Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.31 KB, 9 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ
TÍN DỤNG ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT
KINH DOANH
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG
1.1.1. Khái niệm Tín dụng:
Theo quan điểm của Mark:
Tín dụng là sự chuyển nhượng một lượng giá trị từ người sở hữu sang người
sử dụng để sau một khoảng thời gian nhất định phải thu về một lượng giá trị lớn
hơn lượng giá trị ban đầu.
 Khái niệm về tín dụng ngân hàng:
Tín dụng Ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên chủ thể là Ngân hàng
và một bên chủ thể là doanh nghiệp và dân cư.
1.1.2. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:
 Tín dụng ngân hàng có 3 đặc điểm sau:
- Huy động vốn và cho vay đều được thực hiện dưới hình thức tiền tệ. Nguồn
vốn tín dụng mà ngân hàng cho vay được hình thành từ những khoản tiền nhàn
rỗi trong xã hội mà ngân hàng huy động được.
- Các ngân hàng đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho
vay. Khi huy động vốn của xã hội, ngân hàng là người đi vay. Khi cấp tín dụng
cho các pháp nhân và thể nhân trong nền kinh tế ngân hàng là người cho vay.
- Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn
phù hợp với qui mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
1.1.3. Nguyên tắc cơ bản của tín dụng:
- Phải hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đầy đủ và đúng hạn đã thoả thuận trong
hợp đồng tín dụng.
Nguyên tắc này đề ra nhằm đảm bảo cho các ngân hàng tồn tại và hoạt động
một cách bình thường bởi vì nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là
nguồn vốn huy động từ công chúng nên phải đảm bảo việc thu hồi đúng hạn để
còn thanh toán nợ.
- Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
Tín dụng cung ứng cho nền kinh tế phải huớng đến mục tiêu và yêu cầu về


phát triển kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. Đối với đơn vị kinh tế, tín dụng
phải đáp ứng các mục đích cụ thể trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
để thúc đẩy các đơn vị hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mình. Như
vậy đơn vị mới làm ăn có hiệu quả và có thể trả nợ cho ngân hàng.
- Vốn vay phải có đảm bảo bằng tài sản hoặc có người bảo lãnh khi người
vay không trả được hoặc phải có bản cam kết trả nợ vay từ tiền lương hàng
tháng.
Nguyên tắc này nhằm đảm bảo cho ngân hàng khi rủi ro xảy ra
1.1.4. Chức năng của tín dụng Ngân hàng:
- Tập trung và phân phối nguồn tiền nhàn rỗi của nền kinh tế.
- Chức năng sinh lợi.
- Chức năng tạo tiền.
1.1.5. Phân loại tín dụng ngân hàng:
1.1.5.1 Phân loại theo thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Là loại hình tín dụng có thời hạn từ 1 năm trở lại. Mục
đích của khoản tín dụng này là bổ sung nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân.
- Tín dụng trung hạn: Là tín dụng có thời hạn lớn hơn 1 năm đến 5 năm
- Tín dụng dài hạn: Là tín dụng có thời hạn lớn hơn 5 năm.
Mục đích của tín dụng trung và dài hạn là để đầu tư xây dựng mới, nâng cấp,
mở rộng, khôi phục, thay thế tài sản cố định, cải tiến kỷ thuật, hợp lý hoá sản
xuất.

1.1.5.2 Phân loại theo mục đích tín dụng:
- Tín dụng đầu tư: Đó là loại tín dụng phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp với mục đích nhằm tăng thêm sản lượng, tăng thu nhập
cho nền kinh tế và tìm kiếm khả năng sinh lời của đồng vốn.
- Tín dụng tiêu dùng: Là loại tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu đời sống sinh
hoạt của người tiêu dùng bao gồm cả cá nhân và gia đình.
- Tín dụng đầu cơ: Là khoản tín dụng tìm kiếm lợi nhuận từ chênh lệch giá

thông qua hoạt động dự trữ.
1.1.5.3. Phân loại theo hình thức đảm bảo:
- Tín dụng đảm bảo đối nhân: Là loại tín dụng trong đó người đi vay chỉ lấy
uy tín của mình hay tổ chức nào đó có thẩm quyền làm đảm bảo.
- Tín dụng đảm bảo bằng tài sản: Là khoản tín dụng trong đó người vay phải
lấy tài sản của mình ra để thế chấp, cầm cố cho ngân hàng.
1.2. HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ ĐẶC
ĐIỂM CHO VAY NGẮN HẠN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN SẢN
XUẤT KINH DOANH.
1.2.1. Khái niệm hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh
1.2.1.1. Hộ gia đình: Theo điều 116 bộ luật dân sự
Hộ gia đình là những hộ mà các thành viên có tài sản chung để hoạt động
kinh tế chung trong quan hệ sử dụng đất, trong hoạt động sản xuất, nông lâm,
ngư nghiệp, và một số lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác do pháp luật qui định,
là chủ thể trong các quan hệ dân sự đó.
1.2.1.2. Cá nhân sản xuất kinh doanh:
Là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có vốn, có sức khỏe, có kỷ thuật chuyên
môn, có địa điểm kinh doanh, không bị pháp luật cấm kinh doanh .
1.2.2. Đặc điểm cho vay ngắn hạn đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh
doanh.
1.2.2.1. Điều kiện vay vốn:
Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đầy đủ
các điều kiện sau:
- Có năng lực pháp lý và năng lực hành vi dân sự:
+ Cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nơi mà NH cho vay đóng trụ sở.
+ Đại diện cho hộ gia đình (chủ hộ hoặc người đại diện chủ hộ) giao dịch
với ngân hàng phải có năng lực pháp lý và năng lực dân sự.
- Mục đích sử dụng vốn vay phải hợp pháp.
- Có khả năng tài chính để đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
- Có dự án, phương án kinh doanh khả thi phù hợp với qui định của pháp

luật.
- Thực hiện các qui định về đảm bảo tiền vay theo qui định của pháp luật.
1.2.2.2. Đối tượng cho vay:
- Là các vật tư hàng hóa, máy móc, thiết bị bao gồm cả thuế giá trị gia tăng
nằm trong tổng giá trị lô hàng và các khoản chi phí để khách hàng thực hiện các
dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh.
1.2.2.3. Nguồn trả nợ:
- Là thu nhập của hộ gia đình, cá nhân sản xuất kinh doanh từ kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh đó.
1.2.2.4. Thời hạn cho vay:
- Không quá 1 năm, thời hạn cụ thể thì do ngân hàng và khách hàng thỏa
thuận, về thời hạn cho vay được căn cứ vào điều kiện sau:
+ Chu kỳ sản xuất kinh doanh
+ Thời hạn thu hồi vốn đầu tư
+ Khả năng trả nợ của khách hàng

1.2.2.5. Mức cho vay:
- Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của
khách hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.
- Căn cứ vào vốn tự có tính cho nhu cầu sản xuất kinh doanh của khách
hàng:
+ Đối với cho vay ngắn hạn khách hàng phải có vốn tự có tối thiểu 10%
trong tổng nhu cầu vốn.
+ Trường hợp khách hàng có tín nhiệm, khách hàng không phải đảm bảo
bằng tài sản, nếu vốn tự có thấp hơn qui định trên, giao cho giám đốc NH nơi
cho vay quyết định.
1.2.2.6. Lãi suất cho vay:
- Mức lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận phù hợp với
qui định của NHNo Việt Nam.
- Mức lãi suất áp dụng đối với các khoản nợ gốc quá hạn là không quá 150%

lãi suất trên hợp đồng.
1.2.2.7. Phương thức cho vay:
- Dựa vào đặc điểm sử dụng vốn và đặc điểm nguồn trả nợ của khách hàng
mà có các phương thức cho vay sau:
 Cho vay từng lần:
Áp dụng đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn từng lần. Mỗi lần vay khách
hàng và ngân hàng lập thủ tục vay vốn theo qui định pháp luật và ký kết hợp
đồng tín dụng.
 Cho vay theo hạn mức tín dụng:
Tổ chức tín dụng và khách hàng xác định thỏa thuận một hạn mức tín dụng
duy trì trong một khoản thời gian nhất định. Phương thức này áp dụng đối với

×