Tải bản đầy đủ (.docx) (119 trang)

Bảo tồn và sử dụng hợp lý vùng đất ngập nước hồ pa khoang tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.04 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------***---------------

HOÀNG ĐÌNH ĐỨC

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC

HỒ PA KHOANG TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội, năm 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------***---------------

HOÀNG ĐÌNH ĐỨC

BẢO TỒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ VÙNG ĐẤT NGẬP NƢỚC

HỒ PA KHOANG TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên nghành: Khoa học môi trƣờng
Mã số: 60 85 02

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS VŨ QUYẾT THẮNG

Hà Nội, năm 2012
2


MỤC LỤC
Trang
̀

MỞ ĐÂU………………………………………………………………

1
3

CHƢƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU…………………………………..
1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc và hiện trạng quản lý đất ngập nƣớc
ở Việt Nam……………………………………………………...
3
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nƣớc…………………………………
3
1.1.2. Giá trị và chức năng của đất ngập nƣớc……………………
5
1.1.3. Đất ngập nƣớc ở Việt Nam………………………………..
9
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Hồ Pa Khoang…
15
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Hồ Pa Khoang……………….
15
1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu…………….

31
CHƢƠNG II. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU………
32
2.1. Mục tiêu đề tài…………………………………………………..
32
2.2. Đối tƣợng, phạm vi và nội dung nghiên cứu ……………………
32
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ……………………………………….
33
CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................. 37
3.1. Tiềm năng lợi thế của khu vực nghiên cứu....................................................... 37
3.1.1. Vai trò cấp nƣớc, phát triển kinh tế và du lịch....................................... 37
3.1.2. Tiềm năng về cảnh quan, tài nguyên nƣớc.............................................. 40
3.1.3. Tiềm năng tài nguyên đa dạng sinh học.................................................... 45
3.2. Thực trạng công tác quản lý, bảo tồn và khai thác khu vực đất
ngập nƣớc hồ Pa Khoang..................................................................................... 51
3.2.1. Những vấn đề ảnh hƣởng xấu tới khu vực hồ Pa Khoang..
51
3.2.2. Hiện trạng công tác bảo tồn và khai thác khu vực đất ngập
nƣớc hồ Pa Khoang………………………………………..
52
3.3. Định hƣớng bảo tồn và phát triển bền vững khu vực đất ngập
nƣớc Hồ Pa Khoang…………………………………………..
54
3.3.1. Định hƣớng, mục tiêu bảo tồn và phát triển bền vững khu
vực đất ngập nƣớc hồ Pa Khoang………………………..
54
3.3.2. Giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững khu vực đất ngập
nƣớc hồ Pa Khoang……………………………………….
55

3.3.3. Đề xuất một số dự án cần ƣu tiên trong quản lý bảo
vệ……………………………………………………………
68
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………
72
Kết luận.................................................................................................................................. 72
Kiến nghị……………………………………………………………..
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………… . 75

3


Danh mục bảng, biểu
Bảng 1.1. Các đặc trƣng khí hậu khu vực nghiên cứu……………………
Bảng 1.2. Đa dạng các taxon thực vật khu vực hồ Pa Khoang......................
Bảng 1.3. Những họ thực vật có trên 20 loài……………………………….
Bảng 1.4. Số loài thú, chim, bò sát, ếch nhái khu vực hồ Pa Khoang, 2007.
Bảng 1.5. Đa dạng Thú ở khu vực Hồ Pa Khoang………………………….
Bảng 1.6. Đa dạng Chim Khu vực Hồ Pa Khoang…………………………
Bảng 3.1. Kết quả phân tích 10 mẫu lựa chọn tháng 6/2012.......................
Bảng 3.2. Kết quả phân tích 10 mẫu lựa chọn tháng 11/2011......................
Bảng 3.3. Giá trị sử dụng của một số loài thực vật ở khu vực hồ Pa
Khoang……………………………………………………………………
Bảng 3.4. Danh sách các loài Thú quý hiếm khu vực hồ Pa Khoang………
Bảng 3.5. Các loài Bò sát, Ếch nhái quý hiếm khu vực hồ Pa Khoang…….
Bảng 3.6. Phân bố thú, chim, bò sát, ếch nhái theo sinh cảnh ở hồ Pa
Khoang……………………………………………………………………
Bảng 3.7. Số loài động thực vật ở Hoàng Liên, Xuân Sơn và Pa Khoang…
Bảng 3.8. Cơ cấu sử dụng đất các khu chức năng………………………….

Bảng 3.9. Một số dự án cần ƣu tiên thực hiện trong quá trình quản lý bảo tồn
khu vực hồ Pa Khoang………………………………………………….

Trang

18
21
22
23
23
24
42
43
48
48
49
50
50
58
69

Danh mục hình

Hình 1.1: Bản đồ địa hình khu vực hồ Pa Khoang………………………...

16

Hình 1.2. Rừng nguyên sinh tại Khu di tích Mƣờng Phăng.........................

19


Hình 1.3. Rừng thứ sinh ven hồ Pa Khoang.................................................

20

Hình 1.4. Trảng cỏ và cây bụi khu vực hồ Pa Khoang.................................

20

Hình 1.5. Rừng (trồng) Trẩu ven hồ Pa Khoang..........................................

21

Hình 3.1. Nồng độ dầu mỡ trong chất lƣợng nƣớc mặt tại hồ Pa khoang…..

41

Hình 3.2. Bản đồ thiết kế khu bảo tồn thiên nhiên Mƣờng Phăng, tỉnh Điện
Biên…………………………………………………………………………

57

4


ĐNN
BTTN
ĐDSH
VQG
IUCN

ĐBSCL
HST
SĐVN
ĐVN
TVN

5


̀

MỞĐÂU

ĐNN có vai trò rất quan trọng đối với tự nhiên và đời sống xã hội. ĐNN
cung cấp cho con ngƣời lƣơng thực, thực phẩm, có vai trò nhƣ bể hấp thụ và bể
chứa cacbon, điều hòa dòng chảy, kiếm soát lũ lụt, chống sói lở, dự trữ năng lƣợng,
và duy trì tài nguyên đa dạng sinh học (ĐDSH). Việt Nam có mức độ Đa dạng sinh
học nói chung, đa dạng sinh học đất ngập nƣớc nói riêng rất cao gồm 68 kiểu
ĐNN với tổng diện tích khoảng 10 triệu héc ta , trong đó đất ngập nƣớc trồng lúa
chiếm khoảng 4,1 triệu ha. Tuy nhiên, trong thời gian qua , do những nguyên nhân
khác nhau, trong đó chủ yếu do bị khái thác quá mức , sự chuyển đổi mucc̣ đichh́ sƣƣ
dụng đất, đa l ̃ àm cho các hê sc̣ inh thái ĐNN bị suy thoái nghiêm trọng.
Hồ Pa Khoang nằm trên địa bàn xã Mƣờng Phăng, Huyện Điện Biên, tỉnh Điện
3

Biên. Hồ rộng khoảng 700ha, dung tích chứa nƣớc 37,2 triệu m , dung tích hữu ích
3

3


34,2 triệu m , khả năng phòng lũ 50 triệu m . Không chỉ là công trình thủy lợi, hồ Pa
Khoang còn là điểm tham quan du lịch, điều tiết nƣớc cho 2 nhà máy thủy điện Nà Lơi,
Thác Bay. Nằm ở độ cao trên 900m so với mức nƣớc biển nên công tác phòng chống
thiên tai, lũ lụt hàng năm luôn đƣợc Ban phòng chống lũ lụt tỉnh Điện Biên và Công ty
Thủy nông quan tâm. Khu vực hồ Pa Khoang gồm các quần thể rừng nguyên sinh và
thứ sinh thƣờng xanh trên núi, rừng trồng, trảng cỏ, trảng cây bụi, khu dân cƣ và các
thủy vực sông hồ. Hiện tại, đa dạng sinh học của khu vực hồ Pa Khoang chƣa đƣợc
nghiên cứu sâu, những số liệu nghiên cứu về khu hệ động vật, thực vật trên cạn còn

ở mức độ sơ sài; cho đến nay việc quản lý vùng đất ngập nƣớc này chƣa thực sự
hiệu quả bởi khó khăn về thiếu tƣ liệu quản lý, cơ sở vật chất hạ tầng kém, thiếu
thốn về trang thiết bị, đặc biệt là chƣa có một quy hoạch cụ thể nên khả năng quản
lý cho cả một khu vực rộng lớn là rất hạn chế.
Kết quả của những khó khăn trên là các sinh cảnh quan trọng trong quần thể
khu vực hồ Pa Khoang đang dần bị xuống cấp do các hoạt động không phù hợp của
ngƣời dân vùng đệm cũng nhƣ các cấp chính quyền sở tại. Yêu cầu cấp thiết là cần
phải xây dựng một kế hoạch bảo tồn và khai thác một cách bền vững khu vực hồ Pa
Khoang trong tƣơng lai.

6


Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành đi sâu nghiên cứu luận văn “Bảo tồn và
sử dụng hợp lý vùng đất ngập nƣớc hồ Pa Khoang, tỉnh Điện Biên” nhằm:
 Đánh giá lợi thế và tiềm năng lƣu vực hồ Pa Khoang (các hệ động,
thực vật trên cạn và hệ thủy sinh vật, cảnh quan, tài nguyên nƣớc, và
các giá trị du lịch sinh thái);
 Đánh giá hiện trạng công tác quản lý và khai thác tài nguyên của
khu vực nghiên cứu;
 Đề xuất các giải pháp quản lý và phát triển bền vững khu vực đất

ngập nƣớc hồ Pa Khoang.

7


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về đất ngập nƣớc và hiện trạng quản lý đất ngập nƣớc ở Việt
Nam
1.1.1. Định nghĩa đất ngập nƣớc
Dựa trên các nghiên cứu về đặc điểm hình thành, vai trò của đất ngập nƣớc
trong tự nhiên, đặc biệt là tầm quan trọng về kinh tế, nhiều nhà nghiên cứu đã cố
gắng đƣa ra các cách giải thích khác nhau về đất ngập nƣớc. Cho đến nay, thế giới
đã có trên 50 định nghĩa về đất ngập nƣớc. Trong đó một số đƣợc xem là định
nghĩa “hẹp”, do ngƣời ta quan niệm rằng đất ngập nƣớc chỉ nên đƣợc giới hạn ở
các giải đất vùng ven biển nơi chịu ảnh hƣởng ngập nông hoặc ngập không thƣờng
xuyên của thủy triều.
Do có vai trò quan trọng về kinh tế, đặc biệt là ở những xứ sở có diện tích
đầm lầy rộng lớn nhƣ ở Mỹ và Canada, ngƣời ta đã đề xuất rất nhiều định nghĩa về
đất ngập nƣớc. Trong số các định nghĩa, có một số ít thiên về ý nghĩa kinh tế và
chính trị. Với sự quan tâm ngày càng nhiều hơn của xã hội, về mặt định nghĩa, có
thể còn có nhiều quan điểm cần phải tranh luận thêm, nhƣng về mặt bảo vệ, mọi
quan điểm đều thống nhất rằng: Bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước đồng nghĩa
với việc bảo vệ môi trường sống của con người.[1]
Các nhà khoa học Mỹ cho rằng định nghĩa về đất ngập nƣớc do Cục Thủy
sản và Đời sống Hoang dã (Fish and Wildlife Service, 1979) đề ra là khá toàn diện.
Theo định nghĩa này, “ Đất ngập nƣớc là vùng đất chuyển tiếp giữa các hệ thống
trên cạn và các thủy vực nƣớc sâu, nơi bị ảnh hƣởng ngập nông, hoặc có tầng nƣớc
ngầm nằm sát lớp đất mặt”. Tuy nhiên, chúng phải có các thuộc tính sau:
- Có thời kỳ các loài thực vật thủy sinh chiếm ƣu thế;

- Nền đáy chủ yếu là đất thủy thành, không thoát nƣớc;
- Trên lớp nền đáy có lớp chất phủ phi thổ nhƣỡng bão hòa nƣớc, hoặc có
thời gian ngập nông hàng năm [2]

8


Tuy nhiên, đa số các định nghĩa đều thống nhất rằng, đất ngập nƣớc là vùng
đất chuyển tiếp giữa các hệ sinh thái trên cạn và các hệ sinh thái thủy sinh. Nhƣng
phạm vi đã đƣợc mở rộng hơn, bao gồm các môi trƣờng nƣớc ngọt, nƣớc lợ hoặc
nƣớc mặn. Đó là các vùng đầm lầy cỏ, các khu rừng, bãi thủy triều, rừng ngập
mặn… Các vùng đất này có thể bị ảnh hƣởng ngập nƣớc thƣờng xuyên, ngập theo
mùa hoặc ngập từng thời kỳ trong năm.
Tại hội nghị “ Đất ngập nƣớc – Tầm quan trọng Quốc tế” đƣợc tổ chức ở
Ramsar, Iran (1971), một Công ƣớc chung về đất ngập nƣớc đã đƣợc đề xuất. Theo
công ƣớc RamSar, ( Điều 1.1), các vùng đất ngập nƣớc đƣợc định nghĩa nhƣ sau:
“Các vùng đầm lầy, đầm lầy đất trũng, vùng đất than bùn hoặc nƣớc, tự nhiên hay
nhân tạo, thƣờng xuyên hay tạm thời, có nƣớc đứng hay chảy, nƣớc ngọt, lợ hay
mặn, kể cả những vùng nƣớc biển với độ sâu ở mức triều thấp, không quá 6m”.
Ngoài ra, Công ƣớc ( Điều 2.1) còn quy định các vùng đất ngập nƣớc: “ Có thể bao
gồm các vùng ven sông và ven biển nằm kề các vùng đất ngập nƣớc, cũng nhƣ các
đảo hoặc các thuỷ vực biển sâu hơn 6m khi triều thấp, nằm trong các vùng đất ngập
nƣớc”. [7,13]
Do có mức độ khái quát cao, đồng thời đƣa ra đƣợc một đánh giá khách
quan về vai trò, tầm quan trọng của các loại hình tài nguyên đất ngập nƣớc, định
nghĩa này vì thế đã trở thành định nghĩa mang tính quốc tế. Cho đến nay, có hơn
100 quốc gia, trong đó có Việt Nam, đã chấp thuận và ký vào Công ƣớc Ramsar.
Sau khi tham gia Công ƣớc Ramsar, Việt Nam đã tiến hành thực hiện nhiều
công trình nghiên cứu nhằm kiểm kê nguồn tài nguyên đất ngập nƣớc, đồng thời
xây dựng các khu bảo tồn tài nguyên đất ngập nƣớc… Một trong các hoạt động đó

là việc thực hiện Dự án “ Điều tra và quản lý đất ngập nƣớc vùng hạ lƣu song Mê
kông” của Việt Nam do ủy hội Mê Kông Quốc tế tài trợ. Trong khuôn khổ của dự
án, một bản đồ có tên “ Bản đồ đất ngập nƣớc vùng đồng bằng song Cửu Long”, tỷ
lệ 1/250.000 đã đƣợc xây dựng.
Ngoài định nghĩa đƣợc quy định tại điều khoản 1.1, trong Công ƣớc Ramsar
còn có điều khoản 2.1, quy định bổ sung “ Đất ngập nƣớc có thể bao gồm cả các

9


vùng ven song, ven biển tiếp giáp với nó, hoặc các đảo, các thủy vực biển, nằm
trong phạm vi các vùng đất ngập nƣớc, nơi có mức sâu hơn 6 m ở mức triều thấp”.
Nhƣ vậy, theo điều khoản 2.1 của Công ƣớc, ngoại trừ thủy vực đại dƣơng, phạm
vi môi trƣờng đất ngập nƣớc đã đƣợc mở rộng bao gồm thủy vực song, thủy vực
biển nông và các đảo san hô. [8]
1.1.2. Giá trị và chức năng của đất ngập nƣớc:
1.1.2.1. Các chức năng của đất ngập nƣớc
Các mối tƣơng tác của các thành phần lý, sinh và hoá của một vùng đất ngập
nƣớc nhƣ đất, nƣớc, thực vật và động vật, đã giúp vùng đất ngập nƣớc đó thực
hiện chức năng nhất định, nhƣ:
-

Lƣu giữ nƣớc;

-

Chống bão và giảm lụt;

-


Ổn định đƣờng bờ và chống xói mòn

- Nạp lại nƣớc ngầm (di chuyển nƣớc từ vùng đất ngập nƣớc xuống tầng ngậm
nƣớc ngầm);
- Cấp nƣớc ngầm( di chuyển nƣớc lên và trở thành nƣớc nƣớc mặt ở vùng đất ngập
nƣớc);
-

Lọc nƣớc;

-

Giữ các dƣỡng chất

-

Giữ các cặn lắng;

-

Giữ các chất ô nhiễm;

-

Ổn định các điều kiện khí hậu cục bộ, nhất là lƣợng mƣa và nhiệt độ. [13]

Chức năng của đất ngập nước Việt nam
Đất ngập nƣớc Việt Nam có nhiều chức năng rất quan trọng nhƣ: Nạp và tiết
nƣớc ngầm, cung cấp nƣớc ngọt, điều hòa sinh thái và khí hậu, xuất khẩu sinh khối,
hạn chế lũ lụt, chắn sóng và gió bão, chống xói lở và bảo vệ bờ biển, là nơi du lịch

giải trí, duy trì đa dạng sinh học, tạo môi trƣờng hoạt động cho nhiều ngành kinh tế
nhƣ thủy sản, lâm nghiệp, giao thông vận tải thủy, sản xuất năng lƣợng, du lịch,

10


khai khoáng... Đất ngập nƣớc là nguồn sống của một bộ phận khá lớn ngƣời dân
Việt Nam, mang lại lợi ích và giá trị to lớn về kinh tế - xã hội – văn hóa – môi
trƣờng, đóng góp rất quan trọng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đâị hóa đất
nƣớc. [16]
 Chức năng nạp, tiết nước ngầm: vào mùa mƣa, khi dƣ lƣợng nƣớc mặt
lớn, các vùng ĐNN có tác dụng nhƣ một bể chứa nƣớc để sau đó nƣớc
ngấm dần vào lòng đất trong mùa khô. Quá trình này diễn ra liên tục nhằm
bổ sung lƣợng nƣớc cho các tầng nƣớc ngầm. Mặt khác, quá trình nạp và
tiết nƣớc liên tục giữa các vùng ĐNN với các tầng nƣớc ngầm cũng góp
phần thấm lọc, làm cho các tầng nƣớc ngầm trở lên sạch hơn. Ví dụ nhƣ,
những vùng ĐNN dƣới rừng Tràm (U Minh Thƣợng), đóng vai trò giữ
nƣớc, điều hòa độ ẩm, giữ cho lớp than bùn ẩm ƣớt. Thêm vào đó, có tác
dụng hạn chế quá trình phèn hóa, cung cấp nguồn nƣớc cho sinh hoạt quanh
năm cho ngƣời dân và động vật. [10]
 Chức năng lắng đọng trầm tích, độc tố: các vùng ĐNN (đặc biệt là hồ,
rừng ngập mặn, bãi triều, vũng vịnh ven bờ...) có tác dụng nhƣ là các bể lắng
giữ lại trầm tích, các chất ô nhiễm, độc hại và chất thải nói chung, góp phần
làm sạch nƣớc và hạn chế ô nhiễm môi trƣờng nƣớc biển. [10]
 Chức năng tích lũy chất dinh dưỡng: giữ lại các chất dinh dƣỡng (nitơ,
photpho, các nguyên tố vi lƣợng...) cho vi sinh vật, phát triển nguồn lợi thủy sản
và lâm nghiệp, hạn chế bớt hiện tƣợng phú dƣỡng nhƣ ở các vùng ĐNN Đồng
bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long và các thủy vực khác. [10]

 Chức năng điều hòa vi khí hậu: đặc biệt ở vùng có cỏ biển, rừng ngập mặn,

rạn san hô, góp phần cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển, điều hòa khí hậu
địa phƣơng và làm giảm hiệu ứng nhà kính. [10]
 Chức năng hạn chế lũ lụt: ĐNN (rừng ngập mặn, hồ tự nhiên, hồ nhân tạo...)
có thể đóng vai trò nhƣ bồn chứa lƣu giữ, điều hòa lƣợng nƣớc mƣa và dòng

11


chảy mặt, góp phần giảm lƣu lƣợng dòng chảy lũ và hạn chế lũ lụt ở các
vùng lân cận nhƣ Hồ Hòa Bình, Hồ Thác Bà, Hồ Trị An... [10]
 Chức năng sản xuất sinh khối: là nơi sản xuất sinh khối, tạo nguồn thức ăn
cho các loại thủy sản, gia súc, động vật hoang dã hoặc vật nuôi. Ngoài ra,
một phần các chất dinh dƣỡng này có từ các động thực vật đã chết sẽ đƣợc
các dòng chảy bề mặt chuyển đến các vùng hạ lƣu và các vùng nƣớc ven
biển, làm giàu nguồn thức ăn cho những vùng đó. [10]
 Chức năng duy trì đa dạng sinh học: nhiều vùng ĐNN, đặc biệt là các vùng
ĐNN có rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ biển, là môi trƣờng thích hợp cho
việc cƣ trú, để trứng, sinh sống và phát triển của nhiều loại động, thực vật
hoang dã. ĐNN là nơi duy trì nhiều nguồn gen, trong đó có nhiều loài quý
hiếm, có giá trị không chỉ ở Việt Nam. [10]
 Chức năng chắn sóng, chắn gió bão ổn định bờ biển, chống xói lở, hạn chế
sóng thần: nhờ có thảm thực vật, đặc biệt thảm thực vật rừng ngập mặn, thảm
cỏ biển, rạn san hô mà các vùng ĐNN ven biển có chức năng bảo vệ bờ biển
khỏi bị tác động của sóng, thủy triều, xói lở, sóng thần. Mạt khác, chúng còn tạo
ra môi trƣờng thuận lợi cho việc lắng đọng phù sa, góp phần ổn định và mở
rộng bãi bồi. Các rạn san hô ngầm rộng lớn đã giảm cƣờng độ sóng tác động
đến bờ biển, các vùng ven đảo trong thời kỳ dông bão, sóng thần. [10]

 Các chức năng khác: ngoài các chức năng nói trên, ĐNN Việt Nam còn
đóng vai trò quan trọng tạo môi trƣờng thuận lợi cho các hoạt động kinh tế

của nhiều ngành khác nhau: nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, giao thông
thủy, dịch vụ du lịch, khai thác khoáng sản... Đặc biệt, ĐNN là nơi sinh sống
của 80% dân số Việt Nam. [10]
1.1.2.2. Các giá trị của đất ngập nƣớc
Các vùng đất ngập nƣớc là những môi trƣờng có năng suất nhất của thế giới,
là những chiếc nôi của đa dạng sinh học cung cấp nƣớc và năng suất sơ cấp để vô
số các loài động và thực vật tồn tại. Các giá trị cụ thể của đất ngập nƣớc là:

12


- Cấp nƣớc (cả lƣợng lẫn chất). Ví dụ nhƣ một vùng đất ngập nƣớc có giá trị
khoảng vài chục hectares sẽ có khả năng lọc và xử lý nƣớc thải tƣơng đƣơng với
một trạm xử lý nƣớc nhiều triệu dollars.
- Nguồn lợi thuỷ hải sản: Trong số 20.000 lòai cá trên thế giới, hơn 40% sống trong
nƣớc ngọt, hơn 2/3 sản lƣợng cá có liên quan đến sự lành mạnh của các vùng đất
ngập nƣớc);
- Nông nghiệp, thông qua việc duy trì các mức nƣớc; Ví dụ, lúa là một thực vật phổ
biến của đất ngập nƣớc, là nguồn thực vật của hơn một nửa nhân loại. Các vùng đất
ngập nƣớc còn lại là những vật liệu di truyền thực vật.
-

Sản xuất gỗ;

-

Cung cấp các nguồn năng lƣợng, nhƣ than bùn và chất thực vật;

- Các nguồn tài nguyên động vật hoang dã: Các vùng đất ngập nƣớc hỗ trợ cuộc
sống của rất nhiều quần thể chim, động vật có vú, bò sát, lƣỡng cƣ. cá và các loài

động vật không xƣơng sống.
-

Các cơ hội giải trí và du lịch. [13]
Ngoài ra, các vùng đất ngập nƣớc còn có các đặc tính đặc biệt về di sản văn

hoá của loài ngƣời; các vùng đất ngập nƣớc có liên quan đến tín ngƣỡng và vũ trụ,
hình thành nên nguồn khát vọng thẩm mỹ, tạo ra các vùng sinh cảnh của đời sống
hoang dã, cũng nhƣ tạo cơ sở cho các truyền thống quan trọng địa phƣơng.
Giá trị của đất ngập nước Việt Nam
 Giá trị kinh tế của ĐNN: Góp phần quan trọng cho sự phát triển của các
ngành nông nghiệp, thủy sản, lâm nghiệp, năng lƣợng, giao thông thủy. Các
dòng chảy thƣờng xuyên tạo các vùng châu thổ rộng lớn phì nhiêu (là vùng
sản xuất nông nghiệp trù phú), có khu hệ cá phong phú với sản lƣợng cao, là
nguồn lợi cung cấp cho nhiều cộng đồng dân cƣ sống xung quanh. [2]
- Giai đoạn sau năm 1989, các vùng ĐNN góp phần quan trọng thúc đẩy phát
triển kinh tế - xa hội. Việt Nam từ một nƣớc phải nhập khẩu 1 triệu tấn gạo/

13


năm (giai đoạn 1976 - 1988) đã trở thành nƣớc không chỉ cung cấp đủ gạo
ăn mà còn trở thành nƣớc xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới.
- Kim ngạch xuất khẩu của ngành thủy sản liên tục tăng, thúc đẩy sự phát triển
của một số ngành nhƣ công nghiệp chế biến thủy hải sản. Năm 2002, khai thác
ven bờ đạt 1.434.800 tấn, đƣa ngành thủy sản thời kỳ đó đạt kim ngạch xuất
khẩu 2 tỷ USD, đứng vị trí thứ 3 cả nƣớc. Nổi bật trong giai đoạn này là sự phát
triển mạnh mẽ của ngành du lịch dựa trên các giá trị của ĐNN. [9,10]

 Giá trị văn hóa của ĐNN: ĐNN có những giá trị văn hóa, lịch sử, tín

ngƣỡng và khảo cổ quan trọng đối với cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ
quốc gia. ĐNN Việt Nam là cội nguồn của nền văn minh lúa nƣớc và rộng
hơn là nền văn minh nƣớc (water civilization). ĐNN và các tài nguyên của
nó là nguồn cảm hứng sáng tạo của các nhà văn, nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ ở
Việt Nam. Có rất nhiều biểu tƣợng nổi tiếng mang ý nghĩa quốc gia có liên
quan đến ĐNN nhƣ: Hoa sen đƣợc chạm khắc trong các đền chùa, trong các
điệu múa, bài ca dao, là biểu tƣợng mới của hàng không Việt Nam; Chim
Hạc (Sếu) và Rồng là hai trong bốn loài sinh vật quý có ý nghĩa, có đời sống
liên quan đến ĐNN, còn là vật thờ thiêng liêng. Rối nƣớc ở Việt Nam còn là
loại hình nghệ thuật độc đáo, duy nhất.
- ĐNN là nơi lƣu trữ nhiều hiện vật của các cuộc kháng chiến bảo vệ dân tộc
(của Bạch Đằng,...), là nơi gắn liền với các di tích lịch sử. Thêm vào đó các khu
ĐNN còn đóng góp giá trị lớn về giáo dục về môi trƣờng, lịch sử văn hóa gắn
liền với các thời kỳ cách mạng của dân tộc, nghiên cứu khoa học. [9]

1.1.3. Đất ngập nƣớc ở Việt Nam
1.1.3.1. Hiện trạng các vùng đất ngập nƣớc ở Việt Nam
Việt Nam là một nƣớc giàu các hệ sinh thái đất ngập nƣớc. Với lợi thế có
đƣờng bờ biển dài 3.260 km, lại trải dọc trên 13 độ vĩ tuyến với các đặc điểm địa lý,
địa hình thay đổi. Sự khác biệt tự nhiên của các vùng địa lý đã góp phần làm cho nguồn
tài nguyên đất ngập nƣớc của Việt Nam trở nên đa dạng, phong phú. Cho đến

14


nay, theo số liệu thống kê, diện tích ĐNN của Việt nam là hơn 10 triệu ha, chiếm
1/3 diện tích đất đai cả nƣớc, chủ yếu phân bổ ở vùng châu thổ sông Hồng, sông
Cửu Long với các hệ sinh thái đầm phá, các bãi bùn, các vùng cửa sông, rừng ngập
mặn dọc theo bờ biển từ Móng cái đến Hà Tiên.
ĐNN ở Việt nam rất đa dạng về loại hình, chức năng, gắn liền với tính đa

dạng điều kiện tự nhiên của Việt Nam. Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học của
Việt Nam (1995) đã xác định 61 khu đất ngập nƣớc quan trọng và gần đây Cục Môi
trƣờng thuộc Bộ tài nguyên & Môi trƣờng đã đƣa ra danh sách gồm 79 khu đất
ngập nƣớc có tầm quan trọng Quốc Gia. [3]
Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN –
1990), ĐNN Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là ĐNN ven biển, ĐNN nội địa,
và ĐNN nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nƣớc mặn ven
biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thủy sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác
muối, đất đô thị, đất công nghiệp. [4, 6]
Các vùng ĐNN trên phân bố ở tất cả các vùng địa lý (Tây bắc, Việt Bắc,
Đông Bắc, đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông nam Bộ và
Tây Nam Bộ) và ở các địa hình khác nhau (miền núi, trung du, đồng bằng, ven
biển). Việt Nam hiện có trên 60 vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc gia và quốc tế
nhƣ: vƣờn quốc gia Xuân Thủy (đƣợc công nhận là khu Ramsar), khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ, vƣờn quốc gia Tràm Chim, phá Tam Giang- Cầu Hai, Hồ Lak, hồ
Ba Bể, bãi triều tây nam Cà Mau, .v.v...
Riêng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tổng diện tích phần đất liền là 4
triệu ha. Nếu tính cả diện tích vùng ven biển cạn dƣới 6 mét thì tổng diện tích của
ĐBSCL là 5.117.590 ha. Gần 90% tổng diện tích tự nhiên của đồng bằng đƣợc coi là
đất ngập nƣớc, trong thực tế đây là vùng đồng bằng đất ngập nƣớc điển hình của vùng
hạ lƣu sông Mê-kông. Hệ thống phân loại đất ngập nƣớc cho vùng hạ lƣu sông
Mekong”(1993) của Uỷ hội Sông Mê Kông đã phân loại đất ngập nƣớc cho vùng
ĐBSCL với 05 loại đất ngập nƣớc chính. Trên sở 5 loại chính đã phân chia thành 40
dạng (type) đất ngập nƣớc khác nhau. Hai hệ sinh thái rừng tiêu biểu đã hình thành

15


trên các vùng đất ngập nƣớc của đồng bằng sông Cửu Long là hệ sinh thái rừng
ngập mặn và hệ sinh thái rừng tràm. [10]

Đất ngập nƣớc ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều giá trị và các chức
năng quan trọng. Sự đa dạng sinh học và các tài nguyên của đất ngập nƣớc có ý
nghĩa lớn trong quá trình phát triển của đồng bằng. Hàng năm, đồng bằng sông Cửu
Long cung cấp trên 40 % tổng sản lƣợng lƣơng thực của cả nƣớc và là nơi cƣ ngụ
của trên 17 triệu ngƣời. Ngày nay, sản lƣợng lƣơng thực và thủy sản của toàn đồng
bằng đóng góp 1/3 tổng thu nhập quốc dân của cả nƣớc. Các hệ sinh thái rừng ngập
mặn và rừng tràm có nhiều giá trị trong việc cung cấp sản phẩm, duy trì cân bằng
sinh thái và bảo tồn thiên nhiên; cung cấp nơi kiếm ăn, khu cƣ trú cho các loài chim
qúi hiếm nhƣ : Sếu đầu đỏ, cồng cộc , ô tác , giang sen... và các loài sinh vật nƣớc
nhƣ: cua, cá, tôm; cung cấp dinh dƣỡng, tài nguyên thiên nhiên cho con ngƣời. Hệ
sinh thái rừng tràm có vai trò rất quan trọng nhƣ: hạn chế quá trình sinh phèn ở lớp
đất mặt và nƣớc mặt; lƣu trữ lƣợng nƣớc ngọt trong năm, duy trì độ ẩm của đất;
Rừng tràm còn góp phần điều tiết khí hậu, duy trì độ ẩm không khí và hạn chế quá
trình bốc hơi, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. [10]
1.1.3.2. Hiện trạng quản lý đất ngập nƣớc ở Việt
Nam a/ Quản lý đất ngập nước ở cấp trung ương.
Cho đến trƣớc năm 2003, Việt nam vẫn chƣa có một cơ quan nào chịu trách
nhiệm duy nhất về quản lý ĐNN ở cấp trung ƣơng. Mỗi bộ, ngành tùy theo chức
năng đƣợc Chính phủ phân công thực hiện việc quản lý theo lĩnh vực từng ngành
bao gồm các đối tƣợng ĐNN.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách nhiệm về quản

lý các vùng ĐNN thuộc canh tác lúa nƣớc, các VQG, khu bảo tồn ĐNN
thuộc hệ thống rừng đặc dụng, các công trình thủy lợi, các hồ chứa.


Bộ Thủy sản chịu trách nhiệm về ĐNN trong phạm vi diện tích mặt


nƣớc nuôi trồng thủy sản và vùng ven bờ biển.

16




Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm về quản lý lƣu vực

song và là cơ quan đầu mối quốc gia điều phối các hoạt động lien quan
đến Công ƣớc Ramsar.
Ngoài ra còn có các ngành khác liên quan đến sử dụng ĐNN nhƣ giao thông
thủy, du lịch, thủy điện…
Đến năm 2003, Nghị định của Thủ tƣớng Chính phủ số 109/2003/NĐ – CP
ngày 23 tháng 9 năm 2003, đã phân công nhiệm vụ cho các Bộ, ngành và địa
phƣơng trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN (Hộp 6), theo đó:


Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng có trách nhiệm:

-

Thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về bảo tồn và phát triển bền

vững các vùng ĐNN (Điều 5, khoản 2) [14]
-

Lập kế hoạch tổng thể về điều tra cơ bản, nghiên cứu, đánh giá hiện

trạng môi trƣờng các vùng ĐNN trên phạm vi cả nƣớc; chủ trì việc điều

tra, nghiên cứu lập quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững và trình Thủ
tƣớng Chính phủ thành lập các khu bảo tồn ĐNN có tầm quan trọng quốc
tế, quốc gia lien quan đến nhiều ngành và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh
(Điều 9, 11) [14]
-

Xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính

sách, văn bản quy phạm pháp luật về các khu bảo tồn ĐNN; thanh tra,
kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo tồn ĐNN và là cơ
quan đầu mối quốc gia chỉ đạo thực hiện Công ƣớc Ramsar (Điều 15)
[14]

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Thủy sản có trách
nhiệm:
-

Tổ chức điều tra, nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn và khai thác

bền vững các vùng ĐNN có tính chất chuyên ngành, có tầm quan trọng
quốc tế, quốc gia và nằm trên địa bàn nhiều tỉnh (Điều 9,11) [14]
-

Chỉ đạo tổ chức quản lý các khu bảo tồn ĐNN chuyên ngành có tầm

quan trọng quốc gia, quốc tế (Điều 15) [14]


17



Một đặc điểm cơ bản của các vùng ĐNN ở Việt Nam là nơi sinh sống của các
cộng đồng dân cƣ từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã hình thành những giá trị văn
hóa, tập quán canh tác đặc thù. Vì vậy, việc quản lý ĐNN không thể tách biệt
chuyên ngành và với việc phát triển cộng đồng. Tuy vậy, vấn đề tồn tại là sự thiếu
đồng bộ trong quy hoạch phát triển các vùng ĐNN, thiếu sự phối hợp giữa các
ngành trong quản lý tổng hợp ĐNN. Việc quản lý và sử dụng khôn khéo đòi hỏi
phải có chính sách và biện pháp đồng bộ và tổng hợp. [10]
b/ Quản lý đất ngập nước ở cấp tỉnh
Tình hính quản lý ĐNN ở cấp tỉnh cũng tƣơng tự nhƣ cấp Trung ƣơng,
nghĩa là mỗi sở, ngành sẽ chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về lĩnh vực của mình
trong đó vấn đề liên quan ĐNN theo quy định của pháp luật và sự phân công của Ủy
ban Nhân dân tỉnh. Cụ thể, nghị định 109/2003/NĐ – CP đã quy định:


Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố tổ chức quản lý các khu bảo

tồn ĐNN không thuộc trách nhiệm quản lý của các Bộ và thuộc địa bàn
của tỉnh, thành phố mình. [14]


Sở tài nghuyên và Môi trƣờng tỉnh, thành phố chủ trì điều tra,

nghiên cứu, lập quy hoạch bảo tồn và khai thác bền vững các vùng ĐNN
có tầm quan trọng thuộc địa phƣơng mình. [14]
Hiện nay, sự thiếu hiểu biết về bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN ở các cơ
quan cấp tỉnh còn rất hạn chế. Vì vậy, cần tăng cƣờng tuyên truyền, giáo dục ngƣời
dân địa phƣơng về ĐNN.
1.1.3.2. Một số thách thức đối với công tác quản lý và phát triển bền vững đất
ngập nƣớc ở Việt Nam hiện nay

Hệ sinh thái (HST) đất ngập nƣớc ở nƣớc ta rất đa dạng và phong phú và mang
lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế và xã hội. Trong những năm gần đây, vấn đề ngập
nƣớc ngày càng thu hút nhiều hơn sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nƣớc. Nhiều chức năng, giá trị của ĐNN ngày càng đƣợc làm rõ, đồng thời

18


cũng phát hiện những thách thức to lớn đối với ĐNN. Có thể kể đến một số thách
thức lớn nhƣ sau:
- Nhiều HST đất ngập nƣớc chƣa đƣợc biết đến và và chƣa đƣợc điều tra, đánh
giá về chức năng sinh thái, tiềm năng kinh tế, giá trị bảo tồn đa dạng sinh học.
- Chƣa có qui hoạch tổng thể ĐNN cho mục đích bảo tồn và khai thác để phục vụ
cho phát triển kinh tế – xã hội. Các HST đất ngập nƣớc ở nƣớc ta đang bị khai thác
bừa bãi, không phù hợp với chức năng và giá trị kinh tế, sinh thái nên hiệu qủa thấp,
gây những hậu quả lâu dài khó khắc phục. [12]
- Môi trƣờng sống, nơi di cƣ của nhiều lòai sinh vật bị phá hủy, bị ô nhiễm, đa dạng
sinh học và các nguồn tài nguyên ĐNN bị suy giảm nghiêm trọng do các họat động
kinh tế xã hội – nhân sinh nhƣ: (chiến tranh, chuyển đổi mục đích sử dụng, xây
dựng cơ sở hạ tầng và đào kinh thuỷ lợi, chất thải công nghiệp, đô thị và sinh hoạt,
nuôi trồng và chế biến thủy sản, đánh bắt thủy sản bằng phƣơng pháp có tính hủy
diệt, chặt phá rừng ngập mặn, phá hủy rạn san hô và cỏ biển, sử dụng hóa chất bảo
vệ thực vật và phân bón không hợp lý trong sản xuất nông nghiệp, và các họat động
kinh tế khác thiếu qui họach ...); và do các qúa trình tự nhiên (xói lở, bão lũ, hạn
hán, cháy rừng, mặn hóa, ngọt hóa...). [10]
- Dân số gia tăng quá nhanh, phƣơng thức và tập quán lạc hậu, sự nghèo đói tại các
vùng ĐNN và vùng xung quanh đã dẫn tới việc khai thác cạn kiệt tài nguyên ĐNN,
làm thu hẹp diện tích ĐNN và làm biến đổi nhiều lọai hình ĐNN theo chiều hƣớng
bất lợi.
hoàn


Hệ thống chính sách và pháp luật để quản lý ĐNN còn thiếu đồng bộ và chƣa

thiện, vẫn chƣa có một chiến lƣợc hay văn bản mang tính định hƣớng cụ thể. Các
điều khoản qui định pháp lý có liên quan đến ĐNN bị phân tán, chồng chéo, thiếu
cụ thể trong nhiều văn bản qui phạm pháp luật khác nhau, nên rất khó thực thi và
thực thi kém hiệu quả.
- Đầu tƣ nguồn lực cho việc bảo tồn và phát triển bền vững ĐNN chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng và giá trị của nó. Nguồn vốn đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học, xây

19


dựng các mô hình phát triển bền vững ĐNN, cho việc bảo tồn, bảo vệ môi trƣờng
và tài nguyên vùng ĐNN còn ở mức thấp, không hợp lý, thiếu cân đối.
- Việc quản lý ĐNN chƣa hợp lý, thiếu thống nhất và hiệu quả thấp vì thiếu những
qui họach tổng thể và các cơ chế hợp tác còn kém hiệu quả. Chính quyền và cộng
đồng địa phƣơng chƣa thể hiện vai trò, trách nhiệm trong quản lý, bảo tồn và sử
dụng bền vững ĐNN.
- Vai trò của cộng đồng sinh sống trên các vùng đất ngập nƣớc và các vùng lân cận
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc bảo vệ các hệ sinh thái ĐNN nhƣng chƣa đƣợc
phát huy; chƣa thực hiện đƣợc việc khai thác tiềm năng của ĐNN góp phần vào
công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thậm chí ở nhiều nơi lợi ích của cộng đồng còn bị
xâm hại, gây nguy cơ bất ổn định trong vùng
1.2. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực Hồ Pa Khoang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên khu vực Hồ Pa Khoang
1.2.1.1. Vị trí địa lý khu vực Hồ Pa khoang
Khu vực hồ Pa Khoang có Tọa độ địa lý: 103°04' đến 103°11' kinh độ đông
và 21°23' đến 21°29' vĩ độ bắc, nằm trên địa bàn xã Mƣờng Phăng, cách trung tâm
thành phố Điện Biên 15 km về phía Đông Bắc. Từ Thành phố Điện Biên Phủ có 2

tuyến đƣờng có thể đi đến Hồ Pa Khoang là tuyến đi theo quốc lộ 279 dài khoảng
35km và tuyến đi theo đƣờng đèo tới phƣờng Noong Bua tới Cò Cƣợm và đến Hồ
Pa Khoang dài khoảng 25km.

20


Hình 1-1: Bản đồ địa hình khu vực hồ Pa Khoang
1.2.1.2. Địa hình
Các dạng địa hình chính gồm:
Dãy núi cao Chong Chia gồm các đỉnh núi sát nhau, có độ cao trung bình từ
1400 đến 1700m, nằm ở phía Đông và Đông nam Hồ, sƣờn của núi cũng là lƣu vực
của hồ.
Phía Tây và Tây bắc của Hồ là dãy núi có độ cao từ 1000- 1200m, đỉnh của
dãy núi cũng là đƣờng phân thủy giữ các suối chảy vào hồ Pa Khoang và sông Na
Luông và sông Nậm Rốm.
Phía Đông Bắc của Hồ là lƣu vực suối Nậm Phăng trải rộng từ mép hồ tới
chân dãy Chong Chia, địa hình thung lũng bằng phẳng dạng nan quạt, khu vực này
là trung tâm xã Mƣờng Phăng, hầu hết các bản đều phân bố trong thung lũng

sông Nậm Phăng.

21


1.2.1.3. Khí hậu
Khí hậu
Khu vực này mang tính chất nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hƣởng của khối
không khí phía tây Hoàng Liên Sơn. Nằm ở độ cao trên 900 m, khí hậu ở Pa
Khoang tƣơng đối mát.

Trong thời kỳ hè thu chịu ảnh hƣởng của gió mùa Tây nam, mƣa rất nhiều.
Thời kỳ Đông xuân khu vực không chịu ảnh hƣởng trực tiếp của không khí lạnh
Đông Bắc nên ấm hơn so với các khu vực thuộc vùng đông bắc. Do tác động của
địa hình và gió khu vực này nhiều nắng, hầu nhƣ không có mƣa phùn do ảnh
hƣởng của hiệu ứng phơn.
Một ảnh hƣởng quan trọng khác của địa hình liên quan tới hiện tƣợng giảm
nhiệt độ theo độ cao. Tính trung bình nhiệt độ giảm 0,5 0 khi tăng cao 100m. Khu
vực Hồ Pa Khoang độ cao >900m nên có khí hậu mát.
Nhiệt độ
Theo quan niệm ở vùng nhiệt đới mùa lạnh là thời kỳ có nhiệt độ trung bình
dƣới 200C. Vùng thành Phố Điện Biên trong khoảng độ cao 400 - 500m mùa lạnh
kéo dài từ 3-5 tháng và càng lên cao mùa lạnh càng kéo dài với gradien 0,3
tháng/100m. Tại Pa Khoang mùa lạnh kéo dài 4,5-7 tháng và từ độ cao này trở lên
độ dài mùa lạnh tăng rất nhanh theo độ cao đến 8 tháng (quanh năm lạnh) ở độ cao
1400-1500m.
Vùng Pa Khoang có lƣợng mƣa trung bình năm đạt 1583mm. Mƣa bắt đầu từ
tháng IV kết thúc vào tháng X, kéo dài trong 7 tháng. Tháng có lƣợng mƣa trung
bình lớn nhất là tháng VII hoặc tháng VIII, khoảng 300-350mm.
Chế độ ẩm, bốc hơi
Trị số ẩm ƣớt tƣơng đối đạt khoảng 83% và duy trì hầu nhƣ quanh năm.
Thời kỳ có độ ẩm cao nhất không phải là các tháng giữa mùa đông nhƣ tình hình
chung mà là những tháng giữa mùa hạ, đầu mùa đông (từ tháng VI-X). Từ tháng IIIV trị số độ ẩm trung bình thấp khoảng 78-80%.

22


Bảng 1.1: Các đặc trƣng khí hậu khu vực nghiên cứu
I

Nhiệt

độ

I

16,5
17,3

(oC)
17
Ẩm
độ
(%)
Số giờ
nắng
(giờ)
Lƣợng
mƣa
(mm)

79
83
79
130
188
176
17
2

[11]
1.2.1.4. Tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học

1.2.1.4.1. Thảm thực vật
Khu vực hồ Pa Khoang có 4 kiểu thảm thực vật chính gồm:
a.

Kiểu Rừng á nhiệt đới thƣờng xanh nguyên sinh

Phân bố ở khu di tích lịch sử Mƣờng Phăng, rừng có cấu trúc 4 tầng. Tầng
vƣợt tán phát triển với các cây gỗ có chiều cao tới là 15 m. Các loài cây gỗ lớn
gồm: Cọ phèn (Protium serratum), Ba gạc vòng (Rauvolfia verticillata), Gõ mìn
(Zenia insignis), Ràng ràng mật (Placolobium hoaense), Dẻ cau (Lithocarpus
fenestratus), Giẻ quả núm (Lithocarpus mucronatus), Chò đãi (Annamocarya


sinensis), Re trắng quả to (Phoebe macrocarpa), Lát hoa (Chukrasia tabularis)
Đuôi ngựa (Rhoiptelea chiliantha) . hình 1.2 [18]

23


×