Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (805.07 KB, 112 trang )


Mục lục

Lời mở đầu

Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay

I.1.2 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của cảng hàng không
I.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của cảng hàng không
I.3. Đặc điểm quản lí và khai thác cảng hàng không
I.4.Các hoạt động trong cảng hàng không.
I.4.1. Các hoạt động hàng không:
I.4.2. Các hoạt động phi hàng không
I.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, khai thác cảng hàng không
I.5.1. Giá thành tổng hợp
I.5.2. Năng suất lao động
I.5.3. Hiệu quả vốn đầu tư đã sử dụng
I.5.4. Năng lực tạo thu nhập
I.5.5. Tổng doanh lợi
I.6. Vai trò của cảng hàng không đối với nền kinh tế
I.7. Các nhân tố ảnh hưởng đến khai thác cảng hàng không
I.7.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô
I.7.2. Các nhân tố thuộc môi trường vi mô
I.8. Xu hướng phát triển cảng hàng không trong tương lai

I.8.1. Khai thác ưu thế vị trí địa lý của cảng:
I.8.2. Thu hút hãng vận chuyển, hành khách thông qua cảng:
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mở rộng cảng hàng không

2
I.8.3.Đầu tư, xây dựng mở rộng cảng hàng không


I.8.4. Tổ chức kinh doanh khai thác cảng
I.8.5. Điều phối hoạt động tại cảng hàng không
I.8.6.Thực tế tại một số cảng hàng không trên thế giới




3

Chương ii: Thực trạng quản lí và khai thác
cảng hàng không quốc tế Nội Bài


II.1. Sự hình thành và phát triển cảng hàng không quốc tế Nội Bài
II.1.1. Cơ sở pháp lý để triển khai công tác quản lý Nhà nước chuyên
ngành hàng không đối với các doanh nghiệp hoạt động tại Cảng bao
gồm:
II.1.2. Quản lý Nhà nước chuyên ngành hàng không đối với hoạt động
của các Doanh nghiệp
II.2. Cơ sở hạ tầng và năng lực thông qua tại cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.
II.2.1.Hệ thống các công trình khu bay
II.2.2.Hệ thống các công trình khu nhà ga :
II.2.3.Hệ thống các công trình giao thông tại cảng
II.3. Thực trạng quản lí và khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.3.1. Thực trạng quản lí cảng hàng không quốc tế Nội Bài trong 3 năm
(1998-1999-2000)
II.3.2. Thực trạng khai thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài
II.3.3. Một số nội dung chính trong quy định về giá tại Cảng hàng

không quốc tế Nội Bài hiện nay
II.3.4. Một số nội dung chính trong quy định về giá tại Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài hiện nay
II.3.5. Thực tiễn hoạt động kinh doanh của một số cảng hàng không
II.3.6. Một số kết luận về thực trạng quản lý và khai thác Cảng hàng
không quốc tế Nội Bài những năm qua:

4
II.4. Phân tích kết quả các hoạt động khai thác cảng hàng không quốc
tế Nội Bài trong 3 năm (1998-1999-2000)
II.5. Đánh giá hiệu quả trong quản lý và khai thác cảng hàng không
quốc tế Nội Bài
II.6. Những tồn tại cần khắc phục trong thực hiện quản lý và khai thác
cảng hàng không quốc tế Nội Bài

Chương iii: một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

III.Cảng phải có cơ cấu tổ chức hợp lý theo mô hình thương mại

III.1/ Cảng cần khai thác hết công suất

III.2/ Nâng cao chất lượng dịch vụ – yêu cầu không thể thiếu của CHK.

III.3/ Cảng HKQT Nội Bài nên đẩy mạnh công tác Marketing:

III.4./ Một số kiến nghị về hệ thống văn bản pháp lý:
III.4.1 Phương hướng:
III.4.2 Hệ thống văn bản quản lý cảng khai thác nhà ga (thuộc thẩm
quyền

III.4.2.1 Lĩnh vực điều hành khai thác
III.4.2.2 Lĩnh vực quản lý khai thác kỹ thuật
III. 4.2.3 Qui định về quản lý khai thác thương mại
III.4.3 Phương pháp tiến hành :
III. 5 Một số kiến nghị về tổ chức quản lý của cảng
III. 5.1 Cơ chế tổ chức và quản lý:

5
III.5.2 Tổ chức hoạt động điều hành khai thác:
III. 6. Các giải pháp đồng bộ khác.

Kết luận chung.


6
phần Mở đầu


Trong mấy năm gần đây cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền
kinh tế, ngành hàng không dân dụng Việt Nam đã và đang từng bước khẳng
định vai trò kinh tế mũi nhọn của mình trong tiến trình công nghiệp hoá
hiện đại hoá đất nước.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam hiện là chiếc cầu nối liền các
vùng kinh tế, xã hội văn hoá của đất nước và cũng là chiếc cầu nối giữa Việt
Nam với các nước khác trên thế giới với tốc độ nhanh nhất, đảm bảo an toàn
và thuận tiện, từ đó tạo điều kiện để thúc đẩy sự phát triển của của các lĩnh
vực khác như du lịch, đầu tư, thương mại.
Ngành hàng không dân dụng Việt Nam được cấu thành từ 3 bộ phận :
cảng hàng không, quản lý bay và các hãng hàng không, trong đó cảng hàng
không là điểm đầu và điểm cuối của tất cả các hành trình trên không, giúp

các hãng hàng không thực hiện vận chuyển hành khách một cách an toàn,
hiệu quả và liên tục. Để tồn tại và phát triển, cảng hàng không nói chung và
cảng hàng không Việt Nam nói riêng phải liên tục đa dạng hóa và hoàn
thiện các hoạt động của mình dù dưới hình thức thương mại hay phi thương
mại. Chúng vừa cho phép cảng phục vụ ngày càng tốt hơn các đối tượng sử
dụng cảng hàng không vừa kích thích được tính hiệu quả trong công tác
quản lý và khai thác cảng nhằm thúc đẩy doanh thu cho cảng hàng không.
Nội Bài là một trong ba cảng hàng không quốc tế ở Việt Nam, là cửa
ngõ quan trọng của thủ đô Hà Nội cũng như của các nước, với lợi thế vị trí
là đứng ở trung tâm châu á - Thái bình dương có thể coi như là một trạm
trung chuyển hàng không quan trọng giữa các quốc gia trong khu vực và
trên thế giới. Hàng năm cảng hàng không quốc tế Nội Bài tiếp nhận khoảng
30% số lượng khách nước ngoài đến Việt Nam và phục vụ hơn 1 triệu công

7
dân Việt Nam có nhu cầu đi lại trong nước và ngoài nước. Tuy có tầm quan
trọng như vậy, nhưng hiện nay Nội Bài vẫn chưa thể hiện được tầm cỡ quốc
tế của mình bởi khả năng phục vụ hành khách và công tác quản lý và khai
thác cảng hàng không đang trong tình trạnh quá yếu kém. Điều đó không
chỉ ảnh hưởng uy tín đến doanh thu của cảng mà còn kìm hãm sự phát triển
của các đơn vị khác các tổ chức xung quanh cảng và đặc biệt là sự kìm hãm
sự phát triển của ngành dự án lịch một ngành kinh tế mũi nhọn có khả năng
đem lại một khoản ngoại tệ lớn cho đất nước.
Trước tình hình thực tế của cảng hàng không Nội Bài ,vậy vấn đề đặt
ra là nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài nhằm
đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng của cảng nói riêng và nền kinh tế đất nước nói
chung, tôi nhận thấy vấn đề tồn tại ở trên có thể là hướng nghiên cứu thích
hợp cho luận văn tốt nghiệp của mình vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số
giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng không Nội Bài”.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xung quanh khía cạnh nhằm đưa ra

những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai thác cảng hàng
không Nội Bài, những vấn đề chung về quản lý và khai thác cảng hàng
không sẽ là cơ sơ để đi vào tìm hiểu cụ thể về thực trạng quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài từ đó tìm ra các mặt yếu kém trong
công tác quản lý và khai thác cảng và có những giải pháp gợi mở nhằm khắc
phục tình trạng đó.
Đề tài bao gồm 78 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận được chia
thành ba chương:
- Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay.

- Chương II : Thực trạng quản lý và khai thác cảng hàng không quốc tế
Nội Bài.


8
- Chương III : Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và khai
thác cảng hàng không quốc tế Nội Bài.





9
Chương I : Tổng quan về cảng hàng không sân bay

I.1. Khái niệm cảng hàng không sân bay.

I.1.1 Khái niệm

Trong vận tải hàng không, cảng hàng không được xem như là cửa

ngõ mở đầu cho một hành trình bằng đường hàng không.Cảng hàng không
không chỉ dừng ở khái niệm là một cửa ngõ mà còn được tiếp cận từ nhiều
góc độ khác nhau, theo tổ chức hàng không dân dụng quốc tế thì:
“Cảng hàng không được xem như là toàn bộ mặt đất, mặt nước (bao gồm
các công trình kiến trúc, các thiết bị kỹ thuật ) được sử dụng để máy bay
tiến hành cất hạ cánh và di chuyển ”.
Bước sang thập kỉ 90 các nhà kinh doanh hàng không lại cho rằng :
“Cảng hàng không là một xí nghiệp công nghiệp phức hợp. Chúng hoạt
động như một cuộc hội nghị, trong đó các thành phần khác biệt được hoà
hợp với nhau để thực hiện trao đổi giữa vận tải hàng không và vận tải mặt
đất cho cả hành khách và hàng hoá ”.
Theo họ cảng hàng không lúc này phải là những tổ hợp kinh tế,
những xí nghiệp kinh doanh hiện đại và thành đạt.
Tại điều 23 chương 3 của Luật hàng không dân dụng Việt Nam cảng
hàng không được định nghĩa như sau :
“Cảng hàng không là một tổ hợp các công trình bao gồm đường băng đường
lăn, sân đỗ, nhà ga và các trang thiết bị, các công trình mặt đất khác được sử
dụng cho tầu bay đi và đến, thực hiện dịch vụ vận chuyển hành khách”.
Để bảo đảm thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình cảng hàng
không bao gồm các cơ sở hạ tầng thiết yếu như sau :
- Đường băng sân đỗ tầu bay.

10
- Nhà ga hành khách.
- Nhà ga hàng hoá.
- Sân đỗ ô tô.
- Các trang thiết bị phục vụ liên lạc cho máy bay và một số các công trình
hỗ trợ khác để đảm bảo cho hoạt động cho cảng hàng không diễn ra bình
thường và liên tục như hệ thống cung cấp nước, cung cấp điện và hệ thống
cung cấp nhiên liệu...đồng bộ.

Trong thực tế người ta sử dụng đồng nhất 2 thuật ngữ “cảng hàng
không ” và “sân bay” nhưng xét về bản chất thì “cảng hàng không” mang ý
nghĩa đầy đủ hơn và ý nghĩa hơn còn “sân bay” chỉ là thuật ngữ chỉ nơi cất
hạ cánh của máy bay.
Chúng ta cần phải phân biệt cảng hàng không quốc tế và cảng hàng
không địa phương, cảng hàng không địa phương là nơi chỉ tiếp nhận và tiến
hành các chuyến bay trong phạm vi lãnh thổ quốc gia còn cảng hàng không
quốc tế là nơi tiếp nhận và tiến hành các chuyến bay trong và ngoài lãnh thổ
hoặc giữa các vùng ở các quốc gia trên thế giới.

I.1.2 Những đặc điểm kinh tế chủ yếu của cảng hàng không

Cảng hàng không là nơi thực hiện vận chuyển hàng không, một loại
hình vận chuyển phức tạp và khá xa so với các loại hình vận chuyển khác ở
đặc tính kinh tế kĩ thụât của nó, vì vậy cảng hàng không xét dưới góc độ
một tổ chức kinh tế sẽ mang trong nó rất nhiều đặc điểm khác biệt so với
các tổ chức kinh tế thông thường. ở đây chúng ta cần quan tâm đến 2 đặc
điểm chủ yếu có ảnh hưởng đến việc quản lý và khai thác cảng hàng không.
Thứ nhất, cảng hàng không mang tính chất của một hàng hoá công
cộng kết hợp một doanh nghiệp (tức là hoạt động vừa mang tính công ích và
kinh doanh ). Tổ hợp các công trình của cảng hàng không với mục đích hoạt

11
động là thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng không, cũng sẽ giống như các
công trình giao thông khác như đường sá cầu cống.. tức là mang đặc điểm
của hàng hoá công cộng. Tại cảng hàng không chi phí cho một đối tượng sử
dụng tăng thêm đối với các cơ sở hạ tầng hầu như không đáng kể. Tuy nhiên
do giá cả vận chuyển hàng không tương đối cao nên không phải đối tượng
nào cũng có thể sử dụng cảng hàng không, tức là vô hình chung có sự định
xuất trong sử dụng. Vì vậy cảng hàng không mang đặc điểm của hàng hoá

công cộng không thuần tuý.
Bên cạnh đó, cảng hàng không tổ chức rất nhiều hoạt dộng vừa nhằm
đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng không vừa tạo ra thị trường hàng hoá
dịch vụ phong phú và đa dạng để phục vụ mọi nhu cầu của các đối tượng sử
dụng cảng hàng không. Vì thế nó được nhìn nhận như là một doanh nghiệp
kinh doanh.
Mặt khác cảng hàng không với chức năng thực hiện dịch vụ vận
chuyển hàng không sẽ rút ngắn thời gian vận chuyển hàng không và hàng
hoá, làm tăng tốc độ giao lưu về kinh tế đầu tư văn hoá, xã hội giữa các
vùng, các khu vực trong mỗi quốc gia và trên toàn thế giới. Điều này có ý
nghĩa cực kì to lớn và là động lực thúc đẩy xã hội phát triển, khi mà hàng
không trở thành phương thức vận tải được nhiều người sử dụng. Vì vậy các
hoạt động của cảng hàng không nhằm thực hiện chức năng trên cần được
khuyến khích pphục vụ cho càng nhiều đối tượng càng tốt, tức là chúng
mang tính chất công ích là chủ yếu. Trong khi đó có nhiều hoạt động bổ trợ
nhằm nâng cao mức độ tiện ích dối với khách hàng khi sử dụng cảng hàng
không thì không thể mang tính chất công ích mà phải mang tính chất thương
mại để đảm bảo nâng cao hiệu quả trong quản lý kinh tế và khuyến khích
không ngừng khai thác các thế mạnh của cảng hàng không nhằm nâng cao
chất lượng phục vụ. Điều đó có ngĩa là một cảng hàng không sẽ vừa thực
hiện hoạt động công ích vừa thực hiện chức năng kinh doanh.

12
Thứ hai, cảng hàng không là một tổ chức độc quyền tự nhiên. Đối với
một cảng hàng không, khối lượng hàng không càng lớn càng cho phép tiết
kiệm được chi phí phục vụ, bởi vì cho dù có ít hành khách thì cảng vẫn phải
đảm bảo tối thiểu các công trình thiết yếu phụ vụ cho việc vận chuyển mà
theo yêu cầu khắt khe về quy mô cũng như tiêu chuẩn kĩ thuật hàng không
thì chi phí xây dựng các công trình này là rất lớn. Mặt khác một thực tế cho
thấy cảng hàng không nào có quy mô càng lớn thì khả năng thu hút các đối

tượng sử dụng càng lớn. (Các hãng hàng không, các đối tượng có nhu cầu
vận chuyển bừng đường hàng không ) tức là doanh thu hay lợi nhuận sẽ
tăng theo quy mô. Từ hai nguyên nhân này mà cảng hàng không có quy mô
lớn sẽ hoạt động có hiệu quả hơn nhiều so với cảng hàng không có quy mô
nhỏ hơn, nắm bắt được đặc điểm trên nên khi một cảng hàng không ở trong
tình trạng quá tải thì việc mở rộng quy mô của cảng là biện pháp hiệu quả
mà các nhà chức trách ngành hàng không sẽ chọn, hơn là việc xây dựng một
cảng hàng không gần đó. Vì những ràng buộc về mặt pháp lý về sự ngăn
cách về không gian như vậy nên giữa các cảng hàng không sẽ tồn tại như
một tổ chức độc quyền tự nhiên.
Do 2 đặc điểm trên mà cảng hàng không trong quá trình hoạt động
phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ của các cơ quan quản lý nhà nước chức
năng vừa để đảm bảo kết hop hài hoà giữa chức năng phục vụ công công và
chức năng kinh doanh vừa tránh được tổn thất xã hội do độc quyền gây ra.

I.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của cảng hàng không

Cùng với sự ra đời và sự phát triển của ngành hàng không dân dụng
với các loại máy bay hiện đại, tính năng ngày càng đa dạng sức chở ngày
càng lớn thì cảng hàng không sân bay với vai trò là một yếu tố quan trọng
trong vận tải hàng không thì nó cũng không ngừng phát triển cả về mặt quy

13
mô cũng như chất lượng để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao đối với các hãng
hàng không, các hành khách, hàng hoá thông qua cảng kể từ khi ngành hàng
không ra đời đến nay thì cảng hàng không đã trải qua 3 giai đoạn phát triển.
+ Cảng hàng không là một bãi đất trống (air field) tức là cảng hàng
không ở đây là mới chỉ có đường băng làm bằng đất nệm đủ đảm bảo an
toàn cho loại máy bay đơn giản với trọng lượng nhẹ cất hạ cánh (1903).
+ Cảng hàng không sân bay có một bước phát triển bởi hệ thống

đường băng cũng như sân đỗ được gia cố bằng các tầng phủ nhân tạo (hay
còn gọi là bê tông) và khi đó cảng hàng không sân bay được gọi với cái tên
là (Air drome) ở giai đoạn này một số hoạt động phục vụ cho hành khách
xuất hiện tuy nhiên nó vẫn chỉ ở mức độ hết sức đơn giản (tức là mới chỉ ở
dịch vụ bán vé thu cước cũng như ở công tác kiểm tra hàng hoá hành lý
hành khách, các dịch vụ kiểm soát không lưu với các thiết bị thô sơ đơn
giản )
+ Có thể nói giai đoạn này tính từ lúc sau đại chiến thứ hai khi các
máy bay được đưa vào phục vụ cho mục đích thương mại và tăng dần về số
lượng, chủng loại công suất và tính năng thì cảng hàng không sân bay cũng
có bước phát triển đột phá. Tại thời điểm này cảng hàng không sân bay với
những chức năng tích cực của nó và là một đầu mối giao thông vận tải phục
vụ mọi hành khách hàng hoá, các dịch vụ về hàng không và phi hàng không
tại cảng hàng không sân bay dần dần được cải thiện. Bước vào thế kỉ 21 nhờ
vào những thành tựu của khoa học kĩ thuật, tốc độ và sức chở của máy bay
tăng lên nhu cầu của con người ngày càng cao vận tải hàng không khi đó
càng phát triển. Do đó cảng hàng không được coi là mắt xích chủ yếu tiền
đề cho sự phát triển của ngành vận tải hàng không. Hiện nay trên thế giới
cảng hàng không sân bay hết sức đa đạng và nhiều cấp nhiều dạng và cảng
hàng không sân bay không chỉ còn đơn thuần là một đường băng, một nhà
ga mà nó có đến nhiều đường băng nhiều nhà ga theo số thống kê hiện thời

14
của ICAO, hiện nay trên thế giới có 40000 sân bay lớn nhỏ khoảng 1100 sân
bay quốc tế và hàng năm có khoảng 1/3 dân số thế giới đi qua các cảng hàng
không sân bay. Với xu hướng mở rộng quy mô cảng, nâng cao chất lượng
phục vụ hành khách, hàng hoá thông qua cảng hàng không không những
đáp ứng được nhu cầu lưu lượng hành khách ngày càng tăng mà còn đáp
ứng vấn đề an toàn hiệu quả cho mọi đối tượng sử dụng cảng hàng không
sân bay.


I.3. Đặc điểm quản lí và khai thác cảng hàng không

Do những đặc thù trong hoạt động của mình, như một tổ hợp
kinh tế - kỹ thuật - dịch vụ, các cảng hàng không sân bay (HKSB) có
những yêu cầu và đặc điểm riêng trong công tác quản lý:
Thứ nhất : hoạt động của các cảng HKSB có đặc điểm về tính đồng bộ
hoá và chuyên môn hoá cao trong điều kiện có nhiều đơn vị cùng tham
gia quản lý, khai thác tại cảng HKSB.
Thứ hai: hoạt động của cảng HKSB đòi hỏi rất cao về trình độ công
nghệ và tính an toàn, an ninh hàng không.
Thứ ba : ngoài các chức năng thông thường của công tác quản lý, các
cảng HKSB phải xác định rõ các chức năng chuyên nghành của mình
về vận tải hàng không, về quản lý nhà nước và về kinh doanh thương
mại theo đặc thù hàng không.
Thứ tư : do các cảng HKSB là một tổ chức kinh tế, cung ứng các dịch
vụ và làm cả chức năng quảnlý chuyên ngành, nên khái niệm quản lý
gắn liền với khái niệm khai thác và cung ứng và dịch vụ. Đặc biệt là
tại các cảng HKSB thì khái niệm quản lý, khai thác, cung ứng dịch vụ
gắn liền với nhau và không thể tách rời một cách cơ học được.


15
Các nguyên tắc trong quản lý cảng HKSB
+ Nguyên tắc an toàn - hiệu quả :
Bảo đảm công tác quản lý khai thác, một cảng hàng không sân bay hoạt
động thông suốt hiệu quả theo các tiêu chuẩn khuyến cáo của ICAO
+ Nguyên tắc thống nhất đồng bộ :
Quản lý khai thác một cảng hàng không sân bay phải tuân theo một chính
sách nhất quán, theo các quy định chặt chẽ của pháp luật đảm bảo mọi hoạt

động trong cảng hàng không sân bay tuân theo một hệ tiêu chuẩn thống
nhất.
+ Nguyên tắc năng động, lýnh hoạt :
Cảng hàng không sân bay là một thực thể kinh tế hoạt động liên tục 24/24
h
,
chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế xã hội, các quy luật phát triển của
ngành công nghiệp hàng không. Vì vậy công tác quản lý khai thác phải bao
quát được hướng phát triển, sự vận động của các mối quan hệ và mâu thuẫn
để đề ra các biện pháp quản lý năng động lýnh hoạt vừa định hướng được sự
phát triển vừa sử lý kịp thời các tình huống nẩy sinh.
+ Nguyên tắc coi trọng yếu tố con người :
Con người là yếu tố quyết định trong các khâu quản lý. Phải chú trọng công
tắc đào tạo, giáo dục, nâng cao trình độ quản lý lãnh đạo, chuyên môn
nghiệp vụ của cán bộ nhân viên của cảng hàng không sân bay.
Các công cụ quản lý tại cảng hàng không sân bay.
1) Các hệ thống các văn bản pháp quy để quản lý, điều hành cảng hàng
không sân bay chia thành ba phần chính :
+ Các văn bản quản lý chung toàn bộ cảng hàng không sân bay như: Các
văn bản dưới luật, các nghị định, quy chế của các cơ quan cấp trên, điều lệ
hoạt động của cảng hàng không sân bay..v.v.

16
+ Các văn bản quản lý phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên
nghành như nghị định, quy chế về phối hợp với công an cửa khẩu, hải quan,
hàng không, bộ nội vụ..v.v.
+ Các văn bản pháp quy chuyên nghành như:
- Các văn bản quản lý kĩ thuật, tài sản
- Các văn bản quản lý tài chính, kinh doanh
- Các văn bản quản lý điều hành, khai thác như điều lệ khu bay, nhà ga

hàng không, hành khách, ga hàng hoá,..v.v.
+ Các mẫu biểu thống kê, báo cáo, biên bản..v.v
Nội dung chi tiết các văn bản pháp quy của từng lĩnh vực hoạt động sẽ nêu
tại các phần sau.

2) Các phương tiện kĩ thuật bảo đảm công tác quản lý
+ Mạng thông tin quản lý toàn cảng:
Thường thì mỗi khu vực quan trọng, đều có mạng cục bộ như nhà ga, khu
bay, đặc biệt là tại ga hành khách có mạng quản lý toà nhà (BMS), hệ thống
quản lý thông tin (MIS).
+ Hệ thống thông tin liên lạc :
Tổng đài điện thoại, đối với các khu bay có hệ thống VHF, đối không, các
kênh thông tin quản lý bay (AFTN), các kênh thông tin thương mại (SITA),
các hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành như : CUTE, DCS, bộ đàm
dành cho khu bay, trong các nhà ga..vv..
Một số đặc điểm trong kinh doanh khai thác cảng hàng không:
Kinh doanh của một cảng hàng không (CHK) bao gồm hai loại hình
dịch vụ: Dịch vụ hàng không và dịch vụ phi hàng không.
Dịch vụ hàng không gồm:
-Dịch vụ kỹ thuật máy bay
-Dịch vụ điều hành cất hạ cánh

17
-Dịch vụ hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện.
-Dịch vụ sân đỗ máy bay
-Dịch vụ xuất ăn trên máy bay
-Dịch vụ xăng dầu máy bay
Dịch vụ phi hàng không:
-Dịch vụ an ninh, khẩn nguy, y tế
-Dịch vụ thương nghiệp (bách hoá, ăn uống, sách báo...)

-Dịch vụ cửa hàng miễn thuế.
-Dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.
-Dịch vụ khách sạn giải trí.
-Dịch vụ bưu điện, ngân hàng.
-Dịch vụ sân đỗ ôtô, xăng dầu ôtô
-Dịch vụ quảng cáo
-Dịch vụ điện nước....

I.4.Các hoạt động trong cảng hàng không.

Thông thường, tại cảng hàng không có rất nhiều hoạt động kinh
doanh diễn ra liên tục suốt ngày đêm, nhưng xét theo tính chất thì có thể
quy chúng về 2 loại: hoạt động hàng không và hoạt động phi hàng không. ở
đây, chúng ta chỉ tìm hiểu những hoạt động chủ yếu mà chúng thể hiện được
tính đặc thù của một cảng hàng không.

I.4.1. Các hoạt động hàng không:
Hoạt động hàng không là những hoạt động chỉ nhằm cung cấp các
dịch vụ phục vụ cho máy bay, hành khách và hàng hoá đi trên máy bay, có
liên quan trực tiếp đến quá trình vận hành của các chuyến bay. Chúng bao
gồm:

18
- Điều hành hạ cất cánh tàu bay: hướng dẫn cho các phi công điều khiển
máy bay hạ cánh hoặc cất cánh trên đường băng.
- Dịch vụ sân đậu tàu bay: cung cấp hệ thống đường lăn, sân đỗ cùng một số
công tác đảm bảo an toàn cho máy bay khi đậu lại tại cảng hàng không.
- Phục vụ các dịch vụ kỹ thuật thương mại mặt đất, bao gồm: vệ sinh máy
bay, nạp nhiên liệu cho máy bay, xếp / bốc dỡ hành lý - hàng hoá trên máy
bay. Ngoài ra chúng còn có thể là những dịch vụ liên quan đến quá trình xử

lý hành khách, hành lý hoặc hàng hoá từ nhà ga ra máy bay.
- Làm thủ tục cho hành khách trước và sau chuyến bay.
- Một số hoạt động phụ trợ khác như: phục vụ cầu dẫn khách lên/ xuống tàu
bay, soi chiếu an ninh (đối với cả hành khách và hàng hoá), kéo dắt tàu
bay..v.v.
Máy bay là một phương tiện vận chuyển mặc dù có những tính năng
tiện lợi như: nhanh chóng, an toàn (có độ an toàn cao nhất so với các
phương tiện giao thông khác), nhưng cũng đòi hỏi những yêu cầu rất cao cả
về tiêu chuẩn kỹ thuật của các trang thiết bị phục vụ dưới mặt đất (trong đó
bao gồm cả các trang thiết bị tại cảng hàng không) và trình độ của người
điều khiển nó (các phi công). Từ phía cảng hàng không, các hoạt động hàng
không mà Cảng cung cấp chính là để đảm bảo cho máy bay cũng như hành
khách và hàng hoá đi trên máy bay các điều kiện tối thiểu về an ninh và an
toàn, đáp ứng một phần trong những đòi hỏi khắt khe của phương tiện bay
này, từ đó giúp các hãng hàng không hoàn thành tốt nhiệm vụ vận chuyển
của mình. Dịch vụ điều hành hạ cất cánh giúp phi công hạ cất cánh máy bay
một cách an toàn trên đường băng; dịch vụ phục vụ sân đậu tàu bay giúp
máy bay có được một chỗ dừng an toàn và thuận tiện trong cảng; các dịch
vụ kỹ thuật thương mại mặt đất sẽ tiến hành công việc vệ sinh, xếp / bốc dỡ
hàng hoá trên máy bay, công tác kỹ thuật đảm bảo cho máy bay ở trong tình
trạng tốt trước khi cất cánh...; dịch vụ làm thủ tục hành khách, soi chiếu an

19
ninh,... sẽ giúp đề phòng tối đa các trường hợp uy hiếp đến an ninh, an toàn
của chuyến bay. Chính vì thế, hoạt động hàng không được coi là những hoạt
động thiết yếu nhất mà bất kỳ cảng hàng không nào cũng phải có.

I.4.2. Các hoạt động phi hàng không

Hoạt động phi hàng không là những hoạt động mang tính chất thương

mại nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng mà cảng hàng
không có thể phục vụ và được tiến hành trên đất đai của cảng hàng không.
Hoạt động phi hàng không có đối tượng phục vụ đa dạng hơn so với các
hoạt động hàng không. Nếu như, hoạt động hàng không chỉ phục vụ cho
máy bay, hành khách và hàng hoá trên máy bay, thì hoạt động phi hàng
không không chỉ phục vụ cho các đối tượng kể trên mà còn phục vụ cho cả
người đi tiễn / đón hành khách, những người lao động, các tổ chức có nhu
cầu hoạt động tại cảng và thậm chí cả dân cư địa phương ở xung quanh cảng
hàng không.
Các hoạt động phi hàng không bao gồm toàn bộ những hoạt động sản
xuất - kinh doanh giống như ở thị trường tự do bên ngoài cảng hàng không.
Số lượng, chất lượng cũng như quy mô của các hoạt động này tuỳ thuộc vào
mức nhu cầu của khách hàng và năng lực kinh doanh của cảng. Tuy nhiên,
tại các cảng hàng không thường đều có những hoạt động sản xuất - kinh
doanh tối thiểu sau:
- Bán hàng miễn thuế (là một hình thức bán hàng đặc biệt chỉ có ở các
cảng hàng không quốc tế): Khách hàng mua hàng hoá trong các cửa
hàng miễn thuế sẽ không phải chịu bất kỳ loại thuế nào của nước sở
tại, tức là giá cả của chúng bằng mức giá trao đổi ở ngoài biên giới
nước sở tại. Chính vì đặc điểm này mà cửa hàng bán miễn thuế chỉ
dành cho hành khách quốc tế (là hành khách đi trong các chuyến bay

20
quốc tế).
- Bán hàng chịu thuế: là hình thức bán hàng giống như các cửa hàng thông
thường ở các khu vực ngoài cảng hàng không, tức là hàng hoá bán theo hình
thức này phải chịu tất cả các loại thuế mà nước sở tại quy định. Loại này
dành cho tất cả các đối tượng có nhu cầu mua.
- Dịch vụ ăn uống như: nhà hàng, quán giải khát, quán ăn nhẹ...
- Cung cấp xăng dầu cho các phương tiện giao thông trong và ngoài cảng

hàng không (kể cả cho máy bay).
- Dịch vụ ngân hàng.
- Dịch vụ trông giữ ôtô, xe máy, xe đạp.
- Dịch vụ quảng cáo.

Ngoài ra, ở một số cảng hàng không lớn còn có thêm các hoạt động
kinh doanh khác như: các dịch vụ vui chơi giải trí (rạp chiếu phim, phòng
nghe nhạc, trung tâm thể thao, trò chơi điện tử...) nhằm đáp ứng nhu cầu vui
chơi giải trí của hành khách trong lúc chờ đợi ở nhà ga và các đối tượng
khác có nhu cầu, dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, tắm hơi, giặt là quần áo, tiệm
may, dịch vụ y tế, khách sạn..v.v. Thậm chí một số cảng còn tổ chức các
đơn vị sản xuất nhằm cung cấp sản phẩm phục vụ cho hành khách trên các
chuyến bay như: suất ăn, dụng cụ ăn...
Chủ thể cung ứng các hoạt động phi hàng không có thể là một mình
cảng, hoặc cả cảng hàng không và các tổ chức kinh doanh khác, hoặc thậm
chí chỉ có các tổ chức kinh doanh khác mà không có sự tham gia của cảng
hàng không. Việc tham gia của các tổ chức này được thực hiện dưới hình
thức cảng nhượng quyền khai thác cho những đơn vị đó.
Các hoạt động phi hàng không hình thành nên một thị trường
kinh doanh tại cảng hàng không. Tuy nhiên, đây sẽ không thể là một thị
trường cạnh tranh hoàn hảo bởi hai nguyên nhân:

21
- Thứ nhất, các nhà chức trách cảng hàng không là người có quyền quản lý
và kiểm soát mọi hoạt động diễn ra trên thị trường này, nên họ sẽ không để
cho các tổ chức kinh doanh có thể phát triển một cách tự do, mà phải phục
vụ cho những mục tiêu phát triển nhất định của cảng hàng không. Chẳng
hạn, nếu cảng hàng không có mục tiêu phục vụ như là một công trình công
cộng thì họ sẽ có những chính sách để hạn chế sự nâng giá, ép giá đối với
khách hàng nhằm mục đích thu lợi nhuận cao của các tổ chức kinh doanh;

hoặc nếu cảng hàng không muốn hoạt động phi hàng không của mình phát
triển mạnh lĩnh vực dịch vụ thì rõ ràng các đơn vị cung ứng dịch vụ sẽ được
ưu tiên phát triển hơn các đơn vị sản xuất hàng hoá..v.v. Tóm lại, do có bàn
tay can thiệp của nhà chức trách cảng hàng không nên khả năng cạnh tranh
tự do và tuyệt đối bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh sẽ là một điều khó
xảy ra.
- Thứ hai, do tính chất độc quyền của cảng hàng không nên các chủ thể kinh
doanh đều có khả năng thu được một khoản gọi là “địa tô chênh lệch”. Xét
trường hợp cụ thể, một cửa hàng bán đồ lưu niệm nếu đặt tại một nơi nào đó
ngoài cảng hàng không, sẽ phải chịu sức ép của cạnh tranh nên chỉ có thể
đặt giá bán ở mức cân bằng của thị trường. Ngược lại, nếu cửa hàng đó đặt
trong cảng hàng không thì cho dù có một số cửa hàng tương tự cùng tồn tại,
nhưng các cửa hàng đó đều nhận thấy lợi thế độc quyền đặc biệt của mình
đối với những khách hàng tại cảng, nên họ sẽ cùng nhau đặt giá bán ở mức
cao hơn so với mức giá bên ngoài cảng mà khách hàng vẫn phải chấp nhận.
Mức chênh lệch này chính là địa tô chênh lệch. Sự tồn tại của địa tô chênh
lệch là một tất yếu khách quan, do lợi thế vị trí kinh doanh của các doanh
nghiệp mang lại. Như vậy, bản thân các chủ thể kinh doanh tại cảng hàng
không cũng tự làm cho thị trường này trở nên không có cạnh tranh hoàn
hảo. Điều đó cũng cho thấy hoạt động phi hàng không là lĩnh vực kinh
doanh mang lại lợi nhuận cao nếu cảng hàng không biết cách tận dụng lợi

22
thế này.

I.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả , khai thác cảng hàng không

Về cơ bản các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của cảng
hàng không cũng giống như các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên do đặc
trưng riêng của kinh doanh CHK, các chỉ tiêu dùng người ta dùng các

chỉ tiêu cụ thể sau đây:
I.5.1. Giá thành tổng hợp
Chỉ tiêu giá thành tổng hợp được đo lường tổng chi phí tính cho
mỗi đơn vị công tải WLU (Work - Load Unit). Một đơn vị công tải ở
đây tính cho một hành khách (cùng với hành lý miễn cước được phép)
hoặc 100kg hàng hoá ( theo đơn vị vận chuyển của ICAO)
-Tổng chi phí cho mỗi công tải WLU (sau khi khấu hao và lãi)
-Chi phí khai thác cho mỗi công tải WLU (loại trừ khấu hao và lãi)
-Chi phí lao động cho mỗi WLU.

I.5.2. Năng suất lao động
Lao động và vốn là hai chi phí đầu vào chủ yếu đối với cảng
hàng không, nên việc khai thác sâu hơn lao động và vốn là chính. Các
chỉ số sau đây có thể dùng để giám sát năng suất lao động bổ sung cho
các chi phí lao động trên mỗi công tải:
-WLU trên mỗi nhân viên
-Tổng thu nhập trên mỗi nhân viên
-Giá trị gia tăng trên mỗi nhân viên

I.5.3. Hiệu quả vốn đầu tư đã sử dụng


23
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của CHK có thể dùng một số
chỉ tiêu sau đây:
-Giá trị gia tăng theo đơn vị chi phí vốn
-WLU theo 1000$ giá trị tài sản thực
-Tổng thu nhập theo mỗi 1000$ giá trị tài sản thực
Tuy nhiên việc xác định, đánh giá giá trị tài sản thực cũng có thể gặp
khó khăn riêng...


I.5.4. Năng lực tạo thu nhập

-Tổng thu nhập tính cho mỗi WLU
-Thu nhập hàng không tính cho mỗi WLU
Phản ánh chỉ tiêu CHK tạo thu nhập từ các dịch vụ hàng không như:
Các phí cất hạ cánh, thuế hành khách, thuế đỗ, vào ga của máy bay...
-Thu nhập phi hàng không tính cho mỗi WLU
Thu nhập CHK thu được từ các hoạt động dịch vụ phi hàng không như
bán hàng hoá miễn thuế, khách sạn...

I.5.5. Tổng doanh lợi

phÝ chi Tæng - thu doanh Tæng nhuËn lîi Tæng =

Lợi nhuận đánh giá chất lượng chung của hoạt động kinh doanh
của CHK hàng năm, tuy nhiên con số tuyệt đối đó nó chưa chỉ rõ một
CHK hoạt động tốt như thế nào, các thành tích lợi nhuận của cảng
hàng năm có thể tăng tuyệt đối nhưng giới hạn lợi nhuận (mức lời) có
thể giảm. Những so sánh trực tiếp các lợi nhuận giữa các CHK ít có ý
nghĩa khi các CHK có quy mô, mức vận chuyển khác nhau.

24
khc phc nhc im trờn cú th dựng t s tha /thiu trờn
mi WLU ch mc li bng hiu s gia tng thu nhp n v v tng
chi phớ n v v cú th dựng so sỏnh gia cỏc CHK cú quy mụ khỏc
nhau:
WLUsốTổng
phíchiTổngnhậpthuTổng
WLUmỗinêtrthiếu/thừasốTỉ


=

Ngoi ra cỏc CHK cũn dựng ch tiờu t s thu /chi ( gm c cỏc
thu v cỏc khon bt thng) ỏnh giỏ, gi l t s Revex:
phí chi Tổng
thu doanh Tổng
doanh kinh quả hiệu số Hệ =

hoc T sut li nhun:
100*
thudoanhTổng
nhuậnlợiTổng
nhuậnlợisuấtTỉ =


Ngoi cỏc ch tiờu hiu qu kinh t trờn, phn ỏnh hiu qu
kinh doanh ca cng hng khụng cũn cú cỏc ch tiờu hiu qu kinh t
xó hi nh: Tỏc ng ca kinh doanh n vic bo v mụi trng xung
quanh, tỏc ng ca cng hng khụng i vi li sng, vn hoỏ ca
ngi dõn, nõng cao i sng ngi dõn, xoỏ b s khỏc bit gia cỏc
vựng dõn c.

I.6. Vai trũ ca cng hng khụng i vi nn kinh t

+Ngnh hng khụng l ngnh cụng nghip ũi hi mc
chuyờn mụn hoỏ v ng b rt cao, s phỏt trin ca cụng nghip
hng khụng l s phỏt trin tt yu c cỏc b phn trong h thng kt
ku h tng ca ngnh bao gm: Cỏc hóng hng khụng, cỏc trung tõm


25
quản lý bay và cảng hàng không trong đó cảng hàng không được coi
như là một mắt xích quan trọng là cơ sở cho sự phát triển của ngành
+Cảng hàng không có tác động trực tiếp đến tiến trình phát triển kinh
tế xã hội của khu vực sân bay, kích thích phát triển các khu công nghiệp,
các khu chế xuất và phát triển kinh tế vùng. Cảng hàng không bao giờ cũng
chở thành trung tâm công nghiệp và thương mại của vùng lãnh thổ nơi đóng
điạ bàn. Gần với các với cảng hàng không thường có nhiều nhà máy xí
nghiệp hoạt động để tiện cho việc vận chuyển. Ngoài ra, sự phát triển của
cảng hàng không đòi hỏi phải phát triển kết cấu hạ tầng công cộng kèm theo
như mạng đường bộ, đường sắt, các công trình điện nước... Cảng hàng
không Pháp Charles de Gaulle (CDG) khi trở thành một tụ điểm lớn của
châu âu đã tạo nên sự tăng trưởng nhanh chóng của các hoạt động thương
mại xung quanh cảng. Các kho tàng, công trình phân phối, các cơ sở giải trí
và hàng loạt các xí nghiệp chế biến đã được thành lập, chúng kích thích sự
phát triển của nhiều công trình có quy mô lớn ở khu vực CDG : trung tâm
triển lãm Villepinte, nhà ga Garonor và khu công nghiệp bắc Paris..
Đóng góp của ngành hàng không cho nền kinh tế của thế giới có thể đúc kết
ở biểu sau:

Biểu 1 : Đóng góp của ngành hàng không dân dụng thế giới 1992

Lĩnh vực Tổng số Trực tiếp Gián tiếp Cộng hưởng
Của cải 1000 tỷ USD 250 tỷ USD 250 tỷ USD 500 tỷ USD
Việc làm 22 triệu 3 triệu 7 triệu 12 triệu
Nộp thuế phí 12 tỷ USD

+Sự phát triển không ngừng của cảng hàng không sân bay sẽ đẩy
nhanh tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá các cảng hàng không sân bay vì

×