lao động tạo ra của cải, cách “nói
Trang 15


một đằng, làm một nẻo”, quan chức nhà nước không thực hiện đúng luật pháp mà

hành động theo lợi ích ngầm v.v...
2.3. Một số giải pháp tận dụng cơ hội từ TPP và WTO
Để tận dụng các ưu đãi từ CPTPP mang lại, các chuyên gia cho rằng, trước
hết các địa phương, doanh nghiệp cần tìm hiểu cũng như phải hiểu rõ những cam
kết giữa Việt Nam và các nước thành viên trong Hiệp định này; những vấn đề
liên quan trực tiếp đến ngành hàng xuất khẩu của doanh nghiệp…
Ông Ngơ Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên,
Bộ Công Thương cho rằng, mặc dù lợi ích kinh tế của CPTPP không bằng TPP,
tuy nhiên cần có tầm nhìn dài hạn về triển vọng của CPTPP vì hiệp định này sẽ
cịn được mở rộng. Trong thời gian tới, CPTPP khơng chỉ có 11 nước mà có thể
sẽ có thêm Hoa Kỳ, Anh, Hàn Quốc, Thái Lan… tham gia. Khi đó, thị trường sẽ
được mở rộng hơn và lợi ích kinh tế của Việt Nam sẽ gia tăng nhiều hơn.
“Khác với TPP, Hiệp định CPTPP có khả năng sẽ có hiệu lực rất nhanh ngay
từ đầu năm 2019. Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp đang rất gần. Do
vậy, ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần sớm chuẩn bị ngay các điều kiện cần
thiết để sẵn sàng đón nhận và thực thi CPTPP”, ơng Khanh chia sẻ.

Trang 16


KẾT LUẬN
Việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), và TPP đã mở rat rang
mới ừong quan hệ thương mại của Mệt Nam. Đó là thơng điệp rõ rang về những
thành công của công cuộc đổi mới được bắt đầu từ năm 1986,và Việt Nam đã
được chấp nhận là thảnh viên của WTO và TPP. Trước khi gia nhập, Việt Nam là
một quan sát viên và khơng có quyền tham gia quá trình ra quyết định WTO. Sau
khi gia Việt Nam đã trở thành một thành viên với đầy đủ các quyền lợi.
Việc tham gia WTO và TPP là một yêu cầu khách quan của sự phát triển nền
kinh tế nước ta, thao đó có những cơ hội mới xen lẫn với những thách thức mới.
Vận dụng tốt cơ hội, vượt qua được thách thức cùng đó đưa ra được những giải

pháp phát triển hợp lý thì việc gia nhập WTO và TPP sẽ đánh dấu một bước
ngoặt ừên con đường chủ động hội nhập quốc tế, trên con đường phát triển kinh
tế nước nhà.
Do thời gian nghiên cứu có hạn, trình độ hiểu biết vấn đề cịn nhiều hạn chế,
còn thiếu kiến thức chuyên sâu và hoạt động thực tiễn nên bài viết của em không
thể tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô, của
các bạn.
Em xin cảm ơn!

Trang 17


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

-

Giáo trình mơn Kinh tếquốc tế của trường Đại học Hàng Hải – Viện đào

tạo sau đại học của TS Dương Văn Bạo.
2. Một số trang web:
/> />www.mpi.gov.vn
Các báo điện tử: VnEconomy, ….

Trang 18



×