Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai thác hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (842.33 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

LÊ QUỐC PHONG

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO
THÔNG CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 85.80.205

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. PHAN CAO THỌ

Phản biện 1: TS. TRẦN TRUNG VIỆT

Phản biện 2: TS. PHAN LÊ VŨ

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 12 năm 2018.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Trường
Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn của cả
nước về văn hóa, du lịch; có đầy đủ và kết nối liên thông với 05 loại
hình giao thông hiện có của Quốc gia và Khu vực, gồm: đường bộ,
đường sắt, đường thủy nội địa, đường biển và đường hàng không. Để
tận dụng tiềm năng và có kế hoạch đầu tư, khai thác hợp lý, có hiệu
quả hệ thống hạ tầng giao thông sẵn có, đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu
cầu đi lại của nhân dân và du khách; UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã
xây dựng và phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải khách
công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng
đến năm 2030” (Quyết định 2011/QĐ-UBND năm 2014), đồng thời
“Điều chỉnh quy hoạch phát triển GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm
2020, định hướng đến năm 2030” (Quyết định 1174/QĐ-UBND năm
2015). Trong đó, đối với ngành vận tải đã quy hoạch, hình thành được
mạng lưới vận tải hành khách công cộng (tập trung chủ yếu vào xe
buýt, xe điện và xe khách tuyến cố định nội tỉnh). Mục tiêu là đến
năm 2020, thị phần vận tải khách công cộng chiếm 9-10%, trong
đó vận tải xe buýt chiếm 5--7% tổng nhu cầu đi lại của dân cư đô
thị trên địa bàn tỉnh.
Tuy nhiên, sau hơn 5 năm triển khai (đến cuối năm 2018) mạng
lưới xe buýt chỉ có 76 xe hoạt động trên 18 tuyến với tổng chiều dài
mạng lưới là 834,4 km (bình quân 46km/tuyến), 48 xe khách chạy

tuyến cố định nội tỉnh với tổng chiều dài 710km (bình quân
44,4Km/tuyến); xe điện với 59 chiếc hoạt động hạn chế trên 12 tuyến
trong khu vực nội thành và kết nối đến các điểm di tích, du lịch; trong
đó, xe buýt chỉ đáp ứng khoảng 0,5% (1,28 triệu lượt hành khách năm
2018) thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu quy hoạch đặt ra; đồng thời,
qua theo dõi chuỗi dữ liệu cho thấy hành khách sử dụng xe buýt đang


2
có xu hướng giảm dần qua các năm (năm 2018 giảm 26% so với năm
2016 từ 1,735 triệu lượt năm 2016/1,28 triệu lượt năm 2018).
Qua theo dõi, phân tích, đánh giá sơ bộ cho thấy nguyên nhân
chủ yếu làm lượng khách đi xe buýt ngày càng giảm là do chất lượng
dịch vụ, chất lượng phục vụ không đáp ứng nhu cầu, mong muốn của
người dân, được thể hiện qua các đặc điểm sau: (1) khả năng tiếp cận
chưa thuận lợi do diện bao phủ của mạng lưới xe buýt là quá thấp
khoảng 10%; (2) việc liên thông, hỗ trợ lẫn nhau giữa các loại hình
giao thông công cộng không được chú trọng trong quá trình khai thác
và quyết định mở tuyến; (3) các tuyến chỉ tập trung khai thác theo
hướng Bắc – Nam, hệ số trùng tuyến giữa xe buýt và xe khách nội tỉnh,
liên tỉnh cao; (4) vai trò của các bến xe, trung tâm trung chuyển và đầu
mối vận tải gần như không được chú trọng; (5) tình trạng vi phạm các
quy định về an toàn giao thông, thời gian, thái độ phục vụ dẫn đến
chậm, trễ giờ, gây mất an toàn, giảm niềm tin đối với hành khách và
người dân.
Với những điều kiện và lý do như đã nêu trên, việc tổ chức, sắp
xếp, tối ưu hóa các tuyến vận tải hành khách, áp dụng công nghệ hiện
đại vào công tác giám sát, quản lý, điều hành nhằm nâng cao năng lực,
hiệu quả khai thác đối với hệ thống giao thông công cộng (chủ yếu
gồm xe buýt, xe điện, xe khách cố định nội tỉnh...) là cần thiết và cấp

bách; đồng thời UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã thống nhất chủ trương
cho nghiên cứu triển khai tại công văn số 9715/UBND-GT ngày 17
tháng 12 năm 2018. Đó là lý do để học viên mong muốn và quyết định
lựa chọn đề tài: " Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng khai
thác hệ thống giao thông công công trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế".
2. Đối tượng nghiên cứu
-Mạng lưới, phương tiện, chất lượng dịch vụ, phục vụ giao thông
công cộng ở trong nước và ngoài nước.


3
-Mạng lưới, phương tiện, chất lượng dịch vụ, phục vụ giao thông
công cộng (chủ yếu là xe buýt, xe khách cố định nội tỉnh, liên tỉnh lân
cận) trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
-Các mô hình ứng dụng, áp dụng công nghệ vào công tác giám
sát, quản lý, điều hành hệ thống GTCC trong nước và trên ngoài nước.
-Các mô hình ứng dụng, áp dụng công nghệ vào công tác giám
sát, quản lý, điều hành hệ thống GTCC trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
3. Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống giao thông công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
4. Mục tiêu nghiên cứu
4.1 Mục tiêu tổng quát
Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, công nghệ nâng cao chất lượng
khai thác, đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân; nâng cao ý
thức và tỷ lệ người sử dụng phương tiện giao thông công cộng, hạn chế
tối đa việc sử dụng phương tiện cá nhân, góp phần giảm ùn tắc và tai
nạn giao thông.

4.2.
Mục tiêu cụ thể
-Đánh giá hiện trạng và phân tích khả năng cung ứng và nhu cầu
sử dụng vận tải công cộng (chủ yếu bằng xe buýt, tuyến xe điện bốn
bánh có gắn động cơ và tuyến vận tải hành khách tuyến cố định nội
tỉnh) tại tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm nhu cầu người dân và nhu cầu
khách du lịch. Phân tích các hạn chế trong công tác lập quy hoạch và
vận hành các tuyến VTHK hiện tại.
-Xây dựng lộ trình chi tiết các tuyến vận tải công cộng (bằng xe
buýt, tuyến xe điện bốn bánh có gắn động cơ và tuyến vận tải hành
khách tuyến cố định nội tỉnh) đảm bảo tính đồng bộ, liên thông giữa
các loại hình dịch vụ VTHK và đảm bảo tối ưu hóa công tác vận hành,
tiến tới hoàn chỉnh toàn bộ mạng lưới vận tải công cộng tỉnh Thừa


4
Thiên Huế
-Đề xuất mô hình vận hành khách, khai thác, giám sát và quản
lý hệ thống vận tải hành khách công cộng tỉnh Thừa Thiên Huế;
-Đề xuất các giải pháp kỹ thuật, giải pháp công nghệ để cải thiện,
nâng cao hoạt động vận tải hành khách công cộng tỉnh Thừa Thiên
Huế, bảo đảm việc kết nối liên thông, đồng bộ, áp dụng thống nhất cho
mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên
Huế.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu lý thuyết
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết.
5.2. Nghiên cứu thực nghiệm
- Thu thập số liệu về hiện trạng hạ tầng giao thông (các nút giao
thông, các tuyến đường trục chính đô thị và khu vực; các bãi đỗ xe

công cộng và điểm dừng chờ xe buýt…).
- Tìm hiểu, nghiên cứu phương thức hoạt động của các loại hình
vận tải phục vụ giao thông công cộng: Hành trình các tuyến vận
chuyển, số lượng xe, cự ly, khoảng thời gian hoàn thành chuyến đi; đối
tượng và số lượng hành khách tham gia đối với từng vùng, tuyến
đường và từng thời điểm cụ thể; phương pháp xử lý dữ liệu của thông
tin lữ hành hiện nay;
- Tìm hiểu, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ để nâng cao chất
lượng phục vụ; đánh giá ưu nhược điểm của các mô hình đang vận
hành, áp dụng ở Việt Nam và trên thế giới, trên cơ sở đó đưa ra mô
hình phù hợp với điều kiện của tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Tìm hiểu, nghiên cứu các mô hình giám sát, quản lý, điều hành
hệ thống giao thông công cộng hiện đang áp dụng ở trong nước và
ngoài nước; đề xuất, lựa chọn mô hình quản lý, điều hành GTCC phù
hợp với Tỉnh Thừa Thiên Huế cho hiện nay và tương lai.
6. Bố cục của luân văn


5
Luận văn gồm 03 Chương:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống giao thông công cộng và mô
hình quản lý điều hành giao thông công cộng
Chương 2: Thực trạng hạ tầng giao thông và xu hướng phát triển
giao thông công cộng tại Tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng khai thác hệ thống
giao thông công cộng cho tỉnh Thừa Thiên Huế
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG
VÀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG
CÔNG CỘNG

1.1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG
1.1.1. Khái niệm, vai trò, đặc điểm của GTCC
a) Khái niệm về giao thông công cộng: Giao thông công cộng
là hệ thống giao thông trong đó người tham gia giao thông không sử
dụng các phương tiện giao thông thuộc sở hữu cá nhân.
b) Vai trò của GTCC trong hệ thống vận tải đô thị: Giao thông
đô thị là một bộ phận hết sức quan trọng quy hoạch đô thị
c) Đặc điểm các loại hình phương tiện GTCC: Có sức chuyên
chở lớn, giá rẽ, phục vụ nhiều tầng lớp nhân dân.
d) Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ VTHKCC bằng xe buýt:
Là các công trình phục vụ cho hoạt động khai thác VTHKCC bằng xe
buýt.
đ) Một số loại hình vận tải khách công cộng phổ biến hiện
nay.
1.1.2. Tổng quan về hệ thống VTHKCC bằng xe buýt
Hiện nay trên toàn quốc có 57/63 tỉnh thành có hệ thống VTHKCC
bằng xe buýt; có 42 tỉnh đã có Quy hoạch VTHKCC bằng xe buýt được


6
phê duyệt. Theo báo cáo thực hiện đánh giá tổng kết 05 năm thực hiện
VTHKCC bằng xe buýt trên toàn quốc do các tỉnh, thành phố thống
kê, hiện trạng VTHKCC toàn quốc đến năm 2015[1] như sau:
a) Về mạng lưới tuyến, kết cấu hạ tầng phục vụ GTCC
b) Về hệ thống đoàn phương tiện, chất lương dịch vụ
c) Về cơ chế chính sách phát triển VTHKCC
1.1.3. Xu hướng phát triển hệ thống GTCC
a) Định hướng phát triển giao thông công cộng
b) Một số mô hình phát triển GTCC điển hình ở Việt Nam

1.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GTCC
1.2.1. Một số quản lý GTCC điển hình ở một số đô thị trên
thế giới
1.2.2. Mô hình quản lý điều hành CTCC ở Việt Nam hiện
nay
1.3. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH VTHKCC
CHO CÁC THÀNH PHỐ Ở VIỆT NAM
1.3.1. Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn phát triển xe
buýt
1.3.2. Giải pháp phát triển VTHKCC ở các Thành phố Việt
Nam
1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Luận văn đã đánh giá tổng quan về quá trình phát triển, các loại
hình, phương tiện GTCC các đô thị trong và ngoài nước; làm rõ được
ưu, nhược điểm từng loại phương tiện, từng mô hình; rút ra các bài học
kinh nghiệm, cần nghiên cứu, phát triển để áp dụng cho phù hợp với
điều kiện thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.


7
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG GIAO THÔNG CÔNG CỘNG VÀ XU HƯỚNG
PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG CÔNG CỘNG TẠI TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ
2.1. THỰC TRẠNG VỀ GTCC ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN
HUẾ
2.1.1. Hiện trạng mạng lưới tuyến, kết cấu hạ tầng phục vụ
GTCC
a) Hệ thống giao thông công cộng gồm 05 loại hình vận tải

khách chủ yếu, gồm: Xe buýt, xe điện, xe khách cố định nội tỉnh, xe
khách cố định liên tỉnh lân cận, cụ thể như sau:
Bảng 2.1. Hiện trạng mạnh lưới GTCC của tỉnh Thừa Thiên Huế
TT

Chỉ tiêu

1 Số tuyến buýt
2 Tổng chiều dài tuyến
3 Chiều dài bình quân
Số lượng phương
4
tiện
5 Tầng suất chạy xe

Đơn vị
Số tuyến
Km
Km

Liên
Liên tỉnh
Xe
Nội
tỉnh
Huế Xe điện
buýt
tỉnh Huế-Đà Quảng
Nẵng
Trị

18
12
16
01
01
835
710
100
523
42
44,4
100
105

Xe

76

59

48

81

73

Chuyến/ngày

12


Nhu
cầu

49

56

45

Bảng 2.3. Các thông số hoạt động của xe cố định nội tỉnh trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Tên tuyến
Đông Ba - Điền Hải
Đông Ba -Phong Sơn
Đông Ba - Sịa
Đông Ba - Truồi
Đông Ba - Nong
Đông Ba - Vinh Hà
Đông Ba - Vinh An

Đông Ba - Phú Diên
Đông Ba - Bình Điền

Số
chuyến/
ngày
4
1
3
6
4
2
1
1
1

Số
phương
tiện
8
1
3
4
4
2
1
1
1

Đời xe

(Năm)
2001-2008
2006
2002-2006
2005-2006
2005-2007
2006
2006
2006
2000

Cự
ly
Km
65
30
29
26
22
29
39
25
26

Hệ số
khách
bq %
22
26
22

26
25
21
23
25
25


8
TT

Tên tuyến

10 Đông Ba - Vinh Hiền
11 BX Phía Nam - A Lưới
Bến xe Phía Nam - Nam
12
Đông
13 Bến xe Phía Nam - Lăng Cô
14 Bến xe Phía Nam - Cầu Hai
15 Nam Đông – Vinh Hiền
16 Đông Ba - Tân Hội.
TỔNG CỘNG

Số
chuyến/
ngày
3
6


Số
phương
tiện
3
7

5

-

1
4
1
6
49

2
4
3
4
48

2002-2005
2012

Cự
ly
Km
60
77


-

48

2008
2008
2002-2005
2005-2008
Tbq:12,5

67
40
52
65
710

Đời xe
(Năm)

Hệ số
khách
bq %
20
56
Ngừn
g
55
60
25

20
451

Bảng 2.4. Các thông số hoạt động của các tuyến xe cố định
nội tỉnh liên tỉnh Huế - Quảng Trị
TT

Hành trình Bến đi

Bến Phía bắc
1 Huế Bến
Đông Hà
Bến Phía bắc
2 Huế - Bến xe
Hồ Xá.
Bến Phía bắc
3 Huế - QL9Lao Bảo
Bến Phía bắc
4 Huế - Bến
Khe Sanh
Bến Phía bắc
5 Huế - Bến TX
Quảng Trị.
Tổng cộng

Số
Số
Số
Đời Hệ số lượng Số
Bến Cự ly

lượng
nốt
xe
khách
DN
chỗ
đến (Km)
phương
ngày
(Năm) Tbình% khai ngồi
tiện
thác

Phía bắc Đông
Huế


73

50

29

20002013

45

5

16


Phía bắc
Hố xá 100
Huế

9

20

20002010

50

3

16

Phía bắc
Huế

Lao
Bảo

150

20

17

20052018


50

4

16-29

Phía bắc Khe
Huế
Sanh

140

6

5

20152018

48

1

16-29

4

2

20002004


44

2

16

89

73

47,4

15

48

BX
Phía bắc
Quảng 60
Huế
Trị
523

b) Về thông tin hành trình hệ thống giao thông công cộng trên
địa bàn tỉnh: Hiện chỉ gắn cố định tại các nhà chờ và niêm yết trên xe
(bản cứng)
c) Về sản lượng vận tải khách công cộng
Sản lượng vận tải tính đến năm 2018 diễn ra sôi động, năng lực
vận tải được nâng cao cụ thể:

- Vận tải hành khách đạt 22.738 nghìn lượt khách, tăng 9,60%


9
so năm trước và 1.145,2 triệu lượt khách.km tăng 10,46%.
- Vận tải hành khách đường bộ ước đạt 22.205 nghìn lượt khách,
tăng 9,82% và 1.141,3 triệu lượt khách.km, tăng 10,40%.
- Đường sông 533 nghìn lượt khách, tăng 1,14% và 3,9 triệu lượt
khách.km, tăng 34,30%.
Riêng đối với vận tải bằng xe buýt: Tính đến năm 2018 theo
thống kê báo cáo hằng năm của doanh nghiệp vận tải bằng xe buýt:
- Tống số chuyến buýt thực hiện đạt 34.380 (chuyến/năm)
- Tổng số km thực hiện của các tuyến buýt đạt 1.581.339
(km/năm)
- Tổng doanh năm 2018 thu ước đạt 3.091.803.000 (đồng)
- So sánh sản lượng khai thác xe buýt qua các năm: Theo thống
kê của Sở GTVT thì số lượt hành khách đi lại bằng xe buýt tính đến
năm 2018 :
Năm

2016

2017

2018

Lượt khách 1.735.000 1.284.583 1.285.221

So sánh


So sánh

2018/2017 2018/2016
+0,05%

-26,0%

2.1.2. Hiện trạng về đoàn phương tiện
a) Về chất lượng đoàn phương tiện: Trên địa bàn tỉnh có tất
cả 76 xe buýt (trợ giá 27 xe, không trợ giá 49 xe).Về cơ cấu phương
tiện 100% là xe buýt nhỏ và buýt trung bình, không có phương tiện xe
buýt cỡ lớn. Phương tiện có niên hạn đã qua sử dụng khá lớn, phương
tiện mới nhất sản xuất năm 2013 ; tuổi bình quân là 9,5 năm.
Về chất lượng dịch vụ: Chất lượng dịch vụ không được các
doanh nghiệp quan tâm đúng mức, biểu hiện cụ thể: Xe chạy không
đúng giờ, bỏ điểm dừng; Không bật điều hòa; Vệ sinh xe trong và ngoài
không sạch sẽ; Thiếu hoặc không niêm yết thông tin theo quy định trên
xe và tại các cơ sở hạ tầng xe buýt; Thái độ không hòa nhã với hành
khách; Hạ tầng xe buýt không thân thiện với hành khách;


10
Chưa có tiện ích ứng dụng công nghệ thông tin để hành khách
tìm kiếm lộ trình xe buýt và thời gian chờ đợi của hành khách.
b) Về vé
Bảng 2.5. Hệ thống giá vé xe buýt trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế

Vé lượt
Vé có giá trị

sử dụng
trong tháng
Vé tháng
dành cho đối
tượng là sinh
viên, học
sinh

Loại vé
Cự ly dưới 15 km
Cự ly từ 15 km đến 20 km
Cự ly từ 20 km đến 30 km
Cự ly từ 30 km trở lên
Cự ly dưới 15 km
Cự ly từ 15 km đến 20 km
Cự ly từ 20 km đến 30 km
Cự ly từ 30 km trở lên
Cự ly dưới 15 km
Cự ly từ 15 km đến 20 km
Cự ly từ 20 km đến 30 km
Cự ly từ 30 km trở lên

Giá vé
4.000 đồng/HK/lượt
5.000 đồng/HK/lượt
6.000 đồng/HK/lượt
7.000 đồng/HK/lượt.
90.000 đồng/HK/vé
120.000 đồng/HK/vé
150.000 đồng/HK/vé

160.000 đồng/HK/vé
45.000 đồng/HK/vé
60.000 đồng/HK/vé
75.000 đồng/HK/vé
80.000 đồng/HK/vé

2.1.3. Hiện trạng kết cấu hạ tầng
a) Về hệ thống giao thông chung
b) Về hạ tầng bến, bãi, nhà chờ phục vụ GTCC
2.1.4. Khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ và dự báo nhu
cầu đi lại GTCC bằng xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
a) Đối tượng khảo sát:
Khảo sát phỏng vấn hành khách sử dụng vận tải công cộng bằng
xe buýt trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
Khảo sát phỏng vấn người dân để tìm hiểu mục đích đi lại, nhu
cầu đi lại và nhu cầu sử dụng vận tải công cộng hiện tại và nhu cầu
trong tương lai.
Khảo sát phỏng vấn khách du lịch, học sinh, sinh viên về nhu
cầu sử dụng vận tải công cộng.
Khảo sát cơ sở hạ tầng xe buýt (khảo sát điểm đầu – cuối; khảo
sát điểm trung chuyển; khảo sát điểm dừng đỗ)


11
b) Phương pháp khảo sát: Trực tiếp và trực tuyến qua Công cụ
Google Form tại địa chỉ Nội dung và
kết quả chi tiết có Phụ lục đính kèm
Phỏng vấn về mức độ thường xuyên sử dụng xe buýt chỉ thực
hiện đối với hành khách đang sử dụng xe buýt và người dân. Tiến hành
khảo sát, phỏng vấn trực tiếp và trực tuyến 462 người dân và du khách

trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và 127 sinh viên, công nhân khu vực
thành phố Huế.
c) Kết quả khảo sát: Trên cơ sở kết quả điều tra, khảo sát, phỏng
vấn, tiến hành đánh giá, phân tích cho kết quả sau:
- Về tầng suất, mức độ sử dụng xe buýt: Đối với sinh viên, công
nhân 75% sử dụng ở mức thỉnh thoảng dưới 05 lần tháng và 12% đi
thường xuyên; đối với người dân và du khách: 50% chưa bao giờ đi,
20% đi dưới 3 lần trong tháng và 4% đi thường xuyên.
1. Kết quả khảo sát hành khách

2. Kế quả khảo sát người dân
1. Hàng ngày

9.4%
33.7%
30.9%

2. Ít hơn 3
lần/tuần
3. Ít hơn 3
lần/tháng

26.0%

3.4%
6.6%
13.4%
48.4%

4. Ít hơn 3

lần/năm

28.1%

1. Hàng ngày
2. Ít hơn 3
lần/tuần
3. Ít hơn 3
lần/tháng

3. Kết quả khảo sát với sinh viên, công nhân

Hình 2.2. Kết quả khảo sát về tầng suất, mức độ sử dụng xe buýt
- Về lý do sử dụng và không sử dụng xe buýt: Đối với Sinh viên
có 03 yếu tố quan trọng (1) Do không có xe chiếm 41%, (2) Do đường
xa, không an toàn chiếm 29%, (3) Do giá rẽ chiếm 12% và (4) lý do
khác chiếm 16%. Đối với người dân và du khách: Có 4 yếu tố chiếm


12
tỷ lệ cao và quan trọng để lựa chọn xe buýt của hành khách là: (1) Do
không có phương tiện chiếm 67%; (2) Do an toàn chiếm 67%, (3) Do
giá rẻ chiếm 33%, Do tiện lợi chiếm 33%.
Ngược lại, lý do hành khách hiếm hoặc ít khi lựa chọn xe buýt
có 08 yếu tố quan trọng nhất là: (1) Thói quen sử dụng phương tiện cá
nhân chiếm 60%; (2) Do không biết thông tin có xe buýt chiếm 37%,
(3) Chờ đợi lâu chiếm 27%, (4) Do bất cập về điểm dừng đỗ xa chiếm
19%; (5) Do không tiện nghi, không sạch sẽ chiếm 17%; (6) Xe đến
bến không đúng giờ chiếm 16%, (7) Do không có điểm gửi xe chiếm
12%, (8) Do Lái xe nhanh, không an toàn 10%.

- Mục đích chuyến đi sử dụng xe buýt:
1. Khảo sát sinh viên

2. Khảo sát người dân và du khách

Hình 2.5. Kết quả khảo sát về mục đích chuyến đi khi sử dụng xe buýt
Nhận xét: Có thể thấy rằng, kết quả phỏng vấn về mục đích
chuyến đi đối với hành khách sử dụng xe buýt cho kết quả tương đồng.
Mục đích chủ yếu của hành khách khi sử dụng xe buýt là công việc; đi
chợ/mua sắm/thăm viếng/giải trí và mục đích đi học.
- Khảo sát, đánh giá chất lượng dịch vụ xe buýt: Kết quả dưới
đây thể hiện đánh giá chất lượng dịch vụ hoạt động của hành khách và
người dân đối với các tuyến xe buýt, cụ thể như sau:
+ Về chất lượng phương tiện 20% đánh giá tệ, 60% tạm được;
+ Về dịch vụ trên xe 30 tệ, 50% tạm được;
+ Về Lái xe và nhân viên phục vụ 20% tệ, 50% tạm được, 20%


13
tốt;
+ Về nhà chờ 50% tạm được, 20% tệ, tốt 8%;
+ Về số lượng tuyến và điểm dừng: 40% trung bình, 10% kém,
20% tốt;
+ Về điểm tiếp cận, đón xe buýt: Dưới 500m chiếm 55%, từ
500-100m chiếm 25% và trên 1000m chiếm 20%;
Về thời gian chờ đợi: 70% chờ dưới 15 phút, 25% chờ 15-30
phút, 15% chờ trên 30 phút;
Về giá xe buýt: Tốt, 80% đanh giá chấp nhận được.
Nhận xét: Có thể thấy rằng, hầu hết các chỉ tiêu đều có mức đánh
giá trung bình tới tồi và rất tồi, trong đó có 02 yếu tố hành khách đánh

giá tồi chiếm tỷ lệ cao nhất là “chất lượng phương tiện” và “chất
lượng hạ tầng điểm dừng/đỗ, nhà chờ” .Bên cạnh đó, có 02 yếu tố
được hành khách đánh giá với mức độ tốt chiếm tỷ lệ cao là “giá vé xe
buýt” và tạm được là “nhân viên phục vụ”.
Yếu tố quan trọng để hấp dẫn hành khách và các yếu tố đề
xuất cải thiện trong tương lai
Để định hướng các yếu tố cần cải thiện và mong muốn/nhu cầu
của hành khách đang sử dụng, người dân và khách du lịch khi tiếp cận
và sử dụng xe buýt, đề án tiến hành phỏng vấn hành khách 02 chỉ tiêu
sau: (1) các yếu tố cần cải thiện và (2) các yếu tố để hệ thống vận tải
cộng hấp dẫn người sử dụng.
Như vậy, hai yếu tố cần thiết xem xét khi hiệu chỉnh lộ trình và
hoạt động của các tuyến buýt là (1) cải thiện chất lượng đoàn phương
tiện và (2) cải thiện hạ tầng giao thông.
- Về mức giảm giá vé cho từng nhóm đối tượng: Trên 50%
đồng tình tình với mức giảm giá vé 50% đối với học sinh, sinh viên,
công nhân có hoàn cảnh khó khăn; 100% đối với trẻ em dưới 6 tuổi,
người nghèo, người tàn tật và từ 75-100% đối với người cao tuổi.
- Đánh giá về điểm tiếp cận xe buýt hiện tại: Đa số đều cho


14
rằng khoảng cách hợp lý từ nhà đến điểm đón xe buýt là dưới 500m
(35-40% chọn <300m, 20%-35% chọn 300-500m)
* Về phương tiện tiếp cận điểm dừng xe buýt: Rất đa dạng, tuy
nhiên đi bộ chiếm đa số trên 40%, xe máy chiếm 10%.
1.

Khảo sát sinh viên


3.

Khảo sát người dân và du khách

2.

Hình 2.15. Về mức dộ sẵn sàng đi xe buýt nếu chất lượng được
cải thiện
Kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ người sẵn sàng chắc chắn sử
dụng dịch vụ xe buýt chiếm tỷ lệ khá cao (khoảng 45-60%) nchắn chắn,
đi thường xuyên; 35-50% không chắc hoặc chưa quyết định; không đi
chiếm tỷ lệ rất thấp dưới 10%.
2.1.5. Dự báo nhu cầu giao thông vận tải và nhu cầu sử dụng
vận tải công cộng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, định hướng
2030.
Với kết quả phân tích như trên dự báo nhu cầu sử dụng xe buýt
sẽ tăng lên đáng kể nếu cải thiện được chất lượn dịch vụ.
2.2. MÔ HÌNH QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIAO THÔNG CÔNG
CỘNG HIỆN NAY
2.3. KẾT LUẬN
Luận văn đã khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng về thệ thống
GTCC tại tỉnh Thừa Thiên Huế; gồm những vấn đề sau:


15
2.3.1. Ưu điểm
2.3.2. Tồn tại, hạn chế
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHAI THÁC HỆ
THỐNG GTCC CHO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
3.1.1. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng khai
thác hệ thông GTCC dựa trên việc phân tích, đánh giá bằng định lượng
(số lượng, tỷ lệ phần trăm..) và định tính (tốt, xấu, tệ..) thông qua một
tập hợp các chỉ số, chỉ tiêu có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đối
tượng nghiên cứu.
3.1.2 Cơ sở pháp lý
Nghị định 86/2014/NĐ-CP ngày 10/9/2014 của Chính Phủ về
kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô;
Quyết định số 13/QĐ-TTg ngày 05/5/2015 của Thủ tướng Chính
Phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển vận tải hành khách
công cộng bằng xe buýt;
Thông tư 63/2014/TT-BGTVT ngày 07/11/2014 của Bộ Giao
thông vận tải Quy định về tổ chức, quản lý hoạt động kinh doanh vận
tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ;
Tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô:
TCCS 10:2015/TCĐBVN;
Quyết định số 1174/QĐ-UBND ngày 26/4/2015 của UBND tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển
giao thông vận tải tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030;
Căn cứ Quyết định số 2011/QĐ-UBND 2014 UBND tỉnh TTHuế


16
về Phê duyệt “Quy hoạch phát triển mạng lưới VTHKCC trên địa bàn tỉnh
Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;
3.2 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁI THÁC
HỆ THỐNG GTCC CHO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

3.2.1 Giải pháp về mạng lưới tuyến
a) Đối với xe buýt
b) Về mạng lưới tuyến
c) Về lộ trình:
Chuyển 05 tuyến trợ giá sang không trợ giá (đồng nhất chính
sách với 13 tuyến còn lại)[9][12]; đồng thời điều chỉnh, lồng ghép với
các tuyến trùng lộ trình khi vào Trung tâm thành phố. Kết quả sau khi
điều chỉnh toàn tỉnh có 18 tuyến xe buýt.
b) Đối với các tuyến xe cố định nội tỉnh: Dự kiến từ nay đến
2021 sẽ giảm dần các tuyến không hiệu quả (thay bằng xe buýt) và tiến
dến xóa bỏ hoàn toàn loại hình vận tải này
c) Đối với tuyến cố định liên tỉnh liền kề (Huế - Đà Nẵng và
Huế - Quảng Trị): Đối với tuyến Huế - Đà Nẵng, hai tỉnh Thừa Thiên
Huế và Đà Nẵng đã đồng thuận chủ trương, có quyết định chuyển đổi
sang xe buýt kể từ ngày 01/01/2020 [14].
d) Đối với các tuyến xe điện bốn bánh gắn động cơ
* Nhận xét chung: Sau khi sắp xếp, chuyển đổi, đã loại bỏ 11/16
tuyến cố định nội tỉnh tương ứng giảm 68% số tuyến; chuyển 5/16 tuyến
(32%) cố định nội tỉnh sang loại hình xe buýt (chấm dứt hoạt động đối
với loại hình xe vận tải khách cố định nội tỉnh). Mạng lưới tuyến giảm
từ 34 tuyến (18 tuyến xe buýt+16 tuyến cố định nội tỉnh) còn 23 tuyến
(18 tuyến xe buýt + 5 tuyến cố định nội tỉnh dạng buýt) tương ứng giảm
32% nhưng vẫn đảm bảo cấu trúc, diện bao phủ.
Phương án hoạt động sau chuyển đổi: Đảm bảo tính ổn định và
đơn giản (cấu trúc mạng lưới tuyến đơn giản hơn). Việc quản lý, điều


17
hành dễ dàng hơn do chỉ còn một mô hình xe buýt; tổ chức các vị trí
hạ tầng trung chuyển giữa buýt và buýt, buýt và phương tiện khác; Hạn

chế số lần trung chuyển trong 1 chuyến đi của hành khách.
3.2.2. Giải pháp bổ sung quy hoạch định hướng xe điện mặt
đất (Tram way), BRT cho khu vực trung tâm thành phố Huế
Quy hoạch phát triển chung thành phố Huế bao gồm thành phố Huế
hiện hữu (71 km 2 và là lõi đô thị) và mở rộng địa giới hành chính khu vực
lân cận làm các đô thị vệ tinh; hình thành đô thị với Huế là đô thị trung
tâm và 04 đô thị vệ tinh là Thị xã Hương Trà và Hương Thủy, thị trấn là
Thuận An và Bình Điền; diện tích khoảng 348,54 km2.
Quy hoạch phát triển giao thông công cộng cho thành phố Huế
gồm tuyến TRAM và BRT Bắc Nam và các tuyến Bus trung tâm và
vành đai kết nối về Trung tâm thành phố Huế [10].

Hinh 3.2. Mô hình phát triển không gian đô thị theo Quy hoạch
chung thành phố Huế


18

Hình 3.3. Sơ đồ quy hoạch các tuyến GTCC cho thành phố Huế
3.2.3 Giải pháp về hệ thống và chất lượng phương tiện:
a) Về phương tiện: Xây dựng lại bộ tiêu chí, tiêu chuẩn về chất
lượng xe, dịch vụ để đấu thầu cung ứng dịch vụ GTCC theo định
hướng, nguyên tắc sau:

- Đối với 5 tuyến có trợ giá thông qua đấu thầu: Thay
mới toàn bộ phương tiện và dịch vụ đi kèm (sẽ kết thúc hợp
đồng trong tháng 7/2020).
- Đối với tuyến liên tỉnh liền kề (Huế - Đà Nẵng, Huế -Quảng
Trị): Thay bằng tuyến buýt; Đối với tuyến Huế - Đà Nẵng sẽ thực hiện
từ ngày 01/01/2020 và chỉ có các phương tiện sản xuất năm 2015 mới

đủ điều kiện tham gia đấu thầu, cấp phép hoạt động [14].
- Đối với các tuyến còn lại dự kiến sẽ hết hạn hợp đồng trong
giai đoạn 2019-2021: Xây dựng hồ sơ để tổ chức đấu thầu với bộ tiêu
chí, tiêu chuẩn mới (xe mới 100%) để tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà
khai thác; thời điểm đưa phương tiện vào hoạt động hợp đồng cũ kết
thúc.


19
b) Lựa chọn loại hình, phương tiện
Bảng 3.4. Lựa chọn loại phương tiện xe buýt cho tỉnh TT Huế
STT
1
2
3

Loại xe
B30
B40
B30-B50

Số chỗ ngồi
Tuyến sử dụng
30
Nội đô thành phố
40
Thành phố đi các huyện, thị xã
30-50
Tuyến liên tỉnh Huế - Đà Nẵng
& Huế -Quảng Trị


c) Trang thiết bị, dịch vụ đi kèm trên phương tiện
Giải pháp đầu tư trang thiết bị trên các phương tiện phục vụ cơ
quan quản lý thực hiện công tác quản lý, giám sát (camera, thiết bị
giám sát hành trình....). Tất cả các xe buýt mới được yêu cầu trang bị
camera và thiết bị giám sát hành trình trên xe như là thiết bị GPS.
d) Hệ thống vé
- Giá vé:
Bảng 3.5. Bảng giá vé cho người đi xe buýt trước và sau khi
đề xuất
Loại vé
Vé lượt

Vé tháng

Cự ly
- Nhỏ hơn 15km:
- Từ 15 đến 20 km
- Từ 20 đến 30 km
- Từ 30 km trở lên
- Nhỏ hơn 15km
- Từ 15 đến 20 km
- Từ 20 đến 30 km trở lên
- Từ 30 km trở lên

Giá vé (đồng)
7.000 đ
8.000 đ
0.000 đ
10.000 đ

200.000 đ
230.000 đ
250.000 đ
280.000 đ

- Đối tượng hỗ trợ giá vé & mức hỗ trợ
Bảng 3.6. Bảng đề xuất mức giảm, đối tượng miễn giảm cho đối
tượng đi xe buýt
STT
Đối tượng
1
Người có công, người khuyết tật, người cao tuổi (>60 tuổi),
trẻ em dưới 6 tuổi, nhân khẩu thuộc hộ nghèo
2
Học sinh phổ thông, sinh viên các trường đại học, cao đẳng,
trung học chuyên nghiệp, dạy nghề
3
Công nhân các khu công nghiệp (mua vé tập thể từ 30 người
trở lên) hoặc thuộc trường hợp khó khăn.

Mức hỗ trợ
50%
50%
25%


20
Bảng 3.7. Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hệ thống
phương tiện sau khi chuyển đổi
TT

1
2
3
4

Hạng mục đánh giá
Chất lượng xe
Dịch vụ trên xe (Điều
hòa, wiffe,...)
Giá vé, mức miễn giảm

Hiện trạng
Chuyển đổi
Đời 2003-2012
2015-2019
Không có hoặc Đầy đủ, có bổ sung
không đẩy đủ
camera
Thấp
Tăng 25%

Ứng dụng công nghệ Chưa có
trong quản lý, bán vé

Thẻ vé thông minh

Đánh giá
Xe mới
Tốt hơn, tiện
nghi hơn

Chấp
nhận
được
Thuận lợi, tiện
ích hơn

3.3.4. Giải pháp kết cấu hạ tầng, dịch vụ đi kèm phục vụ
GTCC
a) Hệ thống điểm đầu, điểm cuối
Ngoài các tính năng như nhà chờ; nhưng có quy mô rộng hơn,
đảm bảo không gian để bố trí có các tiện ích, dịch vụ đi kèm phục vụ
thức ăn nhanh, đồ uống, nghỉ ngơi, mua sắm nhà vệ sinh công cộng;
cây xanh.
Khoảng cách giữa các trạm từ 20-30Km nhưng tối thiểu mỗi khu
trung tâm đô thị thuộc huyện, thị xã, thành phố hoặc khu công nghiệp
tập trung phải có 01 trạm, cụ thể:
Các trạm trung chuyển được trưng dụng tại 06 các bến xe, gồm:
(1) Bến xe Phía Nam, (2) Bến xe phía Bắc, (3) Bến xe Đông Ba (phía
Đông bờ Bắc thành phố); (4) Bến xe Quảng Điền; (5) Bến xe Vinh
Hưng, (6) Bến xe A Lưới; ngoài ra còn 03 có trạm gồm: Phong Điền,
Thuận An và trước cổng vào khu công nghiệp Phú Bài. Trong đó, Bến
xe phía Bắc và bến xe phía Nam là hai bến xe có quy mô và tình trạng
tốt nhất tại tỉnh Thừa Thiên Huế
b) Hệ thống trạm dừng, nhà chờ xe buýt.
Từng bước thay mới toàn bộ hệ thống nhà chờ, trạm quay đầu
theo hướng thông minh, hiện đại; tùy theo vị trí, mức độ phục vụ, kết
cấu trạm chờ xe buýt được phân thành 04 nhóm, cụ thể như sau


21

Bảng 3.8. Quy cách Trạm dừng, nhà chờ phục vụ GTCC
TT
1
2

3

4

Tên trạm

Kích thước
(Dài x Rộng x Cao)
Trụ điểm đón 0,25x0,7x2m75)m
xe buýt
Nhà chờ xe (4-10) x 5m x (2,8-3,0)m
buýt

Tính năng cơ bản

Hiển thị thông tin lộ trình
Không có mái che
Hiển thị đầy đủ thông tin lộ trình; Kết
nối về trung tâm
Có mái che; Kèm các dịch vụ
Trạm
trung
Như nhà chờ
chuyển, quay
Nhà vệ sinh

đầu xe buýt
Thêm dịch vụ cung cấp thức ăn
nhanh, giải khát
Bến xe buýt
Quy hoạch, lồng ghép Dành riêng quỹ đất cho xe buýt. Diện
vào các bến xe hiện có tích tối thiểu 1000m2.

* Đối với trụ điểm đón xe buýt: Đăt tại các vị trí có ít người đi,
thường là xa trung tâm; cung cấp thông tin cơ bản đến người sử dụng
lộ trình, thời gian đón trả khách.

Hình 3.4. Quy cách Trụ chờ xe buýt dọc tuyến.
Các trụ chờ được ưu tiên bố trí tại các điểm thu hút khách dọc
tuyến (nhà hàng, khách sạn, quán giải khát, trụ sở nhà văn hóa, giáo
dục, y tế, cơ quan nhà nước...
* Đối với Trạm dừng: Gồm 03 ABC với loại kích cỡ dài tương
ứng là 10m, 8m, 6m (như hình vẽ bên dưới); có đầy đủ tính năng được
hiển thị qua 03 các màn hình Led và truyền dữ liệu về trung tâm điều
hành, đảm bảo cung cấp thông tin trực tuyến về hoạt động của các tuyến


22
xe buýt đến người sử dụng và cơ quan quản lý (lộ trình, thời gian đón,
trả khách; có 02 cameara (01 cái lắp cao giám sát toàn cảnh và một cải
giám sát trong phạm vi nhà chờ) đảm bảo kết nối và truyền dữ liệu đồng
thời về Trung trâm giám sát điều hành đô thị thông minh của Tỉnh và
Trung tâm điều hành giao thông công cộng. Ngoài ra, bên cạnh trạm còn
lắp đặt thêm các dịch vụ hỗ trợ: Máy bàn hàng tự động, máy cung cấp
nước uống, rửa miễn phí; thông tin các điểm du lịch, chỉ dẫn địa lý về
các sản phẩm truyền thống, có thương hiệu của địa phương và của Tỉnh.


Hình 3.5. Quy cách mẫu nhà chờ xe buýt
Khoảng cách giữa các nhà chờ: Bố trí theo nguyên tắc xen kẻ
với các trụ chờ xe buýt (50%); đảm bảo khoảng cách 500-1000m có
01nhà chờ đối với khu vực nội thành, nội thị, khu tập trung đông dân
cư (tức 300-500m có 01 trạm hoặc trụ chờ xe buýt) và 1000-3000m
đối với vùng ngoại thành nhưng tối thiểu mỗi khu trung tâm thị trấn,
khu dân cư tập trung, trụ sở các cơ quan, trường học, chợ phải có 01
nhà chờ (500-1500m có 01 nhà chờ hoặc trụ chờ xe buýt).
c) Hệ thống trạm trung chuyển
d) Giải pháp về hạ tầng depot, trạm duy tu sữa chửa, bảo
dưỡng
3.3.5. Giải pháp quản lý, điều hành GTCC


23
a) Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành ngành GTCC tỉnh
Thừa Thiên Huế
b) Về triển khai ứng dụng tìm kiểm lộ trình xe buýt trên thiết
bị di động
c) Cơ chế, chính sách hỗ trợ quản lý, thúc đẩy phát triển
GTCC
3.4. KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận.
Luận văn đã tiến hành phân tích các số liệu hiện nay về giao
thông công cộng tại tỉnh Thừa Thiên Huế; tham khảo các mô hình quản
lý điều hành của các tỉnh, thành phố có tính chất tương đồng trong
nước và trên thế giới; đánh giá, nghiên cứu, đề xuất mô hình quản lý,
điều hành cho tỉnh Thừa Thiên Huế phù hợp với tình hình thực tế hiện

nay và hướng phát triển cho tương lai.
Các kết quả chính đạt được của luận văn bao gồm:
Luận văn đã đánh giá tổng quan về các loại hình, phương tiện
GTCC một số đô thị trong và ngoài nước; làm rõ được ưu, nhược; rút
ra được một số bài học kinh nghiệm, cần nghiên cứu, phát triển để áp
dụng cho phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được những tồn tại, hạn chế; các
nhóm nguyên nhân và là nhân tố quan trọng khiến người dân chưa sẵn
sàng từ bỏ phương tiện cá nhân để chuyển sang xe buýt.
Từ kết quả nghiên cứu, luận văn đã nghiên cứu, đề xuất được 5
nhóm giải, gồm: Nhóm các giải pháp sắp xếp, nâng cao chất lượng
mạng lưới (tối ưu mạng lưới tuyến); nhóm giải pháp về định hướng
phát triển loại hình GTCC; giải pháp về hệ thống cơ sở hạ tầng (nhà
chờ, bến bãi); giải pháp về hệ thống và chất lượng phương tiện, dịch
vụ; và nhóm các giải pháp về chính sách, quản lý, điều hành GTCC.
Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng cho các đô thị có điêu kiện
tương tự như tỉnh Thừa Thiên Huế.


×