Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Đơn kháng cáo không phạm tội trốn thuế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.31 KB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------o0o-------

ĐƠN BỔ SUNG KHÁNG CÁO
Kính gửi: - Toà án nhân dân tỉnh Khánh Hoà
- Toà án nhân dân thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hoà
Chúng tôi là Trần Vũ Hải và Ngô Tuyết Phương. Ngày 20/11/2019, chúng tôi đã có đơn
kháng cáo toàn bộ bản án được tuyên trong phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “trốn thuế” từ ngày
13/11/2019 đến ngày 15/11/2019.
Sau khi nghiên cứu Bản án số 284/2019/HS-ST ngày 15/11/2019 của TAND Tp. Nha
Trang dài 17 trang (được Toà án chuyển cho luật sư), chúng tôi xin bổ sung kháng cáo những lý
do và căn cứ như sau:
1/ Bản án không đảm bảo những nội dung theo quy định của các Điều 260 (đặc biệt các
tiết e d, tiết đ khoản 2) và Điều 322 (khoản 4) Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Bản án không ghi đầy
đủ ý kiến của nguyên đơn dân sự (Chi Cục Thuế TP Nha Trang), bị cáo và luật sư, và không
phân tích để chấp nhận hay bác bỏ những căn cứ được nêu ra khẳng định chúng tôi không phạm
tội trốn thuế, cơ quan thuế đã thu đúng thu đủ đối với Ngô Văn Lắm. Bản án cũng không ghi
nhận ý kiến của người giám định thừa nhận tại phiên toà rằng không có quy định nào của pháp
luật hiện hành xác định việc áp thuế TNCN phải theo giá trị thanh toán trong giao dịch thực tế.
2/ Vợ chồng chúng tôi là người mua, không được ủy quyền nộp thuế, do đó không phải là
đối tượng để bị quy tội trốn thuế, theo như Thông tư liên tịch số 10 ngày 26/6/2013 của Bộ Tư
Pháp, Bộ Công an, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Tài chính.
Theo Thông tư này, “người phạm tội trốn thuế là người thực hiện một trong các hành vi được
quy định tại điều 108 của Luật quản lý Thuế, đồng thời thỏa mãn các dấu hiệu được quy định
theo điều 161 của BLHS”. Điều 108 Luật quản lý Thuế quy định “Người nộp thuế có một trong
các hành vi gian lận thuế, trốn thuế..” và liệt kê 9 hành vi. Vợ chồng chúng tôi không phải là
người nộp thuế TNCN từ chuyển nhượng bất động sản và cũng không có hành vi nào trong 9
hành vi này. Tại phiên toà, ông Trần Vũ Hải đã nêu vấn đề này, nhưng đại diện Viện kiểm sát
không tranh luận lại, bản án không ghi ý kiến này và cũng không căn cứ vào Thông tư nêu trên
(là văn bản liên ngành quan trọng để áp dụng đúng và thống nhất điều 161 BLHS năm 1999 sửa


đổi 2009), nhưng vẫn kết tội chúng tôi phạm tội trốn thuế. Đây là sai lầm nghiêm trọng của cấp
sơ thẩm.
3/ Bản án sơ thẩm cho rằng, chúng tôi đã ký một hợp đồng chuyển nhượng che đậy giá
thực của giao dịch chuyển nhượng tạo điều kiện cho Ngô Văn Lắm kê khai không trung thực để
đóng thuế thu nhập cá nhân ít hơn, lẽ ra ông Trần Vũ Hải là luật sư phải hướng dẫn người dân và
bản thân phải thực hiện các quy định pháp luật đúng đắn nhất. Và từ đó kết luận chúng tôi phạm
tội trốn thuế. Trong khi tại phiên toà, chính bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh khẳng định việc ghi số
tiền 1,8 tỷ đồng trong hợp đồng là do công chứng viên tư vấn, hướng dẫn, không bàn bạc với vợ
chồng chúng tôi. Mặt khác người giao dịch với ông Trần Vũ Hải là bà Hạnh, chúng tôi trả tiền
cho bà Hạnh theo thỏa thuận giữa ông Hải và bà Hạnh, việc ghi bao nhiêu tiền trả ông Lắm
không có ý nghĩa đối với chúng tôi và với cả ông Lắm. Chúng tôi cũng không biết ông Lắm có


thuộc đối tượng miễn giảm thuế hay không và cũng không có trách nhiệm liên quan đến thuế của
ông Lắm. Việc lập các giấy tờ tại phòng công chứng là theo chính đề nghị của bà Hạnh và do
công chứng viên, nhân viên phòng công chứng thực hiện, bản thân bà Hạnh đang có nhu cầu trả
tiền vay, nên không thể suy diễn “ông Hải bà Phương được lợi” để vay vốn, thực hiện giấy đặt
cọc.
Mặt khác không có quy định nào của pháp luật về thuế hiện hành việc “ký hợp đồng ghi
giá che đậy giá trị thực” trong giao dịch bất động sản giữa các cá nhân với nhau là vi phạm pháp
luật về thuế, cũng không phải là một hành vi gian luận thuế, trốn thuế trong 9 hành vi được nêu
trong điều 108 Luật quản lý thuế. Ngay phần nhận định của Toà án, cũng không khẳng định hành
vi này vi phạm quy định nào của Luật Quản lý Thuế, gồm cả điều 108, không xác định hợp đồng
ghi 1,8 tỷ đồng là tài liệu không hợp pháp theo như ý kiến của đại diện Viện kiểm sát tại phiên
toà (dù ý kiền này không được đề cập trong Cáo trạng).
Do đó từ nhận định như trên của Toà án để kết luận chúng tôi phạm tội “trốn thuế” là không có
căn cứ pháp luật.
4/ Bản án có ghi lập luận của các luật sư rằng bà Hạnh mới là người thực chất sở hữu bất
động sản 78/40 Tuệ Tỉnh, nhưng không nêu các luật sư căn cứ theo Án lệ 02 Của Toà án nhân
dân tối cao. Bà Hạnh hưởng trọn thu nhập từ bất động sản này, nên bà có nghĩa vụ nộp thuế.

Theo điều 3 khoản 5 tiết d Luật thuế thu nhập cá nhân (văn bản hợp nhất Số: 15/VBHN-VPQH
do Văn phòng Quốc hội phát hành ngày 11/12/2014), “các khoản thu nhập từ chuyển nhượng bất
động sản dưới mọi hình thức” đều thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Bà Hạnh thừa
nhận do thiếu hiểu biết, nên bà không đứng tên nhà 78/40 Tuệ Tĩnh. Mặt khác bà khẳng định
ngoài nhà 78/40 Tuệ Tỉnh tại thời điểm chuyển nhượng cho vợ chồng chúng tôi, bà không có nhà
nào khác tại Việt Nam, nên theo quy định của Luật Thuế Thu nhập cá nhân, bà được miễn thuế
thu nhập cá nhân. Như vậy việc xác định ông Lắm có nghĩa vụ nộp TNCN từ việc chuyển
nhượng này là không chính xác. Mặt khác đến nay bà Hạnh không kê khai, nộp thuế TNCN mặc
dù bà đã đề đạt nhiều lần là thuộc trách nhiệm của các cơ quan thuế và cơ quan tố tụng, nhất là
sau khi cơ quan điều tra xác định bà Hạnh trốn thuế cho chính mình (Xem Kết luận điều tra sẽ
rõ), không thể thuộc trách nhiệm của vợ chồng chúng tôi. Bản án không phân tích để chấp nhận
hay bác bỏ căn cứ này là trái BLTTHS. Đặc biệt bản án xác định ông Lắm có nghĩa vụ nộp thuế
TNCN và loại trừ cho bà Hạnh nghĩa vụ này trong việc chuyển nhượng bất động sản, trong khi
bà Hạnh mới là người có thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, là tủy tiện coi quy định theo
điều 3 khoản 5 tiết d Luật Thuế TNCN không có giá trị.
5/ Bản án cũng ghi ý kiến của luật sư và bị cáo, khẳng định không có quy định nào trong
pháp luật thuế Việt Nam hiện hành áp thuế TNCN theo giá giao dịch thực tế. Nhưng bản án cũng
không phân tích để chấp nhận hay bác bỏ ý kiến này. Do đất đai là “hàng hoá đặc biệt” ở Việt
Nam, nên Luật Thuế Thu nhập cá nhân không quy định đánh thuế TNCN trên giá giao dịch thực
tế, mà quy định tại điều 14 khoản 2 giao “Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định
giá chuyển nhượng bất động sản”. Chính phủ đã quy định như sau theo điều 16 khoản 2 theo Văn
bản hợp nhất các Nghị định số 14/VBHN- BTC của Bộ Tài chính ngày 26/5/2015: a) Trường hợp
trên hợp đồng chuyển nhượng không ghi giá đất hoặc giá đất trên hợp đồng chuyển nhượng thấp
hơn giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì giá chuyển nhượng đất là giá do Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển nhượng theo quy định của pháp luật về đất đai; b)
Trường hợp chuyển nhượng nhà gắn liền với đất thì phần giá trị nhà, kết cấu hạ tầng và công
trình kiến trúc gắn liền với đất được xác định căn cứ theo giá tính lệ phí trước bạ nhà do Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh quy định. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không có quy định giá tính lệ



phí trước bạ nhà thì căn cứ vào quy định của Bộ Xây dựng về phân loại nhà, về tiêu chuẩn, định
mức xây dựng cơ bản, về giá trị còn lại thực tế của công trình trên đất.
Rõ ràng không có quy định nào xác định phải áp theo giao dịch thực tế để tính thuế TNCN trong
chuyển nhượng bất động sản.
6/ Bản án không ghi ý kiến của đại diện Chi Cục Thuế TP Nha Trang, khẳng định rằng đã
thu đúng thu đủ thuế TNCN đối với ông Lắm, nên không có đơn yêu cầu gì, sau khi vị đại diện
này có hai ngày để theo dõi diễn biến phiên toà, biết rõ các tình tiết của vụ án. Việc bà chủ tọa
phiên toà “mớm cung” cho đại diện CCT, hỏi nếu “các bị cáo bị kết tội, có truy thu thuế, Chi cục
có đơn nhận phần truy thu thuế không” là vi phạm nguyên tắc “không ai được coi là có tội cho
đến khi có bản án có hiệu lực”.
7/ Trở lại việc tính thuế, trong các hợp đồng, thỏa thuận được lập tại Phòng công chứng
ngày 10/8/2016 (kể cả thoả thuận không được công chứng viên công chứng), các bên đều “không
ghi giá đất” trong hợp đồng, thỏa thuận, nên theo quy định của VBHN- BTC số 14 ngày
26/5/2015 đã nêu trên, cho dù bên bán sử dụng bất cứ hợp đồng, thỏa thuận nào để khai thuế,
việc áp giá đều tính giá đất và giá nhà theo quy định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Khánh Hoà. Tức
dù ghi giá chuyển nhượng có thể khác nhau, nhưng do đều không ghi giá đất nên số thuế TNCN
cho giao dịch này (nếu không được miễn) đều như nhau, theo như cách tính của Chi Cục Thuế
Nha Trang. Do đó, không thể có việc trốn thuế trong trường hợp này.
Mặt khác theo điều 63 Nghị định 43/2014 hướng dẫn luật đất đai quy định:
“Điều 63. Việc xác định nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất trong thực hiện thủ tục
hành chính về quản lý và sử dụng đất đai
Tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các loại thuế có liên quan đến đất đai và lệ phí trước bạ
(sau đây gọi là nghĩa vụ tài chính) do cơ quan thuế xác định. Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc
Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng đăng ký đất đai cung cấp thông tin địa chính
cho cơ quan thuế đối với các trường hợp đủ điều kiện và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo
quy định.
Giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính do Sở Tài nguyên và Môi trường xác định; trường
hợp áp dụng hệ số điều chỉnh giá đất để xác định giá đất cụ thể thì do cơ quan thuế xác định”.
Như vậy nếu áp dụng đúng theo quy định này, giá đất để xác định nghĩa vụ tài chính
(trong đó có thuế TNCN) do Sở TN và MT quyết định, bất kể người bán kê khai thế nào.

Quy định này áp dụng trong thực tế mua bán bất động sản tại Việt nam, đều không ghi
giá đất (trừ các công ty kinh doanh bất động sản bán) và do đó cơ quan chuyên môn của địa
phương có trách nhiệm xác định giá đất để tính nghĩa vụ tài chính (kể cả thuế TNCN) cho người
dân.
8/ Kết luận giám định sai sót, trái pháp luật không thể làm căn cứ buộc tội các bị cáo
Người Giám định trong vụ này chưa chứng minh được đủ tư cách pháp lý là Giám định
viên tư pháp, dù bản án có ghi số ngày quyết định bổ nhiệm nhưng không thấy lưu hồ sơ vụ án.
Kết luận giám định ngày 6/8/2018 đã không ghi một nội dung yêu cầu trưng cầu giám
định của cơ quan điều tra là “ai trốn thuế” và cũng không kết luận “ai trốn thuế”. Nếu ông này
cho rằng Giám định viên không có quyền kết luận “ai trốn thuế” ông phải có văn bàn từ chối,
nhưng ông đã không có. Do đó kết luận giám định này thiếu sót nghiêm trọng


Kết luận giám định sai vì (i) giám định viên tự ý xác định giá trị chuyển nhượng để tính
thuế theo giá thực tế, nhưng không nêu căn cứ theo quy định nào của pháp luật thuế (tại phiên
toà, người giám định thừa nhận không có quy định pháp luật nào để làm căn cứ)
(ii) lạm quyển khi xác định một hợp đồng mua bán bất động sản được công chứng là
không hợp pháp , trái Luật công chứng, vì tài liệu giao dịch được công chứng đương nhiên có giá
trị pháp lý và việc tuyên vô hiệu một giao dịch dược công chứng chỉ thuộc quyền của Toà án.
Việc sai, sót này khiến các cơ quan tiến hành tố tụng liên tục có những văn bản, quyết
định, quan điểm mâu thuẫn nhau vì các cơ quan này đều căn cứ vào kết luận giám định để truy
cứu trách nhiệm hình sự đối với chúng tôi. Ban đầu cơ quan điều tra khi khởi tố bị can cho rằng
ông Lắm là người có nghĩa vụ nộp thuế TNCN và có hành vi trốn thuế. Đến Kết luận điều tra, cơ
quan điều tra lại không xác định ông Lắm là người trốn thuế mà chị Hạnh là người trốn thuế
TNCN cho chính bà (bà Hạnh chỉ đạo, vợ chồng tôi giúp sức bà Hạnh trốn thuế TNCN cho bà
Hạnh). Khi đó các luật sư kiến nghị đình chỉ điều tra đối với ông Hải bà Phương, gửi VKS tỉnh
Khánh Hoà, nhưng kiến nghị này không có trong hồ sơ. Theo các luật sư, nếu xác định bà Hạnh
là người nộp thuế TNCN (và trốn thuế TNCN của mình), vợ chồng chúng tôi không liên quan
đến việc bà khai thuế, nộp thuế hay trốn thuế.
Đúng ra khi các luật sư kiến nghị, VKS phải giải quyết và đình chỉ bị can đối với vợ

chổng chúng tôi, nhưng VKS đã không thực hiện mà ra quyết định truy tố vợ chồng chúng tôi
như hai bị can khác đều về hành vi trốn thuế (không phân biệt ai trốn thuế và vai trò vợ chồng tôi
thế nào) khiến vợ chồng chúng tôi bức xúc, dư luận có thể hiểu sai vợ chồng tôi có hành vi trốn
thuế . Mặc dù bản án đã khác so với Cáo trạng, xác đinh vai trò của các bị cáo nhưng chúng tôi
vẫn là bị kết tội với vai trò giúp sức cho bị cáo Lắm trốn thuế, mâu thuẫn lại với chính Cáo trạng
và Kết Luận Điều Tra.
Tại phiên toà, ông Giám định viên cho rằng “ông Lắm được xác định là người có nghĩa
vụ nộp thuế, người trốn thuế” và coi đó là kết luận giám định bổ sung của ông. Nếu đúng vậy, lẽ
toà án phải dừng phiên toà, trưng cầu giám định bổ sung và yêu cầu ông Giám định viên kết luận
giám định bổ sung bằng văn bản, không thể nói miệng vô trách nhiệm.
Những ý kiến trên (về kết luận giám định sai sót, trái pháp luật) của các luật sư và chúng tôi đã
không được bản án ghi nhận và không có phân tích nào để bác bỏ hay chấp nhận, trái BLTTHS.
9/ Bà Hạnh đã trình bày bà nhiều lần đề đạt khắc phục hậu quả để được miễn TNHS,
ngày 13/9/2019 bà gửi đơn này đến PC03 Công an tỉnh Khánh Hòa và Viện Kiểm sát nhân dân
tỉnh Khánh Hoà. Ngay trong phiên toà bà Hạnh cũng để đạt tiếp. Nhưng không cơ quan nào giải
quyết, trong khi việc khắc phục hậu quả là một việc được pháp luật khuyến khích, và nếu bà
Hạnh khắc phục theo khoản 3, Điều 29 BLHS 2015/2017 (như trình bày trên) bà được miễn
TNHS. Việc không làm theo đúng luật của các cơ quan này gây bất lợi cho bà Hạnh (và những
người bị buộc tội khác). Tại phiên toà, đại diện VKS cho rằng không giải quyết là đúng vì bà
Hạnh không phải đối tượng trực tiếp trốn thuế. Tuy nhiên lập luận này mâu thuẫn với Kết luận
điều tra, với chính đề nghị của VKS yêu cầu bà Hạnh có trách nhiệm “bồi thường” nếu ông Lắm
không nộp phần bị truy thu, và được ghi trong bản án. Bản án không ghi và xác định “hành vi
không giải quyết đề đạt” này có hợp pháp hay không, là trái BLTTHS.
10/ Trước phiên toà, ông Trần Vũ Hải để nghị triệu tập công chứng viên với tư cách
“nhân chứng bắt buộc” nhưng Toà chỉ xác định ông này với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ
liên quan, trái với điều 66 “Người làm chứng”, tạo điều kiện cho ông này không phải đến Tòa.


Lẽ ra nếu xác định là người làm chứng, ông Công chứng viên có thể bị Toà áp dụng biện pháp
dẫn giải dự phiên toà, trong khi biện pháp này không áp dụng được đối với người có quyền lợi

nghĩa vụ liên quan. Việc công chứng viên không có mặt tại phiên toà khiến không thể làm rõ ai
mới thực chất đưa ra đề nghị “1,8 tỷ” trong hợp đồng và tại sao có nhiều giấy tờ có nội dung
khác nhau được lập ở Phòng công chứng , ảnh hưởng đến việc xác định sự thật của vụ án, trái
điều 16 BLTTHS.
11/ Bà Ngô Tuyết Phương khẳng định mọi giao dịch bất động sản là do ông Hải và bà
Hạnh thoả thuận quyết định, bà chỉ ký vào các giấy tờ theo hướng dẫn của công chứng viên với
tư cách vợ của ông Hải, không biết cụ thể nội dung giấy tờ vì tin tưởng công chứng viên và
người bán, nên việc kết tội đối với bà Phương trong mọi trường hợp đều không đúng pháp luật,
không công bằng. Những ý kiến của các luật sư và bà Phương đều không được ghi nhận trong
bản án, không phân tích để bác bỏ hay chấp nhận là trái BLTTHS.
12/ Trong suốt các quá trình từ trước khi khởi tố đến điều tra, truy tố xét xử các cơ quan
tố tụng tại tỉnh Khánh Hoà có một loạt vi phạm pháp luật khác. Nội dung này chúng tôi sẽ bổ
sung tiếp sau.
Vì những lý do trên, chúng tôi đề nghị Toà án nhân dân Tỉnh Khánh Hoà trong phiên toà
phúc thẩm tuyên chúng tôi không phạm tội trốn thuế.



×