Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện gia bình – tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.24 KB, 28 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA
ĐỀ TÀI: QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN - CHI
NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH – TỈNH BẮC NINH

Lớp
Khóa
Người hướng dẫn

:
:
:

Anh 01- Tài chính quốc tế
K56
PGS.TS. Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, 15 tháng 08 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................ 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................4
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU........................................................5
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH


VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP TẠI AGRIBANK HUYỆN GIA BÌNH TỈNH
BẮC NINH............................................................................................................... 7
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi
nhánh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.................................................................7
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh..........................................................................9
1.3. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong giai
đoạn 2017-6/2020...................................................................................................12
1.4. Nhật ký thực tập.............................................................................................14
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH
HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH................................................................18
2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Gia Bình giai đoạn
2017-2020...............................................................................................................18
2.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Gia Bình...................19
2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình..........................20
2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia
Bình........................................................................................................................ 22

2


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN- CHI NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH..........................23
3.1. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay tại Agribank Gia Bình...................................................................23
3.2. Một số kiến nghị..............................................................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................27
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................28
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP..............................................................29


3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
RRTD
Agribank Gia Bình
Agribank Việt Nam
NHNN

DIỄN GIẢI
Rủi ro tín dụng
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn - chi nhánh huyện Gia Bình
tỉnh Bắc Ninh
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước

4


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
1.

Danh mục các sơ

Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Agribank Gia Bình..............................................................9
Sơ đồ 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại trung tâm điều hành.....18

Sơ đồ 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh các cấp..........19
2.

Danh mục các bảng biểuY

Bảng 1. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2017-2020.......................12
Bảng 2. Bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2017-2020...................13
Bảng 3.Thực trạng nợ xấu trong cho vay của Agribank Gia Bình giai đoạn 20172020......................................................................................................................... 18

5


LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua ba năm đầu trong quá trình học tập và rèn luyện tại Khoa Tài chính –
Ngân hàng – Trường Đại học Ngoại Thương, em đã có cơ hội tiếp thu và tự trau dồi
cho bản thân những lý thuyết cơ bản về mảng tài chính ngân hàng nói chung, và
những kiến thức chuyên ngành về các vấn đề tài chính quốc tế, nguyên lý hoạt động
ngân hàng, kinh doanh ngoại hối, quản trị rủi ro tài chính,… Hiện nay, nhà trường
tạo điều kiện cho em có cơ hội tiếp xúc với thực tế thông qua quá trình thực tập
giữa khóa. Đó thực sự là điều cần thiết để em có thể kiểm nghiệm, trau dồi thêm, áp
dụng những gì đã học vào những gì thực tế xảy ra tại các doanh nghiệp, ngân hàng,
qua đó có một sự chuẩn bị tốt hơn khi ra trường.
Khoảng thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
- chi nhánh huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh, nhờ sự dẫn dắt của các anh chị em có
điều kiện nắm tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng. Trong những năm qua,
Agribank huyện Gia Bình đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, triển khai đồng bộ
để tăng cường quản lý rủi ro tín dụng (RRTD), kiểm soát chặt chẽ chất lượng vay,
không ngừng hoàn thiện các quy định nội bộ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,
tăng cường năng lực cho cán bộ tín dụng… Nhưng do nhiều nhân tố khác nhau,
trong đó nguyên nhân chủ quan là chủ yếu dẫn đến tỷ lệ nợ xấu có xu hướng gia

tăng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải được quản lý,
kiểm soát một cách hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro chấp
nhận được, tăng thêm lợi nhuận trong kinh doanh ngân hàng. Góp phần nâng cao uy
tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trong tỉnh.
Chính vì vậy em chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn - chi nhánh huyện Gia Bình - tỉnh Bắc Ninh” để
nghiên cứu và viết báo cáo thực tập giữa khóa.
Mặc dù đã có cố gắng rất nhiều nhưng do khả năng, trình độ và thời gian
nghiên cứu còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót. Em rất mong nhận được
những góp ý, nhận xét từ cô để báo cáo của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

6


CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN - CHI NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH - TỈNH BẮC NINH VÀ QUÁ
TRÌNH THỰC TẬP TẠI AGRIBANK HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – chi
nhánh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh
1.1.1. Thông tin khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Việt Nam.
-

Tên bằng tiếng Việt: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam.

-


Tên bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development.

-

Tên viết tắt: Agribank.
Agribank được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của

Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt
Nam. Sau đó, Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam theo
Quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của Thủ tướng Chính phủ. Theo Quyết định
số 280/QĐ-NH5 ngày 15/11/1996, Ngân hàng đã đổi tên một lần nữa thành Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam như hiện nay. Ngày
30/01/2011, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Quyết định số
214/QĐ-NHNN phê duyệt việc chuyển đổi hình thức sở hữu của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam từ Doanh nghiệp Nhà nước sang Công ty
trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Ngân hàng Nông nghiệp ra đời gắn liền với công cuộc đổi mới. Agribank ra
đời với sứ mệnh gắn liền với người nông dân, với lĩnh vực kinh tế “ngàn đời” của
dân tộc ta đó là: nông nghiệp – nông thôn. Ban đầu Agribank thuần túy với các hoạt
động trong nước, chủ yếu cung cấp các dịch vụ truyền thống như thanh toán, gửi
tiền và tín dụng. Đến nay, Agribank đã trở thành Ngân hàng đại lý lớn nhất Việt
Nam nhờ đẩy mạnh hoạt động kết nối, thanh toán quốc tế với các ngân hàng và đối
tác nước ngoài thông qua một số hình thức kết nối đa phương và song phương với
gần 1.000 ngân hàng đại lý trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới,
đặc biệt tại các quốc gia có số lượng người Việt Nam sinh sống và lao động lớn như
7


Mỹ, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc (21/12/2019). Bỏ xa các ngân hàng khác,
Agribank đang sở hữu mạng lưới hoạt động lớn nhất hệ thống với 2.233 điểm giao

dịch bao gồm 165 chi nhánh loại I, 774 chi nhánh loại II, 1 chi nhánh tại Campuchia
và 1293 phòng giao dịch trên cả nước. Ngoài ra, Agribank còn có 3 văn phòng đại
diện và 1 trụ sở chính tại Hà Nội (02/06/2020).
-

Mã số doanh nghiệp: 0100686174.

-

Địa chỉ: Số 2 Láng Hạ, phường Thành Công, quận Ba Đình, thành phố Hà
Nội, Việt Nam.

-

Điện thoại: (84-24) 3772 4621

-

Fax: (84-24) 3831 3717

-

Website: www.agribank.com.vn

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn – chi nhánh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh
Thực hiện Nghị quyết ngày 9 tháng 8 năm 1999 Nghị định số 68/1999/NĐ-CP
do Chính phủ ban hành, điều chỉnh địa giới hành chính huyện Gia Lương tỉnh Bắc
Ninh thành hai huyện: Gia Bình và Lương Tài. Theo đó, Agribank Gia Bình là chi
nhánh loại hai trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt

Nam – chi nhánh Bắc Ninh, được thành lập theo quyết định số 361/QĐ-HĐQT –
TCCB ngày 1/10/1999 của Chủ tịch Hội đồng quản trị.
Vào năm 1999 khi mới đi vào hoạt động, chi nhánh chỉ có 15 người, và chỉ có
1 trụ sở giao dịch duy nhất tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, Bắc Ninh. Với sự nỗ
lực và phát triển không ngừng qua từng năm, chi nhánh đã mở thêm phòng giao
dịch xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình, Bắc Ninh, và chuyển trụ sở về số 11A Trần
Hưng Đạo, Thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, Bắc Ninh.
-

Tên giao dịch: Agribank chi nhánh huyện Gia Bình Bắc Ninh

-

Tên viết tắt: Agribank chi nhánh huyện Gia Bình Bắc Ninh

-

Hoạt động theo Giấy phép kinh doanh số: 0100686174-556
Hiện nay, cùng với sự đổi mới và phát triển mạnh mẽ của kinh tế, Gia Bình

ngày càng phát triển, Agribank Gia Bình cũng ngày càng lớn mạnh hơn, cung cấp
tất cả các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng hiện đậi bên cạnh các sản phẩm truyền
thống. Cùng với sự đổi mới về tổ chức Agribank Gia Bình từng bước chuyển đổi
8


hoạt động nghiệp vụ để phục vụ kịp thời yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Sự đa
dạng về sản phẩm, kết hợp với nền tảng công nghệ hiện đài kết nối trực tuyến với
toàn hệ thống ngân hàng thực sự đã làm hài lòng khách hàng khi đến giao dịch và
sử dụng các dịch vụ ngân hàng. Đồng thời góp phần khẳng định được uy tín, thương

hiệu của Agribank trên toàn quốc.

 Chức năng nhiệm vụ:
Hoạt động của Agribank Gia Bình đang được mở rộng với việc cung cấp các
dịch vụ ngân hàng đa dạng như:
-

Nhận tiền gửi

-

Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn

-

Phát hành và thanh toán thẻ

-

Bảo lãnh

-

Thanh toán chuyển tiền trong nước

-

Chi trả kiều hối

-


Thanh toán hóa đơn điện thoại

-

Thanh toán song phương với Kho bạc Nhà nước huyện Gia Bình

-

Chuyển lương cho các đơn vị ký kết hợp đồng với ngân hàng

-

Các dịch vụ khác

Hiện nay, Agribank Gia Bình đang triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử
như Mobilebanking, Internetbanking,… mang lại tiện lợi cho khách hàng, giúp hoạt
động dịch vụ của ngân hàng trở nên đa dạng, hiệu quả và linh hoạt.
1.2. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh
Đội ngũ cán bộ nhân viên của Agribank Gia Bình gồm 38 người, trong đó có 3
thạc sỹ, 2 tiến sỹ, 30 cán bộ có trình độ Đại học, 3 nhân viên trình độ trung cấp và
khác, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng hoàn thiện và trẻ hóa.

 Về cơ cấu tổ chức:
Trước đây, bộ máy tổ chức của chi nhánh chỉ có 3 phòng: Phòng Tín dụng,
Phòng Kế toán, Phòng Hành chính nhưng từ 10/2013 đã tăng lên 05 phòng: Phòng
Kế toán-Ngân quỹ, Phòng Kế hoạch-kinh doanh, Phòng Hành chính-Nhân sự,
Phòng Tín dụng, Phòng Điện toán. Các phòng ban đều được bố trí một trưởng
phòng và ít nhất một phó phòng.
9



-

Số lượng chi nhánh loại III: không

-

Số lượng phòng giao dịch: Tính đến tháng 8/2020, mạng lưới hoạt động của
Chi nhánh gồm 02 phòng giao dịch là:
+ Phòng giao dịch Đông Cứu: tại xã Đông Cứu, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc

Ninh
+ Phòng giao dịch Nhân Thắng: tại Phố Ngụ, xã Nhân Thắng, huyện Gia
Bình, tỉnh Bắc Ninh
Dưới đây là sơ đồ tổ chức bộ máy chính thức của chi nhánh ở thời điểm hiện tại:
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức Agribank Gia Bình

 Chức năng của các phòng ban:
 Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc, thực hiện chức năng
điều hành, quản lí chung toàn chi nhánh và có quyền quyết định cao nhất.

 Phòng Kế toán-Ngân quỹ:
-

Trực tiếp hạch toán kế toán thống kê và thanh toán theo quy định của Chi
nhánh;

-


Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu chi tài
chính;

-

Quản lý và sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của các Ngân hàng
Agribank trên địa bàn;

-

Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo quy định của Pháp luật;

 Phòng Kế hoạch- kinh doanh:

10


-

Tổng hợp theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh của Chi nhánh trên địa
bàn, tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh của Chi nhánh theo từng quý,
năm, dự thảo các bản báo cáo sơ kết, tổng kết;

-

Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh cấp II trên địa bàn;

-


Đầu mối trình Giám đốc chỉ đạo hoạt động tiếp thị, thông tin và trực tiếp
triển khai các phương án tiếp thị, thông tin, tuyên truyền, làm đầu mối với
các cơ quan báo chí;

-

Đề xuất định mức lao động, giao khoán quỹ tiền lương đến các Chi nhánh
trực thuộc theo quy định chế khoán tài chính của Ngân hàng Agribank Việt
Nam; bình xét khoán lương hàng tháng của Chi nhánh và trực tiếp làm thư
ký Hội đồng thi đua khen thưởng; trực tiếp làm thư ký tổng hợp cho Giám
đốc.

 Phòng Tín dụng:
-

Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong nước,
nước ngoài;

-

Trực tiếp làm dịch vụ ủy thác nguồn vốn thuộc Chính phủ, bộ ngành khác và
các tổ chức kinh tế, các nhân trong và ngoài nước;

-

Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng
và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng
theo hướng đầu tư tín dụng khép kín;

-


Phân tích tình hình và sự phát triển của các ngành nghề kinh tế kỹ thuật, của
các khách hàng từ đó lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả
cao;

-

Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng;

-

Tổ chức kiểm tra công tác thẩm định của Chi nhánh

 Phòng Hành chính nhân sự:
-

Xây dựng chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của Chi nhánh;

-

Có trách nhiệm làm đầu mối giao tiếp với khách hàng làm việc công tác tại
Chi nhánh;
11


-

Trực tiếp quản lý con dấu của Chi nhánh, thực hiện công tác hành chính, văn
thư, lễ tân, phương tiện giao thông, bảo vệ, y tế của Chi nhánh;


-

Lưu trũ hồ sơ theo quy định của Nhà nước trong việc bổ nhiệm, miễn nhiệm,
khen thưởng, kỷ luật cán bộ, nhân viên trong phạm vi phân cấp ủy quyền;

 Phòng Điện toán:
-

Quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Bảo trì bảo dưỡng
máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi
nhánh. Quản lý giám sát sử dụng các thiết bị thông tin, điện toán, các thiết bị
của hệ thống máy ATM theo quy định của Ngân hàng Agribank Việt Nam;

-

Tổng hợp thống kê, lưu trữ số liệu hồ sơ, báo cáo và các thông tin hoạt động
vào hệ thống máy vi tính theo quy định;

-

Trực tiếp tổ chức triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn theo quy định của
Ngân hàng Agribank Việt Nam.

1.3. Khái quát các hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh trong giai
đoạn 2017-6/2020
1.3.1. Tình hình huy động vốn
Tổng nguồn vốn huy động được vào cuối năm 2017 là 641 tỷ đồng, năm 2018
là 743 tỷ đồng tăng trường 16% so với năm 2017, năm 2019 là 878 tỷ đồng tăng
trưởng 18% so với năm 2018, đến tháng 6/2020 là 998 tỷ đồng. Có thể thấy mức

tăng trưởng đang tăng dần theo từng năm gần đây.
Bảng 1. Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2017-2020
Năm

Nguồn vốn huy động

Năm 2017

640,595,093,117

Năm 2018

742,932,445,762

Năm 2019

877,761,635,939

T6/ 2020
998,096,021,318
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Bình
trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020)
1.3.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay trong những năm qua có xu hướng tăng trưởng phù hợp
với đặc điểm kinh tế của huyện, tỉnh. Mức tăng trưởng vè đầu tư tín dụng tại Chi
12


nhánh được đánh giá là phù hợp với tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Thu từ tín
dụng chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập của ngân hàng qua các năm, thường trên

90% trên tổng thu nhập. Điển hình, năm 2017, tổng thu nhập của Agribank Gia
Bình là 92,148 tỷ đồng thì thu nhập từ lãi vay là 87,436 tỷ đồng chiếm 94,57% trên
tổng thu nhập.
Dư nợ cho vay của Agribank Gia Bình trong ba năm qua có sự biến động từ
535 tỷ đồng vào năm 2017 tăng lên 551 tỷ đồng vào năm 2018 và đến 2019 lại giảm
xuống mức 518 tỷ đồng.
1.3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2. Bảng kết quả kinh doanh của Chi nhánh giai đoạn 2017-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Tăng trưởng Tăng trưởng
Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

6T/

2017

2018

2019

2020

Doanh
92,148 112,898

thu
Thu từ
87,436 101,859
Tín dụng
Ngoài tín
4,711
11,038
dụng
Chi phí
77,929 94,424

2018/2017
Số tiền Tỷ

2019/2018
Số tiền Tỷ

(+/-)

(+/-)

lệ

lệ

148,807

78,405 20,75

128,005


70,747 14,423 0,16 26,146 0,26

20,802

7,657

128,051

56,201 16,495 0,21 33,627 0,36

6,327

0,23 35,909 0,32

1,34 9,764

0,88

Lợi
14,218 18,473
20,756
22,203 4,255 0,30 2,283 0,12
nhuận
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Bình
trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020)
Trong cơ cấu doanh thu thì thu từ tín dụng chiếm tỷ trọng rất lớn trên 90%,
điều này cho thấy tình hình hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả
kinh doanh của Agribank Gia Bình.
Tổng thu năm 2019 tăng lên so với 2018, với tốc độ tăng trưởng là 1.2%. Lợi

nhuận tăng chứng tỏ Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả, phần nào phản ánh
được những hiệu ứng tích cực từ chính sách kinh doanh của chi nhánh.
1.4. Nhật ký thực tập
1.4.1. Vị trí kiến tập
13


-

Vị trí: Thực tập sinh Tín dụng

-

Phòng: Tín dụng – Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Bình, Bắc Ninh.

1.4.2. Nội dung kiến tập
Thời gian

Tuần 1
(13-17/07)

Tuần 2
(20-24/07)

Tuần 3
(27-31/07)

Nội dung kiến tập
- Đến gặp giám đốc chi nhánh xin thực
tập và được sự đồng ý thực tập tại

phòng Tín dụng. Gặp gỡ và làm quen
với các anh chị trong phòng.
- Đọc quy định, quy trình cho vay,
chính sách tín dụng đối với khách hàng
trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn Việt Nam.
- Học cách làm việc với máy photocopy
và thực hành photo giấy tờ một mặt/ hai
mặt
- Tìm hiểu về bộ chứng từ thanh toán
quốc tế trong thực tế.
- Đọc quy định, quy trình xử lý tài sản
đảm bảo, thế chấp.
- Đọc một số bộ hồ sơ cho vay vốn, cấp
tín dụng cho khách hàng để nắm chắc
hơn quy trình vay vốn của chi nhánh.
- Được đi thực tế hỗ trợ anh chị xiết nợ
tài sản (2 khách hàng không trả nợ
đúng hạn).
- Hướng dẫn và phân loại hóa đơn giúp
khách hàng để bổ sung vào hồ sơ vay
vốn.
- Hướng dẫn khách hàng đến gặp nhân
viên tín dụng để tư vấn và làm thủ tục
vay vốn, nhân viên tư vấn theo khu
vực.
- Thực hiện các công việc in séc, photo
tài liệu, xin chữ ký, đóng dấu,…
- Quan sát thực tế cách thức giao dịch
khách hàng và tiếp

nhận các vấn đề của khách hàng doanh
nghiệp
- Nhập thông tin cá nhân khách hàng
trong một số giấy tờ trong hồ sơ pháp

- Hướng dẫn khách hàng đến gặp nhân
viên tín dụng
- Hướng dẫn khách hàng kí tá một số
14

Ghi chú

Vì là tuần đầu tiên, còn
nhiều bỡ ngỡ và lạ lẫm
nên cố gắng làm quen với
các anh chị, quen với môi
trường và không khí làm
việc trong phòng, và đọc
thêm một số giấy quy
định vay vốn.

Trong quá trình đọc các
văn bản về quy định, quy
trình xử lý tài sản, vay
vốn, có nhiều chỗ em
chưa hiểu rõ. Lúc đầu em
khá ngại ngần, nhưng nhờ
chị trưởng phòng rất thân
thiện đã chỉ rõ cho em
những thắc mắc, còn cho

em thêm tài liệu để học
hỏi.
Rất không may đợt này
dịch Covid lại xuất hiện
lại, nên Giám đốc lệnh
xuống các phòng ban phải
chú ý giữ gìn sức khỏe,
đảm bảo an toàn y tế khi
tiếp xúc với khách hàng.


Tuần 4
(03-07/08)

Tuần 5
(10-14/08)

giấy tờ.
- Tập soạn thư bảo lãnh dự thầu dựa
trên nội dung xin cấp bảo lãnh của
doanh nghiệp đã được cán bộ phụ trách
phê duyệt
- Scan hồ sơ xin vay vốn và các giấy tờ
liên quan rồi lưu vào thư mục phù hợp
- Giúp các anh chị trong phòng xin dấu
ở phòng Hành chính cho những quyết
định cấp bảo lãnh, hợp đồng tín dụng
mới...
- Được hướng dẫn và tập phân tích báo
cáo tài chính của doanh nghiệp;

- Đi thực tế cùng anh chị phòng tín
dụng kiểm định, xác định tài sản đảm
bảo, thế chấp;
- Nhập thông tin khác hàng trong một
số giấy tờ hồ sơ pháp lý;
- Xin xác nhận thực tập, cảm ơn ban
giám đốc và các anh chị trong phòng đã
tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá
trình thực tập 5 tuần tại đơn vị.

Đối với thư bảo lãnh em
đã được học qua, nhưng
khi soạn một thư bảo lãnh
thực tế thì vẫn còn phải
đọc thêm rất nhiều tài liệu
để có thể ghi chính xác
những thông tin chi tiết để
tránh sai lầm trong quá
trình soạn thư.
Em khá may mắn khi
được chị trưởng phòng
dẫn đi thực tế kiểm định
tài sản thế chấp, em học
được rất nhiều điều.
Trong tuần cuối em cũng
mua một chút quà tới để
tổ chức chia tay với anh
chị cùng phòng.

1.4.3. Đánh giá quá trình kiến tập

1.4.3.1. Về nội dung công việc
Trong suốt quá trình kiến tập, em đã được làm quen với các nghiệp vụ của
phòng tín dụng và được các anh chị nhân viên trong phòng giao một số công việc cơ
bản liên quan đến nghiệp vụ cấp tín dụng và phát hành bảo lãnh. Ngoài ra, em còn
học được một số kỹ năng cần thiết như scan, photo các giấy tờ, tài liệu và đóng dấu
giáp lai.
1.4.3.2. Về môi trường làm việc
Môi trường làm việc ở phòng tín dụng doanh nghiệp của Agribank Gia Bình
rất nghiêm túc, chuyên nghiệp nhưng cũng rất thân thiện. Các anh chị nhân viên
luôn tạo điều kiện tốt nhất giúp em tiếp cận các nghiệp vụ tín dụng cơ bản để hoàn
thành thời gian kiến tập.
1.4.4. Kinh nghiệm rút ra trong thời gian kiến tập
1.4.4.1. Về kiến thức chuyên ngành

15


Trong suốt quá trình thực tập tại Agribank Gia Bình, em có cơ hội quý báu để
áp dụng một số kiến thức về chuyên ngành ngân hàng mà em đã được học trên
giảng đường Đại học Ngoại Thương vào thực tế để hiểu hơn về các nghiệp vụ tín
dụng của ngân hàng. Thực sự vẫn còn nhiều kiến thức đã được học mà em chưa
nắm vững. Và trên thực tế, mỗi ngân hàng áp dụng những kiến thức ấy một cách
linh hoạt và không hoàn toàn giống nhau. Bởi vậy, em thấy mình cần bổ sung lại
những gì còn thiếu sót thông qua nắm chắc một cách cơ bản và khoa học những
nguyên lý hoạt động chính, chứ không máy móc, dập khuôn.
1.4.4.2. Về kỹ năng mềm
Qua những lần được tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu, mục đích và giới thiệu khách
hàng tới gặp đúng cán bộ chuyên môn, em đã nâng cao được khả năng giao tiếp của
mình và rút ra được nhiều kinh nghiệm quý báu để làm hành trang cho tương lai
công việc sau này.

Bên cạnh đó, em còn có thêm những kinh nghiệm mới trong việc nhanh chóng
hòa mình vào một tập thể, đó là bắt nhịp nhanh với công việc chung, nắm được
những nét quan trọng trong tính cách của từng cá nhân để có thể hòa nhập nhanh
hơn.
CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN – CHI NHÁNH HUYỆN GIA
BÌNH TỈNH BẮC NINH
2.1. Thực trạng rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Gia Bình giai đoạn
2017-2020
2.1.1. Thực trạng nợ xấu trong cho vay
Tỷ lệ nợ xấu năm 2019 và 6 tháng đầu năm vẫn nằm trong giới hạn cho phép
của Ngân hàng nhà nước (< 5%): tỷ lệ nợ xấu năm 2019 khá thấp ở mức 1,34%, 6
tháng 2020 tỷ lệ nợ xấu cũng chỉ ở mức 1,7%. Tuy nhiên, năm 2017 và 2018, tỷ lệ
nợ xấu đã vượt ngưỡng giới hạn cho phép của Ngân hàng nhà nước: Năm 2017 tỷ lệ
nợ xấu là 11,47%, năm 2018 tỷ lệ nợ xấu là 7,18%.
Từ kết quả này cho thấy trong vài năm trở lại đây Agribank Gia Bình đã và
đang cố gắng trong việc quản lý nợ xấu, đảm bảo an toàn cho các khoản vay.
16


Bảng 3.Thực trạng nợ xấu trong cho vay của Agribank Gia Bình giai
đoạn 2017-2020
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu

Năm 2017

Năm 2018


Năm 2019

tháng 6/ 2020

Dư nợ cho vay

535,303

551,444

517,630

528,060

Nợ xấu

61,395

39,611

6,946

8,958

Tỷ lệ nợ xấu
11.47%
7.18%
1.34%
1.70%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh Ngân hàng Agribank chi nhánh Gia Bình

trong 3 năm 2017, 2018, 2019 và 6 tháng đầu năm 2020)
2.1.2. Rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Gia Bình

 Phân theo thời hạn:
Cho vay trung và dài hạn chiếm khoảng 55% tổng dư nợ, cho vay ngắn hạn là
khoảng 45% tổng dư nợ. Tuy nhiên, nợ xấu cho vay doanh nghiệp lại tập trung chủ
yếu vào cho vay dài hạn, cụ thể năm 2017 là 2,34%, năm 2018 là 2,16%, năm 2019
là 2,88%, 6 tháng đầu 2020 là 1,44%.

 Phân theo thành phần kinh tế:
Dư nợ của các cá nhân, hộ gia đình chiếm tỷ trọng chủ yếu 65%, còn dư nợ
của các doanh nghiệp chỉ chiếm 35%.
2.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay tại Agribank Gia Bình
2.2.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
2.2.1.1. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam
Mô hình quản trị rủi ro tín dụng được xây dựng theo mô hình quản trị phân
quyền dựa trên cơ sở các chính sách và nguyên tắc được điều hành tập trung.
2.2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam

17


Sơ đồ 2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng tại trung tâm điều
hành

Sơ đồ 3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản trị rủi ro tín dụng tại
Chi nhánh các cấp


18


Quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình Bắc Ninh được tổ chức như một
chi nhánh của Agribank Việt Nam.
2.2.2. Mục tiêu quản trị rủi ro trong giai đoạn này
Agribank đặt mục tiêu đạt tỷ lệ nợ xấu dưới 3% và mục tiêu này được nhấn
mạnh trong công tác quản trị rủi ro tại các chi nhánh thuộc Agribank trong đó có
Agribank Gia Bình.
2.3. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình
2.3.1. Thực trạng nhận diện rủi ro tín dụng
Hiện nay, công tác nhận diện rủi ro tín dụng được thực hiện qua các bước:
-

Tiếp xúc khách hàng

-

Phân tích báo cáo tài chính của khách hàng

-

Phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn

-

Thông qua việc kiểm tra thực tế
Công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Bình Định trong những năm


qua được thực hiện trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay, các dấu hiệu
nhận diện rủi ro thường được chú ý:
-

Các dấu hiệu từ phía khách hàng.

-

Các dấu hiệu từ phía ngân hàng.

 Những tồn tại của công tác nhận diện rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình
những năm qua:
-

Đối với hoạt động nhận diện rủi ro toàn bộ hoạt động tín dụng:
+ Chưa có những báo cáo, tổng kết về RRTD tại Chi nhánh.
+ Chưa có những kịch bản nhận diện rủi ro dựa vào những phân tích, đánh
giá về tình hình môi trường hoạt động, xu hướng phát triển thị trường.
+ Việc cung cấp thông tin để phục vụ việc đánh giá, phân tích, nhận định rủi
ro trong quá trình cấp tín dụng có những lúc độ tin cậy không cao.

-

Đối với hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng:
+ Hoạt động nhận diện rủi ro của từng khoản tín dụng tại Chi nhánh vẫn
chưa đi vào thực chất, chưa được thực sự xem trọng bởi những người thực
hiện.

19



+ Năng lực cán bộ trực tiếp thẩm định, quản lý khoản tín dụng còn hạn chế,
chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thực tế công việc. Cán bộ tín dụng thiếu kiểm tra
giám sát khách hàng, khoản vay.
2.3.2. Thực trạng đánh giá rủi ro tín dụng
Thực hiện bằng hai phương pháp áp dụng cho hai nhóm khách hàng khác nhau
là: nhóm khách hàng doanh nghiệp và nhóm khách hàng các nhân theo quy định
hướng dẫn chung cho toàn hệ thống của Agribank. Kết quả xếp hạng tín dụng phân
loại khách hàng thành 10 hạng: AAA, AA, A, BBB, BB, B, CCC, CC, C và D.
2.3.3. Thực trạng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng
-

Đối với từng khoản vay: Các báo cáo thẩm định chưa đưa ra được phương án
kiểm soát rủi ro cụ thể và hiệu quả.

-

Đối với quá trình quản trị sau khi cho vay: Quá trình này cũng chưa đưa ra
được phương án kiểm soát cụ thể có thể ứng phó kịp thời, phù hợp với những
diễn biến tình hình thực tế của khách hàng.

-

Đối với toàn bộ hoạt động tín dụng: Chưa có sự nghiên cứu nào để sử dụng
các chiến lược kiểm soát phù hợp; kỹ thuật kiểm soát chưa hiệu quả, chưa có
phương án kiểm soát cho cả thời kỳ.

2.3.4. Thực trạng hoạt động tài trợ rủi ro tín dụng
-


Lập quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

-

Chuyển giao rủi ro tín dụng: Bán nợ sang công ty quản lý tài sản VAMC
nhằm giảm nợ xấu. Tuy nhiên việc bán nợ sang VAMC cũng chỉ để giảm tỷ
lệ nợ xấu chứ không giải quyết được tải sản vì sau khi bán nợ ngân hàng vẫn
là người trực tiếp xử lý và bán tài sản để tài trợ tín dụng.

-

Xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ

2.4. Đánh giá thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia
Bình
2.4.1. Những thành công
Thời gian qua, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình được chú ý
hơn trước, thực hiện có tổ chức hơn và có những tiến bộ nhất định. Chi nhánh đã và
đang kiên quyết thực hiện các biện pháp nhằm kiểm soát và giảm nợ xấu.
2.4.2. Những mặt hạn chế về công tác quản trị rủi ro
20


Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Gia Bình giai đoạn qua có những
hạn chế, những điểm yếu cơ bản – những vấn đề làm cho quá trình quản trị rủi ro tín
dụng tại đây chưa đạt được kết quả tốt, chưa hoàn thành sứ mệnh đảm bảo độ an
toàn và hiệu quả kinh doanh tín dụng của Chi nhánh.
2.4.3. Nguyên nhân các hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng
Những hạn chế trên đây của Agribank Gia Bình về quản trị rủi ro tín dụng tại
Chi nhánh là do nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân từ nội tại đơn

vị, nguyên nhân từ những quy định của cấp trên, nguyên nhân từ tình hình chung
trong lĩnh vực ngân hàng và hệ thống pháp luật ngân hàng Việt Nam. Tùy mỗi hoàn
cảnh mà những nguyên nhân này có những tác động, ảnh hưởng khác nhau đến hoạt
động quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh…

21


CHƯƠNG 3:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN- CHI
NHÁNH HUYỆN GIA BÌNH TỈNH BẮC NINH
3.1. Một số giải pháp chủ yếu để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng
trong cho vay tại Agribank Gia Bình
3.1.1. Hoàn thiện công tác nhận diện rủi ro tín dụng
Chi nhánh cần thiết phải xây dựng một danh sách nhóm các dấu hiêu chính
gấy ra rủi ro tín dụng ở các doanh nghiệp có nợ xấu tại chi nhánh, từ đó xem xét
trong quyết định cho vay đối với các doanh nghiệp hiện tại và vay mới của ngân
hàng.
Ngân hàng tổ chức các buổi tập huấn nghiệp vụ cho vay định kỳ cho các cán
bộ tín dụng mới nâng cao nghiệp vụ đồng thời củng cố năng lực cho những cán bộ
lâu năm.
3.1.2. Hoàn thiện công tác đo lường rủi ro tín dụng
Cần tiếp tục đề xuất hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo hướng
nghiên cứu, áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế về xếp hạng tín nhiệm khách
hàng, nhưng phải phù hợp với nền khách hàng, tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế
của Việt Nam và khả năng cạnh tranh của ngân hàng; hoàn thiện các phương pháp,
các quá trình, cách kiểm soát, thu thập dữ liệu và hệ thống công nghệ thông tin để
hỗ trợ việc đánh giá rủi ro tín dụng, phân bổ các tài sản chịu rủi ro để xếp hạng,
lượng hóa ước tính về vỡ nợ và tổn thất cho

mỗi loại tài sản chịu rủi ro nhất định.
Phân công cán bộ chấm điểm xếp hạng khách hàng không phải là người trực
tiếp quyết định cho vay để tránh tình trạng cán bộ nâng điểm ở phần thông tin phi
tài chính để khách hàng có điểm cao hơn thực tế nhằm khách hàng được vay cao.
3.1.3. Hoàn thiện công tác kiểm soát rủi ro tín dụng
Trong quá trình quyết định tín dụng và quản lý tín dụng, luôn phải thực hiện
nghiêm túc, nhất quán và chặt chẽ các biện pháp kiểm soát độ đảm bảo chắc

22


chắn về năng lực tài chính, khả năng điều hành, tính quyết tâm theo đuổi hoạt
động kinh doanh, và ý chí trả nợ của người vay; tính khả thi của dự án vay vốn về
hiệu quả kinh tế và khả năng trả nợ.
Định hướng kiểm soát theo từng giai đoạn, có sách lược phù hợp với từng
nhóm đối tượng khách hàng; áp dụng quy trình kiểm soát một cách thống nhất,
nghiêm túc.
Xây dựng các phương án kiểm soát đa dạng theo các kịch bản nhận diện rủi
ro, phù hợp với tình hình kinh doanh và mục tiêu lớn của mỗi thời kỳ. Trong đó
phải nghiên cứu sử dụng đa dạng các biện pháp kiểm soát rủi ro hơn, với tư tưởng
chủ đạo là hướng nhiều đến các biện pháp manng tính khai thác.
3.1.4. Hoàn thiện công tác tài trợ rủi ro tín dụng
Nghiên cứu, vận dụng các biện pháp, công cụ xử lý rủi ro và thực tiễn một
cách đa dạng và thích hợp hơn: Sử dụng quỹ dự phòng hiệu quả và hợp lí, sử dụng
các công cụ bảo hiểm và bảo đảm tiền vay.
Các biện pháp tài trợ bằng nguồn bên ngoài mà Chi nhánh có thể áp dụng:
+ Chuyển giao tài trợ bằng hợp đồng bảo hiểm.
+ Chuyển giao bằng cách bán nợ.
Tăng cường năng lực tự bù đắp rủi ro.
Tập trung các biện pháp đẩy mạnh công tác xử lý, thu hồi nợ ngoại bảng một

cách hiệu quả.
3.1.5. Nhóm giải pháp hỗ trợ
3.1.5.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng:
Tổ chức các buổi hội thảo chuyên đề, trao đổi để rút kinh nghiệm chung. Nâng
cao nhận thức cho cán bộ tín dụng về ý nghĩa của kiểm soát, đạo tạo họ các kiến
thức, kỹ năng cần thiết phục vụ cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh.
Cần có chế tài, chính sách kiểm điểm kỷ luật bồi thường rõ ràng, kiên quyết
đối với những trường hợp cố tình sai phạm gây ra thất thoát tài sản cho ngân hàng
nhằm răn đe và giảm thiểu rủi ro đạo đức có thể xảy ra.
3.1.5.2. Tăng cường công nghệ thông tin trong quản trị rủi ro tín dụng
Cung cấp Trang thông tin điện tử hỗ trợ bảo vệ người sử dụng dịch vụ. Phát
triển các kênh thông tin kiến thức về tài chính, ngân hàng thuận tiện, dễ sử dụng
23


trên môi trường Internet để tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận.
Phát triển, cung cấp các ứng dụng quản lý tài chính cá nhân với giá rẻ cho người
dân cũng như các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Nâng cấp, hoàn thiện cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông nhằm
cung cấp đủ tài nguyên và đảm bảo an ninh thông tin, an toàn bảo mật, duy trì hoạt
động liên tục cho việc phát triển, cung ứng các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên các
nền tảng công nghệ của cách mạng công nghệ 4.0. Nâng cấp, phát triển mở rộng các
dịch vụ ngân hàng, tài chính cung cấp qua môi trường Internet (Internet Banking,
Mobile Banking, Ví điện tử…), mạng điện thoại (SMS Banking…).
3.1.5.3. Hoàn thiện chính sách tín dụng
Với mỗi tình hình tín dụng thực tế khác nhau cũng cần có những chính sách
tín dụng phù hợp linh hoạt. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tín dụng, đảm bỏa vừa
huy động được tiền gửi vào Chi nhánh lại vừa kinh doanh có lãi và khuyến khích
được các doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn của Chi nhánh.
3.2. Một số kiến nghị

3.2.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và Ngân hàng nhà nước
3.2.1.1. Tạo môi trường kinh tế ổn định
Nhà nước cần có những chính sách, biện pháp nhằm đảm bảo môi trường kinh
tế ổn định cho hoạt động của các doanh nghiệp cũng như ngân hàng nói riêng. Nhà
nước nên có những biện pháp tháo gỡ khó khăn khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ
chế chính sách liên quan đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế.
3.2.1.2. Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng
Chính phủ nhanh chóng tháo gỡ khấc khăn, t nh chủ động hợp pháp cho ngân
hàng trong việc thu giữ và bán đấu giá tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Đây là biện
pháp hữu hiệu, là quyền lợi chính đáng của ngân hàng và các bên liên quan, được
thỏa thuận tự nguyện và ghi nhận trong hợp đồng thế chấp bảo đảm tiền vay.
3.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam nên nhanh chóng
hoàn thiện và đưa vào áp dụng chính sách hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng
nội bộ mới để hỗ trợ đầy đủ hơn nữa trong việc cho vay và kiểm soát rủi ro.

24


Bộ phận phát triển sản phẩm của Agribank Việt Nam cần xây dựng quy trình
cho vay lập theo hướng đối tượng sản phẩm vụ thể, hướng tới thì trường, hướng tới
khách hàng để cán bộ tác nghiệp dễ dàng vận dụng và chất lượng thực hiện cũng
cao hơn cũng như dễ hoàn thiện hơn quy trình của từng sản phẩm.
Xây dựng bộ phận thu thập, hệ thống hóa và cập nhật thông tin, hệ thống
thông tin cảnh báo sớm rủi ro tín dụng. Thành lập công ty mua bán nợ và khai thác
tài sản trực thuộc Agribank Việt Nam với chức năng mua bán nợ, khai thác tài sản
đảm bảo và dịch vụ thẩm định tài sản.
Việc sử dụng sự phòng để bù đắp rủi ro đưa khoản nợ xấu ra ngoại bảng cần
được quy định thông thoáng hơn. Đối với Chi nhánh có đủ khả năng tài chính nếu
nợ xấu đã ở nhóm 5 thì cho phép xử lý đưa ra ngoại bảng bằng quỹ dự phòng,

trường hợp thiếu thì cho phép trích thẳng vào chi phí.

25


×