Tải bản đầy đủ (.docx) (103 trang)

Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ 60 44 41

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 103 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-----------------------

ĐẶNG THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ THU HỒI KIM LOẠI CÓ GIÁ TRỊ
TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

ĐẶNG THỊ HƢỜNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TIỀM NĂNG TÁI CHẾ
CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ THU HỒI KIM LOẠI CÓ GIÁ TRỊ
TỪ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ

Chuyên ngành: Hóa Môi Trƣờng
Mã số: 60 44 41

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. CHU XUÂN QUANG



Hà Nội – 2013


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ TÁI
CHẾ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ................................................................... 2
1.1.Chất thải điện tử - nguồn tài nguyên khoáng sản đô thị................................... 2
1.1.1.Khái quát về chất thải điện tử.................................................................... 2
1.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử...................................................... 6
1.1.3.Hiệu quả kinh tế - môi trường của quá trình tái chế chất thải điện tử.......9
1.2.Tình hình tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam............................................. 10
1.3. Các phƣơng pháp ƣớc tính lƣợng chất thải điện tử phát sinh......................11
1.3.1.Phương pháp bậc thời gian (time step method).......................................11
1.3.2.Phương pháp cung của thị trường(market supply method)......................12
1.3.3.Phương pháp Carnegie Mellon................................................................ 13
1.3.4.Phương pháp gần đúng 1......................................................................... 16
1.3.5.Phương pháp gần đúng 2......................................................................... 17
1.4. Công nghệ tái chế bản mạch điện tử thải bỏ và thu hồi kim loại...................17
1.4.1.Phương pháp phân loại và xử lý cơ học.................................................. 18
1.4.2.Phương pháp nhiệt luyện......................................................................... 19
1.4.3. Phương pháp thủy luyện......................................................................... 21
1.4.4. Phương pháp điện phân.......................................................................... 22
1.4.5. Các phương pháp khác........................................................................... 23
1.5. Khái quát về bản mạch điện tử...................................................................... 25
1.6.Tính chất hóa học của Cu............................................................................... 26
Chƣơng 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC NGHIỆM.....................28
2.1. Mục tiêu và phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................... 28



2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................... 28
2.1.2.Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 28
2.1.3.Nội dung nghiên cứu................................................................................ 28
2.2. Phƣơng pháp thu thập và phân tích dữ liệu dự báo lƣợng chất thải điện tử..28
2.2.1. Phương pháp điều tra, khảo sát.............................................................. 29
2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm......................................................................... 30
2.3.1.Hóa chất và thiết bị................................................................................. 30
2.3.2.Mô hình thiết bị thu hồi kim loại.............................................................. 30
2.4. Phƣơng pháp phân tích Cu sử dụng trong thực nghiệm.............................33
2.5. Qui trình tách và xác định thành phần mẫu bản mạch điện tử.......................33
2.6.Chuẩn bị nguyên liệu thí nghiệm................................................................... 35
2.6.1.Nguyên liệu để xác định thành phần kim loại trong bản mạch điện tử....35
2.6.2.Nguyên liệu sử dụng cho thiết bị thu hồi Cu............................................ 35
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................. 37
3.1. Dự báo số lƣợng chất thải điện tử phát sinh tại Hà Nội và Hải Phòng.............37
3.1.1.

Kết quả điều tra thông tin về một số thiết bị điện tử tại Hà Nội..............37

3.1.2.

Dự báo số lƣợng chất thải điện tử tại Hà Nội......................................... 42

3.1.3

Kết quả điều tra một số thông tin về thiết bị điện tử ở Hải Phòng..........46

3.1.4.


Dự báo số lƣợng chất thải điện tử tại Hải Phòng.................................... 51

3.2. Thành phần vật chất của bản mạch điện tử của máy tính...........................54
3.2.1. Thành phần khối lượng các linh kiện trên bản mạch điện tử của máy tính
54
3.2.2.

Khảo sát thành phần kim loại trên bản mạch điện tử..............................55

3.3. Hàm lƣợng Cu trong nguyên liệu đƣợc sử dụng trong thực nghiệm.........58
3.4. Kết quả thu hồi Cu bằng hệ dung dịch H2SO4 – H2O2...............................59


3.4.2.

Ảnh hưởng của nồng độ axit đến hiệu quả hòa tách Cu......................59

3.4.3.

Ảnh hưởng của hàm lượng H2O2 đến hiệu quả hòa tách Cu...............61

3.4.4.

Khảo sát ảnh hưởng của kích thước hạt tới tới khả năng hòa tan Cu..63

3.4.5.Ảnh hưởng của hàm lượng Cu trong nguyên liệu tới khả năng hòa tách
Cu………………………………………………………………………………………..65
3.4.6.

Ảnh hưởng của điều kiện thiết bị đến hiệu quả hòa tách Cu................69


3.4.7.

Ảnh hưởng của Cu

2+

tới khả năng hòa tách Cu..................................71

KẾT LUẬN............................................................................................................ 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 76


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Số hiệu
bảng
1.1

Các chấ

1.2

Các thà

1.3

Số lƣợn

3.1


3.2

3.3

3.4

3.5

3.6

3.7

3.8

Số liệu

trong m
Số liệu

trong m
Số liệu

mỗi năm
Số liệu

sử dụng
Số liệu

mỗi năm

Số liệu

mỗi năm

Dữ liệu

Nội giai

Các giả
thiết bị

3.9

Dự báo

3.10

Dự báo

3.11

Dự báo


3.12

Dự báo


3.13


3.14

3.15

3.16

3.17

3.18

3.19

3.20

3.21

3.22

3.23

So sánh

2013(ch

So sánh

năm 201
Dự báo
điện tử

Số liệu

mỗi năm
Số liệu

trong m
Số liệu

trong m
Số liệu

vào sử d
Số liệu

1997-20
Số liệu

mỗi năm

Dữ liệu

Phòng g

Các giả

tại Hải P

3.24

Dự báo


3.25

Dự báo

3.26

Dự báo

3.27

Dự báo


3.28

So sánh

2013&2


3.29

Dự báo
(chiếc)

3.30

Thành p


3.31

Thành p

3.32

So sánh

bản mạ

3.33

Ảnh hƣ

3.34

Ảnh hƣ

3.35

Ảnh hƣ

3.36

Hiệu qu

3.37

So sánh


3.38

Ảnh hƣ

3.39

Hiệu qu

3.40

Kết quả


DANH MỤC HÌNH VẼ
Số hiệu
hình vẽ
1.1



1.2

Th

1.3



Sn


1.4

Cấ

1.5

Cấ

2.1



2.2

Th

2.3

Bả

2.4



2.5

M

2.6


3.1



ph

Đồ

sử

3.2

So

3.3

So

3.4

So

3.5

Đồ

sử

3.6


So

3.7

So


3.8

3.9

3.10

3.11
3.12

3.13

So

ki

Đồ

tác

Đồ




Hi

Đồ

tác

Đồ

1-

3.14

So

3.15

Ản

3.16

3.17

3.18

3.19

Hi

H2






H2

Ti


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Viết tắt
1.

OECD

2

UNEP

3.

PCB

4.

TBBA

5.


PBB

6.

DPE

7.

CFC

8.

PVC


MỞ ĐẦU
Ngày nay các thiết bị điện tử nhƣ ti vi, máy tính, tủ lạnh, máy in, điện thoại
di động, …đã trở thành mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống do những chức năng và
tiện ích mà chúng mang lại, nhƣng khi không còn đƣợc sử dụng nữa thì chính các
loại máy móc hiện đại lại trở thành nguồn chất thải rất độc hại đối với môi trƣờng,
Loại chất thải này đƣợc gọi là chất thải điện tử (e-waste).
Chất thải điện tử đƣợc xếp vào loại các chất thải nguy hại do chúng có chứa
khối lƣợng khá lớn các chất độc hại nhƣ chì, cadimi, thủy ngân, …cho nên nếu tiêu
hủy hoặc tái chế không đúng cách, các chất này sẽ ngấm vào đất, vào mạch nƣớc
ngầm… gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Tuy nhiên, chất thải điện tử không hoàn toàn là đồ bỏ đi độc hại mà trái lại,
nếu đƣợc xử lý và khai thác đúng cách thì chất thải điện tử sẽ trở thành “dòng chất
thải có khả năng tiềm tàng” và đƣợc ví nhƣ “mỏ vàng” vì chứa một lƣợng đáng kể
các vật liệu quý có thể thu hồi đem lại nguồn lợi kinh tế cao nhƣ: vàng, bạc, đồng,

platin, niken… Do đó, không xử lý chất thải điện tử đồng nghĩa với việc lãng phí
một nguồn tài nguyên lớn.
Tại Việt Nam, nguồn thải rác điện tử chủ yếu do doanh nghiệp điện tử trong
nƣớc nhập phế liệu từ nƣớc ngoài về để tái chế hoặc do ngƣời dân sử dụng thải ra.
Đặc biệt trong những năm gần đây, do chính sách hội nhập kinh tế khu vực và thế
giới và mức sống của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao chính vì vậy lƣợng chất
thải điện tử đang gia tăng rất nhanh chóng. Mặc dù mối nguy này đã đƣợc cảnh báo,
nhƣng đến nay việc quản lý và xử lý rác thải điện tử tại Việt Nam vẫn còn nhiều bất
cập.
Để có cái nhìn toàn diện hơn về tiềm năng và những nguy cơ đối với môi
trƣờng của chất thải điện tử và góp phần nghiên cứu tìm ra giải pháp hiệu quả trong
việc tái chế chất thải điện tử tại Việt Nam, trong luận văn này, chúng tôi đi sâu vào
“Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tái chế chất thải điện tử và thu hồi kim loại có
giá trị từ bản mạch điện tử thải bỏ”.

1


Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI ĐIỆN TỬ VÀ CÔNG NGHỆ
TÁI CHẾ BẢN MẠCH ĐIỆN TỬ THẢI BỎ
1.1.Chất thải điện tử - nguồn tài nguyên khoáng sản đô thị
1.1.1.Khái quát về chất thải điện tử
1.1.1.1. Định nghĩa và phân loại chất thải điện tử
Do sự phát triển của khoa học công nghệ, các thiết bị điện, điện tử ngày càng
trở nên phổ biến trong cuộc sống con ngƣời, từ đó phát sinh một loại chất thải rắn
mới gọi là chất thải điện tử. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải
điện tử tùy thuộc vào mỗi tổ chức hay quốc gia vùng lãnh thổ.
Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD 2001): Chất thải điện tử
đƣợc định nghĩa là “những thiết bị sử dụng nguồn cung cấp điện đã đạt đến tuổi thọ
thiết bị của chúng”.

Theo Mạng lƣới hành động Basel : “ Chất thải điện tử bao gồm một phạm vi
rộng và đang gia tăng các thiết bị điện tử từ các thiết bị gia dụng lớn nhƣ tủ lạnh,
điều hòa không khí, điện thoại, hệ thống thu phát âm thanh và các mặt hàng tiêu thụ
điện đến các loại máy tính bị bỏ đi bởi ngƣời sử dụng chúng”[10].
Từ những định nghĩa trên có thể khái quát “Chất thải điện tử” là một thuật
ngữ để chỉ các thiết bị điện, điện tử bị thải bỏ khi nó không còn đáp ứng đƣợc các
yêu cầu của ngƣời sở hữu hiện tại hoặc đã đạt đến tuổi thọ của nó.
Các thiết bị điện và điện tử đƣợc phân thành ba loại chính bao gồm : các
thiết bị điện gia dụng lớn, thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông, thiết bị điện
tiêu dùng. Đại diện cho các thiết bị gia dụng lớn là tủ lạnh và máy giặt, máy tính để
bàn và máy tính cá nhân đại diện cho các thiết bị công nghệ thông tin và viễn thông,
trong khi ti vi đại diện cho nhóm các thiết bị điện tiêu dùng.
Nhƣ vậy, các sản phẩm điện, điện tử bị thải bỏ có thể do các thiết bị này đã
trở nên lỗi thời và ngƣời sử dụng muốn thay thế chúng bằng những thiết bị hiện đại
hơn, hoặc do các thiết bị này đã gần hết tuổi thọ thiết bị, hoặc cũng có thể do các

2


thiết bị đã hƣ hỏng và ngƣời sử dụng cần vứt bỏ chúng. Chính vì vậy rất nhiều sản
phẩm trong số chất thải điện tử có thể đƣợc tái sử dụng (đem cho hoặc bán lại cho
ngƣời khác sử dụng), đƣợc tân trang lại hoặc đƣợc đem tái chế. Những phần còn
lại thƣờng đƣợc đem tiêu hủy hoặc đƣợc chôn lấp cùng với các loại rác thải khác.
1.1.1.2. Đặc điểm của chất thải điện tử
Trong những năm gần đây, vấn đề chất thải điện tử đang trở thành mối hiểm
họa mà nhiều nƣớc phải đối đầu, nhất là các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt
Nam. Theo UNEP, hai đặc điểm đặc trƣng sau đây của chất thải điện tử khiến chúng
phải đƣợc quản lý và xử lý đặc biệt:
 Chất thải điện tử là chất thải nguy hại: Chúng có chứa hơn 1000 các
hợp chất khác nhau, trong số đó có nhiều chất độc hại gây ô nhiễm

nghiêm trọng khi bị vứt bỏ.
 Chất thải điện tử đƣợc tạo ra với một tốc độ đáng báo động do sự lỗi
thời: Do tốc độ lỗi thời cực kỳ nhanh chóng nên lƣợng chất thải điện
tử đƣợc tạo ra cao hơn nhiều so với các mặt hàng tiêu dùng khác [14].
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng chất thải điện tử là
do tốc độ phát triển vƣợt bậc của khoa học công nghệ, các thiết bị điện tử mới
thƣờng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng đẹp hơn, nhiều chức năng hơn và giá cả phù
hợp nên rất thu hút ngƣời tiêu dùng và những thiết bị sản xuất trƣớc nhanh chóng
trở nên lỗi thời. Nhƣ vậy, chỉ sau một thời gian sử dụng, có khi chƣa hết tuổi thọ thì
những thiết bị cũ đã bị thay thế bằng những thiết bị mới và chúng trở thành rác thải
điện tử. Tuổi thọ của một chiếc máy tính đã giảm từ sáu năm xuống còn ba năm,
còn điện thoại di động chỉ dƣới hai năm. Kết quả điều tra tại Mỹ cho thấy 50% máy
tính bị thải bỏ vẫn sử dụng đƣợc nhƣng chúng đã bị thay thế bởi những máy tính
hiện đại hơn [17].
Thành phần chất thải điện tử rất đa dạng và khác nhau tùy thuộc vào từng
loại thiết bị. Nó chứa hơn một nghìn chất khác nhau bao gồm cả chất nguy hại và
chất không nguy hại. Thông thƣờng, chất thải điện tử có chứa sắt và các kim loại
3


màu, nhựa, thủy tinh, gỗ, gốm sứ, cao su và một số các chất khác, Sắt và thép chiếm
khoảng 50% khối lƣợng chất thải điện tử, tiếp theo là nhựa (21%), kim loại màu
(13%), còn lại là các thành phần khác. Kim loại màu bao gồm các kim loại nhƣ
đồng, nhôm và các kim loại quý ví dụ nhƣ vàng, bạc, platin, paladi…Sự hiện diện
của các nguyên tố nhƣ chì, thủy ngân, asen, cadimi, selen, Cr(VI) và các chất chống
cháy trong chất thải điện tử gây ô nhiễm môi trƣờng nghiêm trọng là nguyên nhân
đƣa chất thải điện tử đƣợc xếp vào loại chất thải nguy hại.
Bảng 1.1: Các chất độc hại trong rác thải điện, điện tử [14]
Chất độc hại


Polyclobiphenyl
(PCB)

Tetrabrombisphenol-A
(TBBA)
Polybrombiphenyl
(PBB)
Diphenylete
(DPE)
Polycloflocacbon
(CFC)

Polyvinyclorua (PVC)


4


As

Be

Cd

Cr(VI)

Galli asenua

Pb


Hg

Ni

Tuy nhiên, nhìn nhận chất thải điện tử theo khía cạnh tích cực thì chúng
không hoàn toàn chỉ là loại rác thải độc hại. Nếu chất thải điện tử đƣợc xử lý đúng
cách thì nó còn đem lại nguồn lợi cho con ngƣời do có chứa những thành phần có
giá trị sử dụng cao đó là các kim loại màu và các kim loại quý.


5


Bảng 1.2. Các thành phần có giá trị trong bản mạch điện tử
Thành phần có giá trị
Cu
Ag
Au
Al
Fe
Zn
1.1.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử
1.1.2.1. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử trên thế giới
Chất thải điện tử đƣợc coi là thành phần gia tăng nhanh nhất trong chất thải
đô thị trên toàn thế giới. Ƣớc tính rằng có khoảng 20-50 triệu tấn chất thải điện tử
đƣợc tạo ra trên toàn cầu mỗi năm, chiếm 5% tổng lƣợng chất thải rắn đô thị [17].


các nƣớc phát triển, lƣợng chất thải điện tử trung bình bằng 1% tổng lƣợng


chất thải rắn. Trong khối liên minh châu Âu, mỗi năm có từ 5-7 triệu tấn chất thải

điện tử phát sinh, tức là khoảng 14-15kg chất thải điện tử/ đầu ngƣời/ năm và dự
kiến tốc độ phát sinh chất thải là từ 3-5% mỗi năm [19]. Tại Mỹ, lƣợng chất thải
điện tử chiếm từ 1-3% tổng lƣợng chất thải đô thị phát sinh. Theo Cơ quan bảo vệ
môi trƣờng Mỹ (USEPA), lƣợng chất thải điện tử phát sinh tại Mỹ vào năm 2005 là
2,5 triệu tấn, chiếm 1,4% tổng lƣợng chất thải [17].
Tại các nƣớc đang phát triển, lƣợng chất thải điện tử chiếm khoảng từ 0,011% lƣợng chất thải rắn đô thị phát sinh. Một báo cáo của Liên hợp quốc dự đoán
rằng năm 2020, lƣợng chất thải điện tử từ máy tính cũ ở Trung Quốc sẽ tăng vọt tới
400% so với năm 2007 và tại Ấn Độ con số này lên tới 500%. Ngoài ra, tại Ấn Độ,
lƣợng chất thải điện tử từ điện thoại di động vào năm 2020 sẽ cao hơn khoảng 7 lần
so với mức năm 2007 và con số này là khoảng 18 lần tại Trung Quốc[15].
Những con số trên đã làm nổi bật nhu cầu cấp thiết cần giải quyết các vấn đề
về chất thải điện tử trên toàn thế giới, đặc biệt là tại các nƣớc đang phát triển nhƣ


6


Ấn Độ, nơi mà việc quản lý, thu gom và tái chế chất thải điện tử vẫn chƣa đƣợc
kiểm soát đúng đắn.
1.1.2.2. Thực trạng phát sinh chất thải điện tử ở Việt Nam
Trong những năm gần đây, do sự gia tăng thu nhập của ngƣời dân Việt Nam
và sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nhu cầu sử dụng các thiết bị
điện tử tại Việt Nam ngày càng cao, kéo theo đó là sự gia tăng khối lƣợng lớn chất
thải điện tử.
Theo báo cáo của Viện khoa học và công nghệ môi trƣờng- Đại học Bách
khoa Hà Nội, hàng năm, tổng lƣợng chất thải điện và điện tử dân dụng phát sinh ở
Việt Nam là khoảng 120.000 chiếc tivi, đầu máy video, radio cassette, máy giặt và
tủ lạnh. Bên cạnh đó, có khoảng 300.000 bộ máy tính cũng bị thải bỏ hàng năm.

Điều tra tại một số cửa hàng inter-net cho thấy, có khoảng 50% đang sử dụng là máy
mới và khoảng 50% là máy cũ cần thay thế gần nhƣ toàn bộ phụ tùng đó có thể
đƣợc sử dụng lại ngay tại cửa hàng, 90% còn lại sẽ đƣợc vứt bỏ cùng với rác thải
sinh hoạt hoặc bán lại cho các cơ sở thu gom phế liệu [7].
Theo một nghiên cứu của Công ty Môi trƣờng Đô thị (URENCO) ở Hà Nội,
với việc điều tra hơn 400 hộ gia đình, 400 văn phòng và 400 cơ sở sửa chữa, tái chế
trên bảy tỉnh thành, đã ghi nhận một sự gia tăng đáng kể về số lƣợng rác công nghệ
cao trong các năm từ 2002 đến 2006 (xem bảng) [3].

7


Bảng 1.3:Số lượn
Năm
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng số
Một nguồn dữ liệu khác dựa trên kim ngạch nhập khẩu thiết bị điện tử cho
thấy lƣợng chất thải điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây tăng vọt. Theo
số liệu của ngành thống kê, kim ngạch nhập khẩu máy tính và linh kiện điện tử vào
năm 2000 đạt 892 triệu đô-la Mỹ, đến năm 2004 con số này tăng đến 1,3 tỷ đô-la và
hai năm gần đây tăng vọt lên 3,7 tỷ đô-la vào năm 2008 và 3,9 tỷ đô-la vào năm
2009. Tƣơng ứng với sự gia tăng của lƣợng máy nhập khẩu là sự gia tăng của
lƣợng máy bị thải bỏ. Theo một ƣớc tính của ngành môi trƣờng, lƣợng rác thải
điện thoại trong nƣớc mỗi năm khoảng 400 tấn, ẩn chứa bên trong đó là các chất
độc hại chƣa qua xử lý nhƣ chì, thuỷ ngân…

Nhƣ vậy theo những dữ liệu trên, mặc dù Việt Nam là một quốc gia đang
phát triển nhƣng lƣợng chất thải điện tử gia tăng không nhỏ. Do đó, chúng ta cần
có biện pháp quản lý và xử lý thích hợp nguồn rác thải đặc biệt này để tránh nguy
cơ gây ô nhiễm môi trƣờng cũng nhƣ tận dụng đƣợc giá trị của chúng.

8


1.1.3.Hiệu quả kinh tế - môi trường của quá trình tái chế chất thải điện tử
1.1.3.1. Tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên
Sự gia tăng nhanh chóng lƣợng chất thải điện tử kéo theo sự ra đời của một
ngành kinh doanh đầy tiềm năng đó là tái chế chất thải điện tử. Tái chế chất thải
điện tử bao gồm việc tháo dỡ và phá hủy các thiết bị để thu hồi các vật liệu mới.
Do có một khối lƣợng khổng lồ chất thải điện tử đƣợc tạo ra hàng năm, mặt
khác chúng có chứa một lƣợng lớn các kim loại có giá trị nên việc tái chế chất thải điện
tử không những làm giảm bớt tác động tiêu cực tới môi trƣờng mà còn đem lại lợi ích
kinh tế và góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. Một chuyên gia làm việc
tại Trƣờng đại học của Liên hợp quốc (UNU) cho rằng, lƣợng kim loại quý hiếm đƣợc
thu hồi từ thiết bị điện tử phế thải lớn hơn nhiều so với việc khai thác mỏ. Mỗi tấn phế
thải linh kiện chứa lƣợng vàng nhiều gấp 17 lần so với một tấn quặng kim loại quý này
và đối với kim loại đồng con số này là 40 lần. Lƣợng vàng trong 41 điện thoại di động
tƣơng đƣơng với lƣợng vàng có trong 1 tấn quặng vàng

[7]. Nhƣ vậy, nếu lƣợng kim loại trong chất thải điện tử đƣợc thu hồi, rõ ràng,
chúng ta sẽ giảm đƣợc một lƣợng lớn các kim loại khai thác từ quặng tự nhiên. Mặt
khác, tái chế chất thải điện tử còn giúp tiết kiệm năng lƣợng sản xuất. Chi phí năng
lƣợng cho việc tái chế chất thải điện tử để thu hồi kim loại thấp hơn đáng kể so với
chi phí năng lƣợng khai thác từ quặng tƣơng ứng. Ví dụ, tái chế để thu hồi Al cần
năng lƣợng ít hơn 95% so với việc sản xuất Al từ quặng hay tái chế thép tiết kiệm
60% năng lƣợng. Cuối cùng, việc khai thác kim loại quý hiếm trong chất thải điện

tử ít vất vả hơn nhiều so với việc khai thác từ quặng. Trong khi để khai thác đƣợc
5gram vàng ở mỏ có tỷ trọng khai thác cao nhƣ mỏ Kalgold ở Nam Phi ngƣời ta
phải thiết kế hầm lò, đào bới vận chuyển 1 tấn đất đá thì hãng tái chế Umicore tại
Brussel có hàng triệu tấm vi mạch máy tính và ngƣời ta có thể thu hồi đƣợc 250gr
vàng từ 1 tấn tấm vi mạch này, cao gấp 50 lần so với mỏ Kalgold. Nhƣ vậy, có thể
coi chất thải điện tử là “mỏ khoáng sản đô thị” và chúng cần đƣợc xử lý một cách
đúng đắn để có thể phát huy giá trị của chúng.

9


×