Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

HUONG DAN THUC TAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.53 KB, 7 trang )

HƯỚNG DẪN THỰC TẬP

TÊN ĐỀ TÀI:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty XYZ
Kế toán nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ tại Công ty XYZ
……………..
Đây là đề tài thực tế nên phải ghi tại Công ty cụ thể nào đó.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY XYZ (chỉ khoảng 8 – 10 trang)
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty XYZ
II. Chức năng, nhiệm vụ
-Chức năng
-Nhiệm vụ
III. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
-Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
-Chức năng các bộ phận (mô tả công việc của các bộ phận có vẽ trong sơ đồ ở trên)
IV. Tổ chức sản xuất tại Công ty XYZ (Chỉ làm phần này đối với đề tài “kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm”)
-Tổ chức sản xuất
-Quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm (Chỉ vẽ và mô tả đúng 01 quy trình công nghệ
chế tạo sản phẩm mà lát nữa mình định tính giá thành).
V. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty XYZ
-Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty XYZ
-Chức năng các phần hành kế toán (mô tả phần việ của mội bộ phận kế toán trong sơ
đồ)
-Tổ chức bộ máy kế toán (Tập trung hay phân tán hay vừa tập trung, vừa phân tán)
-Hình thức kế toán (Nhật ký chung, Nhật ký chứng từ, Chứng từ ghi sổ, Nhật ký-sổ cái
 vẽ sơ đồ trình tự ghi sổ và mô tả sơ đồ 01 hình thức kế toán nào đó mà doanh nghiệp
đang sử dụng).
5 phần trên đây là bắt buộc, sau đó nếu thích thì viết thêm phần “Hướng phát triển của


doanh nghiệp trong những năm tới, hoặc tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong
những năm gần đây…… không bắt buộc.

1


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM (KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ CÔNG CỤ, DỤNG CỤ, .……)
(15 – 20 trang)
Phần này là lý thuyết chung, tham khảo sách giáo khoa kế toán, chuẩn mực kế tóan, chế
độ kế tóan, để làm. Không được ghi tại Công ty nào cả vì đây đơn giản là lý thuyết,
chưa áp dụng vào Công ty nào.
CHƯƠNG 3 (15 – 20 trang)
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY XYZ (KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ
CÔNG CỤ, DỤNG CỤ TẠI CÔNG TY XYZ, .……)(15 – 20 trang)
Đây là phần thực tế tại Công ty cụ thể, nên phải ghi tên Công ty ra. Kết cấu của cơ sở lý
luận thế nào, gồm có những mục nào, ý nào thì thực tế cũng phải có những ý đó, mục
đó. Sau đó nội dung bên trong thì ghi cụ thể tình hình thực tế của công ty.
Ví dụ:
Đề tài: kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty xyz
Chương 2 – Cơ sở lý luận….
I. Chi phí sản xuất
-Khái niệm (tham khảo sách giáo khoa để làm)
-Phân loại chi phí sản xuất (tham khảo sách giáo khoa mà làm)
………………….
Thì qua phần thực tế
Chương 3 – Tình hình thực tế về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
Công ty bánh kẹo XYZ

I Chi phí sản xuất tại Công ty XYZ
- Khái niêm chi phí sản xuất tại Công ty XYZ:
Công ty XYZ chuyên sản xuất bánh kẹo, nên chi phí sản xuất bao gồm chi phí về bột ,
đường, trứng, sữa,…dùng để sản xuất bánh kẹo.
-Phân lạo chi phí sản xuất tại công ty xyz
+Theo yếu tố chi phí
Chi phí về nguyên vật liệu: bột, đường, trứng, sữa,…
Chi phí về lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất bánh
kẹo
Chi phí khấu hao TSCĐ dùng làm bánh như lò nướng bánh, máy đánh trứng….
2


+……
Cơ sở lý luận có thể có 5 cách phân loại, tuy nhiên thực tế chỉ có 2 cách thi ghi đúng 2
cách đó ra, và ghi thế nào để người đọc biết ngay là doanh nghiệp mình làm cái gì, dùng
cái gì để sản xuất.
Vậy là cơ sở lý luân có bao nhiêu la mã, trong đó có bao nhiêu mục nhỏ thì thực tế cũng
phải có bấy nhiêu la mã và cung có bấy nhiêu mục nhỏ,cũng được sắp xếp theo đúng
trình tự của cơ sở lý luận. nếu mục nào thực tế không có thi phải nó là không có.
CHƯƠNG 4 (8- 10 trang)
NHẬN XÉT – KIẾN NGHỊ
I. Nhận xét về tổ chức công tác kế toán tại Công ty
II. Nhân xét về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty (nhận xét
về đề tài nghiên cứu)
Ở phần nhận xét nếu cái gì mình khen thì thôi, còn cái gì mình chê thì mình sẽ bảo
người ta nên làm thế nào ở phần “kiến nghị”
Vậy nếu không nhân xét về vấn đề nào đó hoặc không chê vấn đề đó thì không được
kiến nghị.
Chỉ nhận xét liên quan đến “kế toán” , không nói lan man về marketing hay quản lý

chung của người ta.
III Kiến nghị

QUY CHẾ VỀ HƯỚNG DẪN THỰC TẬP, VIẾT VÀ CHẤM KHOÁ LUẬN
TỐT NGHIỆP CHO CÁC HỆ ĐẠI HỌC ĐÀO TẠO THEO HỆ THỐNG
TÍN CHỈ
1. QUY ĐỊNH CHUNG
2. PHÂN CÔNG HƯỚNG DẪN, TRÁCH NHIỆM GIẢNG VIÊN
HƯỚNG DẪN VÀ SINH VIÊN THỰC TẬP
2.3 Sinh viên thực tập

3


+ Tham gia họp nhóm thực tập đầy đủ theo quy định của giảng
viên hướng dẫn. Những trường hợp đặc biệt sẽ do giảng viên hướng
dẫn quy định lịch gặp và nơi gặp (chỉ áp dụng cho sinh viên học ở
tỉnh – nếu có).
+ Thực hiện đúng tiến độ các công việc do giảng viên hướng dẫn
quy định.
+ Chấp hành nghiêm túc các quy định tại nơi thực tập.
+ Hoàn thành và nộp khóa luận tốt nghiệp theo đúng thời gian quy
định.
3. HƯỚNG DẪN THỰC TẬP VÀ VIẾT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Bước 2: Viết đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết
Bước 3: Viết bản thảo
Bản thảo viết xong từng phần hoặc toàn bộ nếu cần có sự góp ý và

gởi cho giáo
viên hướng dẫn đọc và góp ý

(Trước 20 ngày khi kết thúc thực
tập)
được sự đồng ý của giáo viên hướng dẫn sẽ

Bước 4: Hoàn thành khóa luận
Sau khi hoàn thành khóa luận, sinh viên gởi khóa luận cho đơn vị
thực tập nhận xét, đóng dấu và nộp cho giảng viên hướng dẫn (Hoặc
bộ phận quản lý chức năng) đúng thời hạn quy định.

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ
4


VỀ HÌNH THỨC TRÌNH BÀY
MỘT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
1. Dung lượng khóa luận
Từ phần “Lời mở đầu” cho đến “Kết luận” tối thiểu 40 trang và tối đa 60 trang (+/10%) không kể phần phụ lục kèm theo (chứng từ, mẫu sổ, văn bản pháp quy,…)
2. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Một khóa luận thực tập bao gồm các phần sau:
Trang bìa (Theo mẫu)
Trang “Nhận xét của giáo viên hướng dẫn”
Trang “Nhận xét của đơn vị thực tập”
Trang “Lời cảm ơn”
Trang “Các từ viết tắt sử dụng”
Trang “Danh sách các bảng sử dụng”
Trang “Danh sách các đồ thị, sơ đồ”
Trang “Mục lục”
Trang “Lời mở đầu”
+ Đặt vấn đề, tầm quan trong, ý nghĩa của đề tài
+ Mục tiêu cụ thể đặt ra cần giải quyết trong đề tài

+ Phương pháp (cách thức) thực hiện đề tài
+ Phạm vi của đề tài
+ Kết cấu các chương của đề tài : có thể từ 3 đến 4 chương tùy theo nội dung của đề tài
được chọn
3.
a.
-

Trình bày khóa luận
Định dạng trang
Khổ trang: A4, in hai mặt
Canh lề trái: 3cm
Canh lề phải, đầu trang, cuối trang: 2,5cm
Font chữ: Times New Roman
Cỡ chữ: 12
Cách dòng (Line spacing): Single space
Cách đoạn: 6pt

b. Đánh số trang
- Bắt đầu từ trang “Lời mở đầu” cho đến hết phần “Kết luận” đánh thứ tự theo số
(1, 2, 3…)
- Phần phụ lục đánh thứ tự theo số (I, II, III,…)
- Các trang từ bìa lót, nhận xét của giáo viên hướng dẫn, nhận xét của đơn vị thực
tập…Mục lục: Không đánh số trang.
5


c. Đánh số các để mục
Đánh theo số thứ tự của chương và thứ tự theo đề mục
Chương 1………….

1.1
1.1.1
1.1.2
………………….
Chương 2
2.1
2.1.1
2.1.2
…………..
d. Đánh số bảng, sơ đồ, đồ thị…
Bảng biểu, sơ đồ, đồ thị…được đặt tên và đánh số theo số thứ tự chương, cụ thể như
sau: Số đầu là số chương, số thứ 2 là thứ tự bảng, đồ thị….
Ví dụ: Bảng 2.1: Bảng tính giá thành sản phẩm
Ý nghĩa: Bảng số 1 thuộc chương 2 có tên gọi là “Bảng tính giá thành sản phẩm”
Đồ thị 1.1: Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát
Ý nghĩa: Đồ thị số 1 thuộc chương 1 có tên gọi “Đồ thị hòa vốn dạng tổng quát”
e. Trích dẫn tài liệu
e1. Trích dẫn trực tiếp
- Ghi tên tác giả và năm xuất bản trước đoạn trích dẫn
Ông A (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật”
- Nếu nhiều tác giả
Ông A, Ông B và Ông C (1989) cho rằng “Kế toán là nghệ thuật”
- Trích dẫn trực tiếp từ báo cáo, sách….không có tác giả cụ thể
“Kế toán là nghệ thuật” (Kế toán tài chính, 2012, nhà xuất bản, trang)
e2. Trích dẫn gián tiếp
- Tóm tắt, diển giải nội dung trích dẫn, sau đó ghi tên tác giả và năm xuất bản trong
ngoặc đơn
Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V. An, 2011)
- Nếu nhiều tác giả thì xếp theo thứ tự ABC
Kế toán là nghệ thuật của việc ghi chép và xử lý số liệu (N.V.An, T.V. Hải, 2011)

f. Sắp xếp tài liệu tham khảo
Danh mục tài liệu tham khảo liệt kê trong trang “Tài liệu tham khảo” và sắp xếp theo
thông lệ sau:

6


- Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp, Đức,
Nga, Trung, Nhật,…) Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn,
không phiên âm , phiên dịch.
- Tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ABC của họ và tên tác giả theo quy ước
sau:
 Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
 Tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ nguyên thứ tự
thông thường của tên người Việt Nam. Không đảo tên lên trước họ.
 Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu tiên của tên cơ quan
ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục thống kê xếp vào vần T, Bộ Tài
chính xếp vào vần B,…
- Tài liệu tham khảo phải ghi đầy đủ các thông tin sau:
 Tên tác giả hoặc cơ quan ban hành (Không có dấu ngăn cách).
 (Năm xuất bản, (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn).
 Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (In nghiêng, dấu phẩy cuối tên).
 Nhà xuất bản (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo).
 Nơi sản xuất (Dấu chấm nếu kết thúc tài liệu tham khảo).
Ví dụ:
Nguyễn Văn A (2012), Kế toán quản trị, NXB Thống kê, Hà Nội
- Tài liệu tham khảo là báo cáo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách…ghi đầy đủ
các thông tin sau:
 Tên tác giả (Không có dấu ngăn cách)
 (Năm công bố, (Đặt trong dấu ngặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)

 “Tên bài báo” (Đặt trong ngoặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
 Tên tạp chí (In nghiêng, dấu phẩy ngăn cách)
 (Số) (Đặt trong dấu ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
 Các số trang (gạch ngang giữa 2 chữ số trang bắt đầu và kết thúc, dấu chấm kết
thúc)
Ví dụ:
Nguyễn Văn A (2009), “Tầm quan trong của kế toán”, “Tạp chí Phát triển kinh tế, (số
3), trang 12-19.

7



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×