Tải bản đầy đủ (.docx) (117 trang)

Nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông hồng đoạn chảy qua tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.15 MB, 117 trang )

LỜI CẢM ƠN
Luận văn cao học này được thực hiện và hoàn thành tại khoa Địa chất, trường
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong khoảng thời gian học
tập và nghiên cứu tại khoa, học viên đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ
của các thầy cô.
Hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới
PGS.TS. Nguyễn Văn Vượng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ và động viên
tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo thuộc khoa Địa chất,
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tạo điều kiện, giúp đỡ và truyền đạt cho tôi
những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã tạo cho
tôi điều kiện tốt nhất để hoàn thành đề tài nghiên cứu này.
Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2017
Học viên

Nguyễn Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................iii
DANH MỤC HÌNH................................................................................................. iv
DANH MỤC BẢNG................................................................................................ vi
LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU............................................ 3
1.1. Điều kiện tự nhiên........................................................................................... 3
1.1.1. Vị trí địa lý................................................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm địa hình..................................................................................... 5
1.1.3. Đặc điểm địa mạo..................................................................................... 7
1.2. Đặc điểm nền địa chất..................................................................................... 8
1.2.1. Địa tầng.................................................................................................... 8


1.2.2. Magma xâm nhập................................................................................... 14
1.3. Đặc điểm khí hậu.......................................................................................... 18
1.4. Đặc điểm thủy văn Sông Hồng..................................................................... 20
1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................................. 21
1.5.1. Hoạt động công nghiệp........................................................................... 21
1.5.2. Hoạt động nông nghiệp........................................................................... 24
1.5.3. Hoạt động nhân sinh............................................................................... 26
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....27
2.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................... 27
2.1.1. Một số khái niệm.................................................................................... 27
2.1.2. Bản chất của quá trình hấp phụ - lưu giữ kim loại nặng trong môi trường
trầm tích............................................................................................................ 28
2.2.3. Các nghiên cứu về sự tích lũy, hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích
trên thế giới...................................................................................................... 29
2.2.4. Các nghiên cứu về sự tích lũy, hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích
tại Việt Nam và khu vực nghiên cứu................................................................. 31
2.2. Vấn đề nghiên cứu........................................................................................ 33
2.3. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 35

i


2.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 35
2.4.1 Phương pháp khảo sát thực địa................................................................ 35
2.4.2 Phương pháp phân tích độ hạt.................................................................. 38
2.4.3 Phương pháp phân tích quang phổ huỳnh quang tia X – XRF.................41
2.4.4 Phương pháp phân tích nhiễu xạ Ronghen (XRD)................................... 44
2.4.5 Phương pháp xử lý số liệu....................................................................... 45
CHƯƠNG 3. BIẾN ĐỘNG HÀM LƯỢNG KIM LOẠI NẶNG TRONG TRẦM
TÍCH SÔNG HỒNG ĐOẠN CHẢY QUA TỈNH LÀO CAI..................................47

3.1. Biến động hàm lượng sét trong trầm tích sông Hồng theo không gian.........47
3.1.1. Biến động hàm lượng sét trong trầm tích sông Hồng năm 2014.............48
3.1.2. Biến động hàm lượng sét trong trầm tích sông Hồng năm 2015.............49
3.1.3. Biến động hàm lượng sét trong trầm tích sông Hồng năm 2016.............49
3.2. Biến động hàm lượng kim loại nặng theo không gian................................... 50
3.2.1. Biến động hàm lượng kim loại nặng theo không gian năm 2014............50
3.2.2. Biến động hàm lượng kim loại nặng theo không gian năm 2015............53
3.2.3. Biến động hàm lượng kim loại nặng theo không gian năm 2016............57
3.3. Biến động hàm lượng kim loại nặng theo thời gian......................................60
3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích............63
3.4.1. Ảnh hưởng của thành phần độ hạt với hàm lượng KLN trong trầm tích . 63

3.4.2. Ảnh hưởng của thành phần khoáng vật sét đến hàm lượng KLN trong
trầm tích............................................................................................................ 66
3.4.3. Ảnh hưởng của nguồn phát tán đến hàm lượng KLN trong trầm tích....68
KẾT LUẬN............................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... 74
Phụ lục 1................................................................................................................. 78
Phụ lục 2 Kết quả phân tích nhiễu xạ Rơnghen....................................................... 79
Phụ lục 3 Kết quả phân tích quang phổ huỳnh quang tia X – XRF.........................83
Phụ lục 4 Kết quả phân tích thành phần độ hạt....................................................... 89

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt
BTNMT
KCN
KLN

QCVN
TTCN
X-Rays
XRD
XRF


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu ...........................................................................
Hình 1.2. Sơ đồ ảnh DEM tỉnh Lào Cai ......................................................................
Hình 1.3. Sơ đồ địa chất tỉnh Lào Cai .......................................................................
Hình 2.1. Sơ đồ hệ phương pháp nghiên cứu ............................................................
Hình 2.2. Sông Hồng – Lào Cai (Ảnh của tác giả) ...................................................
Hình 2.3. Vị trí lấy mẫu trầm tích 3 năm 2014 – 2015 – 2016 .................................
Hình 3.1. Đồ thị biến động hàm lượng các cấp độ hạt trong trầm tích sông Hồng
2014 ...........................................................................................................................
Hình 3.2. Đồ thị biến động hàm lượng các cấp độ hạt trong trầm tích sông Hồng
2015 ...........................................................................................................................
Hình 3.3. Đồ thị biến động hàm lượng các cấp độ hạt trong trầm tích sông Hồng
2016 ...........................................................................................................................
Hình 3.4. Hàm lượng Cr trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2014 .................
Hình 3.5. Hàm lượng Ni trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2014 .................
Hình 3.6. Hàm lượng Cu trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2014 ................
Hình 3.7. Hàm lượng Zn trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2014 .................
Hình 3.8. Hàm lượng Pb trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2014 .................
Hình 3.9. Hàm lượng Cr trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 .................
Hình 3.10. Hàm lượng Ni trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ...............

Hình 3.11. Hàm lượng Cu trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ..............
Hình 3.12. Hàm lượng Zn trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ...............
Hình 3.13. Hàm lượng Pb trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ...............
Hình 3.14. Hàm lượng Cd trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ..............
Hình 3.15. Hàm lượng As trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2015 ...............
Hình 3.16. Hàm lượng Cu trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2016 ..............
Hình 3.17. Hàm lượng Zn trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2016 ...............
Hình 3.18. Hàm lượng Cr trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2016 ...............
Hình 3.19. Hàm lượng Ni trong các mẫu trầm tích sông Hồng năm 2016 ...............

iv


Hình 3.20. Biểu đồ so sánh hàm lượng Cr theo các nhóm điểm..............................61
Hình 3.21. Biểu đồ so sánh hàm lượng Ni theo các nhóm điểm..............................61
Hình 3.22. Biểu đồ so sánh hàm lượng Cu theo các nhóm điểm.............................62
Hình 3.23. Biểu đồ so sánh hàm lượng Zn theo các nhóm điểm.............................63
Hình 3.24. Đồ thị so sánh hàm lượng KLN thực tế và hàm lượng tính toán...........65
Hình 3.25. Kết quả phân tích nhiễu xạ tia Rơnghen - XRD.................................... 68
Hình 3.26. Đồ thị thể hiện sự thay đổi hàm lượng KLN qua các vị trí sản xuất Công
nghiệp...................................................................................................................... 70
Hình 3.27. Bản đồ phân bố tài nguyên khoáng sản tỉnh Lào Cai............................. 71
Hình 3.28. Bản đồ hiện trạng Kinh tế - Xã hội tỉnh Lào Cai 2015..........................72

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Mực nước và lưu lượng Sông Hồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai...................21
Bảng 2. Vị trí và kí hiệu mẫu trầm tích thu thập giai đoạn 2014 – 2016.................38

Bảng 3. Kết quả phân tích hàm lượng tổng kim loại trong trầm tích của một số công
trình trên thế giới sử dụng phương pháp phân tích quang phổ huỳnh quang tia X .. 42

Bảng 4. Kết quả phân tích độ hạt trong các mẫu trầm tích năm 2014 - 2016..........47
Bảng 5. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích năm 2014...................50
Bảng 6. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích năm 2015...................53
Bảng 7. Hàm lượng kim loại nặng trong các mẫu trầm tích năm 2016...................57
Bảng 8. So sánh hàm lượng kim loại nặng trong các nhóm điểm............................ 60
Bảng 9. Hàm lượng KLN thực tế và hàm lượng KLN tính toán trong các mẫu trầm
tích Sông Hồng - 2016............................................................................................ 64
Bảng 10. Bảng phân cấp độ hạt quốc tế - ISO 14688-1:2002[13]...........................78
Bảng 11. Kết quả phân tích XRF các mẫu trầm tích 2014....................................... 83
Bảng 12. Kết quả phân tích XRF các mẫu trầm tích 2015....................................... 84
Bảng 13. Kết quả phân tích XRF các mẫu trầm tích 2016....................................... 88

vi


LỜI MỞ ĐẦU
Sông Hồng với chiều dài 1149 km là con sông xuyên biên giới bắt nguồn từ
cao nguyên Vân Nam, Trung Quốc, chảy qua địa phận tỉnh Lào Cai và đổ ra Biển
Đông ở cửa Ba Lạt. Đoạn chảy trong lãnh thổ Việt Nam bắt đầu từ từ A Mú Sung,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai và đóng vai trò đường biên giới giữa Việt Nam và
Trung Quốc dài khoảng 80 km. Chính giữa sông là điểm phân chia biên giới, bờ
phía nam thuộc Việt Nam, bờ phía bắc thuộc lãnh thổ Trung Quốc. Đến thành phố
Lào Cai, sông Hồng chảy hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam. Dòng sông Hồng cùng
với các phụ lưu chính của nó là Sông Đà và Sông Lô tạo thành hệ thống sông Hồng,
sông Thái Bình đóng vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động sản xuất, sinh hoạt
của các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, văn hóa…, chất

lượng môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Trong đó, sự có mặt của kim loại
nặng trong môi trường đất, nước hiện đang là vấn đề được quan tâm. Sự tích tụ của các
kim loại nặng trong môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống sinh vật và con người thông
qua chuỗi thức ăn. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, bài báo khoa học về sự tích lũy
kim loại nặng trong môi trường trầm tích tại các khu vực sông, hồ, cửa biển….

(Sông Nhuệ, lưu vực Sông Đáy, vùng ven biển Cà Mau, vịnh Đà Nẵng…) và sự ảnh
hưởng của chúng đối với sinh vật, môi trường. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã có các
bài báo nói lên hiện trạng môi trường tại các khu công nghiệp đang suy giảm, ô
nhiễm. Tuy nhiên, các nghiên cứu về chất lượng môi trường trầm tích chỉ tập trung
tại một số khu vực mỏ, chưa có nhiều nghiên cứu sâu về kim loại nặng trong trầm
tích dọc theo lưu vực sông Hồng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Dựa trên những nghiên
cứu về ảnh hưởng xấu của kim loại nặng trong môi trường đối với sức khỏe của con
người và sinh vật; hiện trạng công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản lạc hậu tại
khu vực nghiên cứu, hiện trạng xả thải, những dấu hiệu ban đầu về ô nhiễm môi
trường cho thấy, việc nghiên cứu, đánh giá tai biến và ô nhiễm môi trường là vấn đề
bức thiết chung, liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực.

1


Xuất phát từ thực tiễn trên, học viên đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự biến
động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông Hồng đoạn chảy qua tỉnh Lào

Cai” với mục tiêu nghiên cứu về chất lượng trầm tích sông Hồng đoạn chảy qua
tỉnh Lào Cai thông qua nghiên cứu sự biến động hàm lượng kim loại nặng có trong
trầm tích dọc theo chiều dài sông từ A Mú Sung đến hết địa phận tỉnh tỉnh Lào Cai
và theo thời gian, các mục tiêu cụ thể đó là:




Đánh giá sự biến động hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích sông
Hồng khu vực Lào Cai theo không gian và thời gian;



Ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên, các hoạt động kinh tế - xã hội đối
với hàm lượng kim loại nặng trong trầm tích.
Nhiệm vụ của đề tài: để thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài, luận văn
cần thực hiện những nhiệm vụ sau:



Thu thập tài liệu địa chất, môi trường, kinh tế - xã hội có liên
quan đến

đối tượng nghiên cứu.



Nghiên cứu khảo sát thực địa, thu thập mẫu trong khu vực
nghiên cứu.



Nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại nặng trong các mẫu
trầm tích và sự thay đổi của chúng theo thời gian và không gian.




Xác định các yếu tố tự nhiên, hoạt động nhân sinh gây biến
động hàm
lượng kim loại nặng trong trầm tích.


2


CHƯƠNG 1. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Lào Cai là một trong các tỉnh thuộc vùng miền núi Tây Bắc, có diện tích tự
2

o

o

nhiên là 6.357 km , được giới hạn bởi tọa độ địa lý từ 21 48’ đến 22 50’ vĩ độ Bắc
o

o

và từ 102 32’ đến 104 38’ kinh độ Đông. Tỉnh Lào Cai có 10 đơn vị hành chính cấp
huyện, bao gồm: Thành phố Lào Cai, Thị xã Cam Đường, và các huyện Bắc Hà,
Bảo Thắng, Bảo Yên, Bát Xát, Mường Khương, Sa Pa, Si Ma Cai, và Văn Bàn .
Phía Bắc giáp nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa với điểm cực
Bắc thuộc
o


xã Pha Long huyện Mường Khương có toạ độ 22 50’30” vĩ độ Bắc,
o

104 14’35” kinh độ Đông.
Phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, với điểm cực Nam ở xã Nậm Tha
huyện Văn
o

o

Bàn có toạ độ 22 51’ vĩ độ Bắc, 103 48’53” kinh độ Đông.
-

Phía Đông giáp tỉnh Hà Giang, với điểm cực Đông là đỉnh
o

o

PonTatJian có toạ độ 22 13’03” vĩ độ Bắc, 104 38’21” kinh độ Đông.
-

Phía Tây giáp tỉnh Lai Châu với điểm cực Tây ở xã Ý Tý huyện Bát
o

o

Xát có toạ độ 22 36’ vĩ độ Bắc, 103 31 kinh độ Đông.


3



Nguồn: />Hình 1.1. Sơ đồ khu vực nghiên cứu

Lào Cai có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 203 km (gồm 59 km
đường đất liền và 144 km đường sông suối), có cửa khẩu Quốc tế và cửa khẩu Quốc
gia Mường Khương, có tuyến đường sắt liên vận quốc tế Hà Nội - Côn Minh (Trung
Quốc), cùng các tuyến quốc lộ 70, 4E, 79 nối với các tỉnh phía Nam (Yên Bái, Phú
Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội...) và với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; các quốc lộ 4D nối
với Lai Châu; đường 279 nối với Hà Giang, Lai Châu. Ngoài giao thông đường sắt,
đường bộ, còn có giao thông thuỷ quan trọng bậc nhất ở phía Bắc là sông Hồng.
Trên địa phận tỉnh, sông Hồng đi qua trung tâm tỉnh, có đoạn là ranh giới chung
giữa Việt Nam và Trung Quốc trên suốt chiều dài khoảng 50 km. Vị trí địa lý đặc
biệt quan trọng cả trong phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng. Với 2 cửa
khẩu lớn, là một đầu mối phát triển kinh tế, giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với
Trung Quốc nói riêng và Quốc tế nói chung.
Lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là một lưu vực sông liên quốc gia chảy
qua 3 nước Việt Nam, Trung Quốc, Lào với tổng diện tích tự nhiên vào khoảng

4


169.000 km và diện tích lưu vực của hai sông này trong lãnh thổ Việt Nam vào khoảng
87.840 km. Châu thổ sông nằm hoàn toàn trong lãnh thổ Việt Nam có diện tích ước tính
khoảng 17.000 km. Chiều dài sông Hồng trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 510 km trên
tổng chiều dài là 1149 km, phần nằm trên địa phận tỉnh Lào Cai có chiều dài 120 km
2

[1]. Phần lưu vực nằm ở Trung quốc là: 81.200 km chiếm 48% diện tích toàn lưu vực.
2


Phần lưu vực nằm ở Lào là: 1.100 km chiếm 0,7% diện tích toàn lưu vực. Phần lưu
2

vực nằm ở Việt Nam là: 87.840 km chiếm 51,3% diện tích lưu vực.

Sông Hồng là con sông lớn thứ hai (sau sông Mêkông) chảy qua Việt Nam đổ
ra biển Đông. Phân bố dọc theo đứt gãy sâu phân đới Sông Hồng, bắt nguồn từ
Trung Quốc và nhập vào cùng hệ thống sông Lô và sông Đà tại Phú Thọ. Đoạn nằm
trong tỉnh Lào Cai thường uốn khúc quanh co và lắm thác ghềnh, với lưu lượng và
mực nước có sự thay đổi lớn giữa 2 mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) và mùa khô
(tháng 11 đến tháng 4 năm sau).
Các suối nhánh chính của sông Hồng, thường chảy gần thẳng góc với sông
Hồng, từ Bắc xuống Nam gồm có: Ngòi Đum, Ngòi Bo, sông Nậm Chăn, Ngòi Hút,
Ngòi Thia,.... Tất cả các suối này và nhánh của chúng đều bắt nguồn từ dãy núi cao,
sườn dốc, đá cứng nên dòng suối sâu, hẹp, nhiều thác ghềnh và có vách dốc.
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Địa hình đặc trưng của tỉnh Lào Cai là núi xen kẽ với đồi núi thấp, bị chia cắt
lớn với phần thung lũng dọc sông Hồng và các tuyến đường bộ, đường sắt chạy qua
vùng trung tâm của tỉnh. Có hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con
Voi cùng có hướng Tây Bắc - Đông Nam nằm về phía Đông và phía Tây tạo ra các
vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng
Liên Sơn. Ngoài ra còn rất nhiều núi nhỏ phân bố đa dạng, chia cắt tạo ra những tiểu
vùng khí hậu sinh thái khác nhau.
2

Địa hình bị chia cắt mạnh mẽ. Chia cắt sâu từ cấp khá mạnh (100 - 200 m/km )
2

2


đến rất mạnh (450 - 500 m/km ), chia cắt ngang rất phức tạp, từ yếu (< 0,5 km/km )
2

đến rất mạnh (> 2 km/km ). Phân đai cao thấp của địa hình rõ ràng với 7 đai địa hình
cơ bản gồm: 100 – 150 m; 300 – 500 m; 600 – 1000 m; 1300 – 1400 m; 1700 – 1800

5


m; 2100 – 2200 m và 2800 – 2900 m. Trong đó các đai bậc 2, bậc 3 với độ cao từ 300

– 1000 m, chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh. Điểm cao nhất là đỉnh núi Phan Xi
Păng trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao 3143 m so với mặt nước biển, điểm thấp
nhất 80 m thuộc huyện Bảo Thắng.

Nguồn: Hệ thống Cơ sở dữ liệu liên ngành phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc

Hình 1.2. Sơ đồ ảnh DEM tỉnh Lào Cai
Địa hình lưu vực sông Hồng có hướng dốc chung từ Tây Bắc xuống Đông
Nam, địa hình phần lớn là đồi núi, chia cắt mạnh, khoảng 70% diện tích ở độ cao
trên 500 m và khoảng 47% diện tích lưu vực ở độ cao trên 1000 m. Độ cao bình
quân lưu vực khoảng 1090 m.
Phía tây có các dãy núi ở biên giới Việt Lào, có nhiều đỉnh cao trêm 1800m
như đỉnh Pu - Si - Lung (3076 m), Pu - Den – Dinh (1886 m), Pu - San - Sao (1877
m). Những đỉnh núi này là đường phân nước giữa hệ thống sông Hồng với hệ thống
sông Mê Kông. Trong lưu vực có dãy Hoàng Liên Sơn phân chia sông đà và sông
Thao, có đỉnh Phan Xi Pan cao 3143 m, là đỉnh núi cao nhất ở nước ta. Độ cao trung

6



bình lưu vực của sông ngòi lớn, độ chia cắt sâu dẫn tới độ dốc bình quân lưu vực
lớn, phổ biến độ dốc bình quân lưu vực đạt từ 10% đến 15%. Một số sông rất dốc
như Ngòi Thia đạt tới 42%, Suối Sập 46,6%.
1.1.3. Đặc điểm địa mạo
Toàn bộ diện tích tỉnh Lào Cai có thể phân chia thành 10 bề mặt có cùng
nguồn gốc như sau:
a.Sườn xâm thực – bóc mòn: Rất phổ biến trong khu vực nghiên cứu với

điện phân bố rộng trênn các dãy núi cao, sườn dốc (dãy Hoàng Liên Sơn ...). Địa
hình bị chia cắt mạnh mẽ bởi mạng lưới sông suối dày đặc và theo nhiều hướng
khác nhau. Mạng sông suối có trắc diện ngang hình chữ “V”. Sườn bị các quá trình
xâm thực và bóc mòn xảy ra mạnh mẽ. Sườn có trắc diện thẳng hoặc hơi lồi.
b.

Sườn bóc mòn – xâm thực: Cũng phổ biến và phân bố rộng khắp trong

vùng với sườn dốc trung bình đến dốc và bị chia cắt bởi mạng lưới sông suối tương
đối dày, sông suối có trắc diện ngang hẹp và liên tục bị khoét sâu lòng. Sườn bị bóc
mòn – xâm thực mạnh, trắc diện hơi lồi.
c.Sườn bóc mòn – tổng hợp: Phân bố trên các núi trung bình đến cao, độ

dốc sườn từ hơi dốc đến dốc, trắc diện sườn lồi. Sườn bị các quá trình ngoại sinh kết
hợp tác động mạnh mẽ, bị chia cắt ngang mạnh. Mạng thủy văn hơi dày và phân cắt
không sâu, độ dốc lòng sông không lớn.
d.

Sườn bóc mòn trên các đá dễ hòa tan: Phát triển trên các sườn có cấu


tạo từ đá dễ hòa tan chủ yếu phân bố ở các huyện Bắc Hà, Mường Khương, Si Ma
Cai. Sườn có trắc diện thẳng, ngắn, bị phân cắt bởi các khe, rãnh và sông suối không
liên tục và phát triển theo nhiều hướng khác nhau. Một số nơi có các phễu Karst
hoặc các vùng trũng, hố sụt.
e.

Sườn bóc mòn – rửa trôi: Phân bố hạn chế ở các sườn thoải, đồi núi

thấp hoặc có địa hình lượn sóng thoải, phổ biến ở các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng.
Sườn lồi, quá trình bóc mòn – rửa trôi bề mặt mạnh mẽ. Đường chia nước tròn
thoải, mạng thủy văn ngắn và có trắc diện nông.

7


f. Các bề mặt san bằng ở các độ cao khác nhau: Phân bố rải rác khắp
nơi
trong vùng nghiên cứu, trên các bề mặt đỉnh hoặc các sườn thoải, bằng phẳng. Diện
phân bố hẹp, là cà bề mặt sót của các bậc địa hình.
g.

Bề mặt Karst – bóc mòn: Là các bề mặt cao nguyên Karst với diện phân

bố hẹp ở các huyện Mường Khương, Bắc Hà. Trên bề mặt tương đối bằng phẳng, bị

chia cắt mạnh mẽ bởi các trũng và các thung lũng hẹp cùng phương. Có vách dốc
xuống thung lũng liền kề hoặc địa hình khác, phổ biến các phễu Karst, các sông suối
bị biến mất đột ngột, các địa hình sót.
h.


Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi - proluvi - deluvi: Phân bố rải rác trong

vùng rìa hoặc ở các trũng và thung lũng giữa núi, chủ yếu ở các huyện Văn Bàn –
Bảo Thắng. Có diện phân bố dạng dải hẹp ở chân núi, độ dốc thường nhỏ, hoặc
thung lũng hẹp giữa núi, có biểu hiện của nón phóng vật. Lớp phủ trầm tích mỏng,
đôi khi gồm đá dăm, tảng, các mảnh vụ đổ lở…
i. Bề mặt tích tụ hỗn hợp aluvi –proluvi: Phân bố rải rác trong các
vùng
ở các trũng và thung lũng sông suối giữa núi, phân bố chủ yếu ở huyên Văn Bàn, Bảo
Yên và Bảo Thắng. Có diện phân bố dạng trũng hẹp giữa núi. Địa hình bằng phẳng,

hơi nghiêng về phía lòng sông suối hoặc trũng. Lớp phủ trầm tích không dầy lắm,
thường là cát, bột, sét, đôi khi có cả đá dăm, tảng, các mảnh vụn đổ lở,…
j. Bề mặt tích tụ aluvi: Có diện phân bố chủ yếu ở các sông lớn như Sông

Hồng và các trũng có tích tụ sông, suối ở dạng bãi bồi và thềm, có độ cao thấp, địa
hình bằng phẳng. Thường là khu dân cư, đô thị, hoặc đất canh tác nông nghiệp. Khu
vực nghiên cứu chủ yếu thuộc dạng địa mạo này.
1.2. Đặc điểm nền địa chất
1.2.1. Địa tầng
Cấu trúc địa chất của khu vực tỉnh Lào Cai bao gồm các đá có tuổi từ
Proterozoi đến Đệ tứ, phân bố trong 37 phân vị địa chất với một số đặc điểm chính
như sau:



Hệ tầng Núi Con Voi: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các


8



dải hẹp kéo dài không liên tục phân bố trong đới cấu trúc Sông Hồng từ Bảo Yên đến

Bát Xát. Hệ tầng được phân chia thành hai phụ hệ tầng là:
+

Phụ hệ tầng dưới: Thành phần thạch học chủ yếu gồm đá gneis silimanit

granat, gneis biotit granat, xen kẹp các thấu kính đá hoa calcit, đá phiến thạch anh
silimanit granat, quarzit. Trong chúng còn gặp một số thể nhỏ granit (silimanit,
granat, diopsid) có nguồn gốc granit hoá; chiều dày > 500 m.
+
Phụ hệ tầng trên: Có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá gneis
biotit
granat, gneis biotit silimanit granat có xen kẹp các lớp mỏng, thấu kính gneis
silimanit biotit, quarzit; chiều dày: 540-850 m.



Hệ tầng Ngòi Chi: Các đá của hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn kéo dài phân bố trong đới cấu trúc Sông Hồng từ Bảo Yên đến Lào Cai. Hệ
tầng được phân chia thành hai phụ hệ tầng là:
+

Phụ hệ tầng dưới: Có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch

anh silimanit biotit, quarzit (đá phiến dạng quarzit) xen các lớp mỏng, thấu kính đá
phiến thạch anh biotit silimanit, gneis tiêm nhập; chiều dày của tập: 650-840 m.
+


Phụ hệ tầng trên: Có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh

biotit, đá phiến thạch anh silimanit biotit xen kẹp các lớp mỏng, thấu kính quarzit.
Các đá thường bị migmatit hoá từ yếu đến vừa; chiều dày ~1200 m.



Hệ tầng Thác Bà: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải
khá lớn phân bố trong đới cấu trúc Sông Chảy thuộc địa phận các huyện Bảo Yên,
Bảo Thắng và Bắc Hà, được phân chia thành hai phụ hệ tầng:
+ Phụ hệ tầng dưới: Có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch
anh 2 mica xen kẹp đá phiến thạch anh biotit thường bị migmatit hoá với các mức
độ khác nhau và gneis hoá, có xen kẹp các thấu kính vôi hoặc quarzit.
+ Phụ hệ tầng trên: Có thành phần thạch học chủ yếu gồm quarzit, quarzit
sericit có xen kẹp các lớp mỏng, thấu kính mỏng đá phiến thạch anh mica (mica
thạch anh). Chiều dày hệ tầng 850-1400 m.



Hệ tầng Sin Quyền: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải hẹp

kéo dài theo phương TB-ĐN, phân bố trong đới cấu trúc Phan Xi Păng trong phạm

9


vi các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Cam Đường và Bát Xát, được phân chia thành
hai phụ hệ tầng:
+

anh

Phụ hệ tầng dưới: có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch

felspat - biotit, phiến biotit xen phiến thạch anh mica; chiều dày 800 m.
+ Phụ hệ tầng trên: có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến mica graphit, phiến biotit, phiến thạch anh felspat - mica, đá hoa tremolit; chiều dày
1.200 m.



Hệ tầng Suối Chiềng: Các đá của hệ tầng Suối Chiềng xuất lộ tại thành
một số dải nhỏ hẹp kéo dài theo phương TB-ĐN phân bố trong phạm vi đới cấu trúc
Phan Xi Păng, thuộc địa bàn các huyện Sa Pa, Văn Bàn, được phân chia thành hai
phụ hệ tầng:
+

Phụ hệ tầng dưới có thành phần thạch học chủ yếu gồm gneis biotit, gneis

amphybon xen các thấu kinh amphybolit; chiều dày 1.200-1.400 m.
+

Phụ hệ tầng trên có thành phần thạch học chủ yếu gồm quarzit sắt, gneis

biotit xen các thấu kính amphybolit; chiều dày 1.300-1.400 m.



Hệ tầng Sa Pả: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành một số dải nhỏ

kéo dài theo phương TB-ĐN, phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Phan Xi Păng

thuộc địa phận các huyện Bát Xát, Sa Pa, được phân chia thành hai phụ hệ tầng:
+

Phụ hệ tầng dưới có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến sericit,

phiến thạch anh sericit; chiều dày 350 m.
+
Phụ hệ tầng trên có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến sericit,
phiến

sericit clorit - talc, đá phiến talc và các lớp mỏng đá hoa, đá hoa tremolit; chiều dày
50-60 m.



Hệ tầng Đá Đinh: Các đá của hệ tầng xuất lộ tạo thành một số dải hẹp

kéo dài theo phương TB-ĐN, phân bố trong đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa
bàn các huyện Bát Xát, Cam Đường, Bảo Thắng và Văn Bàn. Hệ tầng có thành phần
thạch học chủ yếu gồm đá hoa, đá hoa dolomit, dolomit, đá hoa tremolit. Chiều dày
của hệ tầng 300-600 m.



Hệ tầng Cam Đường: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải hẹp


10



kéo dài theo phương TB-ĐN, phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Phan Xi Păng
thuộc địa phận các huyện Văn Bàn, Bảo Thắng, Cam Đường và Bát Xát. Hệ tầng
được phân chia thành ba phụ hệ tầng là:
+

Phụ hệ tầng dưới có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh

mica, phiến sericit, phiến sericit chứa vật chất than xen ít phiến thạch anh mica và
quarzit; chiều dày 200-250 m.
+

Phụ hệ tầng giữa có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến carbonat,

phiến sericit chứa vật chất than, phiến apatit - carbonat, phiến thạch anh apatit; chiều

dày 150-160 m.
+
Phụ hệ tầng trên có thành phần thạch học chủ yếu gồm cát sạn kết
thạch anh

felspat, phiến thạch anh sericit - mica - carbonat xen lớp mỏng cát kết thạch
anh felspat; chiều dày 200-210 m.



Hệ tầng Hà Giang: Các đá thuộc hệ tầng Hà Giang xuất lộ tạo thành các
diện lớn phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Sông Chảy thuộc địa bàn các huyện Bảo
Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương. Hệ tầng được phân chia thành hai phụ

hệ tầng là:

+

Phụ hệ tầng dưới có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh

mica, phiến thạch anh felspat - mica xen quarzit và phiến sét chứa vật chất than;
chiều dày khoảng 1.300 m.
+

Phụ hệ tầng giữa có thành phần thạch học chủ yếu gồm trầm tích lục

nguyên xen carbonat, đá phiến thạch anh mica, phiến sét, phiến sét sericit xen đá
vôi, đá vôi bị hoa hóa, đá vôi dolomit; chiều dày 600-800 m.



Hệ tầng Chang Pung: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các

diện lớn phân bố trong đới cấu trúc Sông Chảy thuộc địa bàn các huyện Bảo Yên,
Bắc Hà, Si Ma Cai và Mường Khương. Hệ tầng được phân chia thành hai phụ hệ
tầng là:
+

Phụ hệ tầng dưới có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá vôi hạt nhỏ, đá

vôi dolomit xen đá phiến thạch anh mica, phiến sericit, phiến sét; chiều dày 500-800
m.

11



+

Phụ hệ tầng trên có thành phần thạch học chủ yếu gồm đá vôi hạt nhỏ xen

đá phiến sét, phiến sericit clorit; chiều dày 500-750 m.



Loạt Sông Cầu: Các đá thuộc phân vị địa tầng này xuất lộ tạo thành một
diện nhỏ trong đới cấu trúc Sông Chảy thuộc địa bàn huyện Mường Khương. Thành

phần thạch học chủ yếu gồm sạn kết, cát kết, cát kết dạng quarzit, bột kết, cát kết.
Chiều dày khoảng 220-320 m.



Hệ tầng Mia Lé: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn, phân bố trong đới cấu trúc Sông Chảy thuộc phạm vi các huyện Mường Khương,

Si Ma Cai và Bắc Hà. Thành phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến sét, bột kết xen
lớp mỏng hoặc thấu kính sét vôi. Chiều dày khoảng 370 m.



Hệ tầng Bản Páp: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải
nhỏ kéo dài, phân bố trong phạm vi các đới cấu trúc Sông Chảy và Phan Xi Păng,
thuộc địa phận các huyện Bát Xát, Mường Khương và Sa Pa. Thành phần thạch học
chủ yếu gồm đá vôi màu xám, đá phiến sét, phiến silic. Chiều dày 80- 120 m.




Hệ tầng Bản Nguồn: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải
nhỏ kéo dài, phân bố trong phạm vi các đới cấu trúc Sông Chảy và Phan Xi Păng,
thuộc địa phận các huyện Bát Xát, Mường Khương và Sa Pa. Thành phần thạch học
chủ yếu gồm cát kết chứa sạn, cát kết thạch anh felspat bị quarzit hoá, đá phiến
thạch anh sericit, sericit thạch anh felspat. Chiều dày của hệ tầng 680-1.100 m.



Hệ tầng Viên Nam: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành một vài

dải nhỏ hẹp phân bố trong đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa phận huyện Bát Xát.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm đá bazan, bazan olivin, bazan hạnh nhân và
andezitrachyt. Chiều dày của hệ tầng 250-400 m.



Hệ tầng Nghĩa Lộ: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn phân bố trong đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa phận huyện Văn Bàn. Thành
phần thạch học chủ yếu gồm đá phiến thạch anh sericit, phiến sét đen và đá vôi.
Chiều dày của hệ tầng 400-450 m.



Hệ tầng Khánh Yên: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn phân bố trong đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa phận huyện Văn Bàn. Thành

12



phần thạch học chủ yếu gồm cuội sạn kết, bột kết, sét kết, sét kết chứa vật chất than.
Chiều dày của hệ tầng 220-260 m.

 Hệ tầng Suối Bàng: Các đá của hệ tầng xuất lộ tạo thành một diện
nhỏ

phân bố trong đới cấu trúc Phan xi Păng thuộc địa bàn huyện Văn Bàn. Thành phần
thạch học chủ yếu gồm cát kết, bột kết, sét kết, sét kết chứa vật chất than và các
thấu kính than. Chiều dày của hệ tầng 350-480 m.



Hệ tầng Nậm Thếp: Các đá của hệ tầng xuất lộ tạo thành một diện nhỏ

phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa bàn huyện Văn Bàn.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm cát kết, cát bột kết, sét kết xen lớp mỏng hoặc
thấu kính phiến sét đen. Chiều dày của hệ tầng 320-450 m.



Hệ tầng Nậm Qua: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Phan Xi Păng thuộc địa bàn huện Văn Bàn.
Thành phần thạch học chủ yếu gồm sỏi kết, cát kết hạt thô, xen bột kết, đá phiến sét
màu đen. Chiều dày của hệ tầng 300-600 m.



Hệ tầng Văn Chấn: Các đá thuộc hệ tầng xuất lộ tạo thành các dải khá
lớn phân bố trong phạm vi đới cấu trúc Tú Lệ thuộc địa bàn huyện Văn Bàn. Thành
phần thạch học chủ yếu gồm phun trào riolit, dacit và tuf của chúng. Chiều dày của

hệ tầng 350-460 m.



Phức hệ đá núi lửa Nậm Say: các đá thuộc phân vị địa tầng này xuất lộ

tạo thành các dải khá lớn phân bố ở phía đông nam huyện Văn Bàn. Thành phần
thạch học chủ yếu gồm orthophyr thạch anh, orthophyr, riolit porphyr, felsit, trachit,
cát kết tufogen, cuội kết tufogen. Chiều dày 450-600 m.



Phức hệ đá núi lửa Nậm Kim: Các đá thuộc phân vị địa tầng này xuất

lộ tạo thành các dải khá lớn phân bố ở phía đông nam huyện Văn Bàn. Thành phần
thạch học chủ yếu gồm orthophyr thạch anh, orthophyr, riolit porphyr, felsit, trachit
và tuf của chúng. Chiều dày 320-410 m.



Hệ tầng Tú Lệ: Các đá thuộc hệ tầng này xuất lộ tạo thành các dải lớn
phân bố trong đới cấu trúc Tú Lệ thuộc phạm vi địa bàn huyện Văn Bàn. Thành phần
thạch học chủ yếu gồm cuội kết tufogen, cát kết tufogen, đá phiến sét, đá phiến sét

13


×