Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.37 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HOÀNG THỊ THU HOÀI

NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ
VÀ KHAI THÁC HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH

C
C
R

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ

L
.
T

DU

Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
Mã số: 85.80.205
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2019


Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN CAO THỌ



Phản biện 1: PGS.TS. CHÂU TRƯỜNG LINH

C
C
R

Phản biện 2: TS. PHAN LÊ VŨ

L
.
T

DU

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ kỹ thuật, Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại
Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 12 năm
2018.
* Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách
khoa
-Thư viện Khoa kỹ thuật xây dựng công trình giao thông, Trường
Đại học Bách khoa - ĐHĐN


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong quá trình phát triển cũng như trong giai đoạn hiện nay,

giao thông nội đô của thành phố Huế chủ yếu là phương tiện giao
thông đường bộ với vai trò chủ đạo là ô tô và xe máy; giao thông
công cộng chỉ có xe buýt và xe điện với số tuyến và mức độ phục vụ
rất hạn chế, hầu như chưa có tác động đến chính sách tổ chức giao
thông đô thị (trong đó xe buýt đáp ứng khoảng 0,47% với 1,28 triệu
lượt hành khách năm 2018); đồng thời với việc gia tăng mạnh mẽ của
ô tô, đặc biệt là ô tô cá nhân (bình quân 10-15%, trung bình cứ 10 hộ
gia đình có một xe ô tô) và việc chuyển đổi mô hình từ xe máy sang ô
tô trong khi hạ tầng cho giao thông tĩnh (bến xe, bãi đỗ xe) không
theo kịp khiến thành phố vốn thông thoáng trở nên chật chội, đã có
hiện tượng ùn ứ, ùn tắc giao thông, nhất là ở trung tâm thành phố.
Để có cơ sở quản lý, kế hoạch đầu tư hệ thống giao thông tĩnh
phục vụ nhu cầu đầu đỗ cho các phương tiện vận tải khách trên địa
bàn thành phố Huế và vùng phụ cận đến năm 2020, UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế đã xây dựng và phê duyệt quy Để có sơ sở quản lý, kế
hoạch đầu tư hệ thống giao thông tĩnh phục vụ nhu cầu đậu đỗ cho
các phương tiện vận tải khách trên địa bàn thành phố Huế và hoạch
tại Quyết định số 2306/QĐ-UBND ngày 10/10/2007 và đã được cập
nhật, bổ sung, lồng ghép vào trong quá trình điều chỉnh Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải tỉnh thừa Thiên Huế (quyết định số
1174/QĐ - UBND ngày 24/6/2015). Theo đó, đối với quy hoạch giao
thông tĩnh: “Đến năm 2020, xây dựng mới, cải tạo nâng cấp 15 bến
xe (trong đó 11 bến xe khách, 4 bến xe hàng) và 42 bãi đỗ xe trên địa
bàn Tỉnh (khu đô thị trung tâm và các khu đô thị, dân cư mới), điểm,
khu du lịch; các thị trấn, thị tứ... Dành quỹ đất xây dựng kho tàng, bãi
đỗ xe phù hợp với quy hoạch đô thị…Định hướng đến năm 2030,
hoàn thiện xây dựng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa 23 bến xe và hệ
thống bãi đỗ xe”. Tuy nhiên, công tác quản lý, tổ chức thực hiện sau
khi quy hoạch được phê duyệt chưa được các đơn vị, địa phương
quan tâm; vị trí, quy mô các bến xe, bãi đỗ xe chưa được tính toán

đầy đủ và cập nhật trong quá trình lập, triển khai các quy hoạch có
liên quan; quỹ đất dành cho giao thông tỉnh ngày càng thu hẹp, không
đảm bảo chỉ tiêu theo quy hoạch đã được phê duyệt; do vậy, cần sớm
có giải pháp quản lý quỹ đất, đầu tư xây dựng hợp lý hơn, đáp ứng

C
C
R

DU

L
.
T


2
nhu cầu đậu, đỗ thực tế.
Ngoài ra, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội và do nhu cầu
đi lại ngày càng gia tăng, số lượng ô tô cá nhân, xe khách phục vụ du
lịch và cả xe máy tăng trưởng rất mạnh mẽ; yêu cầu về chất lượng
phục vụ, chất lượng dịch vụ ngày một nâng cao.
Tuy nhiên, qua theo dõi, tiếp nhận phản ánh của người dân, du
khách và đánh giá sơ bộ của các nhà quản lý thì hệ thống các bến
xe và bãi đỗ xe ở tỉnh Thừa Thiên Huế hiện nay là thiếu trầm trọng;
công tác quản lý chủ yếu bằng phương pháp thủ công truyền thống,
sử dụng nhiều lao động; việc quản lý thu phí còn nhiều bất cập, hạn
chế (thu phí không minh bạch, không xác định đặt chỗ, khó khăn cho
lái xe khi tìm chỗ đỗ, dễ gây ùn tắc khi nhiều xe ngoại tỉnh phải chạy
vòng vo tìm bãi đỗ, gây thiệt hại cho lái xe khi chỉ tính giá/lượt đỗ,

không tính theo giờ đỗ..); làm phát sinh chi phí (cả thời gian, tiền
bạc) không đáng có cho người dân, xã hội, thất thoát và không minh
bạch nguồn thu ngân sách. Do vậy, việc nghiên cứu, đề xuất giải
pháp công nghệ áp dụng vào công tác quản lý, khai thác tại các bến
xe, bãi đỗ xe là yêu cầu cấp thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và để giải quyết các tồn tại, bất
cập, hạn chế như đã nêu trên, việc tổ chức rà soát, đánh giá lại hiện
trạng, quy hoạch, áp dụng công nghệ hiện đại vào công tác giám sát,
quản lý, khai thác nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng
phục vụ tại các bến xe, bãi đỗ xe là rất cần thiết và cấp bách. Đó
chính là lý do học viên mong muốn và quyết định lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác hệ thống giao thông tĩnh trên dịa bàn thành phố Huế”.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Vị trí, quy mô, công năng, hình thức quản lý các bến xe, bãi
đỗ xe đang hoạt động trên địa bàn thành phố Huế.
- Nhu cầu thực tế về vị trí, quy mô các bến xe, bãi đỗ xe trên
địa bàn thành phố Huế;
- Các quy hoạch có đề cập đến giao thông tĩnh (bến xe, bãi
dỗ xe) trên địa bàn thành phố Huế.
- Các mô hình ứng dụng, áp dụng công nghệ vào công tác
giám sát, quản lý, điều hành các bãi đỗ xe ở một số đô thị trong nước
và nước ngoài.
- Các mô hình ứng dụng, áp dụng công nghệ vào công tác
giám sát, quản lý, điều hành các bến, điểm, bãi đỗ xe ở một số đô thị

C
C
R


DU

L
.
T


3
có tính chất tương đồng có thể áp dụng cho đô thị Huế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Trên địa bàn thành phố Huế (có tham khảo một số kết quả, mô
hình, giải pháp có tính chất tương đồng đang áp dụng một số đô thị
trong nước và trên thế giới để áp dụng cho thành phố Huế).
5. Mục tiêu nghiên cứu
a. Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu, đề xuất điểu chỉnh, bổ
sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại
và định hướng phát triển tương lai; ứng dụng công nghệ hiện đại để
nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên
địa bàn thành phố Huế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Làm rõ một số khái niệm liên quan hệ thống giao thông tĩnh,
tìm hiểu các hình thức đậu đỗ xe tiên tiến trong nước và trên thế giới.
- Đánh giá hiện trạng giao thông, cơ sở hạ tầng, chất lượng
dịch vụ và dịch vụ hỗ trợ; khả năng cung ứng và nhu cầu đậu đỗ
phương tiện trên địa bàn thành phố Huế.
- Rà soát, xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các
điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại và định hướng phát
triển tương lai, nhằm nâng cao năng lực khai thác hệ thống giao
thông tĩnh, tiến tới hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tĩnh cho thành
phố Huế.

- Đề xuất các giải pháp ứng dụng, áp dụng công nghệ hiện
đại vào công tác quản lý, điều hành (giám sát, nhận diện, quản lý xe
ra vào, thời gian đậu đỗ, quản lý mức thu và phương pháp thu phí
đảm bảo minh bạch và tránh thất thoát nguồn thu ngân sách) nhằm
tăng khả năng kết nối, nâng cao hiệu quả sử dụng hạ tầng giao thông
đô thị.
6. Phương pháp nghiên cứu
c. Nghiên cứu lý thuyết: phương pháp phân tích và tổng
hợp lý thuyết.
d. Nghiên cứu thực nghiệm
- Thu thập số liệu về hiện trạng, nhu cầu sử dụng đậu đỗ các
phương tiện (giao thông công cộng, cá nhân ); các điểm đỗ và bến,
bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế.
- Tìm hiểu hoạt động các bến xe, bãi đỗ xe: Hành trình các
tuyến vận chuyển; mối quan hệ giữa bến xe - bãi đỗ xe và bãi đỗ xe điểm đến của người sử dụng; phương pháp thống kê, xử lý dữ liệu

C
C
R

DU

L
.
T


4
của thông tin hiện nay.
- Tìm hiểu các mô hình quản lý, điều hành kiểm soát xe ra

vào các bến, điểm, bãi đỗ xe hiện đang áp dụng ở trong nước và quốc
tế; đề xuất, lựa chọn mô hình quản lý, phù hợp với các bến xe, bãi xe
trên thành phố Huế cho hiện nay và tương lai.
- Tìm hiểu thêm về các mô hình quản trị thẻ vé điện tử tự
động liên thông hiện nay trong nước và ngoài nước, đánh giá ưu
nhược điểm của các mô hình đang vận hành, trên cơ sở đó đưa ra mô
hình quản trị thẻ vé phù hợp với điều kiện của thành phố Huế.
7. Ý nghĩa thực tiển của đề tài
Bố cục luận văn: Bố cục của luận văn bao gồm 03 Chương,
cụ thể như sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống giao thông tĩnh (bến xe, bãi
đỗ xe) và mô hình quản lý, vận hành, khai thác hệ thống giao thông
tĩnh.
Chương 2: Phân tích thực trạng và dự báo nhu cầu đỗ xe trên
địa bàn thành phố Huế.
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý,
khai thác điểm đỗ xe trên một địa bàn thành phố Huế.

C
C
R

L
.
T

DU

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH VÀ MÔ

HÌNH QUẢN LÝ, VẬN HÀNH, KHAI THÁC HỆ THỐNG
GIAO THÔNG TĨNH
1.1. HỆ THỐNG GIAO THÔNG TĨNH
1.1.1. Khái niệm giao thông tĩnh
Giao thông tĩnh là một phần của hệ thống giao thông phục vụ
phương tiện và hành khách (hoặc hàng hóa) trong thời gian không di
chuyển. Theo nghĩa này, giao thông tĩnh gồm hệ thống các điểm đầu
mối giao thông của các phương thức vận tải khác nhau (nhà ga đường
sắt, bến cảng thủy, ga hàng không, bến vận tải đường bộ, bãi đỗ xe,
gara, điểm đầu cuối, điểm trung chuyển và điểm dừng dọc tuyến.
1.1.2. Phân loại giao thông tĩnh trong đô thị
Theo phạm vi hoạt động
Theo tính chất sở hữu
Theo độ cao
Theo phương thức vận tải


5
Theo đối tượng vận chuyển của vận tải
Theo tính chất dòng vào của phương tiện vận tải
1.1.2.1. Bãi đỗ xe
a. Khái niệm
b. Phân loại các loại bãi đỗ xe:
1.1.2.2. Điểm đỗ xe
a. Khái niệm
b. Phân loại các điểm đỗ xe
1.1.2.3. Dải đỗ xe trên đường phố công cộng
1.1.3. Chức năng của giao thông tĩnh
1.1.4. Vai trò giao thông tĩnh trong hệ thống giao thông
vận tải đô thị

1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUY HOẠCH, THIẾT KẾ VÀ SỬ
DỤNG GIAO THÔNG TĨNH TRONG ĐÔ THỊ HIỆN NAY
Hiện trạng hệ thống giao thông tĩnh hiện nay ở các đô thị, đặc
biệt là các thành phố lớn đang là một vấn đề nóng, gây nhiều bức
xúc, do gần đây nhu cầu đậu đỗ xe lớn hơn nhiều khả năng đáp ứng
của kết cấu hạ tầng. Ngoài ra, các phương tiện ô tô, xe máy dừng đỗ
rất tùy tiện gây ra tình trạng lộn xộn, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị,
mất trật tự an toàn giao thông.
1.2.1. Về quỹ đất
1.2.2. Về kết cấu hạ tầng kỹ thuật
1.2.3. Về đầu tư
1.2.4. Về công tác quản lý nhà nước
1.3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC
CÁC ĐIỂM, BÃI ĐỔ XE TRONG ĐÔ THỊ VIỆT NAM VÀ THẾ
GIỚI
1.3.1. Quản lý nhu cầu giao thông
1.3.2. Quản lý bãi đỗ xe
1.3.3. Quản lý phí đỗ xe
1.3.4. Quản lý khai thác nơi đỗ xe
1.3.4.1. Hệ thống quản lý bãi đỗ xe thông minh
1.3.4.2. Xây dựng bãi đỗ xe gara ngầm
1.3.4.3. Xây dựng bãi để xe gara nhiều tầng
1.3.4.4. Hệ thống quản lý đậu đỗ và thu phí trên lòng
đường, vỉa hè tại các thành phố lớn Việt Nam

C
C
R

DU


L
.
T


6
1.3.5. Mô hình Park & Ride (P&R)
1.4. KHÁI QUÁT VỀ MÔ HÌNH QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÁC
ĐIỂM, BÃI ĐỔ XE ĐÃ VÀ ĐANG TRIỂN KHAI TRÊN ĐỊA
BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
1.4.1. Mô hình quản lý hiện nay
1.4.2. Khai thác các điểm và bãi đỗ xe
1.5. KẾT LUẬN
Luận văn đã khái quát, tổng quan về hệ thống giao thông tĩnh,
các mô hình quản lý vận hành, khai thác hệ thống giao thông tĩnh
trong và ngoài nước. Làm rõ một số khái niệm liên quan hệ thống
giao thông tĩnh, tìm hiểu các hình thức đậu đỗ xe tiên tiến trong nước
và trên thế giới ở Kỷ nguyên cách mạng công nghệ 4.0
Việc áp dụng hạ tầng giao thông thông minh đang được các đô
thị trên thế gới và Việt nam quan tâm, phát triển. Xây dựng và phát
triển hệ thống giao thông thông minh là một trong các trụ cột quan
trọng của kiến trúc tổng thể thành phố thông minh, trong đó có sự
phát triển giao thông tĩnh.Một trong những giải pháp đó là xây dựng
ứng dụng bãi đỗ xe thông minh vào các bãi đỗ xe cao tầng và bãi đỗ
xe ngầm của thành phố.
Hiện nay, đô thị Việt Nam việc khả năng cung ứng hạ tầng bãi
đỗ xe với vẫn chưa chưa đáp ứng hết khả năng nhu cầu đậu đỗ
phương tiện giao thông. Do đó, một trong những giải pháp đặt ra cho
các đô thị lớn ở Việt Nam là quy hoạch giao thông tĩnh dọc tuyến

như kẻ vạch cho phép đậu đỗ xe ô tô và và thu phí sử dụng lòng
đường nhằm đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Nghiên cứu tổng quan đã cho thấy có đủ cơ sở khoa học để xây
dựng và áp dụng hệ thống bãi đỗ xe một cách hợp lý cho địa bàn
thành phố Huế. Từ tổng quan về mô hình quản lý, khai thác các điểm,
bãi đổ xe đã và đang triển khai tại các đô thị lớn ở Việt Nam hiện
nay; so sánh đánh giá như mô hình quản lý, khai thác các điểm, bãi
đổ xe trên địa bàn thành phố Huế để từ đó rà soát, xem xét đề xuất
điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu
thực tế hiện tại và định hướng phát triển tương lai, nhằm nâng cao
năng lực khai thác hệ thống giao thông tĩnh, tiến tới hoàn chỉnh mạng
lưới giao thông tĩnh cho thành phố Huế.
Do vậy, rất cần có một đánh giá cụ thể về thực trạng hệ thống
công trình này cho địa bàn thành phố Huế, Đây cũng chính làm tiền

C
C
R

DU

L
.
T


7
đề để xem xét các cơ sở khoa học lý luận cũng như thực tiển và là cơ
sở để xây dựng cho các đề xuất, các giải pháp thiết thực phía sau.
CHƯƠNG 2

HÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ĐỖ XE
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HUẾ
Để có cơ sở đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý,
khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên địa bàn thành phố Huế, thì
một trong những việc làm đầu tiên là phải hiểu rõ hiện trạng về hạ
tầng kỹ thuật, nhu cầu đậu đỗ và dự báo trong tương lai.
2.1. Phân tích thực trạng hiện nay
2.1.1. Tổng quan về diện tích, mật độ dân số thành phố
Huế
2.1.2. Hiện trạng mạng lưới giao thông tĩnh Thừa Thiên
Huế
2.1.3. Thực trạng giao thông đô thị thành phố Huế
2.1.3.1. Hiện trạng mạng lưới trục chính đối ngoại
Quỹ đất dành cho giao thông đô thị ở Huế rất thấp, chiếm
khoảng 16,5% diện tích đất đô thị. Mật độ đường tính đến đường có
chiều rộng đường đỏ ≥11,5m khá thấp đạt 3,2 km/km2 do Huế có
mật độ di sản và nhà vườn thấp tầng rất lớn, nên nhiều tuyến đường
chính xây dựng trước đây có mặt cắt <11,5m đã đủ đảm bảo đáp ứng
yêu cầu.

C
C
R

L
.
T

DU


Hình 2.1: Tỷ lệ % bề rộng mặt đường
2.1.3.2. Đặc điểm phương tiện giao thông
Bảng 2.3. Đặc điểm phương tiện giao thông
STT

Loại phương tiện

1

Xe khách (xe)

2014
1116

2015
1339

Năm
2016
1607

2017
1928

2018
2314


8
2


Xe con (xe)

3

Xe chở người chuyên dùng
(xe)

4
5

Xe tải chuyên dùng (xe)
Xe khác

6
7

Tổng số phương tiện (xe)
Tốc độ tăng trưởng (%)

4223

5068

6335

8235

11117


38
3715
255
9347
16,65

39
4149
260
10855
16,13

44
4771
266
13023
19,97

51
5487
306
16007
22,91

61
6859
367
20718
29,43


Nguồn: Trung tâm đăng kiểm Thừa Thiên Huế(2018)

C
C
R

Hình 2.5. Lượng tăng trưởng xe ô tô con, xe khách
giai đoạn 2014-2018
Phương tiện ô tô trên địa bàn thành phố Huế hiện nay rất đa
dạng. Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2014-2018 khá cao,
trung bình 15,54%/năm (ô tô con tăng cao nhất 25%/năm).
2.2. Hiện trạng mạng lưới các bến, điểm, bãi đỗ xe trên địa bàn
thành phố Huế.
2.2.1. Bến xe liên tỉnh
Trên địa bàn Thành phố Huế có hiện trạng 02 bến xe liên tỉnh
thuộc sở Giao thông Vận tải quản lý với quy mô diện tích 4,3ha (bến
xe phía Bắc diện tích 2,6ha và bến xe phía Nam diện tích 1,7ha).
Nằm trên trục Quốc lộ 1A.
2.2.2. Bãi đỗ xe, điểm đỗ xe
Thành phố Huế giao Ban Quản lý bến xe thuyền thành phố,
Trung tâm Công viên Cây xanh Huế quản lý 14 điểm đỗ xe, với tổng
diện tích 39.142m2
2.3. Khảo sát thực trạng nhu cầu đậu đỗ hiện nay
Thông qua phương pháp phòng vấn trực tuyến qua công cụ
Google Form tại địa chỉ />- Về mục đích chuyến đi : Đa số khảo sát phỏng vấn người dân
có phương tiện ô tô cá nhân, thường sử dụng để phục vụ mục đích
chuyến đi của mình (chiếm gần 71% phục vụ cho công việc hằng

DU


L
.
T


9
ngày thời gian đậu đỗ xe từ 8-10 tiếng/ngày chiếm 42,6%, các mục
đích khác như mua sắm, siêu thị ăn uống cũng chiếm tỷ lệ gần 50%
với thời gian đậu đỗ xe 1-3 tiếng/ngày chiếm 35%.
Bảng 2.5. Đặc điểm mục đích chuyến đi
Khu vực Mục đích chuyến đi
Đi làm chiếm 71%
Mua sắm chiếm 35%
Trung
tâm thành Lý do cá nhân( tham
phố Huế bạn bè, thể dục thể
thao, làm đẹp) chiếm
28%
Các chuyến đi khác
chiếm 21%
Đi làm chiếm 69%
Khu vực
tiếp giáp
trung tâm Các chuyến đi khác
thành phố
chiếm 23%
Huế

Đặc điểm về hạ
Thời gian đỗ

Khả năng cung
tầng bãi đỗ hiện
xe
cấp bãi đổ mới
nay
Làm việc: 810 tiếng/ngày
Mua sắm và Sử dụng nhiều bãi
lý do cá nhân: đỗ trên vỉa hè và
2-3 tiếng/ngày dưới lòng đường
Rất hạn chế quỹ
(cả bãi đổ cho
đất hạn hẹp
phép và trái phép)
Mua sắm và
trên những tuyến
lý do cá nhân:
phố chật hẹp
2-3 tiếng/ngày

C
C
R

L
.
T

Làm việc: 8- Hầu hết là nơi trụ
10 tiếng/ngày sở cơ làm việc ít, Có thể bổ sung
Mua sắm và không có trung quỹ đất cho phát

lý do cá nhân: tâm mua sắm, triển hạ tầng bãi
2-3 tiếng/ngày không khai thác
đỗ
quỹ đất đậu đỗ xe

DU

Có thể thấy rằng, đa số khảo sát phỏng vấn người dân sử dụng
phương tiện ô tô cá nhân, sử dụng lòng đường, vĩa hè làm nơi đậu đỗ
phục vụ mục đich chuyến đi của mình hoặc đậu đỗ tùy lúc, tuy nơi
miễn còn chổ trống. Qua đó, đã đánh giá được rằng khả năng cung
ứng hạ tầng giao thông tĩnh như các bãi, điểm đỗ đáp ứng nhu cầu
của người dân của thành phố thấp, đặc biệt tại trung tâm thành phố
Huế khi hạn chế quỹ đất.
2.4. Về hạ tầng cung ứng nhu cầu đậu đỗ hiện nay
Hiện nay, tình hình xe ôtô đang đậu rất nhiều dưới lòng đường gây
mất mỹ quan đô thị, cản trở giao thông. Việc đậu đỗ xe tràn lan còn
ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của nhân dân, đặc biệt là những người
đang sử dụng mặt tiền đường phố làm nơi buôn bán.


10

Hình 2. 2: Một số hình ảnh đậu đỗ xe dưới lòng đường

C
C
R

L

.
T

DU

Hình 2. 3: Tình trạng đỗ ô Hình 2.4: Ảnh hưởng của việc sử
dụng tạm thời lòng đường để đỗ
tô trên các tuyến đường
xe ô tô
hiện nay
2.5. Thực trạng quy hoạch và thực tế đã triển khai theo quy
hoạch.
2.5.1. Quy hoạch tổng thể
2.5.2. Quy hoạch các bến xe: 06 bến xe
Thành phố 06 bến/13,3ha (hiện trạng 03 bến xe/4,3ha gồm
Bến xe khách phía Bắc – 2,1ha; Bến xe khách phía Nam – 1,6ha; Bến
xe Đông Ba – 0,61ha) .
Tình hình triển khai Quy hoạch:
+ Bến xe tải, xe khách liên tỉnh An Vân Dương – 3ha.
+ Bến xe tải Phú Hậu, phường Phú Hậu: Quy mô 2ha. Vị trí đã
được UBND Thành phố, sở Giao thông vận tải thống nhất khu đất
dọc tuyến đường Nguyễn Gia Thiều.


11
+ Vị trí quy hoạch Bến đỗ xe tải Tây Bắc: quy mô 4ha. Vị trí
quy hoạch trên trục đường Nguyễn Văn Linh nối dài, quy mô 05ha .
Tuy nhiên, hiện nay UBND tỉnh đã giao khu đất này cho nhà đầu tư
BT dường Nguyễn Văn Linh, theo quy hoạch của nhà đầu tư là khu
nhà liền kế + Bãi đỗ xe rộng 1.4ha, không đảm bảo theo Quy hoạch,

cần nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch.
2.5.3. Quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe công cộng
Trên địa bàn Thành phố đến năm 2030: có 39 vị trí/24,81ha
(năm 2030 là 32,79ha); hiện nay, thành phố có 10 bãi đỗ xe bao gồm:
2.5.3.1. Các điểm đỗ xe tham quan các di tích:
2.5.3.2. Các điểm đỗ xe trung tâm thành phố:
2.5.4. Kế hoạch triển khai quy hoạch, thực hiện đầu tư các
điểm giao thông tĩnh (điểm đỗ, bãi đỗ xe)
-Hoàn thành Chỉnh trang đường Tố Hữu kết hợp làm điểm đỗ
xe.
-Dự án Đảo giao thông vườn hoa tổ 13 phường Trường An:
diện tích 0,4ha được giới hạn bởi đường Tam Thai - Phan Bội Châu Ngự Bình. Là điểm xanh kết hợp giao thông tĩnh.
-Đối với điểm xanh đường Phan Đăng Lưu (diện tích 500m2);
đề xuất chuyển đổi một phần đất cây xanh thành bãi đỗ xe.

C
C
R

L
.
T

DU

Hình 2.21. Đánh giá kết quả thực hiện bãi đỗ xe so với quy hoạch
2.6. Công năng, hiệu suất sử dụng thực tế tại các điểm, bãi đỗ xe
đối với từng thời điểm, khu vực hiện nay trên địa bàn thành phố
Huế.
Hiện nay, UBND thành phố đang giao Ban quản lý Bến xe

thuyển Thành phố Huế (Bến) quản lý 08 bến xe, thuyền (Tổng diện
tích bến xe 3,07 ha), cụ thể:
2.6.1. Bến xe khách Đông Ba
2.6.2. Điểm đỗ xe du lịch Nguyễn Hoàng


12
2.6.3. Điểm đỗ xe thuyền du lịch Thiên Mụ
2.6.4. Điểm đỗ xe số 5 đường Bà Huyện Thanh Quan.
2.6.5. Bến thuyền du lịch Tòa Khâm
2.6.6. Điểm đỗ xe thuyền cá Bãi Dâu:
2.7. Dự báo nhu cầu đậu đỗ
2.7.1. Chỉ tiêu xác định đất theo đất xây dựng đô thị
2.7.2. Chỉ tiêu theo qui mô dân số
2.7.3. Chỉ tiêu theo cơ giới hóa
Sau đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu tính toán quỹ đất cho bãi
đỗ xe
Bảng 2. 1: Tổng hợp các chỉ tiêu tính toán quỹ đất đỗ xe
Dự báo nhu cầu
STT
Đối tượng
năm tương lai 2025
(ha)
1

Tỷ lệ đất đỗ xe theo đất XD đô thị

2

Chỉ tiêu theo dân số m2/người


4

Chỉ tiêu theo cơ giới hóa

.
T
U

LR

CC

132,08
329,31
290,00

Trung bình
250,46
2.7.4. Công tác quản lý vận hành và thu phí
Nhằm đưa công tác quản lý phương tiện đi vào nề nếp, lập lại
trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị cần thiết phải sử dụng một
phần lòng đường làm nơi đậu đỗ xe, nhưng phải được quản lý chặt
chẽ theo mô hình kết hợp giữa dịch vụ công cộng và trật tự đô thị
nhằm tăng cường quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan chính quyền,
người tham gia giao thông góp phần trong việc xây dựng. UBND tỉnh
đã ban hành các Quyết định:
- Quyết định số 85/2017/QĐ-UBND ngày 02/10/2017 của
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Ban hành quy định về tổ chức, quản lý,
công bố hoạt động của bãi đỗ xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

- Quyết định số 30/2017/QĐ-UBND ngày 12/5/2017 của
UBND tỉnh Quy định giá dịch vụ trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế;
- Quyết định số 57/2017/QĐ-UBND ngày 09/8/2017 của
UBND tỉnh sửa đổi Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 30/2017/QĐUBND ngày 12/5/2017 của UBND tỉnh về việc quy định giá dịch vụ
trông giữ xe trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế;

D


13
- Quyết định 19/2017/QĐ-UBND ngày 21/4/2017 ban hành
quy định chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư đối với các dự án đầu tư
trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, theo đó, công tác quản lý vận
hành: “Sở GTVT là đơn vị đầu mối, chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan thực hiện công tác quản lý nhà nước trong quy hoạch
và hướng dẫn nhà đầu tư triển khai quy hoạch”.
Cùng với các giải pháp nhằm nỗ lực cải thiện điều kiện giao
thông và ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng, việc quản
lý nhu cầu giao thông tĩnh nói chung và nhu cầu đỗ xe nói riêng giữ
vai trò quan trọng trong việc kiểm soát số lượng xe ra vào các khu
vực có áp lực giao thông cao. Các giải pháp này đặc biệt có ý nghĩa
đối với các khu vực trung tâm vào các giờ cao điểm.
2.8. Kết luận
Với diện tích đất dành cho điểm đỗ xe, bãi đỗ xe được thống
kê và điều tra khảo sát hiện nay là 39.412m2 thì quỹ đất dành cho
điểm đỗ xe, bãi đỗ xe công cộng trên địa bàn thành phố hiện nay đáp
ứng được (2-4)% số nhu cầu điểm đỗ trên tổng số phương tiện hiện
có của thành phố. Còn lại trên 95% nhu cầu điểm đỗ được giải quyết
bởi các điểm đỗ xe của chung cư, khu đô thị, đỗ xe tại các sân cơ

quan, công sở, đỗ tại nhà riêng, lòng đường, vỉa hè, ngõ cụt, sân
trường hay tại các khu đất trống của các dự án chưa khởi công xây
dựng.

C
C
R

L
.
T

DU

CHƯƠNG 3
ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN
LÝ, KHAI THÁC ĐIỂM ĐỖ XE TRÊN MỘT ĐỊA BÀN THÀNH
PHỐ HUẾ
3.1. Cơ sở đề xuất các giải pháp
3.1.1. Các chỉ tiêu liên quan đến quy mô bãi đỗ xe
Diện tích tối thiểu cho một chỗ đỗ của một số phương tiện giao
thông được quy định cụ thể dưới đây:
+ Xe ô-tô con: 25m2
+ Xe máy:
3m2
+ Xe đạp:
0,9m2
+ Ô-tô buýt:
40m2
+ Ô-tô tải:

30m2
3.2. Các giải pháp về mạng lưới, cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch
vụ và dịch vụ hỗ trợ tại các bến, điểm, bãi đỗ xe.


14
3.2.1. Đề xuất giải pháp cho các khu vực cụ thể
3.2.1.1. Khu vực trung tâm (hạn chế phát triển)
3.2.1.2. Khu vực xây dựng mới, phát triển mở rộng
3.2.2. Giải pháp quy hoạch
3.3. Đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ xe
đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại và định hướng phát triển tương
lai.
Nghiên cứu quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông tĩnh cần
dựa trên các căn cứ về tiềm lực kinh tế của đô thị, quỹ đất của từng
khu vực, đặc thù của các công trình phục vụ. Hạn chế chi phí về giải
phóng mặt bằng và đền bù, tiết kiệm đất đô thị nhưng vẫn đảm bảo
đáp ứng nhu cầu phát triển giao thông theo quy hoạch.
3.3.1. Giải pháp quy hoạch giao thông tĩnh dọc tuyến
Hệ thống đường đô thị thành phố Huế phần lớn được thiết kế
có bề rộng mặt đường hẹp, chủ yếu là dưới 02 làn xe, dẫn đến chưa
đáp ứng khả năng thông hành và có nguy cơ xảy ra tắc nghẽn giao
thông trong tương lai. Việc mở rộng hạ tầng giao thông trong khu
vực trung tâm thành phố lại gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc
công tác giải phóng mặt bằng và đặc biệt là các công trình di tích,
lịch sử văn hóa.
Tình hình trước mắt 2-3 năm tới hầu hết các xe đều đổ dọc
đường. Chính vì không có quy định chặt chẽ nên việc đỗ xe lộn xộn ở
khắp các ngõ ngách, đường phố gây cản trở giao thông và mất mỹ
quan đô thị. Do đó, một yêu cầu đặt ra trước mắt và cần thiết là quy

hoạch giao thông tĩnh dọc tuyến nhằm khai thác không gian đường
phố sử dụng cho mục đích đỗ xe, trừ các đường phố có tính chất trục
chính cần ưu tiên cho dòng giao thông có tốc độ.
Điều kiện cần:
- Đề xuất cho phép kẽ vạch đậu đỗ xe có thu phí đối với các
tuyến đường phố có bề rộng mặt đường từ ≥10,5m (3 làn).
- Các đường phố ngắn, cấm ô tô hoặc lưu lượng ô tô rất thấp.
- Các đường nội bộ có mặt cắt từ 02 làn xe trở lên.
Điều kiện đủ:
- Lượng giao thông thực tế chưa vượt năng lực của đường.
- Không có hiện tượng ùn tắc cục bộ.
Phù hợp với quy định:
- Theo Thông tư 04/2008/TT-BXD của Bộ xây dựng hướng
dẫn quản lý đường đô thị:

C
C
R

DU

L
.
T


15
+ Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì
cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai
bên.

+ Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì
cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
- Theo Nghị định số 100 Sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính
phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường
bộ của bộ GTVT: “Phần lòng đường còn lại dành cho các loại
phương tiện có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cơ giới và 01 làn
xe thô sơ cho một chiều đi (điều 25c)”.
Từ các quy định, yêu cầu trên, rà soát các tuyến đường trên
thành phố Huế, kiến nghị:
- Các điểm đỗ xe lòng đường (kẽ vạch đậu đỗ xe có thu phí đối
với các tuyến đường phố có bề rộng mặt đường từ ≥10,5m): 21
tuyến/8 phường.
- Đối với các tuyến đường trong khu vực thành nội có mặt cắt
>7,5m, vỉa hè rộng mỗi bên >3m, kiến nghị hạ vĩa hè; khi khả năng
cung ứng hạ tầng bãi đỗ xe chưa đáp ứng hết khả năng nhu cầu đậu
đỗ ( không còn quỹ đất việc mở rộng hạ tầng giao thông trong khu
vực và đặc biệt là các công trình di tích, lịch sử văn hóa).
3.3.2. Rà soát, đề xuất bổ sung quy hoạch các điểm đỗ xe
khu vực phía Nam thành phố
Tổ chức rà soát quy hoạch dự kiến, bổ sung quỹ đất giao thông
tĩnh khu vực phía nam thành phố Huế với 31 điểm đỗ xe, diện tích
khoảng 114,318m2.

C
C
R

DU


L
.
T


16

Hình 3. 1: Hệ thống bãi đỗ xe khu vực quy hoạch trung tâm phía
Nam thành phố
3.3.3. Rà soát sơn kẽ vạch thiết kế theo hướng đỗ xe khoa
học và phù hợp nhằm đáp ứng được nhu cầu đỗ xe, đảm bảo sự
an toàn và thuận tiện của các loại phương tiện.

C
C
R

L
.
T

DU

Chiều dài chỗ đỗ xe (L) khoảng: 4.75m 5.5m.
Chiều rộng chỗ đỗ xe (M) khoảng:
Loại tiêu chuẩn : 2.4m - 2.75m
Chiều rộng lối đi ôtô (N) khoảng:
Kích thước một chiều xe chạy khoảng: 6m 9.15m
Kích thước hai chiều xe chạy khoảng :
6.95m - 10.7m

Chiều rộng tiêu chuẩn bãi đỗ xe (P) khoảng
: 15.5m - 20.1m

Kích thước bãi đỗ xe được bố trí đỗ
xe ô tô vuông góc là:
+ Chiều dài của 1 ô để xe tiêu chuẩn
là 5.5m
+ Chiều rộng tối thiểu của 1 ô để xe
là 2.3m và tối đa là 4m.
+ Chiều rộng lối đi vào, ra theo tiêu
chuẩn là 6m.


17

Kích thước bãi đỗ xe đấu lưng nhau 45 độ
như hình trên là:
+ Chiều dài của cạnh góc vuông ô để xe là
8.5m.
+ Chiều rộng tối thiểu của 1 ô để xe là 2.3m
và tối đa là 4m.
+ Chiều rộng lối đi giữa hai ô đậu xe là 4m.

Kích thước bãi đỗ xe được bố trí xe
chạy xuyên qua 45 độ
Chiều dài của cạnh góc vuông ô để
xe là 6m.
+ Chiều rộng tối thiểu của 1 ô để xe
là 2.3m và tối đa là 4m.
+ Chiều rộng lối đi giữa 2 ô đậu xe là

2.5m.

C
C
R

L
.
T

DU

Kích thước bãi đổ xe buýt
Chiều dài ô đỗ xe là 12m.
Chiều rộng của ô để xe là 3.5m.
Khoảng cách từ mũi xe đến tường rào tối
thiểu 14m.

Bãi đậu xe buýt xiên 45 độ có kích
thước nhỏ hơn kích thước bãi đậu xe
buýt tiêu chuẩn với chiều rộng 1 ô để
xe là 3.5m, chiều dài 11m. Khoảng
cách đầu mũi xe đến tường rào phía
trước tối thiểu là 8m.

Hình 3.4. Kích thước bãi đỗ xe thông dụng
3.4. Đề xuất các giải pháp cơ chế, quản lý hệ thống giao thông
tĩnh.
3.4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách hỗ trợ xã hội hóa
đầu tư bãi đỗ xe

Trong quá trình phát triển kinh tế, việc xã hội hóa đầu tư hạ
tầng giao thông nói chung và đầu tư bãi đỗ xe nói riêng là hướng đi


18
cần quan tâm, nhất là những vị trí có thể mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao. Trong thời gian tới, việc xây dựng nhiều bãi đỗ xe sẽ có
tác động tích cực trong việc chỉnh trang đô thị, phát triển dịch vụ đô
thị thông minh trên địa bàn thành phố Huế. Để thực sự khuyến khích
các nhà đầu tư tham gia thì cần thiết phải có cơ chế khuyến khích:
- Có Quỹ đất sạch để bàn giao cho nhà đầu tư;
- Nhà đầu tư được sử dụng các nguồn vốn vay ưu đãi (như đối
với các công trình an sinh xã hội như xây dựng trường học, bệnh
viện). Ưu tiên các công trình sử dụng công nghệ thông minh trong
quản lý, điều hành.
- Có cơ chế, chính sách để nhà đầu tư phát triển thêm dịch vụ
trong bãi đỗ xe để tăng thêm nguồn thu;
- Đầu tư bãi đỗ xe phải nằm trong danh mục công trình được
ưu tiên được công bố hàng năm;
- Cần xác định danh mục bãi đỗ xe xã hội hóa đầu tư, bãi đỗ xe
nhà nước đầu tư.
- Trong phạm vi 500m xung quanh bãi đỗ xe được các cấp có
thẩm quyền cho phép đầu tư không cho phép lập bãi đỗ xe tạm thời
hoặc dưới lòng, lề đường. Hạn chế sử dụng các trục đường tại khu
vực trung tâm để làm bãi đỗ xe.
3.4.2. Giải pháp về mô hình quản lý, vận hành khai thác
Đối với việc kinh doanh khai thác bãi đỗ xe thì nhà nước cần
tạo cơ chế, chính sách thực hiện xã hội hóa đầu tư và xã hội hóa quản
lý, vận hành khai thác bãi đỗ xe. Thực tế, tồn tại hai mô hình sau:
a) Nhà nước đầu tư nhưng việc việc quản lý, vận hành khai
thác được xã hội hóa.

b) Xã hội hóa việc đầu tư và quản lý, vận hành khai thác.
3.4.3. Phương thức quản lý, vận hành
Các nhà đầu tư, khai thác bãi đỗ xe cần phải ứng dụng công
nghệ cao vào quản lý, vận hành bãi đỗ xe (phần mềm quản lý bãi đỗ
xe tiên tiến), góp phần tạo nền tảng hướng tới xây dựng, hoàn thiện
kiến trúc ICT đô thị thông minh Thừa Thiên Huế. Việc ứng dụng
công nghệ giúp hoàn thiện công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt
động của các bãi đỗ xe trên địa bàn thành phố Huế và đem lại lợi ích
thiết thực cho người dân cũng như nhà đầu tư.
3.4.3.1. Tính năng xác nhận đặt chỗ
3.4.3.2. Tính năng quản lý doanh thu
3.4.4. Giải pháp quản lý nhu cầu giao thông hướng tới

C
C
R

DU

L
.
T


19
phát triển bền vững
Quản lý nhu cầu giao thông nhằm phát triển hệ thống giao thông
mang tính bền vững, phù hợp với từng thời kỳ và đảm bảo tính kế
thừa, phát triển lâu dài, ổn định. Mục tiêu của chiến lược quản lý nhu
cầu giao thông nhằm giảm ùn tắc, tiết kiệm chi phí đầu tư, góp phần

đảm bảo ATGT và giảm ô nhiễm môi trường.
- Tăng cường các biện pháp cưỡng chế; nâng cao nhận thức của
người dân; điều tiết giao thông; ứng dụng giao thông thông minh (ITS).
- Hoàn thiện khung thể chế, chính sách phát triển; cải thiện
dịch vụ vận tải công cộng; cải thiện tình hình hoạt động của vận tải
hành khách bán công cộng (taxi, xe hợp đồng).
- Quản lý phương tiện cá nhân qua đăng kiểm phương tiện; qua
việc giới hạn đỗ xe; hạn chế theo không gian, thời gian; hạn chế theo
biển số theo phương tiện, thời gian, khu vực; giải pháp cấp quota
mua sắm phương tiện và đấu giá suất đăng ký phương tiện.
- Áp dụng thuế nhiên liệu; thuế, phí sở hữu, sử dụng phương
tiện; phí sử dụng đường (phí đường bộ, phí tắc nghẽn giao thông...);
phí đỗ xe; ưu đãi tài chính cho vận tải hành khách công cộng...
- Xã hội hóa đầu tư bãi đỗ xe; quản lý nguồn cung; phí đỗ xe
linh hoạt...
- Triển khai quy hoạch tích họp: Các chính sách sử dụng đất;
quy hoạch sử dụng đất tích họp; quy hoạch không gian vùng; phát
triển định hướng theo vận tải công cộng (TOD)...
- Hoàn thiện mô hình quản lý giao thông đô thị hiện nay cần
theo hướng tập trung và có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện các
biện pháp QLNCGT.
- Hoàn thiện các cơ chế chính sách để thực hiện các biện pháp
QLNCGT.
3.4.5. Một số giải pháp cụ thể có thể xem xét:
3.4.5.1. Cải thiện điều kiện cho giao thông phi cơ
giới
3.4.5.2. Cải thiện dịch vụ vận tải công cộng
3.5. Lựa chọn mô hình quản lý, điều hành giao thông tĩnh trên
địa bàn thành phố Huế
Khai thác bãi đỗ xe cần phải ứng dụng công nghệ thông minh

vào quản lý, vận hành bãi đỗ xe góp phần tạo nền tảng hướng tới xây
dựng, hoàn thiện kiến trúc ICT đô thị thông minh Thừa Thiên Huế.
3.5.1. Xây dựng hệ thống Trung tâm giám sát, điều hành

C
C
R

DU

L
.
T


20
Giao thông tỉnh Thừa Thiên Huế

Hình 3.7. Mô hình quản lý bãi đỗ xe
3.5.1.1. Hoạt động tìm kiếm bãi đỗ xe

C
C
R

THÔNG TIN BAI XE

L
.
T


Tìm kiếm bãi giữ xe
```

Kiểm tra

DU
Không đúng

Hợp lệ

Tìm kiếm theo từ khóa

Không tiềm thấy

Thông báo

Chọn bãi giữ xe

Chọn thời gian

Chọn chỗ

Giá tiền

Tìm thấy

Hiển thị kết quả đặt

Hiển thị thông tin



21
3.5.1.2. Ứng dụng hệ thống bãi giữ xe thông minh vào các
hệ thốngbãi đỗ xe thành phố

Camera ghi nhận tình trạng bãi đỗ xe
3.5.2. Quản lý đậu đỗ trên các tuyến đường
Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh tỉnh Thừa
Thiên Huế: Được thành lập tại Quyết định số 3010/QĐ-UBND ngày
26 tháng 12 năm 2018; đã đi vào hoạt động từ với mục tiêu quản lý,
giám sát toàn diện các hoạt động công cộng, cung cấp dịch vụ trên
địa bàn tỉnh; với mô hình là cơ sở dữ liệu tập trung (Tại trung tâm)
sau đó phân quyền, chia sẽ dữ liệu về cho các cơ quan quan chuyên
môn, chuyên ngành thực thi nhiệm vụ, gồm: Giám sát, xử lý giao
thông; Giám sát, quản lý hình ảnh phục vụ xử phạt vi phạm hành
chính thông qua hình ảnh; Quản lý các phương tiện công cộng.
Thông qua cài đặt ứng dụng apps Hue-S, hỗ trợ người dân,
doanh nghiệp và du khách phản ánh toàn diện các hoạt động trên địa
bàn tỉnh; gửi về Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh
tỉnh để được xử lý, giải đáp; tài khoản được đăng ký tại hệ thống này
sẽ là tài khoản duy nhất để sử dụng cho toàn bộ các dịch vụ đô thị
thông minh như: Dịch vụ công, Y tế, Giáo dục, Du lịch,Giao thông
(App giao thông tích hợp, trong đó có ứng dụng xe buýt), phản ánh
hiện trường...
Hiện nay, Hue – S đã tích hợp hệ điều hành iOS hoặc Android.
Tiếp theo, Trung tâm tích hợp App – giao thông hướng tới người sử
dụng cài đặt vào máy và nhập tên người dùng, số điện thoại, địa chỉ liên
hệ để tạo tài khoản.
Sau khi đăng nhập và dò tìm, qua định vị GPS, màn hình sẽ tự

động hướng về bãi đỗ xe còn chỗ, thông báo số điểm còn trống, giá tiền,
thời gian đậu cho phép.

C
C
R

DU

L
.
T


22
Người dùng có thể thanh toán phí đỗ xe qua nhiều hình thức như:
Nhắn tin SMS, thanh toán qua ứng dụng Bankplus của Viettel.
Dự kiến sau thời gian triển khai thí điểm để đánh giá và hoàn
thiện dịch vụ, Trung tâm sẽ phối hợp với thành phố triển khai trên toàn
bộ các bãi đỗ ôtô được cho phép tổ chức thu phí trên địa bàn.

Hình 3. 2: Tích hợp camera để quản lý và thu phí thời gian đậu đỗ
Hình 3. 3: Một số hình ảnh từ camera đường phố gửi về Trung tâm

C
C
R

L
.

T

DU

Giám sát, điều hành đô thị thông minh
3.6. KẾT LUẬN
Trong chương này, luận văn đã đưa ra được các cơ sở lý thuyết
về tính toán qui hoạch và thiết kế bãi đỗ xe; đánh giá như mô hình
quản lý, khai thác các điểm, bãi đổ xe trên địa bàn thành phố Huế để
từ đó rà soát, xem xét đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các
điểm, bãi đỗ xe đáp ứng nhu cầu thực tế hiện tại và định hướng phát
triển tương lai, nhằm nâng cao năng lực khai thác hệ thống giao
thông tĩnh, tiến tới hoàn chỉnh mạng lưới giao thông tĩnh cho thành
phố Huế.
Trên cơ cở các kết quả khảo sát và dự báo như cầu sử dụng
giao thông tĩnh trong tương lai đã đề xuất các giải pháp về mạng lưới,
cơ sở hạ tầng, chất lượng dịch vụ tại bến, bãi, điểm đỗ xe cũng như
đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các điểm, bãi đỗ đáp ưng nhu
cầu thực tế, hiện tại và định hướng phát triển tương lai; cũng như


23
kiến nghị tổ chức, qui hoạch, sắp xếp các điểm trông đỗ xe dọc tuyến.
KẾT LUẬN - KIÉN NGHỊ
1.
KẾT LUẬN
Quản lý hệ thống giao thông tĩnh có vai trò quan trọng trong chiến
lược quản lý hệ thống giao thông nói chung, nhất là tại thành phố Huế
với quỹ đất hạn hẹp và bắt đầu phát triển so với các đô thị lớn trong
nước. Do đó, việc quản lý hiệu quả, hợp lý hạ tầng giao thông tĩnh sẽ

góp phần giải quyết các khó khăn của hệ thống giao thông như hạn chế
phương tiện cá nhân, quy hoạch sử dụng đất cho hạ tầng giao thông hợp
lý, khuyển khích các nhả đầu tư tư nhân cùng tham gia vào quá trình
phát triển hạ tầng, từ đó mang lại diện mạo mới cho giao thông đô thị.
Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và
khai thác hệ thống giao thông tĩnh trên bàn thành phố Huế” đã đạt
được một số mục tiêu sau:
Về quy hoạch:
- Về các biện pháp trước mắt, do chưa có đủ kinh phí để xây
dựng bãi đỗ xe tập trung đồng thời lưu lượng xe trên các tuyến phố
chưa cao nên sử dụng một phần đường bên phải chiều xe chạy làm
điểm dừng đỗ xe tại các tuyến đường với diện tíchbvới tổng cộng
khoản 14100 m2 cho phép sử dụng để đậu xe ô tô thường xuyên thuộc
21 tuyến đường của 8 Phường.
+ Đối với đường hai chiều: Lòng đường tối thiểu là 10,5m thì
cho phép để xe một bên; tối thiểu là 14,0m thì cho phép để xe hai
bên.
+ Đối với đường một chiều: Lòng đường tối thiểu là 7,5m thì
cho phép để xe bên phải phần xe chạy.
- Tổ chức rà soát quy hoạch dự kiến, bổ sung quỹ đất giao
thông tĩnh khu vực phía nam thành phố Huế với diện tích khoảng
114,318m2.
Về quản lý vận hành:
- Ứng dụng công nghệ thông minh, xây dựng các phần mềm
quản lý bãi đỗ vào công tác quản lý vận hành, tích hợp dữ liệu từ các
camera được lắp đặt bãi đỗ xe, cột đèn giao thông dọc tuyến về
Trung tâm giá sát điều hành đô thị thông minh, góp phần hướng tới

C
C

R

DU

L
.
T


×