Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

TIỂU LUẬN phân tích mô hình SWOT của vinamilk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (46.71 KB, 6 trang )

CHƯƠNG 4 Phân tích mô hình SWOT của Vinamilk
4.1 Điểm mạnh (S) trong mô hình SWOT của Vinamilk
- Thương hiệu mạnh:
+ Vinamilk là thương hiệu quen thuộc và được người tiêu dùng Việt Nam tin tưởng
sự dụng hơn 34 năm qua.
+ Thương hiệu Vinamilk gắn liền với các sản phẩm sữa và sản phẩm từ sữa được
người tiêu dùng tín nhiệm. Thương hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu
nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương hiệu mạnh do Bộ Công Thương bình
chọn năm 2006. Vinamilk cũng được người tiêu dùng bình chọn trong nhóm “Top
10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 – 2009.
+ Vinamilk sở hữu những nhãn hiệu hàng đầu Việt Nam như: sữa đặc Ông Thọ,
Ngôi sao, Dielac, Yogurt Vinamilk.
– Lãnh đạo và quản lý giỏi và giàu kinh nghiệm: Vinamilk có một đội ngũ lãnh
đạo giỏi, nhiều kinh nghiệm và tham vọng được chứng minh bởi lợi nhuận kinh
doanh bền vững.
– Danh mục sản phẩm đa dạng, sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp
hơn sản phẩm nhập ngoại cùng loại và thị phần lớn nhất Việt Nam trong số
các nhà cung cấp sản phẩm cùng loại
+ Vinamilk có một danh mục sản phẩm đa dạng, hướng tới nhiều đối tượng khách
hàng., chất lượng sản phẩm không thua kém hàng ngoại nhập trong khi giá cả lại
rất cạnh tranh. Đặc biệt dòng sản phẩm sữa đặc “Ông Thọ và Ngôi sao” là sản
phẩm giá rẻ, phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của đa số người dân hiện nay.
– Mạng lưới phân phối rộng khắp, kết hợp nhiều kênh phân phối hiện đại và
truyền thống:


+ Mạng lưới phân phối và bán hàng rộng khắp của Vinamilk là yếu tố thiết yếu dẫn
đến thành công trong hoạt động.Hiện nay, Vinamilk phân phối rộng khắp 64 tỉnh
thành với 250 nhà phân phối và hơn 135.000 điểm bán hàng trên toàn quốc.
+ Hệ thống phân phối kết hợp giữa hiện đại và truyền thống: Sản phẩm được phân
phối thông qua hệ thống Metro, siêu thị → người tiêu dùng (kênh hiện đại); nhà


phân phối → điểm bán lẻ → người tiêu dùng ( kênh truyền thống).
- Quan hệ tốt với nhà cung cấp, chủ động nguồn nguyên liệu đầu và, đầu tư
việc cung cấp sữa bò:
+ Vinamilk đã xây dựng mối quan hệ bền vững với nhà cung cấp thông qua chính
sách hỗ trợ tài chính cho nông dân để mua bò sữa và mua sữa có chất lượng tốt với
giá cao. Điều này giúp bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản
xuất.
+ Vinamilk tiêu thụ hơn 1/2 sản lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước ,
điều này khiến cho Vinamilk có sức mạnh chi phí về giá sữa tươi nguyên liệu trên
thị trường.
– Tài chính mạnh: Trong khi nhiều doanh nghiệp đang khó khăn vì lãi suất vay thì
Vinamilk có cơ cấu vốn khá an toàn, tỉ lệ Nợ/Tổng tài sản là 16,7% (2009).
– Nghiên cứu và phát triển hướng theo thị trường: Năng lực nghiên cứu và phát
triển theo đinh hướng thị trường. Bộ phận nghiên cứu và phát triển sản phẩm của
Vinamilk chủ động thực hiện nghiên cứu và hợp tác với các công ty nghiên cứu thị
trường để tìm hiểu xu hướng và hoạt động bán hàng, phản hồi của người tiêu dùng
cũng như phương tiện truyền thông về các vấn đề thực phẩm và đồ uống → cung
cấp các sản phẩm phù hợp nhất cho khách hàng.


– Thiết bị và công nghệ hiện đại: Vinamilk sử dụng công nghệ sản xuất và đóng
gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Công ty nhập khẩu công nghệ từ các nước châu
Âu như Đức, Ý, Thụy Sĩ để ứng dụng vào dây chuyền sản xuất.
2. Điểm yếu (W) trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu: Phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập
khẩu( 60%) vì vậy chi phí đầu vào bị tác động mạnh từ giá sữa thế giới và biến
động tỷ giá.
– Thị phần sữa bột chưa cao, chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sữa bột nhập
khauar từ Mỹ, Ucs, Hà Lan…. Theo báo cáo mới nhất của BVSC thị trường sữa
bột trong nước do sản phẩm sữa nhập khẩu chiếm 65%, Dutchlady chiếm 20%,

Vinamilk chiếm 16%.
3. Cơ hội (O) trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Nguồn nguyên liệu cung cấp đang nhận được sự trợ giúp của chính phủ:
Quyết định số 10/2008/QD-TTg của Thủ tướng Chính phủ đặt ra chỉ tiêu phát triển
ngành sữa với mục tiêu tới năm 2010 ngành sữa Việt Nam đạt sản lượng 380 ngàn
tấn, 2015 đạt 700 ngàn tấn và 2020 là 1 triệu tấn. Với chính sách trên, vấn đê
nguyên liệu cho công ty không còn là gánh nặng quá lớn, giúp công ty kiểm soát
được chi phí và nguồn nguyên liệu đầu vào.
– Lực lượng khách hàng tiềm năng cao và nhu cầu lớn:
+ Ngành sữa đang ở trong giai đoạn tăng trưởng nên Vinamilk có nhiều tiềm năng
phát triển. Hơn nữa, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa tại Việt Nam tăng trưởng
ổn định.
+ Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ (trẻ em chiếm 36% dân số) và mức tăng dân số là
trên 1%/năm, đây là thị trường rất hấp dẫn.


+ Thu nhập bình quân đầu người tăng trên 6%/năm.
4. Thách thức (T) trong mô hình SWOT của Vinamilk
– Sự tham gia thị trường của nhiểu đối thủ cạnh tranh mạnh:Thị trường sữa
cạnh tranh quyết liệt khi có rất nhiều công ty tham gia ,đặc biệt là các công ty sữa
lớn trên thế giới như: Nestle, Dutchlady, Abbott, Enfa, Anline, Mead Jonhson,..
– Nguồn nguyên liệu đầu vào không ổn định:
+ Ngành chăn nuôi bò sữa hiện tại ở Việt Nam chủ yếu là hộ gia đình (95%) . Tổng
sản lượng sữa tươi chỉ đáp ứng được 20 -25% lượng sữa tiêu dùng, còn lại phải
nhập khẩu. → thách thức đối với sự ổn định nguồn nguyên liệu.
+ Chi phí thức ăn chăn nuôi bò sữa chiếm 70% giá bán sữa trong khi đó,. Đây là
nguyên nhân chính dẫn đến giá thành sữa nguyên liệu cao, trong khi giá nhập
nguyên liệu của các công ty chế biến sữa thấp, người nông dân nuôi bò sữa không
mặn mà với công việc của mình đẩy Vinamilk vào thế cạnh tranh mua với các
doanh nghiệp thu mua sữa khác.

– Khách hàng:thị trường xuất khẩu gặp nhiều rủi ro và tâm lý thích sử dụng
hàng ngoại của KH.
+ Lĩnh vực kinh doanh nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu
dùng, đòi hỏi doanh nghiệp luôn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Các vấn đề về an
toàn thực phẩm có thể làm người tiêu dùng e ngại và kỹ càng hơn khi sử dụng các
sản phả sữa.
+ Tâm lý thích sử dụng hàng ngoại của người Việt Nam là thử thách lớn đối với
Vinamilk và các doanh nghiệp trong ngành
4.5 Xây dựng chiến lược dựa trên SWOT


Trên cơ sở phân tích SWOT và kết hợp các yếu tố, Vinamilk nên sử dụng kết hợp
giữa chiến lược tăng trưởng tập trung và chiến lược liên kết ngang
-

Chiến lược tăng trưởng tập trung
• Chiến lược thâm nhập thị trường: Thị trường sữa hiện tại Việt Nam
đang trong quá trình tăng trưởng rất nhanh do cơ cấu dân số theo độ
tuổi tre, chất lượng nhu cầu được cải thiện nên nhu cầu tăng cao. Vì
vậy, việc khai thác sâu vào thị trường hoàn toàn cần thiết. Vinamilk
nên tăng cường các hoạt động PR, Marketing để kich thích thêm nhu


cầu sử dụng sản phẩm từ sữa của người dân, tăng số lượng người mua
Chiến lược phát triển thị trường: : + Thị trường nông thôm và các đô
thị nhỏ có nhiều tiềm năng nhưng chưa khai thác nhiều. Do mức sống
khó khăn nên thị trường này nên khả năng chi trả các sản phẩm còn
thấp. Vì vậy với thị trường này cần nên cung cấp các sản phẩm sữa
truyền thống của Vinamilk có giá cả phải chăng. + Hội nhập WTO
mở ra cho Vinamilk có thể thâm nhập thị trường quốc tế, đầu tiên sẽ là

thị trường ở khu vực ASEAN sau đó vươn ra tầm thế giới. Muốn được
như vậy, Vinamilk cần nâng cao chất lượng sữa và đẩy mạng hoạt

-

động Marketing
Chiến lược liên kết ngang( kết hợp với đối thủ cạnh tranh cùng nghành để
chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần )
Quá trình hội nhập WTO với sự có mặt các nhà cung cấp sữa có uy tín sẽ tạo
ra khả năng cạnh trang lành mạnh. Hơn nữa, với trình độ công nghệ hiện đại
và khả năng quản lý và điều hành nên các nhà cung cấp vượt trội hơn
Vinamilk. Chính vì thế với nên Vinamilk sẽ hợp tác với các tập đoàn quốc tế
trên lĩnh vực thực phẩm, tận dụng kinh nghiệm quản lý, marketing, công
nghệ để đa dạng hóa các sản phẩm trên thị trường. Hiện sản phẩm liên doanh
với Campuchia đã cho ra mắt sản phẩm đầu tiên trên thị trường nội địa, Cà


phê Moon- sản phẩm hợp tác với tập đoàn nước ngoài vừa ra đời- đã xuất
khẩu sang Mỹ, Thái Lan



×