Tải bản đầy đủ (.ppt) (41 trang)

NGHIÊN cứu GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG của THƯ VIỆN TRƯỜNG đại học CÔNG NGHIỆP THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH – cơ sở THANH HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (859.97 KB, 41 trang )

1.1: Cơ sở hình thành đề tài
Thư viện là môt nơi không thể thiếu của một trường đại
học. Thư viện có một vai trò rất lớn trong quá trình đào
tạo và nâng cao chất lượng đào tạo trong một trường đại
học. Thư viện với một môi trường học tập thuận lợi , tài
liệu phong phú, công tác tra cứu thông tin, mượn/ trã tài
liệu thuận Thư viện đóng vai trò gián tiếp, xây dựng thói
quen tự học, tự bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên trong
học tập và nghiên cứu khoa học, đặc biệt thư viện trường
càng đóng vai trò quan trọng hơn khi trường đại chuyển
từ học niên chế sang học tín chỉ. Mặt khác, thư viện giúp
bạn đọc tạo dựng được tính chủ động và hình thành
hướng phấn đấu đạt kết quả cao trong học tập của mình

Thư viện trường Đại học Công nghiệp thành phố
Hồ Chí Minh cơ sở Thanh Hóa nằm ngay tại tầng
1 của dãy nhà K- giãng đường chính của trường.
Thư viện trường với một diện tích rộng lớn với
một phòng tự học ,đọc sách với 130 chỗ ngồi ,có
kết nối Wifi cho phép kết nối internet; kho sách
phong phú về thể loại ,với nhiều loại sách giáo
trình, sách tham khảo, tài liệu nghiên cứu của
nhiều chuyên ngành khác nhau; 2 phòng cho
mượn để họp nhóm cho nhiều người, một phòng
đọc báo, tạp chí với những cuốn báo tạp chí cung
cấp thêm thông tin xã hội cho sinh viên, một
phòng máy tính với máy tính cho phép sinh viên
truy cập thông tin



… Với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại và
những cán bộ nhân viên thư viện dày dặn kinh
nghiệm nên thư viện là nơi thuận tiện cho việc
phục vụ học tập, là một nơi các bạn sinh viên tìm
đến để học tập, tra cứu, tìm kiếm tài liệu phục vụ
học tập và nghiên cứu của mình. Nhưng nhìn
vào hoạt động thư viện trường càng ngày càng ít
các bạn sinh viên đến học tập và nghiên cứu tại
thư viện, phòng tự học vắng tanh, phòng học
nhóm, phòng máy tính thì bỏ không Với mong
muốn tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động và hoàn thiện vai trò của thư viện trường
và để thư viện trường đáp ứng được nhu cầu
của các bạn sinh viên
2. Mục đích nghiên cứu

tìm hiểu về quá trình hoạt động của thư viện,
một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động
thư viện, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
sinh viên, thu hút sinh viên đến học tập và
nghiên cứu tại thư viện, hoàn thiện vai trò của
thư viện để thư viện là một điểm đến cho các
bạn sinh viên và góp phần nâng cao chất
lượng đào tạo của nhà trường.
3. Phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp thu thập thông tin:
Các bạn sinh viên đang học tại trường Đại học
Công nghiêp thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 3
Thanh Hóa .Đề tài được thực hiện trong khoảng

thời gian từ 15/9 – 26/10/2013
Phiếu điều tra: thăm dò, lấy ý kiến của sinh viên
trường đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí
Minh CS 3TH
Phương pháp phỏng vấn qua mạng internet như
mail và facebook: Gửi bảng câu hỏi đã soạn sẵn
qua mail hoặc facebook cho những bạn sinh viên
trong trường Đh Công nghiệp TPHCM Cơ sở 3
Thanh Hóa
5. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu

Từ việc nghiên cứu về thực trạng của thư viện,
các phòng của thư viện,mô hình giả thiết ảnh
hưởng tới chất lượng thư viện, từ việc thăm dò
ý kiến của các bạn sinh viên để tìm ra một số
giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động thư
viện đáp ứng nhu cầu của sinh viên, thu hút
sinh viên đến học tập và nghiên cứu tại thư
viện, hoàn thiện vai trò của thư viện để thư viện
là một điểm đến cho các bạn sinh viên, phục vụ
cho học tập và góp phần nâng cao chất lượng
đào tạo của nhà trường.
• "Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục
cơ bản lối truyền thụ một chiều. Phát huy phương pháp
dạy học tích cực, sáng tạo, hợp tác; giảm thời gian
giảng lý thuyết, tăng thời gian tự học, tự tìm hiểu cho
học sinh, sinh viên; gắn bó chặt chẽ giữa học lý thuyết
và thực hành, đào tạo gắn với nghiên cứu khoa học,
sản xuất và đời sống” là một trong những giải pháp
được nêu trong Thông báo kết luận số 242-TB/TW

ngày 15/4/2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung
ương 2 - khóa VIII. Như thế quá trình đổi mới sự
nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục - đào
tạo trong đó đổi mới phương pháp dạy - học là công
việc trọng tâm luôn được Đảng, Nhà nước, ngành
Giáo dục – Đào tạo cùng các cấp quản lý giáo dục và
xã hội coi trọng.
• Để thực hiện giải pháp nêu trên, những năm qua và
hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng trong cả nước
đã chuyển từ phương thức đào tạo theo niên chế sang
phương thức đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Yêu cầu
của đào tạo theo hệ thống tín chỉ là giảm đáng kể giờ
lên lớp lý thuyết và tăng số giờ thảo luận, thí nghiệm,
thực hành. Giờ tự học của sinh viên tăng gấp đôi. Với
các yêu cầu đó, đòi hỏi thư viện cần phải có hoạt động
thông tin đủ mạnh (Vốn tài liệu: hệ thống giáo trình, tài
liệu tham khảo, nguồn tài nguyên thông tin của các
ngành đào tạo, liên kết chia sẻ nguồn thông tin, ) đáp
ứng nhanh chóng, đầy đủ nhu cầu của người dạy,
người học. Việc triển khai mô hình đào tạo theo tín chỉ
thành công gắn liền với nhiều yếu tố, trong đó nguồn
tài liệu, nguồn tài nguyên thông tin đóng một vai trò
quan trọng, quyết định chất lượng dạy - học và nghiên
cứu khoa học.
• Các thư viện đại học với chức năng, nhiệm vụ
cung cấp nguồn thông tin và đáp ứng thỏa đáng
nhu cầu người dùng tin để thúc đẩy việc tự học,
tự nghiên cứu của các cán bộ giảng dạy và sinh
viên trong trường. Đồng thời là yếu tố đóng vai trò
quyết định chất lượng đào tạo, đặc biệt quan

trọng trong chuyển giao tri thức và nghiên cứu
khoa học. Vì vậy, đổi mới giáo dục đại học phải
song hành với đổi mới nâng cao chất lượng hoạt
động thông tin của các thư viện trường đại học là
cần thiết nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thông
tin cho người dùng tin ở bất kỳ thời điểm nào và
bất kỳ nơi đâu với tinh thần “phục vụ những gì
bạn đọc cần”.

Thực trạng phát triển hoạt động thông tin tại thư
viện đại học địa phưƠng hiện nay ít nhiều khó khăn
do chậm đổi mới trong tình hình ngành công nghệ
thông tin và truyền thông phát triển nhanh chóng
đã tác động mạnh mẽ đến ngành thông tin - thư
viện. Thế giới hiện nay đang phát triển là thực hiện
thư viện số và kết nối để thu hẹp diện tích, khoảng
cách địa lý. Trong khi đó, ngành thông tin – thư
viện nước ta đang bước đầu xây dựng và phát
triển theo hướng thư viện số . Vì thế, hoạt động
này còn đơn giản:
Maketing các hoạt động thông tin ít được quan tâm,
chú trọng.
Nhân viên chưa được bồi dưỡng hay đào tạo lại
đúng chuyên ngành thông tin - thư viện theo
hướng chuẩn hóa về chuyên môn.
• 3.1.MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TỔNG THỂ

Xuất phát từ cơ sở lý luận về chất lượng thư
viện, đã được phân tích ở chương 2 chúng tôi
đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất được xác

định như sau:
3.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT

Căn cứ mô hình nghiên cứu tổng thể, sau khi
khảo sát, nghiên cứu các văn bản có liên quan
đến chất lượng thư viện, vai trò và nhiệm vụ
của thư viện thời hiện đại , tôi xây dựng mô
hình nghiên cứu đề xuất và thực hiện đánh
giá theo mô hình nghiên cứu này để rút ra các
giải pháp nâng cao chất lượng thư viện trường
ĐHCN tp.HCM Cơ sở Thanh Hóa như sau:
Bảng 3.2.2: Giả thuyết và kỳ vọng của các biến nghiên cứu

Biến độc lập
Giả
thiết
Phát biểu Kỳ vọng
Nhân viên thư viện H1 Nhân viên thư viện đào tạo thì nâng cao chất lượng thư viện (+)
Cơ sở vật chất, trang
thiết bị
H2 Cơ sở vật chất, trang thiết bị được nâng cấp, sửa chữa thì (+)
Tiếp cận công nghệ
mới
H3 Tiếp cận công nghệ mới nhanh thì nâng cao chất lượng thư viện (+)
Hoạt động
Marketing
H4 Đẩy mạnh hoạt động Marketing thì nâng cao chất lượng thư viện (+)
Nguồn tài liệu H5

Nguồn tài liệu phong phú và thường xuyên được bổ sung thì nâng
cao chát lượng thư viện
(+)
Không gian học tập H6 Không gian học tập tốt thì nâng cao chất lượng thư viện (+)
.

Bước 2: Là nghiên cứu chính thức định lượng
gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn đầu sẽ tiến hành
điều tra trực tiếp khoảng 30 người, nhằm xác
lập tính lôgic của bảng câu hỏi hay để loại bớt
những biến được xem là thứ yếu và không
quan tâm. Giai đoạn kế tiếp sẽ triển khai việc
điều tra bằng bảng câu hỏi.

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý
bằng phần mềm SPSS 16.0. Sau khi mã hóa
và làm sạch, dữ liệu sẽ được đưa vào xử lý và
phân tích để mô tả qua các công cụ phân tích
sau:
3.3.2. Quy trình nghiên cứu

Toàn bộ quy trình nghiên cứu có thể mô tả
theo trình tự sau: xác định vấn đề nghiên cứu,
cơ sở lý thuyết , dàn bài thảo luận, phỏng vấn
thử, bảng câu hỏi [1], hiệu chỉnh, bảng câu hỏi
chính thức, phỏng vấn chính thức (thu thập
thông tin), xử lý, cuối cùng là báo cáo nghiên
cứu.

3.4. BẢNG CÂU HỎI
Thiết kế bảng câu hỏi 14 câu hỏi vừa đóng vừa
mở , gồm có ba phần:
- Phần giới thiệu: giới thiệu mục đích phỏng vấn,
cảm ơn.
- Phần nội dung: bao gồm các câu hỏi điều tra
thông tin, thăm dò ý kiến.
- Phần quản lý: những thông tin về cá nhân của
sinh viên được hỏi và cảm ơn
3.5 . MÃ HÓA CÁC BIẾN QUAN SÁT

Căn cứ vào các câu hỏi trong phiếu khảo
sát ý kiến nhân viên đã thu thập được, tác
giả tiến hành mã hóa các biến như sau:

×