Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

thực trạng tình hình tài chính công ty tnhh mtv xnk và vận tải hải minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 36 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***---------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮ A KHÓA
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY
TNHH MTV XNK VÀ VẬN TẢI HẢI MINH

Họ và tên sinh viên: Đinh Trọng Huấn
Mã sinh viên: 1713310063
Lớp: Anh 1- TCQT
Khóa: 56
Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, tháng 8 năm 2020


MỤC LỤC
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 2
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ......................................... 4
1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV XNK và vận tải Hải Minh .................. 4
1.1.1
Quá trình hình thành và phát triển .................................................................... 4
1.1.2
Lĩnh vực kinh doanh ........................................................................................ 5
1.1.3
Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 6
1.1.4
Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm của công ty ......... 7


1.2 Quá trình thực tập tại công ty .............................................................................. 9
1.2.1
Giới thiệu bộ phận làm việc và vị trí công việc ................................................ 9
1.2.2
Nhật ký thực tập .............................................................................................. 9
1.2.3
Đánh giá quá trình kiến tập ............................................................................ 12
1.2.4
Đề xuất cho bản thân và đơn vị thực tập ......................................................... 13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHH MTV XNK
VÀ VẬN TẢI HẢI MINH .............................................................................................. 15
2.1 Khái quát tình hình tài chính.............................................................................. 15
2.1.1
Cơ cấu tài sản ................................................................................................ 16
2.1.2
Cơ cấu nguồn vốn .......................................................................................... 17
2.2 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ..................................................... 19
2.2.1
Phân tích tình hình thanh toán ........................................................................ 19
2.2.2
Phân tích khả năng thanh toán........................................................................ 21
2.3 Phân tích khả năng luân chuyển vốn .................................................................. 23
2.3.1
Luân chuyển hàng tồn kho ............................................................................. 23
2.3.2
Luân chuyển khoản phải thu .......................................................................... 24
2.3.3
Luân chuyển vốn lưu động ròng ..................................................................... 25
2.4 Phân tích khả năng sinh lời ................................................................................ 25
2.4.1

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động ........................................................................... 25
2.4.2
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .................................................................... 26
2.4.3
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) ................................................................. 27
2.4.4
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) .................................................... 28
2.5 Nhận xét ............................................................................................................ 29
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY HẢI MINH .................................................................................................... 31
3.1 Định hướng hoạt động của công ty TNHH MTV XNK và vận tải Hải Minh ...... 31
3.2 Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính công ty ............................... 31
KẾT LUẬN..................................................................................................................... 34
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 35

2


LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động tài chính có mối quan hệ trực tiếp với hoạt động sản xuất kinh
doanh ở tất cả các doanh nghiệp nói chung và công ty Hải Minh nói riêng. Do đó tất
cả các hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng đến tình hình tài chính của
doanh nghiệp. Ngược lại, tình hình tài chính tốt hay xấu đều có tác động thúc đẩy
hoặc kìm hãm đối với quá trình sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh dịch COVID19 hiện nay, để có thể trụ vững qua đợt khủng khoảng kinh tế mỗi doanh nghiệp cần
phải nắm vững tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty từ đó đưa ra phương án, giải pháp giúp công ty hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế do
dịch bệnh hay ít nhất vượt qua được giai đoạn khó khăn hiện nay. Phân tích tình
hình tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết giúp các đối tượng sử dụng
thông tin đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng
sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đồng thời

xem xét, đánh giá các chỉ số tài chính tác động xấu đến doanh nghiệp, từ đó đưa ra
phương án,giải pháp khắc phục. Thường xuyên tiến hành phân tích tình hình tài
chính sẽ giúp doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, kết quả hoạt
động kinh doanh các năm của doanh nghiệp cũng như xác định một cách đầy đủ,
đúng đắn nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố để giúp doanh nghiệp
đưa ra những giải pháp hữu hiệu, những quyết định chính xác nhằm nâng cao công
tác quản lý, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với
sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay; cộng
thêm những kiến thức đã được giảng dạy, tích luỹ tại trường đại học Ngoại Thương
và trong thời gian thực tập công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và vận tải Hải
Minh, được sự giúp đỡ của Ban Giám đốc, phòng tài chính- kế toán, các anh chị
trong công ty và cô giáo PGS.TS Đặng Thị Nhàn hướng dẫn, em xin lựa chọn đề tài
“Thực trạng tình hình tài chính công ty TNHH MTV XNK và vận tải Hải
Minh” để viết báo cáo thực tập.

3


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV XNK và vận tải Hải Minh
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Tên gọi, trụ sở giao dịch của công ty:
Tên giao dịch: CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU VÀ VẬN
TẢI HẢI MINH
Địa chỉ giao dịch: Số 259, đường Phai Vệ, Phường Đông Kinh, Thành phố
Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn, Việt Nam
Mã số thuế: 4900781963 do Sở Kế Hoạch Đầu Tư Tỉnh Lạng Sơn cấp
ngày 20/4/2015
Cơ quan thuế quản lý : Chi cục Thuế Thành phố Lạng Sơn

Nhận thấy cơ hội phát triển trong lĩnh vực kinh doanh đồ dùng khác cho gia
đình và vận tải hàng hóa, cũng như có vị trí địa lý thuận lợi gần với các cửa khẩu
biên giới với Trung Quốc. Vào ngày 20/4/2015, công ty TNHH MTV xuất nhập
khẩu và vận tải Hải Minh được thành lập.
Từ giữa năm 2015 đến cuối năm 2016, công ty tập trung phân phối các sản
phẩm thực phẩm, đồ uống và bán buôn các phụ tùng, động cơ ô tô được sản xuất tại
Trung Quốc. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh công ty không mấy khả quan do mới
thành lập và nhu cầu khách hàng vẫn còn thấp.
Đầu năm 2016, công ty chuyển sang kinh doanh thiết bị văn phòng phẩm,
vận tải hàng hóa đường bộ và là nhà phân phối giấy in, máy in, máy fax tại thành
phố Lạng Sơn và các huyện lân cận. Hoạt động kinh doanh bắt đầu có những tín
hiệu tích cực, công ty đang có các nhóm khách hàng quen thuộc từ các trường tiểu
học và trung học trong thành phố. Tên tuổi công ty cũng đang được biết đến nhiều
hơn.
Đầu năm 2017, Công ty Hải Minh chuyển sang địa chỉ mới Số 117, đường
Phai Vệ, Phường Đông Kinh, Thành phố Lạng Sơn, Tỉnh Lạng Sơn với văn phòng
lớn hơn, đầy đủ thiết bị hơn phù hợp với quy mô công ty và các chiến lược dài hạn

4


của công ty. Năm 2018, công ty mở thêm 2 chi nhánh tại thị trấn Đồng Đăng và
huyện Tràng Định chuyên cung cấp và phân phối giấy in ấn cho toàn Tỉnh Lạng
Sơn.
Đầu năm 2018 đến nay, Công ty vẫn giữ lĩnh vực kinh doanh chính cung cấp
giấy in cho toàn Tỉnh và đang mở rộng kinh doanh sang bán lẻ máy vi tính,thiết bị
ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông.
1.1.2 Lĩnh vực kinh doanh
- Kinh doanh xuất nhập khẩu (trực tiếp, uỷ thác), nguyên vật liệu, vật tư, máy
móc, thiết bị các loại (ô tô, mô tô, công nghệ, văn phòng), hàng tiêu dùng, hàng

nông, lâm, hải sản, khoáng sản và gia công chế biến các sản phẩm thực phẩm, đồ
uống, các hàng hoá tiêu dùng.
- Kinh doanh bán buôn gạo, thực phẩm, đồ uống và vải; hàng may sẵn; giày
dép
- Kinh doanh thiết bị văn phòng, cung cấp và phân phối giấy in, máy in, máy
fax.
- Mua bán nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị ngành vải, may mặc, vận tải,
viễn thông, nông-lâm sản, thực phẩm, hàng trang trí nội thất, điện tử, bia, rượu,
nước giải khát, phương tiện vận tải.
- Kinh doanh phương tiện vận tải hàng hóa bằng đường sắt, đường bộ; bốc
xếp hàng hóa.
- Sản xuất các sản phẩm lương thực thực phẩm, đồ uống và vải,hàng may sẵn
trực tiếp xuất khẩu sang Trung Quốc.
- Kinh doanh bán buôn ô tô và xe có động cơ khác, bán phụ tùng và các bộ
phận của ô tô và xe có động cơ khác.
- Sắp xếp hoặc tổ chức các hoạt động vận tải đường sắt, đường bộ, đường
biển hoặc đường không.
- Ủy thác và nhận ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
- Kinh doanh bán lẻ máy vi tính,thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn
thông.

5


1.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và vận tải Hải Minh hiện đang có 3 chi
nhánh tại Thành phố Lạng sơn (trụ sở chính), thị trấn Đồng Đăng và huyện Tràng
Định. Ngoài ra, công ty hiện đang có 1 xưởng sản xuất các sản phẩm lương thực
thực phẩm, đồ uống và vải,hàng may sẵn trực tiếp xuất khẩu sang Trung Quốc.
Dưới đây là cơ cấu tổ chức của công ty tại Thành phố Lạng sơn

Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của công ty

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÒNG
TÀI
CHÍNHKẾ
TOÁN

PHÒNG
BÁN
HÀNG

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
+ Ban giám đốc: quản lý và giám sát tất cả các hoạt động kinh doanh, con
người cũng như các hoạt động hợp tác của doanh nghiệp. Xây dựng và thực thi các
chiến lược nhằm thúc đẩy sự phát triển và gia tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
+ Phòng kinh doanh: có nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển sản phẩm, phát
triển thị trường; công tác xây dựng & phát triển mối quan hệ khách hàng. Tìm kiếm,
liên lạc, xây dựng và duy trì quan hệ với các nhà cung cấp, lên kế hoạch kinh doanh
cho công ty.

+ Phòng tài chính- kế toán: Tham mưu giúp ban Giám đốc trong công tác kế
toán tài chính nhằm sử dụng đồng vốn hợp lý, đúng mục đích, đúng chế độ đảm bảo
cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty được duy trì liên tục và đạt hiệu quả
kinh tế cao; Xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm, ngắn hạn và dài hạn phù hợp

6


với kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty; Tổng hợp phân
tích kết quả hoạt động tài chính của công ty quan hệ với các cơ quan hữu trách, tìm
và sử dụng nguồn vốn; Quản lý tài sản của công ty, thu hồi công nợ, tính lương, tính
toán xác định giá thánh sản phẩm.
+ Phòng xuất nhập khẩu: Công tác cung ứng vật tư và quản lý vật tư, hàng
hoá của Công ty trong kho. Tìm kiếm khách hàng, thị trường trong và ngoài nước.
Tham mưu giúp ban Giám đốc trong việc nhập nguyên phụ liệu, máy móc, thiết bị
phụ tùng cho sản xuất.
+ Phòng bán hàng: Quản trị hàng hóa. Nhập xuất hàng hóa, điều phối hàng
hóa cho các cửa hàng. Đặt hàng sản xuất. xây dựng, triển khai thực hiện các chính
sách khuyến khích hệ thống kênh phân phối.
1.1.4 Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm của công ty
Nhận xét khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 20172019:
Doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng đều qua 3 năm. Năm 2018, doanh thu
thuần của doanh nghiệp là 11.585.453.506 đồng, tăng 765.638.242 đồng( tương ứng
7,08%) so với năm 2017. Năm 2019, doanh thu thuần của doanh nghiệp là
12.026.877.060, tăng 441.423.554 đồng( tương ứng 3,81%). Từ năm 2017 sang năm
2018 doanh nghiệp tăng doanh thu với mức tăng là 7,08% nhưng đến năm 2019
doanh thu chỉ tăng lên nhẹ với mức tăng là 3.83%, qua đó ta thấy doanh nghiệp
đang dần dần mở rộng quy mô kinh doanh.
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp không tăng đều qua 3 năm. Năm 2018,
lợi nhuận sau thuế là 267.861.089 đồng, giảm 53.118.571 đồng( tương ứng 16,55%)

so với năm 2017. Sở dĩ có sự giảm mạnh về lợi nhuận là do công ty tập trung đầu tư
vào các tài sản dài hạn, mở thêm chi nhánh để mở rộng quy mô công ty, tăng thị
phần cung cấp hàng hóa tại các huyện, tỉnh lân cận. Tuy nhiên, dự báo trong giai
đoạn 2020-2025 công ty bắt đầu thu hồi được khoản nợ từ khách hàng, thương hiệu
công ty cũng được biết đến hơn dẫn đến lợi nhuận thu được tăng cao hơn.

7


Bảng 1.2: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2017-2019( Đồng)
STT Chỉ tiêu
1.

2017

2018

Doanh thu bán hàng và 10.827.264.029

2019

11.593.746.690 12.038.471.196

cung cấp dịch vụ
2

Các khoản giảm trừ 7.448.765

8.293.184


11.594.136

doanh thu
3

Doanh thu thuần về 10.819.815.264

11.585.453.506 12.026.877.060

bán hàng và cung cấp
dv
4

Giá vốn hàng bán

9.396.158.473

10.129.384.743 10.485.310.319

5

Lợi nhuận gộp

1.423.656.791

1.456.068.763

1.541.566.741

6


Doanh thu hoạt động 6.182.285

5.938.263

11.827.446

227.328.465

128.364.893

39.725.729

15.872.684

tài chính
7.

Chi phí tài chính

161.111.947

Trong đó: chi phí lãi 23.667.587
vay
8

Chi phí bán hàng

541.874.285


428.376.806

482.736.920

9

Chi phí quản lý

354.748.567

486.932.742

520.394.827

10

Lợi nhuận thuần từ 372.104.277

319.369.013

421.897.547

họat

động

kinh

doanh
11


Thu nhập khác

128.394.638

89.283.720

75.972.893

12

Chi phí khác

99.274.340

73.826.372

63.968.241

13

Lợi nhuận khác

29.120.298

15.457.348

12.004.652

14


Lợi nhuận trứơc thuế

401.224.575

334.826.361

433.902.199

15.

Thuế thu nhập DN

80.244.915

66.965.272

86.780.440

16

Lợi nhuận sau thuế

320.979.660

267.861.089

347.121.759

( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán công ty Hải Minh)


8


1.2 Quá trình thực tập tại công ty
1.2.1 Giới thiệu bộ phận làm việc và vị trí công việc
Ngày 9/7, liên hệ với công ty thực tập và thăm quan văn phòng, tìm hiểu sơ
bộ về công ty, vị trí và các phòng ban. Ngày 13/7, được sự cho phép thực tập tại
công ty TNHH MTV xuất nhập khẩu và vận tải Hải Minh từ ngày 13/7 đến ngày
14/8( 5 tuần). Em được chú Giang (Giám đốc công ty) giới thiệu thực tập tại phòng
tài chính- kế toán. Phòng hiện đang có 4 nhân viên, em được chị Trang phòng tài
chính- kế toán hướng dẫn công việc và gửi đánh giá kết quả thực tập lại cho giám
đốc.
1.2.2 Nhật ký thực tập
Tuần 1: từ ngày 13/7/2020 – 17/7/2020
Thứ 2 (13/7/2020): Đến công ty Hải Minh nộp giấy giới thiệu xin thực tập tại
công ty. Gặp chú Giang(Giám đốc công ty) được giới thiệu thực tập tại phòng tài
chính- kế toán công ty và bắt đầu làm việc ngày 15/7/2020. Trong khoảng thời gian
đó, tìm hiểu về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của công ty TNHH MTV
xuất nhập khẩu và vận tải Hải Minh.
- Biết được khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty
Thứ 3 (14/7/2020): Gặp gỡ và trao đổi làm quen với các anh chị phòng tài
chính-kế toán, phòng kinh doanh. Tìm hiểu nội quy, quy định chung của công ty
Hải Minh.
- Nắm rõ và tuân thủ nội quy, quy định chung của công ty
Thứ 4 (15/7/2020) – Thứ 6 (17/7/2020): Được cô Ngân( Phó giám đốc) tạm
thời điều hành phòng tài chính-kế toán giới thiệu sơ bộ về ngành nghề kinh doanh
của công ty, mô hình tổ chức bộ máy, nhiệm vụ của các phòng ban. Em được chị
Trang phòng tài chính- kế toán là người giám sát và hướng dẫn công việc.
Em được phân công công việc quản lý đơn đặt hàng của khách hàng và theo

dõi, ghi chép lại các giao dịch mua,bán hàng hóa hàng ngày báo cáo cho chị Trang
kiểm tra và đối chiếu lại.

9


- Biết được cách thức hoạt động, lĩnh vực kinh doanh của công ty. Làm quen
và phối hợp với các phòng ban liên quan trong thời gian thực tập.
- Bắt đầu làm quen với vị trí thực tập tại phòng tài chính- kế toán. Lắng nghe
anh, Chị trong phòng ban hướng dẫn, chỉ bảo kinh nghiệm làm việc.
- Tuân thủ theo sự chỉ dẫn và trao đổi nội dung công việc với người hướng
dẫn.
Tuần 2: từ ngày 20/7/2020 – 24/7/2020
Thứ 2 (20/7/2020) - Thứ 3 (21/7/2020) : Tham gia họp giao ban đầu tuần. Tiếp
tục làm những công việc của tuần trước và học hỏi, lắng nghe cách anh chị làm
việc.
- Biết cách sử dụng phần mềm quản lý đơn đặt, bán hàng.
- Theo dõi và tìm hiểu các giao dịch mua, bán hàng hóa của công ty, chụp ảnh
hoặc ghi chép lại các giao dịch gửi cho người giám sát đối chiếu.
Thứ 4 (22/7/2020): Xin phép nghỉ 1 ngày xuống Hà Nội, sáng ngày 22/7/2020
em có đến khoa Tài chính ngân hàng gặp giáo viên hướng dẫn là PGS. TS Đặng Thị
Nhàn để được cô tư vấn, góp ý chọn đề tài, nghe hướng dẫn thực tập, những công
việc cần làm trong kỳ kiến tập, thời gian bắt đầu và hoàn thành thực tập tại công ty
thực tập.
Thứ 5 (23/7/2020) – Thứ 6 (24/7/2020): Tìm hiểu và tham khảo cách xử lý các
dữ liệu kế toán, dữ liệu tài chính phục vụ cho lập kế hoạch tài chính đầu tháng sau.
Được chị Trang hướng dẫn cách ghi sổ nhật ký chung.
- Học cách xử lý các dữ liệu từ các anh chị trong phòng, tham khảo trên mạng.
- Biết cách ghi sổ nhật ký chung tại phòng tài chính- kế toán
- Tìm hiểu sơ bộ về các phương pháp kế toán và hình thức sổ kế toán mà công

ty áp dụng.
Tuần 3: từ ngày 27/7/2020 – 31/7/2020
Thứ 2 (27/7/2020) – Thứ 3 (28/7/2020): Kiểm kê đơn hàng, rà soát chứng từ
vào sổ và ghi chép, báo cáo với trưởng phòng tài chính- kế toán.
- Tìm hiểu về hóa đơn chứng từ, chứng từ kế toán.
- Thực hiện việc đối chiếu với thủ kho về số lượng xuất, tồn vào cuối ngày

10


Thứ 4 (29/7/2020) – Thứ 6 (31/7/2020): Em được giao công việc theo dõi,
giám sát quá trình sử dụng các khoản chi tiêu tài chính, mua sắm tài sản, trang thiết
bị; phát hiện và báo cáo các trường hợp sử dụng chi tiêu, tài sản không đúng mục
đích trong tháng 7.
- Thu thập các hóa đơn và tài liệu liên quan đến máy móc, trang thiết bị công
ty.
- Liên hệ với phòng kinh doanh và phòng bán hàng về các khoản chi tiêu tài
chính không rõ nguồn gốc hoặc bị thiếu sót trong quá trình thu thập.
- Lập bản báo cáo tổng hợp quá trình sử dụng các khoản chi tiêu tài chính cho
người giám sát xem lại và đánh giá.
Tuần 4: từ ngày 3/8/2020 – 7/8/2020
Giám đốc công ty yêu cầu phòng tài chính- kế toán xây dựng lại kế hoạch tài
chính ngắn hạn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cuối năm 2020.
Thứ 2 (3/8/2020) – Thứ 3 (4/8/2020): Phòng họp bàn lập kế hoạch tài chính và
phân chia công việc. Em được giao thu thập các báo cáo tài chính từ kế toán công ty
và tiếp tục thực hiện kiểm kê đơn hàng, rà soát chứng từ vào sổ; lập phiếu xuất kho,
phiếu nhập kho,…
- Tìm hiểu hệ thống báo cáo tài chính, kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh các sổ sách kế toán liên quan
- Thu thập các báo cáo tài chính và các tài liệu liên quan đến lập kế hoạch tài

chính công ty.
- Học cách lập các chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán
Thứ 4 (5/8/2020) – Thứ 6 (7/8/2020): Tỉnh Lạng Sơn có các ca mắc Covid-19
mới, công ty yêu cầu các nhân viên tạm thời làm việc tại nhà thông qua internet
Phòng tài chính- kế toán tiếp tục họp bàn và phân chia công việc thông qua
phần mềm Zalo. Em được giao tính toán các chỉ số tài chính cơ bản( Tỷ lệ thanh
khoản, Tỷ lệ đòn bẩy , Tỷ lệ hiệu quả, Tỷ suất lợi nhuận) để xem xét đánh giá và
lập kế hoạch tài chính mới.
- Xử lý và phân tích các dữ liệu kế toán, dữ liệu tài chính

11


- Sử dụng các lý thuyết đã học từ môn tài chính doanh nghiệp, phân tích báo
cáo tài chính, nguyên lý kế toán,…. tính toán các chỉ số tài chính cơ bản trên.
Tuần 5: từ ngày 10/8/2020 – 14/8/2020
Thứ 2 (10/8/2020) – Thứ 3 (11/8/2020): Trở lại văn phòng làm việc, tham gia
họp giao ban đầu tuần. Phòng tổng kết lại ý kiến đóng góp trong tuần qua và tiếp tục
bàn bạc và lập kế hoạch tài chính trước 31/8.
Cùng chị Trang kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản
lý khách nợ trong quý III
- Tìm hiểu quy trình quản lý các khoản phải thu công ty
- Tìm hiểu nắm rõ quy trình kế toán: kiểm soát chứng từ, luân chuyển chứng
từ, quy trình thanh toán …
- Liên hệ với phòng kinh doanh và phòng bán hàng lấy dữ liệu khách hàng,
các thông tin lô hàng trong quý III
- Kiểm tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản( sổ cái)
Thứ 4 (12/8/2020) – Thứ 5 (13/8/2020):Tiếp tục kiểm tra, rà soát các khoản
phải thu công ty. Gặp chị Hiền phòng tài chính- kế toán để lấy số liệu và tài liệu liên
quan làm báo cáo thực tập.

- Theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, lô hàng số tiền khách nợ, thời hạn và
tình trạng trả nợ,…
- Tham gia, góp ý cải tiến quy trình thu nợ của công ty
- Tổng hợp các bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế
toán của công ty trong 3 năm gần nhất
Thứ 6 (14/8/2020): Xin dấu xác nhận thực tập công ty, nhận xét của công ty
TNHH MTV xuất nhập khẩu và vận tải Hải Minh. Bàn giao lại công việc, cảm ơn
các anh chị, các phòng ban đã giúp đỡ trong quá trình thực tập công ty.
1.2.3 Đánh giá quá trình kiến tập
Trong quá trình thực tập tại công ty, em đã được làm quen với các nghiệp vụ
của phòng tài chính- kế toán và được các anh chị nhân viên trong phòng giao một số
công việc cơ bản như kiểm tra, giám sát các các hoạt động chi tiêu tài chính; xây

12


dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn; kế toán bán hàng. Ngoài ra, em còn học được
một số kỹ năng cần thiết như sử dụng phần mềm quản lý bán hàng, xử lý các dữ
liệu, ghi sổ nhật ký chung.
Em có áp dụng những kiến thức đã học như lý thuyết tài chính, tài chính
doanh nghiệp, phân tích báo cáo tài chính, nguyên lý kế toán,… vào các công việc
được giao và bài báo cáo thực tập giữa khóa như tính toán các chỉ số tài chính cơ
bản; xem xét và đánh giá tình hình tài chính công ty; xây dựng lại kế hoạch tài
chính,… đồng thời tìm hiểu và biết thêm các nghiệp vụ kế toán, quản trị cơ bản vào
thực tế công việc.
Môi trường làm việc ở phòng tài chính- kế toán rất nghiêm túc, chuyên nghiệp
nhưng cũng rất năng động, thân thiện. Được các anh chị trong phòng, ban giám đốc
giúp đỡ và tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập tại công ty. Đặc biệt là sự
hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn tại nơi thực tập.
Tuy nhiên, em cũng có một vài khó khăn còn tồn tại trong quá trình kiến tập.

Thứ nhất, do hạn chế về mặt kinh nghiệm làm việc khiến em mất một khoảng thời
gian khá lớn để tập làm quen với những công việc cơ bản tại phòng. Thứ hai, kỉ
năng mềm của em vẫn còn kém do ít tiếp xúc với công việc thực tế khiến cho giao
tiếp với đồng nghiệp chưa tốt làm giảm tính hiệu quả của quá trình học hỏi. Tiếp
theo, theo như kinh nghiệm của các anh chị trong phòng và trong quá trình thực tập
em cảm thấy các công việc này chiếm rất nhiều thời gian do phải cập nhật thường
xuyên, liên tục các khoản chi tiêu tài chính, các giao dịch mua bán hàng,… hàng
ngày hàng tuần. Thêm nữa cần đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ vì công việc đa số liên
quan đến sổ sách, giấy tờ và các số liệu.
Sau đây, em xin phép được đề xuất một số ý kiến cho bản thân cũng như đơn
vị thực tập khi hoàn thành quá trình thực tập giữa khóa tại công ty.
1.2.4 Đề xuất cho bản thân và đơn vị thực tập
1.2.4.1 Đề xuất cho bản thân
- Bổ sung thêm kiến thức: Sau khi kết thúc quá trình thực tập, em thấy mình
vẫn còn thiếu một số kiến thức các khoa, ngành khác khi thực hiện những công việc

13


liên quan đến kế toán, quản trị. Trong thời gian học tại trường tới đây, em sẽ đăng
ký và học thêm các môn tự chọn liên quan đến các khoa trên để bổ sung thêm kiến
thức, không bị bỡ ngỡ khi đi làm việc sau này.
- Nâng cao và hoàn thiện kỹ năng mềm: Trong quá trình thực tập, kỹ năng
giao tiếp và thuyết trình vẫn còn kém. Truyền đạt ý tưởng chưa tốt nên dễ gây hiểu
lầm trong công việc. Cần rèn luyện và nâng cao các kỹ năng mềm thông qua các
hoạt động giao tiếp, ứng xử, thuyết trình hay làm việc nhóm trên lớp. Tham gia
thêm các hoạt động xã hội để nâng cao khả năng giao tiếp, tự tin trước khi tốt
nghiệp đại học.
- Duy trì mối quan hệ: Tiếp tục gặp gỡ và trao đổi với các anh chị đồng nghiệp
để học hỏi thêm các kỹ năng chuyên môn và cả kỹ năng mềm. Đồng thời biết thêm

được những kinh nghiệm mà họ có được từ quá trình làm việc của họ từ đó rút ra
được bài học quý giá khi chính thức đi làm.
1.2.4.2 Đề xuất tại đơn vị thực tập
- Công ty cần thành lập thêm bộ phận marketing và đẩy mạnh công tác nghiên
cứu thị trường giúp công ty mở rộng thêm được nhiều thị trường và sản phẩm tiêu
thụ tăng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
- Xây dựng và bổ sung phương pháp quản lý các khoản phải thu một cách hợp
lý như yêu cầu khách hàng ký thoả thuận, quy định việc thanh toán bắt buộc phải
thực hiện đúng hạn và nêu rõ mức phạt khách hàng phải chịu nếu thanh toán chậm,
đánh giá và tìm cách cải thiện các quy trình liên quan đến hiệu quả khoản phải thu.

14


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG
TY TNHH MTV XNK VÀ VẬN TẢI HẢI MINH
2.1 Khái quát tình hình tài chính
Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán của công ty từ 2017-2019( Đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

6.383.752.255

6.459.857.715


1.428.046.182

989.047.628

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN 7.071.337.253
HẠN
1. Tiền và các khoản 1.584.739.589
tương đương tiền
2 Khoản phải thu

3.329.521.887

3.485.026.483

3.621.185.947

3 Hàng tồn kho

1.298.039.188

984.752.847

1.376.804.865

4. Tài sản ngắn hạn khác

859.036.589

485.926.743


472.819.275

B. TÀI SẢN DÀI HẠN

1.758.861.076

2.885.401.280

3.312.072.301

1. Tài sản cố định

1.283.903.678

2.858.462.564

3.027.452.738

-

-

2. Đầu tư tài chính dài hạn
3. Tài sản dài hạn khác

474.957.398

26.938.716


284.619.563

TỔNG TÀI SẢN

8.830.198.329

9.269.153.535

9.771.930.016

A. NỢ PHẢI TRẢ

3.809.593.067

4.179.496.062

4.126.257.479

1. Nợ ngắn hạn

3.249.107.085

3.692.856.332

3.841.628.543

2. Nợ dài hạn

560.485.982


486.639.730

284.628.936

B. VỐN CHỦ SỞ HỮU 5.020.605.262

5.089.657.473

5.645.672.537

1. Vốn chủ sở hữu

4.904.739.010

5.359.953.050

184.918.463

285.719.487

9.269.153.535

9.771.930.016

NGUỒN VỐN

4.692.141.734

2. Nguồn kinh phí, quỹ 328.463.528
khác

TỔNG NGUỒN VỐN

8.830.198.329

15


Phân tích tình hình biến động tài sản, nguồn vốn
2.1.1 Cơ cấu tài sản
a) Bảng 2.2: Tỉ trọng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

Tài sản ngắn hạn
7.071
Tổng tài sản
8.830
Tài sản ngắn hạn/ 80,08%
Tổng tài sản( %)

2018

2019

Chênh lệch (%)
2018-2017 2019-2018

6.383
9.269

68,87%

6.459
9.771
66,11%

(9,72)
4,97
(11,21)

1,19
5,42
(2,76)

Qua bảng phân tích ta thấy tài sản ngắn hạn của công ty có mức biến động
mạnh trong giai đoạn 2017-2018, từ 2017-2018 tài sản ngắn hạn (TSNH) giảm
9,72%, sang năm 2019 tăng trở lại 1,19% . Tổng tài sản (TTS) của công ty vẫn tiếp
tục tăng 4-5%. Trong đó: Năm 2017 tỉ trọng tài sản ngắn hạn (TSNH) trong tổng tài
sản là 80,08%. Đến 2018 TTS tăng 4,97% đồng thời TSNH giảm mạnh 9,72%. Do
đó tỉ trọng TSNH/ TTS giảm mạnh xuống còn 68,87%. Nguyên nhân của biến động
này chủ yếu là vì năm 2018, công ty mở thêm 2 chi nhánh tại thị trấn Đồng Đăng và
huyện Tràng Định dẫn đến tài sản cố định tăng cao đáng kể( văn phòng, máy móc,
thiết bị,…) đồng thời hàng tồn kho( giấy in,văn phòng phẩm) được bán đi đáng kể.
Tài sản ngắn hạn khác cũng giảm mạnh khi công ty tập trung vào tài sản cố định.
Sang 2019 công ty thay đổi lại nguồn phân bổ TSNH. Công ty sử dụng tiền mặt để
mua thêm giấy in từ tổng công ty giấy Việt Nam và công ty xuất nhập khẩu Bắc
Giang do nhu cầu đặt hàng lớn, hàng tồn kho tăng mạnh trở lại dẫn đến TSNH tăng
1,19%, TTS vẫn tăng ổn định 5,42%, tỉ trọng TSNH trong tổng tài sản giảm
66,11%, công ty vẫn tập trung vào các tài sản dài hạn để mở rộng quy mô và các
chiến lược dài hạn của công ty. Điều này cho thấy biến động trong 2018 là do công

ty muốn hoạch định và thực hiện chiến lược lâu dài khi công ty đang trên đà phát
triển, thay đổi tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, mở rộng quy mô để
chiếm thị phần tiêu thụ sản phẩm trong toàn tỉnh. Tuy nhiên, vẫn có nhiều rủi ro khi
công ty mở thêm chi nhánh mới, đồng nghĩa có thêm nhiều chi phí vận hành, chi phí
hoạt động, quỹ lương hơn so với trước kia. Mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng

16


doanh thu vẫn giữ nguyên hoặc tăng không đáng kể, không đạt chỉ tiêu công ty yêu
cầu dẫn đến các khoản nợ dài hạn trong các năm sau.
b) Bảng 2.3: Phân tích tỉ suất đầu tư( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Chênh lệch(%)

Tài sản dài hạn

1.758

2.885

3.312


64,05

14,79

Tài sản cố định

1.283

2.858

3.027

122,64

5,91

Tổng tài sản

8.830

9.269

9.771

4,97

5,42

Tỉ suất đầu tư tổng 19,92


31,13

33,89

11,21

2,76

30,84

30,98

16,30

0,14

quát (%)
Tỉ suất đầu tư tài sản 14,54
cố định (%)
- Giai đoạn 2017-2018 : năm 2018 TSĐT tổng quát 31,13% nếu so với 2017
thì đã tăng 11,21%, trong đó TSĐT tài sản cố định là 30,84% tăng 16,3%. Ta có thể
thấy nguyên nhân tăng chủ yếu đến từ việc công ty đầu tư thêm vào TSCĐ ( công ty
mở thêm các chi nhánh mới, sử dụng tiền mặt mua thêm máy móc, thiết bị,…)
TSCĐ tăng 122,64% so với 2017. Tài sản dài hạn cũng tăng thêm 64,05%, TTS
tăng không đáng kể dẫn đến tỉ suất đầu tư tổng quát và tỉ suất đầu tư tài sản cố định
cao hơn nhiều so với năm 2017.
-Giai đoạn 2018-2019: năm 2019 TSDH tăng nhẹ (14,79%) trong đó TSCĐ
tăng 5,91%. Công ty có đầu tư thêm vào các tài sản dài hạn khác để cân đối tỷ trọng
trong tài sản dài hạn. Tỷ suất đầu tư tổng quát của công ty tăng nhẹ, ở mức 33,89%.
2.1.2 Cơ cấu nguồn vốn

a) Tỉ suất nợ:
Bảng 2.4: Phân tích tỷ suất nợ( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Tỷ suất nợ (%)

3.809
8.830
43,14

4.179
9.269
45,09

4.126
9.771
42,23

17

Chênh lệch (%)
2018-2017 2019-2018

9,71
(1,27)
4,97
5,42
1,95
(2,86)


- Giai đoạn 2017-2018: 2018 các khoản nợ phải trả của công ty tăng 9,71%.
Tổng nguồn vốn cũng tăng 4,97%, thấp hơn mức tăng của nợ phải trả nên tỉ suất nợ
tăng 1,95% lên thành 45,09%. Như đã nói ở trên, công ty mở thêm 2 chi nhánh tại
thị trấn Đồng Đăng và huyện Tràng Định nên các khoản nợ phải trả tăng. Giá trị
hàng tồn giảm từ 1.298.039.188 xuống 984.752.847 được sử dụng để mua thêm
máy móc, thiết bị, cơ sở vật chất. Tuy nhiên công ty vẫn cần phải vay nợ để duy trì
hoạt động kinh doanh.
- Giai đoạn 2018-2019: Không có nhiều thay đổi so với năm 2018, tuy nhiên
các khoản nợ phải trả của công ty giảm 1,27% dẫn đến tỉ suất nợ giảm 2,86%.
b) Tỉ suất tự tài trợ (TSTTT):
Bảng 2.5: Phân tích tỉ suất tự tài trợ( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Vốn chủ sở hữu
5.020
8.830

Tổng nguồn vốn
Tỷ suất tự tài trợ(%) 56,86

5.089
9.269
54,91

5.645
9.771
57,77

Chênh lệch (%)
2018-2017 20192018
1,38
10,92
4,97
5,42
(1,95)
2,86

-Giai đoạn 2017-2018: 2017 TSTTT của công ty là 56,86% . Vốn chủ sở hữu
thay đổi không đáng kể, các khoản nợ phải trả của công ty tăng lớn hơn do đó
TSTTT 2018 giảm 1,95% xuống còn 54,91%
-Giai đoạn 2018-2019: Vốn chủ sở hữu năm 2019 tăng thêm 10,92% dẫn đến
TSTTT 2019 tăng 57,77%. Công ty vẫn duy trì tỷ suất tự tài trợ trong khỏang 30 –
60%, do mới thành lập được 4 năm nên công ty vẫn chưa được nhiều người biết
đến, các ngân hàng và nhà đầu tư chỉ cho vay khoản tiền mà công ty chi trả được,
thêm nữa đây là công ty một thành viên cần nhiều vốn chủ sở hữu để duy trì hoạt
động nên tỷ suất tự tài trợ khá cao. Công ty đang trong giai đoạn cần rất nhiều vốn
để mở rộng quy mô và thị trường tiêu thụ, tuy nhiên nguồn vốn chủ yếu vẫn đến từ

vốn chủ sở hữu và công ty đang trở nên kém hấp dẫn với các ngân hàng khi cần vay
thêm vốn kinh doanh.. Muốn mở rộng quy mô và chiếm lĩnh thị trường công ty cần
phải sử dụng đòn bẩy tài chính tốt, tăng thêm mức nợ vay ngân hàng và doanh
nghiệp khác. Trước đó, công ty nên tập trung xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin với

18


khách hàng do đó tình hình kinh doanh đạt kết quả tốt. Các ngân hàng và nhà đầu tư
quan tâm đến và có thể trở thành đối tác lâu dài trong tương lai.
2.2 Tình hình thanh toán và khả năng thanh toán
2.2.1 Phân tích tình hình thanh toán
a) Phân tích khoản phải thu: (KPT)
Bảng 2.6: Tình hình các chỉ số liên quan đến khoản phải thu( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Khoản phải thu

3.329

3.485

Tài sản lưu động


7.071

Khoản phải trả

Chênh lệch (%)
2018-2017

2019-2018

3.621

4,67

3,91

6.383

6.459

(9,72)

1,19

3.809

4.179

4.126

9,71


(1,27)

Khoản phải thu/ tài 47,08

54,59

56,06

7,51

1,47

83,38

87,76

(4,02)

4,38

sản lưu động
Khoản phải thu / 87,4
khoản phải trả

Năm 2018 so với 2017: cả khoản phải thu và khoản phải trả đều tăng, chỉ
riêng tài sản lưu động giảm 9,72% do công ty tập trung vào tài sản dài hạn. Tỉ lệ
KPT/ tài sản lưu động 2018 tăng 7,51%, còn tỉ lệ KPT/ khoản phải trả giảm 4,02%.
Lý do nằm ở chỗ các khoản phải thu tăng còn tài sản lưu động( tài sản ngắn hạn) bị
giảm mạnh dẫn đến tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động 2018 chắc chấn tăng và tốc độ tăng

của KPT thấp hơn tốc độ tăng khoản phải trả dẫn đến tỉ lệ KPT/ khoản phải trả
giảm.
Năm 2019: tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động ít thay đổi so với 2018 tăng 1,47%, do
tài sản lưu động ít biến động hơn trước. Tỉ lệ KPT/ khoản phải trả tăng trở lại
87,76%.
Như vậy trong 3 năm từ 2017-2019 tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động tăng và đang
có chiều hướng giảm dần,nguyên nhân là khoản phải thu chủ yếu từ các trường tiểu

19


học, trung học, các cửa hàng photo được giao hẹn đến năm 2020-2021 bắt đầu thanh
toán cùng với đó tài sản ngắn hạn giảm mạnh để công ty đầu tư thêm vào tài sản dài
hạn. Điều này cho thấy công ty đang cố gắng trong việc thu hút khách hàng, mở
rộng và chiếm lĩnh thị trường cung cấp và phân phối giấy tại Lạng Sơn, xây dựng
thêm chi nhánh và sẽ thu lại lợi nhuận từ các khoản phải thu những năm sau. Công
ty thực hiện duy trì tỉ lệ KPT/ khoản phải trả tăng trở lại gần giống với năm 2017.
Tuy nhiên tỉ lệ KPT/ khoản phải trả công ty vẫn được coi là cao, nếu tình hình hoạt
động kinh doanh không mấy khả quan công ty phải sử dụng vốn chủ sở hữu để duy
trì hoạt động, chi trả cho các khoản nợ và phải chờ đợi những năm tiếp theo để thu
hồi các khoản phải thu.
b) Phân tích các khỏan phải trả(KPT):
Bảng 2.7: Tình hình biến động các khoản phải trả( Triệu đồng)
2017

2018

2019

Khoản phải trả

3.809
Tài sản lưu động
7.071
Khoản phải trả/ tài
53,86
sản lưu động(%)

4.179
6.383

4.126
6.459

Chênh lệch (%)
2018-2017
2019-2018
9,71
(1,27)
(9,72)
1,19

65,47

63,88

11,61

Chỉ tiêu

(1,59)


Qua bảng phân tích ta thấy tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động có xu hướng biến
động trong giai đoạn 2017-2019. Năm 2018, công ty tăng quy mô sản xuất và tập
trung chiếm thị phần tiêu thụ, tạm thời chưa thu hồi các khoản nợ và sử dụng vốn
chủ sở hữu trả nợ ngân hàng, do đó tỉ lệ KPT/ tài sản lưu động tăng bất thường
65,47%( cao nhất từ trước đến nay). Năm 2019, KPT và tài sản lưu động ít biến
động so với năm 2018. Tuy nhiên, khoản phải trả bắt đầu có xu hướng giảm vào
cuối năm 2019 khi các khoản phải thu bắt đầu được thanh toán. Công ty đánh giá và
sắp xếp lại tỷ trọng tổng tài sản, tài sản lưu động( tài sản ngắn hạn) bắt đầu có xu
hướng tăng để phù hợp với quy mô công ty,tăng tính thanh khoản công ty.
Tóm lại, quá trình phân tích khoản phải thu và khoản phải trả của công ty
cho thấy: Mức cao nhất của khoản phải trả / tài sản lưu động là 65,47% (2018), và
có xu hướng giảm trong các năm tiếp theo. Trong khi đó, tỉ lệ khoản phải thu / tài
sản lưu động đang có xu hướng tăng, tuy nhiên dự báo từ đầu năm 2020 các khoản

20


phải thu bắt đầu giảm dẫn đến tỉ lệ khoản phải thu / tài sản lưu động có xu hướng
giảm trong các năm tiếp theo. Tuy vậy, công ty cũng cần thận trọng, xem xét, dự
đoán và tính toán lại các khoản phải thu, khoản phải trả các năm tiếp theo phù hợp
với hoạch định, chiến lược công ty.
2.2.2 Phân tích khả năng thanh toán
a) Khả năng thanh toán ngắn hạn:
Bảng 2.8: Hệ số thanh toán ngắn hạn ( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018


2019

Tài sản ngắn 7.071
hạn
Nợ ngắn hạn
3.249
Hệ số thanh 2,18
toán ngắn hạn

6.383

6.459

3.692
1,73

3.841
1,68

Chênh lệch
2018-2017
(9,72%)

2019-2018
1,19%

13,66%

4,03%


(0,45)

(0,05)

Bảng phân tích khả năng thanh toán ngắn hạn cho thấy hệ số thanh toán ngắn
hạn của công ty qua 3 năm có chiều hướng giảm dần. Năm 2017 tỉ lệ này là 2,18
lần, sang 2018 giảm 1,73 lần và đến 2019 tiếp tục giảm 1,68 lần. Nguyên do là
trong 2018 tài sản ngắn hạn công ty giảm mạnh còn nợ ngắn hạn tiếp tục tăng. Đến
2019 tài sản ngắn hạn công ty tăng nhưng không đáng kể, do đó tỉ lệ này vẫn giảm
nhưng chênh lệch nhỏ 0,05 so với năm trước. Mặc dù hướng chung là giảm nhưng tỉ
lệ này vẫn giữ được ở mức trên 1,5 cho thấy công ty vẫn có đủ khả năng chi trả các
khoản nợ ngắn hạn.
b) Khả năng thanh toán nhanh:
Bảng 2.9: Hệ số thanh toán nhanh( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tiền+ Khoản phải thu 4.914
3.249
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán 1,51
nhanh

4.913

3.692
1,33

4.610
3.841
1,20

21

Chênh lệch
2018-2017
(0,02%)
13,66%

2019-2018
(6,16%)
4,03%

(0,18)

(0,13)


Nhìn chung hệ số thanh toán nhanh của công ty đang ở mức an toàn, tỉ lệ này
vẫn giữ được ở mức trên 1, cho thấy công ty vẫn có đủ khả năng chi trả các khoản
nợ ngắn hạn. Công ty vẫn duy trì một khoảng tiền nhất định để duy trì hoạt động
công ty, sử dụng khi gặp sự cố về tài chính, tạm thời bù đắp chi phí công ty trước
khi các khoản phải thu được chi trả. Điều này cho thấy công ty cũng đã tính đến khả
năng thanh khoản của công ty và vẫn đáp ứng khả năng chi trả ngay cho các khoản
nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, hệ số này đang có xu hướng giảm, do đó công ty cần có

các biện pháp duy trì hệ số thanh toán nhanh ở mức trên 1 để có đủ khả năng chi trả
các khoản nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn.
c) Khả năng thanh toán tức thời:
Bảng 2.10: Hệ số thanh toán tức thời( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Tiền

1.584

1.428

Nợ ngắn hạn

3.249

Hệ số thanh toán 0,488

Chênh lệch
2018-2017

2019-2018

989


(9,88%)

(30,74%)

3.692

3.841

13,66%

4,03%

0,387

0,257

(0,1)

(0,13)

tức thời

Qua bảng phân tích khả năng thanh toán tức thời ta thấy khả năng thanh toán
bằng tiền của công ty khá cao. Như đã nói ở trên, để duy trì hoạt động công ty, bù
đắp các chi phí công ty dành ra một khoảng tiền cố định đã được tính toán trước.
Năm 2018 hệ số thanh toán tức thời giảm 0,1 do nợ ngắn hạn của công ty tăng. Năm
2019 tiền của công ty bắt đầu giảm mạnh để chi trả chi phí hoạt động (thuê văn
phòng, quỹ lương, ứng trước hàng hóa,…). Dự báo vài năm tới khi các khoản phải
thu được chi trả, lượng tiền công ty có xu hướng tăng. Nhưng công ty cũng cần có

các biện pháp khắc phục hệ số thanh toán tức thời không quá thấp trước khi đến giai
đoạn thu hồi tiền để đáp ứng nhu cầu thanh toán.

22


2.3 Phân tích khả năng luân chuyển vốn
Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 20172019
2.3.1 Luân chuyển hàng tồn kho
Bảng 2.11: Tình hình luân chuyển hàng tồn kho( Triệu đồng)
Chỉ tiêu

2017

Giá vốn hàng 9.396

2018

2019

10.129

Chênh lệch
2018-2017

2019-2018

10.485

7,80%


3,51%

1.298

984

51,93%

(24,14%)

984

1.376

(24,14%)

39,81%

1.141

1.180

6,06%

3,45%

8,87

8,88


0.14

0,01

40

40

1

0

bán
Trị giá HTK 854
đầu kỳ
Trị giá HTK 1.298
cuối kỳ
Trị giá HTK 1.076
bình quân
Số

vòng 8,73

quay HTK
Thời gian tồn
kho

41


Xét giai đoạn 2017-2018: số vòng quay HTK trong 2018 là 8,87 vòng, mỗi
vòng là 40 ngày. So với 2017 thì tốc độ luân chuyển HTK là 8,73 vòng, mỗi vòng là
41 ngày.
Giai đoạn 2018-2019: số vòng quay HTK tăng thêm 0,01 vòng, do đó thời
gian tồn kho không thay đổi 40 ngày .
Như vậy từ bảng phân tích luân chuyển HTK ta có thể thấy số vòng quay
HTK khá cao, thể hiện tình hình bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng
nhiều, phù hợp cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Để duy trì trạng thái này
công ty cần có các chiến lược, chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn, đặc biệt

23


nhóm khách hàng quen thuộc của công ty nhằm gia tăng khả năng tiêu thụ hàng
hóa, xoay vòng vốn nhanh, góp phần tăng lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh hiệu
quả. Tuy nhiên, công ty cần phải lưu ý lượng hàng dự trữ trong kho để đáp ứng nhu
cầu thị trường( cung cấp giấy in). Công ty cũng cần xây dựng các mối quan hệ tốt
đẹp với các nhà cung cấp như tổng công ty giấy Việt Nam và công ty xuất nhập
khẩu Bắc Giang, tránh khả năng bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành
thị phần.
2.3.2 Luân chuyển khoản phải thu
Bảng 2.12: Tình hình luân chuyển khoản phải thu( Triệu đồng)

12.026

Chênh lệch
2018-2017
7,08%

2019-2018

3,81%

3.329

3.485

17,59%

4,69%

3.329

3.485

3.621

4,69%

3,90%

3.080

3.407

3.553

10,62%

4,29%


3,51

3,4

3,38

(0,11)

(0,02)

102

105

106

3

1

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Doanh thu
thuần

Phải
thu
đầu kỳ
Phải
thu
cuối kỳ
Phải
thu
bình quân
Số
vòng
quay KPT
Kỳ thu tiền
bình quân

10.819

11.585

2.831

Nhìn chung giai đoạn 2017-2019 số vòng quay khoản phải thu của công ty
giảm, trong đó 2017 là 3,51 vòng( cao nhất), mỗi vòng 102 ngày. Những con số trên
có thể được giải thích như sau:
Năm 2018 cả doanh thu thuần (DTT) và phải thu bình quân (PTBQ) đều tăng
trong đó PTBQ tăng nhiều hơn (10,62%) làm số vòng quay KPT giảm 0,11 vòng,
kỳ thu tiền bình quân vì vậy cũng tăng theo (tăng 3 ngày). Điều này cho thấy trong
2018 khả năng thu hồi các khoản nợ của công ty kém hiệu quả.
Năm 2019 DTT tiếp tục tăng nhẹ (3,81%), tuy nhiên PTBQ tăng cao hơn
(4,29%) dẫn đến số vòng quay KPT tiếp tục giảm 0,02 vòng, không thay đổi nhiều

so với năm 2018. Dù mức biến động này không lớn nhưng dấu hiệu số vòng quay

24


khoản phải thu tiếp tục giảm. Công ty cũng đã dự đoán từ trước khi chấp nhận thu
hồi khoản phải thu khách hàng lâu hơn so với các công ty khác để thu hút khách
hàng.
2.3.3 Luân chuyển vốn lưu động ròng
Bảng 2.13: Tình hình luân chuyển vốn lưu động ròng( Triệu đồng)

4,59

Chênh lệch
2018-2017
7,08%
(9,72%)
13,66%
(29,59%)
1,48

2019-2018
3,81%
1,19%
4,03%
(2,71%)
(0,28)

78


(11)

(5)

Chỉ tiêu

2017

2018

2019

Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
TSNH – NNH
Số vòng quay VLĐR
Số ngày quay vòng
VLĐR

10.819
7.071
3.249
3.822

11.585
6.383
3.692
2.691


12.026
6.459
3.841
2.618

2,83

4,31

94

83

Giai đoạn 2017-2019: năm 2018 số vòng quay VLĐR của công ty là 4,31
vòng, mỗi vòng 83 ngày. So với 2017 số vòng quay tăng 1,48 vòng và số ngày quay
vòng giảm 11 ngày/ vòng. Năm 2019 số vòng quay VLĐR của công ty tăng 4,59
vòng, mỗi vòng 78 ngày. Nhìn chung, số vòng quay VLĐR của công ty thấp so với
mặt bằng chung Nguyên nhân là do công ty chủ yếu dựa vào nguồn vốn từ vốn chủ
sở hữu, thương hiệu chưa được biết đến khó vay được số tiền lớn để sử dụng đòn
bảy tài chính, giữ lượng tiền mặt lớn để dự trù phát sinh những vấn đề cần thiết..
Một phần là số nợ tồn đọng của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn trong phần tài sản
ngắn hạn dẫn đến hiệu số (TSNH – NNH) lớn trong khi DTT chỉ tăng ổn định 5-6%
mỗi năm, làm số vòng quay VLĐR của công ty ở mức thấp. Như vậy công ty cần
quản lý tốt các khoản nợ tồn đọng, cần phải xem xét và đánh giá lại khoản tiền được
sử dụng để phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh, khoản tiền cho dự trù phát
sinh những vấn đề cần thiết.
2.4 Phân tích khả năng sinh lời
2.4.1 Tỷ suất lợi nhuận hoạt động

25



×