Tải bản đầy đủ (.docx) (95 trang)

Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh nghệ an và đề xuất phương án nâng cao hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

Nguyễn Mai Phong

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TẠI TỈNH NGHỆ AN
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội,
2014


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Tự NHIÊN

Nguyễn Mai Phong

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ CÔNG NGHỆ
HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
MỘT SỐ BỆNH VIỆN TUYẾN HUYỆN TẠI TỈNH NGHỆ AN
VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN NÂNG CAO HIỆU QUẢ

Chuyên

ngành:

Khoa



học

Môi

trường

Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Người
TS.
Nguyễn
hướngThanh
dẫn khoa
Hà học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hà

Hà Nội,
2014


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu để hoàn thành bản luận văn này. Tôi
đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng tận tình của gia đình, bạn bè, thầy cô và các cơ
sở đào tạo.
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Thị Hà, là

giáo viên hướng dẫn chính và TS Nguyễn Thanh Hà cán bộ đồng hướng dẫn, đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Khoa Môi trường Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội nói chung và Bộ môn
Công nghệ Môi trường nói riêng đã giảng dạy và trang bị cho tôi những kiến thức
quý giá trong suốt khóa học.
Trong quá trình nghiên cứu của mình, tôi đã nhận được nhiều sự hỗ trợ tạo
điều kiện thuận lợi, hợp tác của cán bộ, nhân viên các cơ sở bệnh viện, bệnh viện
Đa khoa huyện Nghi Lộc, bệnh viện Đa Khoa huyện Yên Thành, bệnh viện Đa khoa
thị xã Cửa Lò.
Cuối cùng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè về sự chia sẻ,
động viên, khuyến khích trong suốt quá trình nghiên cứu của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả

Nguyễn Mai Phong


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH

PHỤ LỤC

74
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BOD
COD


Nhu cầu ôxy sinh học
Nhu cầu ôxy hóa học

DO

Oxi hòa tan

ĐL

Định lượng

KPH

Không phát hiện

HTXLNT

Hệ thống xử lý nước thải

MBR

Hệ phản ứng sinh học kết hợp lọc màng

PHT

Phát hiện thấy

QCVN


Quy chuẩn Việt Nam

SS

Chất rắn lơ lửng

VSV

Vi sinh vật

USEPA

Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ


DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC HÌNH


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

MỞ ĐẦU
Hệ thống các bệnh viện, cơ sở y tế ở Việt Nam đang từng bước góp phần
nâng cao chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. Bên cạnh những
mặt tích cực mà các cơ sở y tế đem lại quá trình hoạt động của các cơ sở này cũng
đang làm tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Số lượng bệnh viện tăng đồng

nghĩa với việc thải vào môi trường một lượng lớn các chất thải y tế nguy hại, đặc
biệt là nước thải bệnh viện là một trong những vấn đề đang được rất quan tâm hiện
nay. Nước thải bệnh viện phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau trong quá trình hoạt
động của bệnh viện như: máu, dịch cơ thể, giặt quần áo bệnh nhân, khăn lau, chăn
màn cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẫu, sản
nhi, vệ sinh, lau chùi làm sạch phòng bệnh... Đặc điểm của các loại nước thải này
là chứa nhiều tạp chất, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và đặc biệt là vi trùng gây
bệnh. Loại nước thải này nhất thiết phải được xử lý và khử trùng trước khi thải vào
môi trường.
Hiện trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An (năm 2012), có tổng 6651 giường bệnh,
đạt 20,6 giường bệnh/vạn dân, gồm 29 Bệnh viện công lập (12 Bệnh viện tuyến
tỉnh, 17 Bệnh viện tuyến huyện, 4925 giường bệnh). Theo kế hoạch năm 2015 toàn
tỉnh đạt 25 giường bệnh/vạn dân, năm 2020 đạt 30 giường/vạn dân [3]. Hiện có
03/12 bệnh viện tuyến tỉnhvà 02/17 bệnh viện tuyến tỉnh có hệ thống xử lý nước
thải.

- 7-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Như vậy, có thể thấy một thực tế là vấn đề xử lý nước thải tại các bệnh viện
trên địa bàn tỉnh Nghệ An đang rất cấp bách, hầu hết đều chưa có hệ thống xử lý
nước thải, một số bệnh viện được đầu tư hệ thống xử lý chất thải ở các bệnh viện,
song vấn đề lựa chọn công nghệ chưa phù hợp, nhiều công nghệ chưa đảm bảo tiêu
chuẩn môi trường, nay đã xuống cấp, cần được sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với
quy mô phát triển. Bên cạnh đó, lượng bệnh nhân và số giường bệnh ngày một gia
tăng do tốc độ tăng dân số, dẫn đến lượng nước thải tăng theo vượt quá công suất

thiết kế của hệ thống xử lý, các quy trình quản lý, chế độ vận hành, bảo dưỡng chưađược thực
hiện

đúng

kỹ

thuật.

Điều

này

gây

ảnh

hưởng

không

nhỏ

đến

chất

lượng

nước thải sau khi xử lý.

Từ những bất cập trên, để góp phần bảo vệ sức khỏe của cộng đồng dân cư,
sức khỏe của nhân viên y tế, hạn chế tới mức thấp nhất các tác động tiêu cực đến
chất lượng môi trường và đưa ra các giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả xử lý
chất thải bệnh viện nói chung, nước thải bệnh viện nói riêng, trong luận văn này
thực hiện đề tài: “Khảo sát đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải một số
bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Nghệ An và đề xuất phương án nâng cao hiệu
quả”.
Với mục tiêu nghiên cứu chính:
-

Khảo sát thực địa ba bệnh viện tuyến huyện trên địa bàn tỉnh Nghệ An để
điều tra hiện trạng nước thải và hoạt động của hệ thống xử lý nước thải làm cơ sở
đánh giá công nghệ.

-

Đánh giá công nghệ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện Đa khoa thị xã Cửa
Lò.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý nước thải ba
bệnh viện.
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:

-

Tổng quan tài liệu về nước thải bệnh viện, các phương pháp xử lý, đánh giá
công nghệ môi trường.


- 8-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

-

NGUYỄN MAI PHONG

Điều tra khảo sát hiện trạng nước thải và hệ thống xử lý nước thải 3 bệnh
viện tuyến huyện tỉnh Nghệ An.

-

Nghiên cứu đánh giá công nghệ xử lý nước thải bệnh viện tại bệnh viện Đa
khoa thị xã Cửa Lò

-

Đề xuất giải pháp tăng hiệu quả xử lý cho hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Đa khoa thị xã Cửa Lò và các bệnh viện tuyến huyện tại tỉnh Nghệ An.

- 9-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN

1.1.

Tổng quan về nước thải bệnh viện

1.1.1.

Nguồn gốc phát sinh và thành phần nước thải bệnh viện

Theo Quy chế quản lý chất thải y tế ban hành theo Quyết định số
43/2007/QĐ-BYT ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế:
Nước thải y tế là hỗn hợp các chất ô nhiễm trong pha lỏng phát sinh từ các
hoạt động của các cơ sở y tế. Trong nước thải y tế có chất ô nhiễm nguồn gốc sinh
hoạt và từ các hoạt động các cơ sở y tế; vì vậy các thành phần trong đó có thể là các
chất ô nhiễm thông thường như: chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ dễ oxy hóa sinh hóa
(đặc trưng bởi BOD5), các chất dinh dưỡng nitơ, phốtpho và các thành phần nguy
hại như vi khuẩn gây bệnh, hóa chất độc hại,... [2].
Nước thải bệnh viện được hình thành trong tất cả các hoạt động của bệnh
viện. Nhìn chung nước thải bệnh viện phát sinh từ những nguồn chính sau [2] :
1. Nước thải hình thành tại các khu vệ sinh chứa phân và nước tiểu. Trong nước
thải loại này chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh nguồn gốc từ phân và có hàm lượng hữu
cơ, nitơ, chất rắn lơ lửng. Các loại nước thải này thường gây lắng cặn tại đầu cống
xả, làm nguồn nước mặt thiếu hụt oxi, gây mùi hôi và màu nước đen tại vùng tiếp
nhận nước thải. Hiện nay, tại các bệnh viện loại nước thải này thường được lắng sơ
bộ trong các bể tự hoại trước khi thu gom cùng với các loại nước thải khác.
2. Nước thải sinh hoạt từ các bồn tắm, chậu rửa, xưởng giặt, khu bếp,. của
bệnh viện. Loại nước thải này có thành phần phức tạp và chủ yếu chứa các chất rắn
lơ lửng, các chất tẩy rửa và các loại vi trùng gây bệnh khác nhau. Ngoại trừ từ nước
thải từ nhà bếp, các chất hữu cơ trong loại nước thải này thường khó phân hủy sinh
học. Trong loại nước thải này còn chứa nhiều cát, các chất vô cơ và các chất bẩn
khác từ quá trình tẩy rửa quần áo, ga, chăn màn,. của bệnh viện.

3. Nước thải y tế nguy hại từ các hoạt động khám và điều trị như:

10-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

-

NGUYỄN MAI PHONG

Nước thải có nguồn gốc từ các ca phẫu thuật, từ quá trình xét nghiệm, hoạt
động khám chữa bệnh (giải phẫu bệnh, huyết học, truyền máu, lau rửa sau các ca
mổ, khoa lây) chứa các dịch sinh học, vi trùng gây bệnh, chất thải nguy hại.

-

Nước thải từ phòng chiếu chụp X quang, kho dược liệu và hóa chất chứa các
hóa chất (trong đó có các hóa chất độc hại), kim loại nặng, dung môi hữu cơ, hóa
chất xét nghiệm, các hợp chất vô cơ, chất phóng xạ, dược phẩm quá hạn sử dụng.
Ngoài các loại nước thải nêu trên còn có nước chảy tràn bề mặt (chủ yếu là

nước mưa) được thu gom vào các mương rãnh hoặc cống ngầm sau đó dẫn ra hệ
thống thoát nước mưa bên ngoài.
Việc xác định đúng lưu lượng nước thải của bệnh viện trong một ngày để
tính toán hệ thống thoát nước và lựa chọn sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bệnh
viện. Theo tiêu chuẩn thoát nước bằng với tiêu chuẩn cấp nước, do vậy lượng nước
mà bệnh viện dùng trong một ngày sẽ chính là lượng nước thải trong một ngày.
Theo nhiều tiêu chuẩn quốc gia của các nước thì lượng nước cấp tính trên một
giường đối với các bệnh viện và nhà an dưỡng thông thường là 200 - 250 l/ngày,

còn đối với các bệnh viện và nhà an dưỡng đặc biệt là 500 l/ngày. Tuy nhiên, thực
tế lượng nước sử dụng lớn hơn nhiều tiêu chuẩn trên.
Qua khảo sát ở nhiều bệnh viện thông thường ở Nga, Séc, Xlôvakia, Bungari
tiêu chuẩn nước là 500 l/ngày. Theo Metcalf & Eddy (1984) thì tiêu chuẩn thải của
bệnh viện là 473 - 908 l/ngày cho Igiường bệnh, trị số tiêu biểu là 625 l/ngày [35].
Ở Việt Nam theo nghiên cứu của nhiều tác giả, lưu lượng nước thải của bệnh
viện, được xác định như trong bảng 1.1 dưới đây:

11-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

STT

NGUYỄN MAI PHONG

Bảng 1.1. Tiêu chuẩn nước cấp và lượng nước thải bệnh viện
Quy mô bệnh viện
Tiêu chuẩn nước cấp
Lưu nước thải
(giường bệnh viện)

(l/giường.ngày)

m3/ngày

1

<100


700

70

2

100 - 300

700

100 - 200

3

300 - 500

600

200 - 300

4

500 - 700

600

300 - 400

5


> 700

600

>400

6

Bệnh viện kết hợp nghiên

1000

>500

cứu và đào tạo >700
[Hội Môi trường xây dựng, 2002]
Đối với các trung tâm y tế dự phòng hoặc các trạm y tế xã, tiêu chuẩn cấp
nước thường thấp hơn các giá trị nêu ở bảng trên. Lưu lượng nước cấp cho các đối
tượng này thường dao động từ 20 đến 50 m3/ngày.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Kỹ thuật môi trường đô thị và khu công
nghiệp (2002), Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường (2005), Hội môi trường
xây dựng (2008).... lượng nước thải tính cho một giường bệnh trong một ngày được
chọn như sau:
-

Điều trị, chữa bệnh, lau sàn nhà: 250 lít/ngày

-


Tắm rửa của bệnh nhân: 100 lít/ngày

-

Chuẩn bị thức ăn: 25 lít/ngày

-

Giặt chăn màn: 50 lít/ngày

-

Nước sinh hoạt của bác sĩ và nhân viên: 25 lít/ngày

-

Các nhu cầu khác: 50 lít/ngày

12-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Nước thải bệnh viện là một nguồn thải gây nguy hại nghiêm trọng cho môi
trường, ảnh hưởng đến con người vì khả năng lan rộng trong môi trường, mức độ
nhiễm khuẩn cao, khả năng tồn tại lâu và nhân lên của vi khuẩn gây bệnh trong điều
kiện giàu chất hữu cơ ở nước thải và bề mặt. Nước thải bệnh viện có thể mang cácmầm bệnh:
tả, thương hàn, lỵ amip, leptosspyros, bệnh vàng da nhiễm trùng, viêm

gan siêu vi trùng, giun sán, nấm mốc, bại liệt...
1.1.2.

Đặc điểm ô nhiễm nước thải bệnh viện

Một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về thành phần nước thải bệnh
viện cho thấy, theo cả dạng ô nhiễm và cả theo nồng độ thì nước thải bệnh viện có
thành phần và tính chất gần giống nước thải sinh hoạt đô thị, tuy nhiên có chứa một
số thành phần ô nhiễm đặc trưng. Theo nhiều nghiên cứu, trong nước thải bệnh viện
còn chứa dư lượng chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, chất tẩy rửa các đồng vị
phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Sự có mặt của
các thành phần này gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình xử lý nước thải bằng
phương pháp sinh học và cản trở các qúa trình sinh hoá khác diễn ra trong nước dẫn
đến việc giảm hiệu quả làm sạch nước thải trên các công trình xử lý. Khi theo dõi
việc giảm hiệu quả xử lý nước thải bệnh viện bằng biophin nhỏ giọt hiệu quả xử lý
bị giảm khi trong nước thải chứa chất kháng sinh streptomixin ở nồng độ 0,7 - 1 g/l.
Thực tế trong những trường hợp khác nồng độ streptomixin có thể đến 12 g/l hiệu
quả xử lý thực tế bằng không [12]. Như vậy hiệu quả xử lý nước thải giảm đáng kể
theo các chỉ tiêu hoá học, đặc biệt là các chỉ tiêu vi khuẩn.
Việc sử dụng rộng rãi các chất tẩy rửa ở xưởng giặt là của bệnh viện cũng tạo
nguy cơ thực tế làm xấu đi mức độ hoạt động của công trình xử lý. Kết quả nghiên
cứu cho thấy hàm lượng chất hoạt động bề mặt trong nước thải làm giảm đi khả
năng tạo huyền phù trong bể lắng và đa số vi khuẩn tụ tập lại trong bọt. Những chất
tẩy rửa riêng biệt ảnh hưởng đến quá trình làm sạch sinh học nước thải: chất tẩy rửa
anion tăng lượng bùn hoạt tính, cation lại làm giảm đi [12].
Lượng chất ô nhiễm từ một giường bệnh trong ngày lớn hơn so với lượng chất
ô nhiễm từ một người của khu dân cư thải vào hệ thống thoát nước là do việc hoà

13-



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

vào dòng thải không chỉ chất thải từ người bệnh mà còn của bộ phận phục vụ, chất
thải của quá trình điều trị, dư lượng thuốc còn lại, máu, các phần cơ quan cơ thể
người, hoạt động của nhà giặt, nhà xác...

14-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Những nghiên cứu cho thấy nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc cả vào nguồn
nước sử dụng từ hệ thống đường ống cấp nước do nhà máy cung cấp hay từ hệ
thống giếng khoan cục bộ. Trong trường hợp thứ hai hiển nhiên là nồng độ chất ô
nhiễm trong nước thải lớn hơn.
Tuy rằng lượng chất ô nhiễm trên một giường bệnh lớn hơn lượng chất ô
nhiễm trên một đầu người khu dân cư, nhưng nồng độ chất ô nhiễm trong một lít
nước thải bệnh viện lại nhỏ hơn nồng độ chất bẩn trong một lít nước thải sinh hoạt.
Đó là do tiêu chuẩn nước cấp thực tế sử dụng trên một giường bệnh (500 l/ngày) lớn
hơn nhiều so với tiêu chuẩn nước cấp cho sinh hoạt trên một đầu người (ví dụ 100
hay tối đa 300 l/ngày). Ở một công trình nghiên cứu nồng độ nước thải một bệnh
viện ở Kheroxon thì với lượng nước cấp 600 - 700 l/ngày trên một giường bệnh
quan sát được nồng độ chất lơ lửng: 108,7 - 121,2 mg/l, nồng độ nitơ (amoni) và độ
oxy hóa tương ứng là): 5,0 - 6,8 mg/l và 33,4 - 48,3 mg/l [12].
Như vậy nước thải bệnh viện khác nước thải sinh hoạt bởi lượng chất ô nhiễm

tính trên một giường bệnh lớn hơn 2 - 3 lần lượng chất ô nhiễm tính trên một đầu
người. Ở cùng một tiêu chuẩn sử dụng nước thì nước thải bệnh viện đặc hơn nước
thải sinh hoạt, đồng nghĩa là nồng độ chất ô nhiễm cao hơn nhiều.
Để lựa chọn đúng sơ đồ nguyên tắc của các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
cũng cần quan tâm tới các số liệu về sự dao động nồng độ nước thải trong ngày.
Nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh hoạt bởi sự dao động đánh kể của nồng
độ gây nên bởi tính không đồng đều của nước thải bệnh viện trong một ngày.
Nghiên cứu thành phần nước thải một số bệnh viện ở XanhPecbua (Nga) cho thấy
nồng độ dao động trong các giới hạn sau COD 102 - 141 mg/l; SS 180- 343mg/l;
amoni (N) 23-63,1mg/l; chỉ số coli 55x107 MPN/100 ml. Hay những số liệu ở các
nước Sec và Xlôvakia cho thấy sự dao động của thành phần nước thải bệnh viện
COD 106-350 mg/l, BOD5 147-582 mg/l, các chất lơ lửng 575-978 mg/l [12].

15-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Qua các số liệu trên thấy tính không đều của nồng độ nước thải bệnh viện
trong một ngày dao động là khoảng khá rộng. Điều đó làm nảy sinh yêu cầu cao đốivới quá
trình xử lý nước thải bệnh viện khi thiết kế và xây dựng các công trình xử
lý nước thải.
Trong báo cáo đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải bệnh viện về hóa lý
và hiệu quả xử lý nước thải tại các bệnh viện của Trần Quang Toàn và cộng sự
(2005), nước thải bệnh viện các thông số ô nhiễm như sau: BOD 137mg/l; COD
190,1mg/l; DO 1,56mg/l; tổng nitơ 18,14mg/l [19].
Qua khảo sát thực tế nhiều bệnh viện trong nhiều năm, tác giả Nguyễn Xuân
Nguyên đưa ra thành phần ô nhiễm nước thải thường ở trong mức sau [11]:

Bảng 1.2. Các thông số ô nhiễm trong nước thải bệnh viện
TT

Chỉ tiêu

Giá trị

Giá trị

Giá trị

thấp nhất

cao nhất

trung bình

-

6,2

8,1

7,4

Đơn vị

1

pH


2

Amoni

mg/l

8

25

14

3

BOD5

mg/l

110

250

150

4

COD

mg/l


140

300

200

5

Chất rắn lơ lửng

mg/l

100

220

160

6

Coliform

MPN/100ml

106

109

107


Theo Lương Đức Phẩm (2009) các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng
nước thải là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng các chất lơ lửng (huyền phù), oxy
hoà tan v.v... và đặc biệt là hai chỉ số COD và BOD [13].
Thông thường giá trị BOD5 được sử dụng để đánh giá độ nhiễm bẩn chất hữu
cơ có trong nước thải. Sự có mặt của các chất hữu cơ là nguyên nhân chính gây ra
sự giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng tới đời sống động, thực vật thủy
sinh.

16-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Ngoài ra, nước thải bệnh viện vốn được liệt vào danh mục chất thải đặc biệt
nguy hại bởi ngoài các loại vi trùng từ máu, dịch đờm, phân của người bệnh, vi
khuẩn, vi rút, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun...đặc biệt nhiều nếu bệnh
viện có khoa truyền nhiễm. Còn nguy hiểm hơn về phương diện dịch tễ là nước thải
của những bệnh viện truyền nhiễm, lao và các cơ sở lây nhiễm khác. Tương tự, đối
với các bệnh viện điều trị hoặc có khoa điều trị ung thư, trong nước thải có chứa các
chất phóng xạ, các loại hóa chất điều trị ung thư và các sản phẩm chuyển hóa phát
sinh trong quá trình chẩn đoán điều trị. Sau khi hòa vào hệ thống nước thải sinh
hoạt, những mầm bệnh này lan tỏa khắp nơi, xâm nhập vào các loại thủy sản, vật
nuôi, cây trồng, nhất là rau thủy canh và trở lại với con người. Việc tiếp xúc gần với
nguồn ô nhiễm còn làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh hiểm nghèo khác cho
cộng đồng dân cư.
Điểm đặc thù của thành phần nước thải bệnh viện khác với nước thải sinh
hoạt khu dân cư là có thể gây ra sự lan truyền rất mạnh của các vi khuẩn gây bệnh.

Về phương diện này đặc biệt nguy hiểm là những bệnh viện truyền nhiễm và bệnh
viện lao hay những khoa lây của các bệnh viện đa khoa.
Ở khu dân cư số lượng những người mang mầm bệnh thường khoảng 1 - 2%
dân số. Ở bệnh viện con số này tăng lên 10 - 20 lần, thậm chí ở bệnh viện truyền
nhiễm có đến 90 - 100% bệnh nhân mang mầm bệnh. Vì thế sẽ rất nguy hiểm nếu
nước thải bệnh viện không được xử lý triệt để mầm bệnh trước khi thải vào hệ
thống thoát nước công cộng.
Nước thải nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người
và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Các bệnh
truyền nhiễm này là bệnh tả, thương hàn, phó thương hàn, lỵ, bệnh do Leptospira,
lao, do amip, bệnh do virut đường tiêu hoá, giun sán...
Lai và Tsai nghiên cứu nước thải của 48 bệnh viện ở Đài Loan cho kết quả:
14,6% Shigella spp và 33,3% Salmonella spp [32].

17-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Nước thải bệnh viện luôn có nguy cơ tiềm tàng: tất cả các vi khuẩn gây bệnh
có thể tìm thâý trong nước thải: vi khuẩn tả (Vibrio cholerae), lỵ (Shigella), thươnghàn
(Salmonella)

E.coli,

Pseudomonas,

Streptococcus,


Staphylococcus...

đặc

biệt

các chủng này thường là kháng với nhiều loại kháng sinh [14].
Số lượng vi sinh gây bệnh trong nước thải thường thấp hơn nhiều so với loại
không gây bệnh. Để phát hiện các loài vi sinh gây bệnh trong nước thải rất phức tạp
và tốn nhiều thời gian. Do đó không thể xét nghiệm tất cả các mẫu nước để kiểm tra
có hay không có tất cả các vi sinh gây bệnh được. Vì vậy cần phải chọn kỹ thuật
đơn giản nhưng vẫn phát hiện được sự ô nhiễm của nước. Điều này dẫn tới việc sử
dụng các chỉ điểm vi sinh để xác định sự ô nhiễm [34].
Về mức độ nhiễm khuẩn của nước thải ngoài việc tìm những vi khuẩn gây
bệnh còn có thể đánh giá theo những vi khuẩn chỉ thị: chuẩn coli, chỉ số coli hay số
vi khuẩn. Khi xác định các chỉ tiêu vi khuẩn của nước thải bệnh viện Botkin ở Xanh
Petecbua, Liên bang Nga người ta thấy rằng ở lượng nước sử dụng từ 700 l/giường
bệnh/ngày trở lên số vi khuẩn nằm trong khoảng 50.000 - 100.000, còn chuẩn coli
dao động từ 3x10-5 đến 10-6 MPN/100 ml. Theo số liệu của các nhà nghiên cứu ở
nước thải bệnh viện Meshicop ở Xanh Petecbua chuẩn trực khuẩn côli dao động
trong khoảng 10-4 đến 10-6. Đối với một số bệnh viện ở Kiep thuộc nước Cộng hòa
Ukraina số vi khuẩn từ 10 ngàn đến 1 triệu, còn coliform 10 -5 đến 10-6 MPN/100 ml.
Từ các số liệu trên có thể thấy rằng không có sự khác nhau đáng kể về số lượng vi
khuẩn nói chung trong nước thải bệnh viện và nước thải khu dân cư. Sở dĩ như vậy
là vì nước thải bệnh viện đã được pha loãng đáng kể do tiêu dùng nước rất cao của
bệnh viện [11].
Nhiều nhà nghiên cứu ô nhiễm môi trường bởi trứng giun sán là do xử lý
không đúng cách và còn do sử dụng nước không sạch trong sinh hoạt hoặc cả nước
trồng trọt. Tại một trạm xử lý ở Matcova cho thấy lượng trứng giun trong nước thải

chưa xử lý từ 4 đến 27,4 trong 1 lít, ở Kiep lượng đó là 1 đến 9 trong 1 lit. Những
giá trị đó đặc trưng cho những thành phố lớn, còn các thành phố vừa và nhỏ số liệu
đó phải là 30 - 40 trong 1lít nước thải. Đối với nước thải bệnh viện thì còn thiếu

18-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

những khảo sát cơ bản, tuy nhiên nếu theo tiêu chuẩn sử dụng nước từ 500l/giường
bệnh/ngày trở lên thì số trứng sán là 10 - 15 trong 1 lít nước thải.

19-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Nước thải cũng như các loại chất thải khác của các cơ sở y tế được quản lý
theo Quy chế Quản lý chất thải y tế ban hành theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT
ngày 30/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. Quy chế này quy định về hoạt động quản
lý chất thải y tế, quyền và trách nhiệm của các tổ chức, các nhân trong việc thực
hiện quản lý chất y tế, được áp dụng đối với các cơ sở khám, chữa bệnh, nhà hộ
sinh, trạm y tế, cơ sở nghiên cứu y dược, y tế dự phòng, đào tạo cán bộ y tế, sản
xuất, kinh doanh dược phẩm, vắc-xin, sinh phẩm y tế (gọi chung là các cơ sở y tế)
và các tổ chức, cá nhân tham gia xử lý và tiêu hủy chất thải y tế ngoài việc thực
hiện Quy chế này phải thực hiện các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý

chất thải. Nước thải các cơ sở y tế phải đáp ứng quy định của QCVN
28:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế.

20-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Bảng 1.3. QCVN 28:2010/BTNMT:
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải y tế
T

Giá trị giới hạn
Mức A
Mức B

Thông số

Đơn vị

1

pH

mg/l

6,5 - 8,5


6,5 - 8,5

2

COD

mg/l

50

100

3

Chất rắn lơ lửng

mg/l

50

100

4

BOD5

mg/l

30


50

mg/l

1,0

4,0

mg/l

5

10

T

Phương pháp xác định
TCVN
6492:1999(ISO10523:1994)
TCVN 6491:1999
TCVN
6625:2000(ISO11923:1997)
TCVN 6001:1995
(ISO 5815:1989)

2-

Sunfua (S ,tính
5


theo H2S)

TCVN 4567:1988

Amoni(NH4+, tính
6

theo N)

TCVN 5988:1995
(ISO 5664:1984)

Nitrat(NO3-, tính
7

theo N)

TCVN 6180:1996
mg/l

30

50

mg/l

10

20


SMEWW 5520-B

mg/l

6

20

TCVN 6494 - 2:2000

MPN/100mL

3000

5000

TCVN 6187 - 1:1996

KPH

KPH

(ISO 7890 -3:1988)

Dầu mỡ động thực
8

vật
Octophosphat


9

(PO43-, tình theo
3-

PO4 )
1
0

Tổng coliforms
Vi khuẩn gây bệnh

11
1

đường ruột
Tổng hoạt phóng xạ

Bq/l

0,1

0,1

TCVN 6053 :1995

1 Tổng hoạt phóng xạ
3
KPH - Không phát hiện


Bq/l

0,1

0,1

TCVN 6219 :1995

2

Mức A: Nước thải bệnh viện đối với ác thủy vực với mục đích cấp nước sinh hoạt
Mức B: Nước thải bệnh viện với nơi chỉ định, hệ thống thoát nước thành phố
MPN/100mL ( Most Probable Number per 100 milinliters): Số có xác suất cao nhất trong 100mL

21-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Bệnh viện phải thường xuyên lấy mẫu và phân tích nước thải theo các tần
suất và vị trí lấy mẫu cam kết trong báo cáo đánh giá tác động hoặc đề án bảo vệ
môi trường. Kết quả phải được thông báo thường xuyên cho các cơ quan quản lý
môi trường địa phương.
1.2.

Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải bệnh viện

1.2.1. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện trên Thế giới

Xử lý nước thải các khoa, bộ môn của bệnh viện truyền nhiễm có lưu lượng
25 m3/ngày, bộ môn Vệ sinh học công cộng Trường Đại học Y Kiep sáng chế ra tổ
hợp công trình xử lý cục bộ với bể tự hoại - khử trùng cặn gồm bể tự hoại - khử
trùng cặn, thiết bị clo hóa và bể tiếp xúc. Nước thải đi qua các ngăn được giải phóng
khỏi các chất lơ lửng. Các chất lơ lửng rơi xuống thành cặn, nước thải được làm
trong từ bể tự hoại - khử trùng cặn đi vào thiết bị clo hóa và được khử trùng, sau đó
đi vào hệ thoát nước. Sau xử lý chất lơ lửng giảm 80%, BOD-50%, chỉ số coli 68,6%, trứng giun 100%. Với các bệnh viện chuyên khoa truyền nhiễm có lưu
lượng nước thải 100 - 150 m3/ngày có thể áp dụng công trình xử lý cục bộ với bể tự
hoại hai bậc gồm song chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự hoại hai bậc, thiết bị clo hóa
cơ cấu trộn và bể tiếp xúc.
Công trình xử lý với aeroten sục khí liên tục bằng thiết bị thổi khí cơ học, bể
lắng thứ cấp, thiết bị clo và bể tiếp xúc đã được áp dụng trong xử lý nước thải bệnh
viện. Điển hình là trạm xử lý cục bộ kiểu Rapid Bloc của Phần Lan, nước thải sau
bể tự hoại được xử lý sinh học trong bể aeroten và khử trùng trước khi xả ra bên
ngoài. Công suất thiết bị 500-800 m3/ngày.
Xử lý nước thải bệnh viện Lao với lưu lượng nước thải đến 500 m 3/ngày
được áp dụng xử lý theo tổ hợp công trình xử lý với bể tự hoại/bể lắng hai bậc và
lọc sinh học nhỏ giọt. Theo đó, tổ hợp bao gồm lưới chắn rác, thiết bị thu cát, bể tự
hoại/bể lắng hai bậc, thiết bị định lượng, lọc sinh học nhỏ giọt, bể lắng thứ cấp, thiết
bị clo hóa và bể tiếp xúc.

22-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGUYỄN MAI PHONG

Rezaee M.M. Aryan và các cộng sự, (2005) đã thực hiện nghiên cứu áp dụng
xử lý nước thải bệnh viện sử dụng một bể phản ứng sinh học màng cố định tích hợpkỵ hiếu khí. Nghiên cứu hệ thống này hoạt động trong 90 ngày. Kết quả cho thấy

hệ thống có hiệu quả loại bỏ 95,1% nhu cầu oxy hóa học (COD) từ nước thải bệnh
viện với COD giảm từ 700 mg/l xuống còn 34 mg/l. Bên cạnh đó cũng loại bỏ đáng
kể các vi khuẩn gây bệnh. Những lợi thế của hệ thống xử lý nghiên cứu đối này
gồm hoạt động vận hành và bảo trì đơn giản, loại bỏ hiệu quả COD và vi khuẩn, và
tiêu thụ năng lượng thấp [23].
Xianghua Wen, (2004) thực hiện xử lý nước thải bệnh viện bằng bể phản
ứng sinh học bằng màng ngập nước. Hiệu suất khử COD, NH 4-N, và độ đục là 80,
93 và 83% tương ứng với chất lượng nước thải trung bình của COD <25 mg/l, NH 4N <1,5 mg/l và độ đục <3 NTU. Escherichia coli bị loại bỏ hơn 98%. Nước thải
không có màu và không mùi. Áp suất qua màng tăng từ từ trong quá trình hoạt động
6 tháng. Không cần hoạt động làm sạch màng và bùn không phát sinh trong thời
gian hoạt động 6 tháng [31].
Nghiên cứu của Qiaoling Liu và cộng sự (2010) áp dụng công nghệ lọc
màng MBR xử lý nước thải bệnh viện ở Trung Quốc cho kết quả: công nghệ lọc
màng MBR hiệu quả hơn trong việc loại bỏ vi sinh vật bệnh lý so với các hệ
thống xử lý nước thải hiện có. Bên cạnh đó, MBR còn tiết kiệm hiệu quả trong
tiêu thụ chất khử trùng (clo thêm vào có thể giảm đến 1,0 mg/l), rút ngắn thời
gian phản ứng (khoảng 1,5 phút, 2,5-5% của quá trình xử lý nước thải thông
thường) [37].
Trong một nghiên cứu khác, Ajay Kumar Gautam, (2007), nghiên cứu sơ
bộ các lựa chọn xử lý hóa lý cho nước thải bệnh viện, được thực hiện tại bệnh
viện đại học y Christian, Vellore, Tamil Nadu. Nước thải đã được kiểm tra cho
các thông số thông thường và làm thí nghiệm đông tụ. Các nước thải thô và lắng
đã được đông tụ bằng FeCl3, lọc và khử trùng. Xử lý hóa lý được xem là một lựa
chọn hấp dẫn đối với việc xử lý chi phí hiệu quả nước thải bệnh viện [24].

23-


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC


NGUYỄN MAI PHONG

Puangrat Kajitvichyanukul (2006) nghiên cứu đánh giá khả năng phân hủy
sinh học và mức độ oxy hóa nước thải bệnh viện bằng cách sử dụng quá trình photo
- Fenton như là phương pháp tiền xử lý nhằm mục đích nâng cao khả năng phânhuỷ sinh
học tổng thể của nó và xác định mức độ của quá trình oxy hóa tăng lên.
Nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD 5), tổng cacbon hữu cơ
(TOC) và độc tính đối với vi khuẩn biển gram âm phát quang sinh học của các loài
V. fischeri đã được lựa chọn làm các thông số môi trường tổng hợp để theo dõi hiệu
suất của quá trình này. Việc nâng cao khả năng phân huỷ sinh học, đánh giá thông
qua tỷ lệ BOD5/COD, tăng từ 0,3 đến 0,52 và mức độ oxy hóa tăng từ -1,14 đến
1,58 ở điều kiện tối ưu: tỷ lệ hàm lượng COD:H 2O2:Fe (II) là 1:4:0,1 và độ pH là 3.
Kết quả thu được từ tỷ lệ phần trăm loại bỏ gần như hoàn toàn COD, BOD 5, và
TOC chỉ ra rằng quá trình photo-Fenton có thể là một phương pháp tiền xử lý phù
hợp trong việc làm giảm độc tính của các chất gây ô nhiễm và tăng cường khả năng
phân huỷ sinh học của nước thải bệnh viện được xử lý trong một hệ thống kết hợp
sinh học - quang hóa [36].
1.2.2. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện đang được áp dụng tại Việt Nam
Hiện nay, có rất nhiều các phương pháp được áp dụng tại Việt Nam để xử lý
nước thải. Tùy thuộc vào đặc điểm của mỗi loại nước thải mà ta có thể áp dụng một
loại phương pháp cho phù hợp. Với các công trình xử lý nước thải tại bệnh viện,
người ta thường phải bố trí nhiều phương pháp trên một hệ thống xử lý với nhiều
thiết bị kỹ thuật khác nhau mới mong hệ thống xử lý có hiệu quả và đạt hiệu suất xử
lý cao. Đối với việc xử lý nước thải y tế do đặc thù gần giống với nước thải sinh
hoạt nên việc bố trí các kỹ thuật và thiết bị trong các hệ thống xử lý nước thải y tế
khác tương đồng với các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Các bước
tiến hành xử lý cũng bao gồm các bước như: Tiền xử lý, xử lý sơ cấp, xử lý cấp hai
và sau xử lý.

24-



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

>

NGUYỄN MAI PHONG

Giai đoạn tiền xử lý: Đối với các bệnh viện, khâu tiền xử lý gắn liền với hệ

thống thoát nước, thu gom nước thải đi kèm với bệnh viện ngay từ khi bệnh viện
được thiết kế xây dựng. Trong khâu tiền xử lý phải kể tới sự hoạt động của hệ thống
tách dầu mỡ, trung hòa axit trong các phòng thí nghiệm của bệnh viện, hệ thống bể
phốt và mạng thu gom nước thải. Khâu tiền xử lý rất quan trọng đối với một hệthống xử lý
nước thải hoàn chỉnh. Nếu như hoạt động tốt nó sẽ góp phần vào việc
giảm tải và tăng cường hiệu quả xử lý cho các công đoạn tiếp theo.

>

Xử lý sơ cấp: Xử lý sơ cấp nhằm loại bỏ các tạp chất dạng lơ lửng nếu như
thiết kế đủ tiêu chuẩn. Qua công đoạn xử lý sơ cấp, hàm lượng COD, BOD của
nước thải y tế giảm đáng kể. Phương pháp sử dụng bao gồm phương pháp vật lý,
lắng lọc... Thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công đoạn này thông thường như: Song
chắn rác, bể điều hòa, bể lắng cấp một.

>

Xử lý cấp hai: Các kỹ thuật ứng dụng trong xử lý cấp 2 đối với nước thải
bệnh viện chủ yếu là các kỹ thuật sử dụng phương pháp sinh học nhằm giảm thiểu
tới mức tối đa các chỉ tiêu BOD, COD, tổng nitơ, tổng phốtpho của nước thải bệnh

viện. Các kỹ thuật xử lý cấp 2 thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước
thải bệnh viện tại Việt Nam bao gồm: Bể lọc sinh học, bể aeroten, mương oxi hóa,
bãi lọc trồng cây (bãi lọc sinh học ngập nước), sử dụng hệ thống thiết bị hợp khối
đúc sẵn.

>

Giai đoạn sau xử lý: Nước thải sau khi được xử lý đạt các tiêu chuẩn hóa lý
tiếp tục được đưa sang công đoạn khử trùng. Ngoài ra trong quá trình xử lý nước
thải bằng phương pháp sinh học thường phát sinh một lượng bùn sinh khối, lượng
bùn này nhiều hay ít phụ thuộc vào thành phần đầu vào và lưu lượng nước thải, bùn
sinh khối phát sinh cũng có biện pháp xử lý ở công đoạn này. Các kỹ thuật khử
trùng nước thải y tế thường được áp dụng như khử trùng bằng tia cực tìm; khử trùng
bằng clo hoặc hợp chất clo (clorua vôi, natri hypoclorid điều chế bằng điện phân);
khử trùng bằng ôzôn (sản xuất tại chỗ).
Hệ thống xử lý nước thải phải được bố trí phù hợp với quy hoạch phát triển

của bệnh viện và các cơ sở y tế, trong đó phải có một khoảng cách nhất định đến
khu dân cư hoặc công trình để đảm bảo an toàn vệ sinh. Khoảng cách vệ sinh môi

25-


×