Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

hướng dẫn phân tích các công ty chứng khoán của công ty cổ phần chứng khoán ssi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.79 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
---------***--------

BÁO CÁO THỰC TẬP GIỮA KHÓA

ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TY CHỨNG
KHOÁN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN SSI

Lớp: Anh 04 – Tài chính Quốc tế
Khóa: 56
Giáo viên hướng dẫn: PGS, TS Đặng Thị Nhàn

Hà Nội, tháng 07 năm 2020


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN
SSI............................................................................................................................ 4
1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI......................................4
1.1.1.

Quá trình hình thành và phát triển.....................................................4

1.1.2.

Sơ đồ tổ chức.....................................................................................7

1.1.3.


Tổng quan tình hình hoạt động đơn vị thực tập.................................9

1.1.4.

Nhật kí thực tập...............................................................................10

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI.........................................................................15
2.1. Quy trình phân tích các công ty chứng khoán...........................................15
2.1.1.

Tiềm năng của ngành chứng khoán.................................................15

2.1.2.

Quy trình phân tích báo cáo của một công ty chứng khoán tại SSI. 17

2.2. Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính của một công ty chứng khoán......18
2.2.1.

Các tiêu chuẩn để lựa chọn cổ phiểu của một CTCK......................18

2.2.2.

Phân tích báo cáo tài chính công ty chứng khoán............................20

2.2.3.

Phương pháp định giá......................................................................26


PHẦN 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.....................................28
KẾT LUẬN............................................................................................................28
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................29
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP...............................................................30

2


LỜI MỞ ĐẦU
Thị trường chứng khoán Việt Nam sau 20 năm hình thành và phát triển thì hiện
nay vẫn còn là một thị trường non trẻ, rất nhạy cảm và dễ bị tác động bởi các thông tin
hay những sự kiện bất ngờ. Trong năm qua, với sự xuất hiện của virus SARS – CoV –
2, thị trường chứng khoán Việt Nam đã có phản ứng dữ dội nhất kể từ sau cuộc khủng
hoảng năm 2008. Đối mặt với sự biến động mạnh mẽ hiếm có này, rất nhiều tài khoản
chứng khoán mới (cụ thể là 165.000 tài khoản) đã được mở ra nhằm tận dụng cơ hội.
Điều này dẫn đến việc các công ty chứng khoán (CTCK), nhất là những công ty chứng
khoán đầu ngành như SSI, VCI, VND, HCM... trở thành những công ty hiếm hoi có
tăng trưởng dương trong 2 quý đầu năm 2020.
Qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI, em nhận thấy
rằng chứng khoán là một ngành có dư địa tăng trưởng lớn, tuy nhiên, khi tìm kiếm
thông tin để tư vấn cho các nhà đầu tư, lại rất khó có thể tìm được một báo cáo phân
tích nào đưa ra nhận xét hoặc định giá cụ thể về các công ty chứng khoán mặc dù đây
là một ngành có dư địa rất lớn để tăng trưởng. Sau khi được tham gia buổi đào tạo nội
bộ với chủ đề “Đọc hiểu và Phân tích Báo cáo tài chính của Công ty chứng khoán”
nằm trong khuôn khổ chương trình Đào tạo và Hỗ trợ môi giới của SSI Research, em
có quyết định chọn đề tài “Hướng dẫn phân tích các công ty chứng khoán của Công
ty Cổ phần Chứng khoán SSI” với mục đích giới thiệu về quy trình phân tích một
công ty cũng như các tiếp cận với báo cáo tài chính của các công ty chứng khoán. Đề
tài được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS, ST. Đặng Thị Nhàn – giảng viên
khoa Tài chính Ngân hàng và sự giúp đỡ của anh Nguyễn Thanh Tùng – Trưởng phòng

Môi giới khách hàng cá nhân 01 cùng các anh chị tại SSI chi nhánh Mỹ Đình.
Bố cục của đề tài được trình bày như sau:
Phần 1: Giới thiệu khái quát về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
Phần 2: Hướng dẫn phân tích các CTCK của Công ty Cổ phần chứng khoán SSI
Phần 3: Một số nhận xét và ý kiến đề xuất

3


PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG
KHOÁN SSI
1.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1.1.1.

Tổng quan

Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI (SSI –
HOSE) được thành lập vào tháng 12/1999 và là một
trong những Công ty hoạt động lâu đời nhất tại thị
trường chứng khoán Việt Nam. Với ưu thế vượt trội

về

nhân lực, mạng lưới đối tác và tiềm lực tài chính, cho

tới

nay, SSI đã vững vàng ở vị trí công ty chứng khoán


số

1 với giá trị thương hiệu và uy tín hấp dẫn nhất thị trường.
Là định chế tài chính hàng đầu Việt Nam, SSI hoạt động trên các lĩnh vực dịch
vụ tài chính lớn bao gồm Dịch vụ Chứng khoán Khách hàng Cá nhân, Dịch vụ Chứng
khoán Khách hàng Tổ chức, Quản lý quỹ đầu tư, Dịch vụ Ngân hàng đầu tư, Nguồn
vốn và Kinh doanh tài chính.
SSI là công ty chứng khoán luôn đi tiên phong trong việc đổi mới, sáng tạo các
sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp các giá trị tốt nhất, cạnh tranh nhất cho khách hàng,
các mảng kinh doanh của SSI đều hoạt động rất hiệu quả, mang đến cho khách hàng
những giải pháp tài chính, toàn diện, hoàn hảo và sáng tạo. Nhờ đó, SSI không ngừng
thu hút được không những sự quan tâm của các nhà đầu tư trong nước, mà còn của
nhiều nhà đầu tư nước ngoài danh tiếng. Một số khách hàng tiêu biểu của SSI như
Morgan Stanley, HSBC, Vinamilk, Vietinbank, Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn xăng
dầu Việt Nam (Petrolimex), Credit Suisse, BIDV, ANZ, Tập đoàn C.T Group,
Prudential VN, Deutsche Bank, Tập đoàn Hòa Phát, VietjetAir, Vincom Retail,
Vinhomes, HDBank, Home Credit, TP Bank, VIB…
Với Tầm nhìn “Chúng ta cùng thành công” cùng Sứ mệnh “Kết nối vốn và cơ
hội đầu tư”, SSI luôn nỗ lực tìm kiếm và phát hiện những cơ hội đầu tư mới, gắn kết
những cơ hội này với các nguồn lực tài chính, biến cơ hội thành lợi nhuận trong tầm
tay, đem lại hiệu quả tối ưu cho khách hàng, cộng sự, đối tác, cổ đông và cộng đồng.
4


Mang trên vai trọng trách dẫn dắt của người dẫn đầu, SSI luôn nỗ lực để trở thành
“cửa ngõ” để các nhà đầu tư quốc tế tham gia vào thị trường Việt Nam một cách toàn
diện và hiệu quả.
1.1.1.2.

Lịch sử phát triển


12/1999: SSI được thành lập, đặt trụ sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vốn điều lệ
ban đầu là 6.000.000.000 VNĐ.
07/2001: SSI tăng vốn điều lệ lên 20.000.000.000 VNĐ và hoạt động với 4 nghiệp vụ
chính: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký Chứng
khoán.
07/2002: SSI thành lập Chi nhánh tại Hà Nội, đánh dấu sự mở rộng hoạt động kinh
doanh ra các tỉnh phía Bắc.
04/2004: SSI tăng vốn điều lệ lên 23.000.000.000 VNĐ.
06/2005: SSI tăng vốn điều lệ lên 52.000.000.000 VNĐ và hoạt động với 6 nghiệp vụ
chính: Tư vấn Đầu tư Chứng khoán, Môi giới Chứng khoán, Tự doanh, Lưu ký Chứng
khoán, Quản lý danh mục Đầu tư chứng khoán, Bảo lãnh phát hành chứng khoán.
09/2006: SSI tăng vốn điều lệ lên 500.000.000.000 VNĐ
11/2006: Thực hiện thành công đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi đầu tiên trên Thị
trường chứng khoán Việt Nam cho chính SSI
12/2006: Cổ phiếu SSI đăng ký giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà
Nội (nay là Sở Giao dịch Chứng Khoán Hà Nội)
04/2007: Với tốc độ phát triển nhanh chóng, SSI thành lập thêm 2 chi nhánh: Chi
nhánh Nguyễn Công Trứ tại quận 1, TP. Hồ Chí Minh và Chi nhánh Hải Phòng tại
Quận Hồng Bàng, TP. Hải Phòng.
07/2007: SSI tăng vốn điều lệ lên 799.999.170.000 VNĐ. ANZ trở thành cổ đông
chiến lược của SSI.
08/2007: Công ty Quản lý quỹ SSI (SSIAM), công ty TNHH một thành viên của SSI
được thành lập.
5


10/2007: SSI chính thức niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí
Minh (nay là Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh)
04/2008: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.366.666.710.000 VNĐ

05/2008: Với mục tiêu mở rộng phạm vi hoạt động của khu vực phía Nam, SSI thành
lập Chi nhánh Vũng Tàu tại TP. Vũng tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
06/2008: Daiwa trở thành cổ đông chiến lược của SSI
01/2009: SSI tăng vốn điều lệ lên 1.533.334.710.000 VNĐ
07/2009: Công ty TNHH Quản lý quỹ SSI là công ty đầu tiên được cấp giấy phép đầu
tư ra nước ngoài
09/2009: SSI chính thức thay đổi hệ thống nhận diện thương hiệu với Tầm nhìn mới –
Diện mạo mới
11/2009: Hội thảo “Gateway to Vietnam” lần đầu do SSI và Euromoney tổ chức, thu
hút hàng trăm nhà đầu tư quốc tế tham dự, giới thiệu một cách thuyết phục các cơ hội
đầu tư tiềm năng tại Việt Nam.
12/2009: Thành lập Chi nhánh Nha Trang tại thành phố Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa.
05/2010: Tăng vốn điều lệ lên 3.511.117.420.000 VNĐ
09/2010: Nhằm thúc đấy hoạt động ở khu vực phía Bắc, Chi nhánh Mỹ Đình tại Quận
Từ Liêm, Hà Nội
11/2010: Hội thảo “Gateway to Vietnam” lần thứ 2 được tổ chức, thu hút hơn 600 nhà
đầu tư tổ chức trong nước và quốc tế tham gia.
06/2011: SSI thành lập thêm Phòng giao dịch Trần Bình Trọng tại Quận Hoàn Kiếm,
Hà Nội.
01/2012: SSI tăng vốn điều lệ lên 3.526.117.420.000 VNĐ.
03/2013: SSI tăng vốn điều lệ lên 3.537.949.420.000 VNĐ.
09/2014: ANZ thoái vốn và không còn là cổ đông chiến lược của SSI.
Hội thảo “Gateway to Vietnam” lần thứ 3 được tổ chức.
6


03/2015: Thành lập thêm Phòng giao dịch Phạm Ngọc Thạch tại quận 3, TP. Hồ Chí
Minh
09/2015: SSI là công ty đầu tiên tại Việt Nam hoàn tất thủ phục điều chỉnh giới hạn tỷ
lệ sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài lên 100% vốn điều lệ.

12/2015: SSI tăng vốn điều lệ lên 4.800.636.840.000 VNĐ
04/2016: Phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh được mở tại Quận Đống Đa, Hà Nội
01/2017: SSI tăng vốn điều lệ lên 4.900.636.840.000 VNĐ
09/2017: Thành lập thêm 2 phòng giao dịch mới tại TP. Hồ Chí Minh: Phòng giao dịch
Nguyễn Văn Cừ & Phòng giao dịch Nguyễn Thị Minh Khai tại quận 1, TP. Hồ Chí
Minh.
10/2017: Hội Thảo “Gateway to Vietnam” lần thứ 4 được tổ chức.
12/2018: SSI đổi tên Công ty từ “Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn” thành Công
ty Cổ phần Chứng khoán SSI”
SSI tăng vốn điều lệ lên 5.100.636.840.000 VNĐ
2019: SSI thành lập thêm 2 phòng giao dịch: Phòng giao dịch Lê Văn Lương tại Quận
Thanh Xuân, TP. Hà Nội, và Phòng giao dịch Lê Lợi tại Quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
2/2020: SSI 2 lần tăng vốn điều lệ, vốn điều lệ hiện tại đã lên tới 6.029.456.130.000
VNĐ
1.1.2. Sơ đồ tổ chức

7


8


1.1.3. Tổng quan tình hình hoạt động đơn vị thực tập


1.1.3.1. Kế hoạch hoạt động năm 2020 của SSI
Dịch vụ chứng khoán khách hàng cá nhân:
o
Tập trung phát triển các sản phẩm tài chính & công nghệ;
o

Phân loại khách hàng hiệu hữu hiệu quả & phát triển các nhóm khách hàng
o



mới;
Đội ngũ môi giới: tiếp tục đầu tư vào chất lượng không phát triển đại trà; bổ

sung chính sách phù hợp.
Dịch vụ chứng khoán khách hàng tổ chức
o
Khách hàng: tập trung củng cố và phát triển khách hàng mới tại các thị
o

trường truyền thống;
Sản phẩm: đầu tư chiều sâu vào bộ sản phẩm, dịch vụ toàn diện, đồng thời
cá biệt hóa cho từng đối tượng khách hàng. Đảm bảo ổn định tần suất và

o



chất lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến khách hàng
Nhân sự: tuyển thêm một số nhân sự phát triển khách hàng tổ chức chất

lượng, phù hợp với tiêu chí phát triển của Công ty;
o
Hệ thống: Đưa vào sử dụng hệ thống OMS mới.
Dịch vụ ngân hàng đầu tư:
o

Mảng Thị trường Vốn: tập trung vào các hoạt động tư vấn chào bán cổ phần
lần đầu ra công chúng, tư vấn huy động vốn thông qua phát hành riêng lẻ
o

niêm yết, chào bán cho các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa v.v…
Mảng Thị trường Nợ: tìm kiếm cơ hội tư vấn huy động vốn trên thị trường
nợ cho khách hàng thông qua phát hành trái phiếu, tư vấn các khoản vay



hợp vốn phù hợp với nhu cầu của khách hang
Nguồn vốn và kinh doanh tài chính:
o
Duy trì tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt
o

động
Đẩy mạnh xây dựng và phát triển sản phẩm cấu trúc, thiết kế các gói sản
phẩm một cách đa dạng nhằm phục vụ mục đích đầu tư và phòng ngừa rủi



ro tài chính của khách hàng.
Quản lý quỹ:
o
Phát triển sản phẩm mới: Quỹ ETF SSIAM VNFIN LEAD và ETF SSIAM
VN30; đóng quỹ đầu tư cổ phần tư nhân DAIWA-SSIAM III để bắt đầu đầu
o

tư Promoting new products:

Phát triển kênh phân phối;

9


o


Nâng cấp hệ thống giao dịch chứng chỉ quỹ và cải thiện quy trình, hệ thống

vận hành khác.
Đầu tư:
o
Thoái vốn ở các khoản đầu tư cổ phiếu đã đạt mức lợi nhuận kỳ vọng; giải
ngân trên cơ sở bám sát diễn biến thị trường và các tín hiệu kinh tế vĩ mô
trong nước và quốc tế. Tăng tỷ trọng đầu tư vào các trái phiếu có lợi suất
o

cao và thuộc nhóm an toàn có tài sản đảm bảo thanh khoản cao
Đầu tư chứng khoán phái sinh: tiếp tục triển khai nhiều mảng mới như ETF,
chứng quyền, giao dịch định lượng v.v...; xây dựng hệ thống để tự động hóa

o

các chiến lược giao dịch
Tiếp tục phát hành các mã chứng quyền hấp dẫn và định giá hợp lý giúp
nhà đầu tư có thể tăng lợi nhuận qua việc mua bán chứng quyền có bảo đảm

1.1.4. Nhật kí thực tập
1.1.4.1.


Vị trí thực tập

Đơn vị thực tập: Công ty Cổ phần Chứng khoán SSI chi nhánh Mỹ Đình
Phòng: Phòng Môi giới Khách hàng cá nhân 01
Vị trí: Thực tập Môi giới Khách hàng cá nhân
Phòng môi giới chứng khoán tại SSI gồm những nhiệm vụ quản lý tài khoản
giao dịch, tư vấn kỹ thuật và đặt lệnh, môi giới cổ phiếu niêm yết và OTC, giao dịch
thỏa thuận… Ngoài ra, là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, một môi giới ngoài
việc nắm rõ các sản phẩm dịch vụ của công ty thì cũng cần nắm rõ những chuyển động
của thị trường cũng như có khả năng phân tích cổ phiếu để có thể đưa ra nhận định
hoặc tư vấn chính xác và thích hợp nhất cho khách hàng. Công việc của em dưới vị trí
thực tập sinh ở vị trí này là quan sát, hỗ trợ các anh chị trong việc mở tài khoản cho
khách, nắm rõ các sản phẩm, dịch vụ cũng như các loại phí để hỗ trợ khách khi cần.
1.1.4.2.

Nhật ký thực tập chi tiết

25/5/2020: Nộp đơn xin thực tập, phỏng vấn tại SSI chi nhánh Hà Nội tại 1C Ngô
Quyền
Tuần 1 (2/6/2020 – 5/6/2020):
Ngày 2/6/2020:
Ngày đầu đến nhận việc tại Công ty Chứng khoán SSI chi nhánh
Mỹ Đình. Sau khi nhận chỗ ngồi, được các anh chị hướng dẫn
tìm thông tin cũng như giới thiệu các nguồn tin chuẩn để làm
10


Ngày 3/6/2020:


quen và nắm được tình hình thị trường.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Được các anh chị hướng dẫn mở tài khoản cho khách: học thuộc
các quy trình mở, tìm hiểu về các loại tài khoản, hạn mức giao
dịch, các loại phí để có thể giải đáp được các thắc mắc của
khách hàng trong khi mở tài khoản.
Tự mở một tài khoản chứng khoán cho riêng mình để tự trải

Ngày 4/6/2020:

nghiệm dịch vụ của công ty.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Hỗ trợ các anh chị trong việc mở tài khoản cho khách vãng lai

Ngày 5/6/2020:

tại công ty.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.

Tiếp tục tìm hiểu và theo dõi thị trường.
Tổng kết tuần 1:
- Nắm được cơ bản quy trình mở tài khoản.
- Biết được thêm nhiều tin tức vi mô và vĩ mô đối với tình hình kinh tế tài chính.
- Hiểu hơn về các phòng ban tại chi nhánh, các công việc của từng phòng ban.
Tuần 2 (8/6/2020 – 12/6/2020):
Ngày 8/6/2020:
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Đọc thêm các báo cáo về các mã cổ phiếu
Thực hiện giao dịch trên tài khoản chứng khoán cá nhân theo
Ngày 9/6/2020:

Ngày 10/6/2020:

hướng dẫn của các anh chị.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.

Ngày 11/6/2020:
Ngày 12/6/2020:

Đi gặp khách mở tài khoản trực tiếp.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Nghe điểm tin buổi sáng với những cảnh báo cẩn trọng về thị

trường.
Tổng kết tuần 2:
- Sau 2 tuần thực tập, đã nắm rõ các quy trình mở tài khoản cũng như các biểu phí.
- Học được cách xử lý và trấn an khách hàng khi thị trường có biến động.
- Biết được những thời điểm giao dịch tốt nhất khi thị trường có biến động.
Tuần 3 (15/6/2020- 19/6/2020):
Ngày 15/6/2020: Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Mở một group Zalo chia sẻ về kiến thức đầu tư, qua đó tìm thêm
những khách hàng tiềm năng. ( />11


Ngày 16/6/2020:

Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Mở một trang chia sẻ về kiến thức kinh tế để tiếp cận với khách
hàng tiềm năng.


Ngày 17/6/2020:

( />Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Chi nhánh có một buổi họp nhận định về thị trường cũng như
các phương pháp để khai thác lợi nhuận từ thị trường trong thời

Ngày 18/6/2020:

gian sắp tới.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Học cách phân tích báo cáo tài chính của các công ty sản xuất,

Ngày 19/6/2020:

bất động sản, khu công nghiệp.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook
Tiếp tục học cách phân tích báo cáo tài chính của các công ty

sản xuất, bất động sản, khu công nghiệp.
Tổng kết tuần 3:
- Hiểu rõ hơn về công việc môi giới chứng khoán, cách xây dựng thương hiệu cá
nhân và tìm khách hàng qua mạng xã hội.
- Được nghe mọi người bàn luận và phân tích trong buổi họp, hiểu hơn về tình hình
thị trường hiện tại và quá khứ của VNIndex.

- Biết cách tiếp cận và phân tích khi gặp một báo cáo tài chính, những chỉ số cần lưu
ý khi phân tích những công ty sản xuất, bất động sản, khu công nghiệp.
Tuần 4 (22/6/2020 – 26/6/2020):
Ngày 22/6/2020: Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Ngày 23/6/2020:

Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.

Ngày 24/6/2020:

Hỗ trợ mọi người mở tài khoản cho khách hàng tại công ty.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
12


Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Ngày 25/6/2020:

Đi gặp khách hàng mở tài khoản trực tiếp.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Hướng dẫn bạn cùng thực tập cách mở tài khoản.
Học về các chỉ báo phân tích kỹ thuật.

Ngày 26/6/2020:


Hỗ trợ các chị phòng Giao dịch xếp lệnh.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Học về các chỉ báo phân tích kỹ thuật, hỗ trợ khách mở tài

khoản.
Tổng kết tuần 4:
- Thành thục việc mở tài khoản cho khách.
- Biết thêm về một số công việc của phòng Giao dịch.
- Được học và biết nhiều hơn về phân tích kỹ thuật. Những chỉ báo nào thích hợp
với thị trường Việt Nam và chỉ báo nào hiệu quả trong việc bắt đáy. Biết được
những dấu hiệu từ giá và khối lượng cho thấy thị trường đảo chiều.
Tuần 5 (29/6/2020 – 3/7/2020):
Ngày 29/6/2020: Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.
Được hướng dẫn sử dụng phần mềm trên máy tính để điền
Ngày 30/6/2020:

thông tin mở tài khoản cho khách từ xa.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.

Ngày 1/7/2020:

Hỗ trợ mở tài khoản cho khách từ xa.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.

Đăng bản tin trên trang Facebook.
Hỗ trợ làm bài trình chiếu chuẩn bị cho hội thảo chia sẻ Phương
13


Ngày 2/7/2020:

pháp đầu tư hiệu quả của một anh trong công ty tổ chức.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.

Ngày 3/7/2020:

Hỗ trợ làm bản trình chiếu chuẩn bị cho hội thảo.
Nghe điểm tin buổi sáng, ghi chép những ý chính.
Cập nhật tin tức vào nhóm tư vấn khách hàng Zalo.
Đăng bản tin trên trang Facebook.

Hỗ trợ cho buổi hội thảo chia sẻ Phương pháp đầu tư hiệu quả.
Tổng kết tuần 5:
- Biết được cách mở tài khoản, hỗ trợ và giải đáp cho khách ở xa.
- Hỗ trợ cho một hội thảo tổ chức trong công ty. Biết được cách đánh giá thị trường
chung và phân tích ngành, cổ phiếu.

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH CÁC CÔNG TY CHỨNG KHOÁN CỦA
CÔNG TY CHỨNG KHOÁN SSI
2.1. Quy trình phân tích các công ty chứng khoán
2.1.1. Tiềm năng của ngành chứng khoán
Về bản chất, các CTCK – cũng như ngân hàng – là một trung gian tài chính với

mục tiêu mang lại lợi nhuận cho cổ đông và tạo điều kiện để dòng vốn lưu thông trên
thị trường chứng khoán thuận tiện nhất. Nói một cách ít hoa mỹ hơn, CTCK là nơi mà
các cá nhân/tổ chức đặt sự tin tưởng bằng việc mở tài khoản, chuyển tiền và giao dịch
mua bán chứng khoán đều đặn hàng ngày thông qua đơn vị này. Do đó, như quan điểm
của nhà quản lý quỹ xuất chúng Chris Davis, một trong những đặc điểm đáng để cân
nhắc đầu tư nhất của ngành chứng khoán đó chính là mặt không có giới hạn về tăng
trưởng (no limit on growth). Một doanh nghiệp ngành chứng khoán có số tài sản và
nhân viên khiêm tốn, có thể mở rộng quy mô (scale up) và đạt suất sinh lời đáng kinh
ngạc sau một giai đoạn dài hạn. Ví dụ điển hình như cách đây 10 đến 20 năm, những
công ty chứng khoán nhỏ bé với vốn điều lệ chưa đầy 100 nghìn USD như SSI, HCM,
VCI, VND hay những quỹ đầu tư như Dragon Capital lại có thể có được quy mô hàng
trăm triệu USD, thậm chí hàng tỷ USD như hiện nay. Qua việc nghiên cứu, em xin liệt

14


kê ra ba tiềm năng dư địa khiến ngành này có khả năng sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong
10 đến 20 năm tới:
2.1.1.1.

Sự gia tăng về lượng:

“Lượng” ở đây bao gồm cả lượng cổ phiếu IPO, niêm yết mới và cả lượng tiền
nhàn rỗi trong dân cư còn bỏ ngỏ.
Về lượng công ty, theo nghiên cứu của chính phủ Hongkong, trung bình các
nước phát triển, cứ 20-60 người dân sẽ có 1 doanh nghiệp. Trong khi đó ở Việt Nam,
cứ trên 150 người mới có 1 doanh nghiệp, và trong số 610 nghìn doanh nghiệp – chỉ có
1400 doanh nghiệp đang niêm yết (chỉ chiếm 0.23%). Nếu số doanh nghiệp và tỷ lệ
niêm yết tăng gấp đôi so với hiện tại trong 10 năm tới, chúng ta sẽ thấy Việt Nam có
trên 5,000 cổ phiếu niêm yết – tạo cơ hội đáng kể trong bối cảnh nhiều nước lớn như

Mỹ, Singapore, Hongkong đang bị suy giảm về lượng cổ phiếu. Hơn nữa, theo một
thống kê không chính thức, hiện tiền gửi ngân hàng trong dân nhàn rỗi đang là 50 tỷ
USD, và trên 90% vốn cung ứng cho nền kinh tế đang phụ thuộc ngân hàng. Nếu có
biện pháp như giảm thuế, phí và cải thiện về giáo dục tài chính, thì chỉ một nửa lượng
tiền này được giải phóng thôi cũng đủ để thúc đẩy nền tài chính nước ta phát triển vượt
bậc.
2.1.1.2.

Sự gia tăng về chất:

Sự cải thiện bộ máy giám sát thị trường như Sở Giao Dịch & Ủy ban Chứng
khoán sẽ tăng chất lượng niêm yết và tăng niềm tin – thứ giá trị quan trọng nhất của
nền tài chính của bất kỳ quốc gia nào. Có thể trong ngắn hạn sẽ chưa thấy nhiều biến
chuyển, song trong tương lai dài hạn 10 năm, chúng ta sẽ nhận ra sự thay đổi vượt bậc.
Ngoài ra, việc tích cực cổ phần hóa và thay đổi bộ máy quản trị cũng góp phần gia
tăng chất lượng các doanh nghiệp nhà nước niêm yết kể trên trong nhiều năm tới,
giống như cách chính phủ Anh, Nga và Trung Quốc từng làm trước đây.
2.1.1.3.

Rào cản gia nhập ngành:

Một điểm được đánh giá khá cao ở ngành chứng khoán đó chính là rảo cản gia
nhập mới rất cao. Hiện Chính phủ đã dừng việc cấp phép mới cho các CTCK ra đời

15


sau. Do đó, các CTCK nước ngoài muốn tham gia vào Việt Nam đều phải thông qua
M&A một CTCK nội địa.
Nhìn xa hơn, với bản chất ngành là dịch vụ thuần không có sự khác biệt

(commodity service), những doanh nghiệp đầu ngành với thương hiệu mạnh sẽ dần
chiếm lĩnh thị phần và thâu tóm hầu hết các doanh nghiệp nhỏ - hệt như tình trạng “too
big to fail” hiện nay của các ngân hàng đầu tư (investment banks) của Mỹ vậy. Như
vậy, với 3 dư địa khổng lồ đó, chúng tôi tin rằng mức tăng trưởng kép về khối lượng
giao dịch lên đến 22.4% CAGR có thể được tiếp diễn trong nhiều năm tới.
Tuy nhiên, hiện tại có rất ít, thậm chí hầu như không có những phân tích báo
cáo chi tiết về các công ty chứng khoán trong nhiều năm trở lại đây, điều này ảnh
hưởng đến việc tư vấn của môi giới. Có 3 lý do giải thích cho sự thiếu hụt này: (1) bên
phân tích không được phép bình luận tự do về các công ty chứng khoán khác, (2) nhân
viên phân tích khó có thể đưa ra nhận xét một cách công bằng về công ty của mình, (3)
công ty chứng khoán là đôi tượng chịu ảnh hưởng đầu tiên khi có biến động trong nền
kinh tế – nên ít có nhà phân tích nào dám đưa ra góc nhìn dài hạn.
2.1.2. Quy trình phân tích báo cáo của một công ty chứng khoán tại SSI
Sự thiếu hụt báo cáo về các công ty chứng khoán không đồng nghĩa với việc
các nhà phân tích sẽ bỏ quên các công ty chứng khoán. Về cơ bản một quy trình phân
tích một công ty chứng khoán sẽ diễn ra theo các bước như sau:
Bước 1: Phân tích tình hình vĩ mô
Bước 2: Phân tích ngành chứng khoán
Bước 3: Xây dựng mô hình lọc cổ phiếu theo tiêu chí riêng của ngành
Bước 4: Thu hẹp rổ cổ phiếu
Bước 5: Đọc báo cáo tài chính của công ty
Bước 6: Gặp ban lãnh đạo/Tham dự Đại hội Cổ Đông
Bước 7: Phân tích báo cáo tài chính của công ty và đưa ra khuyến nghị
Dưới góc độ của môi giới cũng như giới hạn nghiên cứu của một thực tập sinh,
em chỉ có thể đưa ra những hướng dẫn chung nhất để có thể phân tích một công ty
chứng khoán theo như những gì em đã được học tại buổi đào tạo của công ty trong
chương trình Đào tạo và Hỗ trợ môi giới của SSI Research.
16



2.2. Hướng dẫn phân tích báo cáo tài chính của một công ty chứng khoán
2.2.1. Các tiêu chuẩn để lựa chọn cổ phiểu của một CTCK
<1> Mô hình kinh doanh
Không phải bất cứ CTCK nào cũng thuần là một trung gian tài chính. Trong số
74 CTCK đang hoạt động hiện tại, chỉ có dưới 10 CTCK có trên 50% doanh thu đến từ
hoạt động cốt lõi là môi giới & cho vay margin. Ngược lại, phần lớn các CTCK còn lại
hiện đang phụ thuộc vào thu nhập từ tiền gửi ngân hàng hoặc các hoạt động tự doanh
đầy biến động.

 Tỷ trọng doanh thu/lợi nhuận:
Những công ty thích hợp để lựa chọn đầu tư là những công ty top đầu với
doanh thu từ môi giới và cho vay margin chiếm trên 30% tổng doanh thu. Những hoạt
động này mang tính rủi ro thấp do CTCK chỉ đứng vai trò trung gian, đồng thời sẽ
hưởng lợi lớn nhất khi yếu tố “lượng” của thị trường gia tăng.

 Tốc độ tăng trưởng các mảng kinh doanh:
Những CTCK năng động và có tiềm lực sẽ có doanh thu trong mảng môi giới
và cho vay cổ phiếu tăng trưởng đều đặn trên 20% CAGR mỗi năm. Trong khi đó,
nhiều công ty có đội ngũ lãnh đạo trì trệ sẽ có doanh thu giảm dần trong mọi mảng bất
chấp thị trường tích cực.
<2> Lợi thế cạnh tranh
Do đặc thù ngành chứng khoán là ngành dịch vụ cạnh tranh gay gắt (ít có rào
cản về công nghệ, kĩ thuật, chuyên môn), lợi thế về thương hiệu và khả năng bao phủ
thị trường có ý nghĩa rất quan trọng.

 Thị phần & thương hiệu:
Những con số thị phần top đầu và độ nhận diện thương hiệu (brand awareness)
có thể nói là yếu tố quyết định đến triển vọng của một CTCK. Với việc cấm mở mới
CTCK và xu hướng hợp nhất ngành (consolidation) tất yếu, những doanh nghiệp nằm
trong 5 doanh nghiệp lớn nhất thị phần đều đặn từ từ sẽ nắm giữ toàn bộ ngành trong

dài hạn – tương tự như tình trạng “too big to fail” của các ngân hàng đầu tư Hoa Kỳ
17


hiện tại. Chính vì lý do đó, SSI hàng năm vẫn luôn luôn tăng vốn điều để để có được
vị trí Công ty chứng khoán có vốn lớn nhất, và là công ty số 1 về thị phần.

 Kế hoạch cải thiện lợi thế cạnh tranh:
Ban lãnh đạo của công ty đó phải thường xuyên có kế hoạch giữ vững và cải
thiện lợi thế cạnh tranh.
Việc đẩy mạnh các tập khách hàng mới (khách hàng tổ chức, khách hàng cá
nhân), tìm kiếm các thương vụ M&A, phát triển các sản phẩm mới chẳng hạn như phái
sinh, chứng quyền có bảo đảm, và xây dựng hạ tầng công nghệ ngày càng tốt hơn là
các kế hoạch mà một lãnh đạo CTCK giỏi luôn phải nghĩ đến.
<3> Hiệu quả kinh doanh

 Lợi nhuận ròng/tổng tài sản (ROA):
Tỷ suất ROA được ưu tiên sử dụng thay vì ROE để đánh giá hiệu quả sinh lời
toàn diện trên tổng tài sản cũng như loại bỏ tỷ lệ đòn bẩy mà một vài CTCK đang sử
dụng quá mức. Chúng tôi ưa thích các CTCK đem lại ROA tối thiểu đạt 7% (cao hơn
lãi suất tiền gửi ngân hàng) cũng như phải mang tính ổn định qua nhiều năm. ROA
tăng đột biến do tự doanh sẽ không bền vững và có thể đảo chiều bất cứ lúc nào.

 Tỷ lệ chi phí hoạt động (Expense ratio)
Nhìn chung, tỷ lệ chi phí hoạt động của ngành chứng khoán tốt hơn hẳn ngành
ngân hàng do bản chất gia tăng quy mô (scale up) hiệu quả và tận dụng được nền tảng
Internet trong các giao dịch. Tuy nhiên, những CTCK có tỷ lệ expense ratio nhỏ hơn
50% sẽ được ưa chuộng hơn những công ty còn lại.
<4> Chất lượng tài sản
Khi xu hướng thị trường giá lên (bull market) trở nên mạnh mẽ, các danh mục

tự doanh của công ty chứng khoán sẽ tăng lên chóng mặt. Trong những giai đoạn đó,
chỉ những công ty có tình hình tài chính vững mạnh và chính sách quản trị rủi ro tốt
mới có thể tồn tại được bền vững:

 Lượng tiền mặt

18


Những CTCK lâu năm tồn tại qua giai đoạn 2007-2008 đều nắm giữ một lượng
tiền gửi lớn (cash) nhằm đối phó với các rủi ro đảo chiều bất ngờ từ nền kinh tế. Một
mức tiền mặt ít nhất 25% tài sản ngắn hạn là hợp lí để đảm bảo an toàn.

 Chất lượng danh mục tự doanh
Những nhà đầu tư cá nhân thông minh sẽ tránh các danh mục chất lượng thấp
với cấu thành của các cổ phiếu OTC còn lưu giữ từ giai đoạn 2007-2008 và trái phiếu
doanh nghiệp “rác” khác. Bằng việc chịu khó đọc kĩ thuyết minh báo cáo tài chính và
tìm hiểu các cổ phiếu chiếm tỷ trọng lớn, một nhà đầu tư lí trí sẽ đánh giá được chất
lượng danh mục tự doanh một cách hợp lí.

 Đánh giá rủi ro của chính sách margin
Tiêu chí này không hề dễ dàng cho các nhà đầu tư không chuyên đánh giá.
Song từ kinh nghiệm trong ngành, những CTCK quá nới lỏng chính sách margin cho
các cổ phiếu bị “thao túng” nổi tiếng trên thị trường có thể kiếm lời trong ngắn hạn,
nhưng lại vô cùng mong manh trong dài hạn với số nợ xấu mà các cổ phiếu “giấy” này
để lại - như trường hợp của các cổ phiếu như TTF, JVC, CDO, BII, DRH,... trước đây.
2.2.2. Phân tích báo cáo tài chính công ty chứng khoán
Ngành chứng khoán nói riêng và tài chính nói chung có những đặc thù riêng có
nên không thể áp dụng các phương pháp phân tích đánh giá báo cáo tài chính như các
đối tượng doanh nghiệp khác. Đối với ngành này, điều quan trọng nhất là xem xét

doanh nghiệp mục tiêu có thể mạnh và chiến lược kinh doanh thuộc những mảng nào
để chúng ta chú trọng vào phân tich chi tiết thế mạnh đó.
2.2.2.1.

Các loại tài sản tài chính của một công ty chứng khoán

Theo quy định có hiệu lực từ đầu năm 2017 Công ty chứng khoán có 3 loại tài
sản tài chính là: FVTPL, AFS và HTM.
-

HTM chủ yếu là tiền gửi ngân hàng (ở mốt số công ty có khoản mục này rất lớn

như SSI, VND là do họ có nghiệp vụ kinh doanh nguồn vốn hưởng chênh lãi suất) nên
không liên quan đến việc ghi nhận lãi không thường xuyên từ danh mục tự doanh. Còn
lại là FVTPL và AFS.

19


-

Tài sản tài chính ghi nhận qua lãi lỗ (FVTPL) – theo quy định mới, tài sản tài

chính FVTPL sẽ được hạch toán theo giá thị trường thay vì giá vốn điều chỉnh cho các
khoản lỗ chưa thực hiện từ 2016 trở về trước. Theo đó các khoản lãi chưa thực hiện
nhờ thị giá cao hơn giá vốn sẽ được ghi nhận cho dù chứng khoán đã được bán hay
chưa và thị giá vào ngày cuối quý trước sẽ được lấy làm giá để tính lỗ/lãi chưa thực
hiện cho quý tiếp theo.
Tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS): lãi/ lỗ chưa thực hiện sẽ không hạch
toán trên bảng báo cáo kết quả kinh doanh. Lỗ chưa thực hiện sẽ đi vào bảng có tên

"báo cáo thu nhập toàn diện khác". Sau đó được ghi nhận trực tiếp vào mục "đánh giá
lại tài sản" trong phần vốn chủ sở hữu trên bảng cân đối kế toán. Lãi chưa thực hiện
(thị giá cao hơn giá vốn) sẽ không được ghi nhận vào lợi nhuận. Đến khi chứng khoán
được bán thì khoản lãi này mới được ghi nhận vào lợi nhuận trên bảng báo cáo kết quả
kinh doanh.
Việc phân loại tài sản tài chính FVTPL và AFS có thể gây khó hiểu cho nhà đầu
tư do các công ty chứng khoán được phép phân loại tài sản tài chính là FVTPL hay
AFS theo mong muốn chủ quan của họ. Do vậy các công ty chứng khoán sẽ có chính
sách riêng khi phân loại các tài sản tài chính này.
2.2.2.2. Đánh giá hiệu quả kinh doanh
Một công ty chứng khoán có thể có 1 hoặc hơn 1 trong 4 loại hình kinh doanh
bao gồm: Môi giới chứng khoán, cho vay ký quỹ, tự doanh và ngân hàng đầu tư. Khi
phân tích, đánh giá một công ty chứng khoán nhà đầu tư cần thiết tìm hiểu xem công
ty đó kinh doanh những loại hình nào, các loại hình đó mang lại tỷ trọng kết quả kinh
doanh ra sao để từ đó đưa ra những đánh giá phù hợp. Do vậy, để phân tích được báo
cáo của các công ty chứng khoán một cách tinh gọn, cần phải bóc tách từng thành
phần doanh thu và chi phí trên bảng Báo cáo hoạt động kinh doanh của công ty thành
các mảng:
o Doanh thu – chi phí đầu tư
o Doanh thu – chi phí nguồn vốn
o Doanh thu – chi phí môi giới
o Doanh thu – chi phí khối ngân hàng đầu tư (IB)
Các thành phần trên bảng Báo cáo hoạt động sẽ được chia theo nguyên tắc sau:

20


I.
1.


DOANH THU HOẠT ĐỘNG
Lãi từ các tài sản tài chính ghi nhận thông

Nguyên tắc
Doanh thu đầu tư (principal

qua lãi/lỗ (FVTPL)
investment)
1.1. Lãi bán các tài sản tài chính FVTPL
1.2. Chênh lệch tăng về đánh giá lại các tài
sản tài chính FVTPL
1.3. Cổ tức, tiền lãi phát sinh từ tài sản tài
chính FVTPL
1.4. Chênh lệch giảm do đánh giá lại phải trả
chứng quyền đang lưu hành
Doanh thu của cả Nguồn vốn
2.

Lãi từ các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày

đáo hạn (HTM)

(treasury) và đầu tư (principal
investment), bao gồm lãi tiền
gửi có kỳ hạn, trái phiếu
chuyển đổi
Doanh thu của cả Nguồn vốn
(treasury) và đầu tư (principal

3.


Lãi từ các khoản cho vay và phải thu

investment), bao gồm lãi tiền
gửi có kỳ hạn, trái phiếu
chuyển đổi.

4.

Lãi từ tài sản tài chính sẵn sàng để bán

(AFS)
5.
Doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng
khoán
6.
Doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát
hành chứng khoán
7.
Doanh thu nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
khoán
8.
Doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán

9.

10.

Doanh thu hoạt động tư vấn tài chính


Thu nhập hoạt động khác

Doanh thu Đầu tư
Doanh thu Môi giới
Doanh thu IB
Doanh thu Môi giới
Doanh thu Môi giới
Tách theo bản chất số liệu thực
tế, vì doanh thu quản lý tài
khoản cũng tùy theo thỏa thuận
mà phân bổ vào bộ phận nào.
Tách theo bản chất số liệu thực
tế

20. Tổng doanh thu hoạt động
21


II.

CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG

1.

Lỗ từ các tài sản tài chính FVTPL

1.1.
1.2.

Lỗ bán các tài sản tài chính FVTPL

Chênh lệch giảm về đánh giá lại các tài

Nguyên tắc
Chi phí đầu tư (principal
investment)

sản tài chính FVTPL
1.3. Chi phí giao dịch mua tài sản tài chính
FVTPL
1.4. Chênh lệch tăng do đánh giá lại phải trả
chứng quyền đang lưu hành
2.
Lỗ và ghi nhận chênh lệch đánh giá theo
giá trị hợp lý tài sản tài chính AFS khi phân loại
lại
3.

Chi phí đầu tư + nguồn vốn,
tách theo số liệu thực tế

Chi phí dự phòng tài sản tài chính, xử lý

tổn thất các khoản phải thu khó đòi, lỗ suy giảm
tài sản tài chính v à chi phí đi vay của các khoản

Chi phí đầu tư

cho vay
4.
Chi phí hoạt động tự doanh

Chi phí đầu tư
5.
Chi phí nghiệp vụ môi giới chứng khoán
Chi phí môi giới
6.
Chi phí nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát
Chi phí IB
hành chứng khoán
7.
Chi phí nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng
Chi phí môi giới
khoán
8.
Chi phí nghiệp vụ lưu ký chứng khoán
Chi phí môi giới
Tách theo bản chất số liệu thực
9.
Chi phí hoạt động tư vấn tài chính
tế.
Tách theo bản chất số liệu thực
10.
Chi phí hoạt động khác
tế
Tổng chi phí hoạt động
III.

DOANH THU HOẠT ĐỘNG TÀI

CHÍNH
1.

Chênh lệch lãi tỷ giá hối đoái đã và chưa
thực hiện
2.
Doanh thu, dự thu cổ tức, lãi tiền gửi
không cố định phát sinh trong kỳ
3.
Lãi bán, thanh lý các khoản đầu tư vào cô
ng ty con, liên kết, liên doanh

Nguyên tắc
Doanh thu nguồn vốn
Doanh thu nguồn vốn + đầu tư
Doanh thu đầu tư
22


4.
Doanh thu khác về đầu tư
Doanh thu đầu tư
Tổng doanh thu hoạt động tài chính
IV.
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
1.
Chênh lỗ tỷ giá hối đoái đã và chưa thực
Chi phí nguồn vốn
hiện
2.
Chi phí lãi vay
Chi phí môi giới
3.

Lỗ bán, thanh lý các khoản đầu tư vào
Chi phí đầu tư
công ty con, liên kết, liên doanh
4.
Hoàn nhập dự phòng suy giảm giá trị các
Chi phí đầu tư
khoản đầu tư dài hạn
5.
Chi phí đầu tư khác
Chi phí đầu tư
Tổng chi phí tài chính
V.
CHI PHÍ BÁN HÀNG
Là chi phí các biện pháp hỗ trợ,
VI.

CHI PHÍ QUẢN LÝ

tỷ lệ phân bổ chi phí biện pháp
hỗ trợ trên báo cáo quản trị

VII.
VIII.

KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
THU NHẬP KHÁC VÀ CHI PHÍ

KHÁC
Thu nhập khác
Chi phí khác

Cộng kết quả hoạt động khác
IX.
TỔNG LỢI NHUẬN KẾ TOÁN
TRƯỚC THUẾ
Sau khi phân loại các doanh thu – chi phí vào từng nhóm, từ đó, chúng ta sẽ so
sánh tỷ trọng của chúng với nhau, và so sánh với các công ty cùng ngành ta mới có thể
phân tích được mảng nào là mảng lợi thế của công ty chứng khoán chúng ta đang phân
tích, kết hợp với các điều kiện kinh tế vĩ mô để dự đoán được doanh thu của công ty
nào sẽ tăng mạnh.
Ví dụ:
-

Một công ty mạnh trong mảng môi giới chứng tỏ công ty chứng khoán này chủ

yếu doanh thu đến từ phí giao dịch và phí margin. Những công ty này sẽ được hưởng
lợi lớn khi thị trường chứng khoán sôi động với thanh khoản cao, ngược lại công ty đó
sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực nếu thị trường chứng khoán trầm lắng với thanh khoản thấp.
-

Nếu tỷ trọng doanh thu từ mảng nguồn vốn lớn thì lợi nhuận của CTCK đó có

khả năng sẽ bị ảnh hưởng nhiều bởi tỷ giá hối đoái.
23


-

Một công ty chứng khoán thiên về mảng đầu tư sẽ lãi lớn khi các cổ phiếu đầu

tư trong danh mục của họ cũng như thị trường chứng khoán nói chung tăng giá mạnh,

ngược lại công ty đó sẽ bị lỗ nếu các cổ phiếu trong danh mục của họ đi xuống.
-

Một công ty chủ lực về mảng ngân hàng đầu tư (IB) chứng tỏ công ty này có lợi

thế cạnh tranh dựa trên tài sản vô hình là các mối quan hệ và vị thế với các doanh
nghiệp. Các công ty này sẽ có có kết quả kinh doanh tốt trong điều kiện có nhiều các
thương vụ thoái vốn, M&A mạnh mẽ, ngược lại họ sẽ có kết quả kinh doanh kém khi
thị trường vắng bóng các thương vị thoái vốn và M&A...
-

2.2.2.3. Đánh giá dòng tiền
Đối với 1 doanh nghiệp phi tài chính thì dòng tiền ra và vào của công ty vô

cùng quan trọng, còn đối với các công ty chứng khoán dòng tiền không có nhiều ý
nghĩa so với chất lượng tài sản trong bảng cân đối kế toán và hiệu quả kinh doanh bền
vững của từng mảng trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Lưu chuyển từ hoạt động đầu tư thường rất nhỏ và có thể bỏ qua ngay do:
1.Công ty chứng khoán đầu tư rất ít vào tài sản cố định; 2. Nếu có đầu tư tài chính lớn
thì với công ty chứng khoán đó thuộc hoạt động kinh doanh chứ không phải hoạt động
đầu tư.
Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh của công ty chứng khoán âm nhiều năm
liên tiếp không hẳn là xấu thậm chí còn rất tốt: ngoài việc phụ thuộc lãi lỗ kinh doanh
thì vấn đề quan trọng nhất là nó phụ thuộc vào việc mở rộng kinh doanh của công ty.
Nếu 1 công ty chứng khoản mở rộng đầu tư vào các tài sản tài chính thì dòng tiền kinh
doanh luôn âm.
Lưu chuyển hoạt động tài chính dương nhiều chưa chắc đã xấu thậm chí còn tốt
nếu việc dương là do hoạt động kinh doanh mở rộng mạnh (ở Việt Nam các công ty
chứng khoán lớn đều mở rộng không ngừng hàng năm)
Tiền và tương đương tiền của các công ty chứng khoán không quan trọng bằng

các tài sản tài chính của công ty chất lượng có tốt không, vì khác với các loại hình
khác các tài sản tài chính rất dễ chuyển đổi thành tiền nếu có chất lượng tốt với chí phí
chuyển đổi rất thấp. Do đó các công ty chứng khoán hiệu quả thường không dự trữ tiền
mặt nhiều như các ngành khác.
2.2.3. Phương pháp định giá
Trái với lĩnh vực ngân hàng, lợi thế cạnh tranh của một CTCK dựa vào nhiều
tài sản vô hình như: (1) thương hiệu và độ nhận diện thương hiệu (2) đội ngũ môi giới,
24


phân tích, hệ thống quản trị rủi ro, hạ tầng công nghệ (3) các mối quan hệ phục vụ
mảng hoạt động IB và tự doanh. Vì vậy, nếu một nhà đầu tư giá trị chỉ thuần tư duy về
giá trị sổ sách (P/B) thì sẽ rất khó có được lập luận đúng về giá trị thực của một CTCK
hàng đầu. Do đó, đề xuất áp dụng song song cả hai phương pháp P/B và PEG ratio
tương ứng với từng nhóm CTCK nhằm ước lượng biên an toàn một cách tương đối:
 Price-to-book ratio (PBR)
Chỉ số P/B (Price to Book ratio) là 1 chỉ số tài chính quan trọng, được sử dụng
để so sánh giá của cổ phiếu với giá trị ghi sổ của cổ phiếu đó.
Công thức tính:

Đối với một công ty tài chính đầu ngành sở hữu thị phần lớn, một số nhà đầu tư
giá trị sẽ cảm thấy rất khó để hợp lí hóa được mức P/B vô cùng cao của các CTCK
như VCI (P/B 3.4x), HCM (P/B 2.7x) nhờ giá trị vô hình và tỷ suất sinh lời ROE vượt
trội mà các công ty này tạo ra cho cổ đông.
Song, nếu nhìn ngược lại trên góc độ biên an toàn (margin of safety), bất cứ khi
nào tỷ số P/B của một công ty chứng khoán hàng đầu như trên nhỏ hơn hoặc bằng 1.5
lần thì có thể giải ngân vì mức giá phải đang trả đang thấp hơn rất nhiều so với lượng
tài sản vô hình mà công ty đang thực sự sở hữu.
 Price-earnings-to-growth ratio (PEG)
Đối với nhóm hạng trung và cấp thấp, vì lợi thế vô hình của các công ty này

không đáng kể nên tỷ lệ P/B của nhóm này luôn ở mức dưới trung bình. Do đó, việc sử
dụng P/E tương quan với tốc độ tăng trưởng lợi nhuận bền vững của công ty (PEG
ratio) sẽ là giải pháp tốt hơn để định giá. Nó thể hiện mối quan hệ giữa P/E với Tốc độ
tăng trưởng thu nhập EPS (G) của cổ phiếu.
Chỉ số PEG được tính toán bằng công thức sau:

 PE = G hay PEG = 1

25


×