Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết hóa thân của franz kafka nguyễn duy hoài nam D17NV01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 119 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA SƯ PHẠM
***********

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI HÓA TRONG
TIỂU THUYẾT HÓA THÂN CỦA FRANZ KAFKA

LỜI CẢM ƠN

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Duy Hoài Nam

Lớp

: D17NV01

Khoá

: 2017-2021

Ngành

: Sư phạm ngữ văn

Giảng viên hướng dẫn

: Nhữ Thị Trúc Linh



Bình Dương, Tháng 11/2020

Bình Dương, tháng…../20.…(in đậm, cỡ chữ 13)


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin cảm ơn quý thầy cô Khoa sư phạm - Trường đại học
Thủ Dầu 1 đã truyền đạt cho tôi nguồn kiến thức vô cùng quý báu để tôi có
thể có đủ tri thức hoàn thành tốt phần bài báo cáo hôm nay.
Và hơn tất cả, tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn là thạc sĩ
Nhữ Thị Trúc Linh đã tận tình, tận tâm hướng dẫn tôi. Qua từng lần thảo luận,
chỉ bảo về quy định, cách thức trình bày, viết một đề tài báo cáo tốt nghiệp,
những lúc trao đổi về kiến thức thêm qua các trang mạng xã hội đã giúp tôi
thêm vững hơn về việc làm báo cáo. Nếu không có sự hướng dẫn, góp ý về
hướng làm bài từ cô thì tôi nghĩ bài báo cáo của mình sẽ khó hoàn thiện được.
Vì đây là lần đầu tiếp cận với viết một bài báo cáo với dung lượng lớn
như vậy nên tôi có gặp nhiều khó khăn và bỡ ngỡ trong quá trình thực hành,
tìm kiếm tài liệu, nhưng với sự định hướng và chỉ bảo tận tình của cô thì cuối
cùng tôi đã hoàn thành xong bài báo cáo. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn
cô!
Lời cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong khoa sư phạm đặc biệt
là giảng viên Nhữ Thị Trúc Linh có thật nhiều sức khoẻ, niềm tin để tiếp tục
thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là làm người lái đò trên chiếc thuyền
chuyên chở những mầm mống của tương lai trên dòng sông tri thức vô tận
này.

i



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các thông
tin nêu trong báo cáo là trung thực, những dẫn chứng từ những bài luận từ
trước đều được trích dẫn nguồn, những kết luận khoa học của báo cáo chưa
từng được công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả báo cáo

Nguyễn Duy Hoài Nam

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................ 4
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 17
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 18
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 18
6. Bố cục của báo cáo tốt nghiệp ................................................................ 18
NỘI DUNG..................................................................................................... 20
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 20
1.1Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka .................... 20
1.2. Vị trí tác phẩm Hóa thân trong sáng tác của Franz Kafka ............... 46
1.3. Huyền thoại và phương thức huyền thoại hóa được sử dụng trong
văn học. ........................................................................................................... 51
CHƯƠNG 2: HUYỀN THOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
HÓA TRONG HÓA THÂN .......................................................................... 54
2.1. Vấn đề huyền thoại trong Hóa thân ..................................................... 54

2.2. Motif nhân vật “người – vật” trong Hóa thân.................................... 58
2.3. Huyền thoại hóa thế giới hiện thực..................................................... 61
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG THỨC HUYỀN
THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT HÓA THÂN CỦA FRANZ
KAFKA .......................................................................................................... 86
3.1. Không gian huyền thoại ......................................................................... 86
3.2. Thời gian huyền thoại ............................................................................ 94
3.3. Các biểu tượng đồ vật huyền thoại ....................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................. 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 111

iii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Franz Kafka là một thiên tài lỗi lạc, được người đời biết đến như một
tiểu thuyết gia tài năng và đồng thời cũng là một trong những nhà văn có sức
ảnh hưởng lớn nhất ở thế kỷ XX, tài năng ấy đối với giới văn chương thế giới
thật khó có thể có ai có thể sánh được, đến nhà thơ xuất chúng, nhà nghệ sĩ
thiên tài Wystan Hugh Auden cũng còn công nhận rằng Kafka chính là một
Dante khác của nền văn học, ví ông là “Dante của thế kỷ XX”. Hay ở Việt
Nam, Kafka dù cho được tiếp cận chậm hơn so với các nước khác, nhưng các
nhà nghiên cứu vẫn phát hiện ra cái đặc biệt trong cách hành văn mang đầy ý
nghĩa nhân văn, tài năng của ông đến nay khi được nhắc đến, Kafka được
xem như là một tượng đài văn học lớn đối với giới văn chương và độc giả
Việt Nam, được giáo sư Lê Huy Bắc nhận định rằng đây chính là một “kẻ tẩy
não nhân loại”. Từ đó, cũng đủ thấy được tài năng và sức ảnh hưởng của
Kafka đối với nền văn học của thế giới ra sao và tiếng tăm vang dội đến
chừng nào.

Mặc dù sớm ra đi ở tuổi 41 nhưng những gì ông để lại cho nhân loại quả
thực không hề nhỏ. Năng lực viết văn của Kafka có thể nói đến từ tự nhiên,
một năng lực trời phú. Với khả năng ấy, cái tên Franz Kafka đã làm biết bao
độc giả phải đắm chìm vào văn chương của mình.
Khi đến với ngòi bút này, hẳn rằng ai đó đều sẽ mang một điều gì đó hay
cảm thấy một xúc cảm vô cùng mới lạ trong cách hành văn đầy tinh tế, đầy
sức huyền ảo này. Văn phong của ông có luôn dẫn độc giả đi từ cái hứng thú
này đến hứng thú khác, có thể làm cho độc giả tò mò tìm hiểu qua việc làm
cho họ mang trong mình sự ngộp ngạt với chính cái vòng xoáy của mê cung
vô tận không lối ra được tạo từ những ngôn từ, những điều nhỏ nhặt thôi, có
thể tưởng chừng như chỉ là thứ bình thường, đơn giản nhưng bằng khả năng
thiên tài của mình, tác giả đã tạo nên một cái nhìn lạ, mở ra những khoảng
không mới với những chân trời mà hẳn là chưa một ai đặt chân tới. Bởi lẽ,
mảnh đất văn học được ông khai khẩn ra chưa từng có một ai trị vì. Ở nơi đó,
cuộc sống vẫn diễn ra theo quá trình vận động của tự nhiên hằng có, nhưng
cái vốn bình thường của cuộc sống lại pha tạp, hòa quyện với cái huyền ảo,
khác thường và nghịch dị. Franz Kafka đã thầm lặng trong suốt cuộc đời,
nhưng những gì ông để lại cho hậu thế sau khi ông mất đi thật sự đã gây nên
một chấn động lớn, làm vang dội cả một nền văn chương nhân loại. Đó cũng
1


là một trong những điều mà đến ngày nay nhiều nhà nghệ sĩ vẫn còn tôn sùng.
Số lượng tác phẩm người nghệ sĩ này đã sáng tác ra trong suốt những năm
còn tại thế quả thực không ai có thể đoán được là bao nhiêu do đã bị thiêu hủy
phần lớn, nhưng những bản thảo còn sót lại dù ít ỏi nhưng lại mang tầm vóc
không hề nhỏ, có thể mang cho Kafka có tên tuổi vững chắc để rồi luôn được
coi như một tượng đài văn học lớn thì đủ hiểu ra rằng nếu Kafka tồn tại lâu
hơn, sống lâu như những văn nhân nghệ sĩ lão làng khác thì liệu danh tiếng
của ông còn được vang dội khủng biết bao nhiêu, tạo tiếng vang lớn đến

nhường nào. Tính đến tận này nay, chẳng có ai đủ khả năng để trả lời cho câu
hỏi tại sao trong suốt cả một thế kỷ vừa qua, tên tuổi của Kafka vẫn không lúc
nào bị quên lãng để nhường chỗ cho những tên tuổi mới trong nền văn học
nhân loại mà ngày một nổi lên, vẫn được giới văn chương tôn sùng, kính
trọng và xem đây như là một trong những bậc thầy hiếm hoi của văn chương
nhân loại. Hẳn là vì đây chính là người đã khai sinh ra khuynh hướng hiện
thực huyền ảo, một khuynh hướng chứa đầy điều phi lí. Bên cạnh đó, với
motif nghịch dị và những hình ảnh giàu sức biểu cảm dường như đã được
huyền thoại hóa, biến ảo khôn lường trong chuỗi không gian và thời gian
không xác định nó lại càng làm cho thế giới nghệ thuật của Kafka ngày càng
rộng hơn. Nếu ai nói rằng sẽ có một ngày sẽ có một ai đó tìm ra giới hạn của
ý nghĩa trong các tác phẩm của người nghệ sĩ này, tôi dám chắc, ngày đó còn
rất xa.
Bắt đầu từ giữa thế kỷ trước ở nước ta đã có một số nhà nghiên cứu văn
chương đã chú ý đến cái tên Franz Kafka. Có thể đem so sánh hiện tại với quá
khứ trước kia cũng đủ thấy sự tiến triển trong việc nghiên cứu văn học nước
ngoài tại Việt Nam là rất tốt, đang trên đà phát triển rất mạnh mẽ và ngày
càng đi lên. Tính đến giai đoạn cuối thế kỷ XX, ở Việt Nam, việc tiếp nhận và
nghiên cứu các tác phẩm của Franz Kafka không có nhiều và việc đào sâu tìm
hiểu còn khá hời hợt do ngại ngần vì khó khăn bởi sự khác biệt với việc chưa
hiểu được rõ ràng các ẩn ý trong các tác phẩm của tác giả. Hiện nay, việc tiếp
nhận và nghiên cứu về ông đã thực sự phát triển mặc dù cho vẫn còn nhiều
vấn đề vẫn chưa có thể giải quyết nhưng có thể nói việc tiếp nhận và nghiên
cứu về Franz Kafka ở thời điểm hiện tại đã và đang phát triển lên từng ngày.
Bên cạnh đó, các tác phẩm được dịch ra ở Việt Nam của các nhà dịch thuật
chiếm phần lớn trong tổng số các tác phẩm còn được lưu lại của ông. Đây
cũng là một phần trong thành công của nền dịch thuật nước nhà.
2



Khi người ta nhắc đến Kafka không thể nào quên được lối hành văn đặc
biệt theo phương thức sáng tác huyền thoại, ta có thể thấy rõ sự đặc biệt đó
trong các tác phẩm của ông. Phương thức sáng tác độc đáo này được xem như
là một dòng nước mới sinh ra và lớn lên trong dòng chảy của văn học hiện đại
vô cùng hùng mạnh, dòng nước ấy đã làm rúng động dòng chảy văn học. Lúc
này đây, những điều được thể hiện trên từng trang giấy chỉ có thể xem như
một dấu hiệu đặc biệt, nó giống như một câu hỏi gợi mở để độc giả phải tự
bản thân thẩm thấu dựa trên những hiểu biết của bản thân, dựa trên nền kiến
thức rồi tự suy nghiệm, chứ không đơn thuần là phô diễn nội dung như nhiều
nhà văn đã từng làm. Nhờ đó, phương thức huyền thoại đã thực sự huyền
thoại hóa cái thực tại với góc nhìn, điểm quan sát mở rộng ra nhiều hướng, đa
chiều, ngày một lớn dần lên. Cùng với đó, ta cũng phải thừa nhận rằng sức
ảnh hưởng của văn chương Kafka đối với xã hội thực sự rất lớn: Văn phong
Kafka không chỉ nằm trong những con chữ cao sang hay hình ảnh, hình tượng
phù phiếm, nó chỉ là những thứ hết sức đơn sơ, giản dị đến từ cuộc sống hằng
ngày nhưng lại mang một chất nghĩa cực kì lớn. Văn của ông “Đơn giản
nhưng đặc biệt, nhỏ nhẹ nhưng không hề tầm thường”. Qua những câu chuyện
ông chuyển tải vào tác phẩm thì ông muốn dạy cho độc giả cách nhìn nhận về
thế giới, nhìn nhận lại sự tồn tại của bản thân chúng ta một thế giới có thể đẹp
về bề ngoài đấy, nhưng ở khía cạnh đâu đó trong cuộc sống luôn luôn ngự trị
những kẻ xấu xa và những điều phi lý, nó sẽ có thể xuất hiện bất cứ lúc nào
nên chúng ta sống đôi khi phải biết nhìn nhận về thực tế. Dường như Kafka
chẳng hề e dè khi biến những thứ từ hết sức nhỏ bé, bình thường trong cuộc
sống trở nên huyền thoại qua việc bao trùm, kìm kẹp, đè nén lên quyền tự do,
niềm vui sống của con người bé nhỏ, hóa những điều tưởng chừng như rất
tầm thường trở nên thần thánh, bỗng chốc lại trở thành cái lạ thường, nghịch
dị. Để rồi, khi chạm tay nghiên cứu, đào sâu về mảnh đất văn học đầy kì bí ấy
giáo sư Lê Huy Bắc phải cho rằng đây là một người nghệ sĩ cầm bút thiên tài,
là một ngòi bút độc nhất vô nhị, đã mở ra nền tảng cho một “nền văn học
thiểu số”. Hay có thể xem nhà văn như là một dòng suối kì diệu của ý tưởng,

là nguồn cảm hứng vô cùng lớn cho các thế hệ thiên tài sau ông lần lượt xuất
hiện, có thể lấy một minh chứng rất rõ ràng là ở Marquez “Kafka là người đã
mở cánh cửa văn chương cho cuộc đời Marquez. Điều này còn khẳng định
Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo (đúng hơn là chủ nghĩa hiện thực thần ma)”
[10,218]. Và một điều hoàn toàn chắc để có thể nói rằng Kafka là tiền đề của
nhiều cảm hứng, luồng ý tưởng sản sinh ra trong nhà nghệ sĩ vĩ đại Marquez,
3


nhờ đó, Marquez phản ánh nên một cái hiện thực quá đỗi chân thực nhưng lại
rất mơ hồ qua những tác phẩm của nhà văn Mỹ Latinh này, nó mang tính
huyền ảo, lạ lẫm, thu hút rất nhiều độc giả “Đối với Marquez, rõ ràng Kafka
còn ảnh hướng lớn ở phương diện tư tưởng: nỗi ám ảnh về bạo lực, nạn độc
tài, sự cô đơn về bản chất con người, cảm quan bi - hài trước thế
sự...”[10,218].
Quá trình để tìm tòi, nghiên cứu, giải đáp những bí ẩn trong các tác
phẩm để ngộ ra thông điệp lớn lao mà các tác giả gửi gắm trong tác phẩm là
việc làm không hề đơn giản, nhất là khi đối diện với một nhà văn mang đầy
tính nghịch lý, nhà văn vĩ đại Franz Kafka thì điều đó lại càng muôn bội phần
khó hơn, nhưng tôi mạnh dạn đến với tác phẩm của ông trước tiên là vì lòng
yêu mến, sự say mê của bản thân đối với những trang viết mang đầy tính hình
tượng và giàu ý nghĩa gợi mở với hình ảnh những điều dị thường nhưng ẩn
sâu bên trong đó lại là sự trăn trở về số phận nhỏ bé của con người trước thế
giới bao la của trái tim nhiệt huyết này. Bên cạnh đó, sau bao năm tháng gắn
bó và tìm hiểu về nền văn học phương Tây, dù cho đã trải qua bao nhiêu khó
khăn trong việc mày mò, tìm hiểu nhưng bản thân tôi vẫn không hề giảm đi sự
hứng thú với việc nghiên cứu để có thể đào sâu hơn về nền văn học này, đặc
biệt hơn cả là đối với việc nghiên cứu các tác phẩm mang yếu tố huyền ảo,
nghịch dị của Kafka. Qua những lí do nêu trên, tôi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu “Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Hóa thân của

Franz Kafka”. Bên cạnh việc tìm hiểu thêm, bản thân tôi cũng hi vọng rằng đề
tài này có thể góp thêm một cái nhìn mới trong việc đào sâu khai thác về giá
trị nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm của tượng đài văn học này, với
mong muốn đóng góp công sức của bản thân vào một phần nhỏ của tiến trình
phát triển nghiên cứu văn học nước ngoài tại Việt Nam.
2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Khi nói đên cái tên Franz Kafka, hẳn độc giả sẽ biết đến đây là một
nghệ sĩ với đầy tính phi lý trong cuộc sống và cả với những tác phẩm văn học
tạo ra. Những tác phẩm của ông không mang ý nghĩa gò bó, rập khuôn, là
những tác phẩm mở, tức là mở rộng tư duy, muốn hiểu như thế nào thì tùy ở
người đọc, đòi hỏi người đọc phải tư duy gần như là vô hạn, tuy tác phẩm viết
đơn giản nhưng lại phức tạp vô cùng, tuy không rõ ràng nhưng lại ẩn hàm một
ý nghĩa vô cùng to lớn và chỉ rõ hơn khi người đọc chịu suy nghĩ, tìm tòi và
nghiên cứu lấy nó, bởi thế, các tác phẩm của Kafka luôn kích thích lối tư duy
4


tìm tòi và phát hiện của độc giả. Đó cũng chính là sức hút mãnh liệt đối với số
đông bạn đọc nói chung và đặc biệt hơn cả nó ảnh hưởng trực tiếp đến lối tư
duy của các văn nhân sau này. Bên cạnh đó, tác phẩm của Kafka mang trong
mình những hiện tượng thật kì lạ nhưng nó dường như cũng chính là những
dự cảm cho một tương lai không xa tới của nhân loại, đó chính là phải gặp
khó khăn trong việc chiến đấu với cuộc sống, con người ta sẽ luôn khó để trả
lời cho câu hỏi “Liệu rằng bản thân sống để làm gì?” và “Ý nghĩa của cuộc
đời họ ra sao?” trong một đời sống hiện đại trong thế kỉ XX tính từ sau khi
chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, nó ẩn chứa bao nhiêu là mầm mống tai
họa, hiểm nguy đang rình rập con người. Sau này, nhiều người nhận ra rằng,

cuộc sống hiện tại của con người hình như đang dần giống như những điều
mà Kafka đã đề cập đến qua từng trang tác phẩm, nó ứng với thực tại một
cách không thể nào thực hơn bên cạnh đó, nó cũng mở ra một khung cảnh về
một tương lai đen tối mà con người phải gánh chịu. Cũng từ đó, các “tảng
băng chìm” ý nghĩa trong những sáng tác (còn sót lại) của Franz Kafka dần
được lần tìm gợi mở biết bao thông điệp, những dự báo mà người nghệ sĩ tiên
tri này đã linh cảm và tiên đoán được trước về số phận bi thảm và dự cảm
được thân phận của con người trong một tương lai không xa với sự phát triển
vượt bậc của nền khoa học, kĩ thuật. Và thật vậy, thế giới đã giống như lời
Kafka đã từng diễn tả khi nào, theo ý kiến của các nhà nghiên cứu về Kafka
cũng vì thế mà cho rằng chính ông là người đã dự cảm, viết lên thế giới: “thế
giới bắt đầu giống như thế giới của Kafka.” [19, 907]. Lúc bấy giờ, người ta
tờ mờ tìm hiểu rồi mới giật mình để rồi nhận ra được điểm đặc biệt và cái hay
ở Kafka và từ đó mới bắt đầu bắt tay vào công cuộc nghiên cứu văn học, với
điểm nhìn mới mang tên Franz Kafka. Để rồi về sau, tên tuổi Kafka càng
được phổ biến ngày qua ngày đối với giới nghiên cứu văn học nói riêng và
toàn thể độc giả yêu thích văn học nói chung “Đến năm 1981, theo số liệu
thống kê của Yves Gilli, có đến hơn 5000 công trình nghiên cứu về Kafka nếu
chỉ mới tính trên nhan đề [19, 909]. Và cho đến ngày nay, trên thế giới đã có
rất nhiều người nghiên cứu về Kafka với số lượng công trình nghiên cứu từ
nhỏ đến lớn ước tính được con số khổng lồ, lên tới hàng triệu và hứa hẹn rằng
sẽ còn tăng mạnh theo thời gian.
Trên thế giới, việc dịch thuật các tác phẩm của Franz Kafka đã được tiến
hành từ rất sớm. Dù nước ta luôn đề cao việc hội nhập nhưng việc này ban
đầu còn khá hạn chế ở Việt Nam bởi đội ngũ dịch giả tiếng Đức ở ta quá ít ỏi,
nếu kể ra thì cũng chỉ có Phạm Thị Hoài đã dịch Nữ ca sĩ Josephine và
5


chuyện cổ về loài chuột từ bản gốc bằng tiếng Đức. Bên cạnh đó, còn có thêm

dịch giả nổi tiếng Lê Chu Cầu luôn miệt mài, dày công trên con đường dịch
thuật đối với văn học nước ngoài đã dịch rất thành công tiểu thuyết Vụ án từ
tiếng gốc của nó (tiếng Đức) sang tiếng Việt. Dù không nhiều nhưng đó cũng
có thể xem như là một bước ngoặt lớn, một thành quả đáng khích lệ cho việc
tiếp nhận, dịch thuật văn học nước ngoài của dịch giả Việt Nam nhưng cùng
với đó, việc dịch thuật tác phẩm văn học nước ngoài cũng mang nhiều khó
khăn, thách thức cho dịch giả bởi sự khác biệt nhiều về văn hóa và sự phức
tạp trong các tác phẩm của nhà văn bởi lẽ nó mang đậm tính đa sắc tộc của
nhà văn Kafka.
Vào buổi đầu của công cuộc nghiên cứu văn học ở các tác phẩm của
Kafka, việc dịch thuật gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại lớn về mặt ngôn ngữ
và nhất là về sự cách biệt văn hóa quá lớn nên còn hạn chế, hầu như phần lớn
các tác phẩm của Kafka chỉ được các nhà dịch thuật tiến hành dịch đa phần là
qua một ngôn ngữ trung gian dịch từ trước như tiếng Anh, Hungary, Nga,
Pháp,…với một số dịch giả như: Giáo sư Lê Huy Bắc đã dịch từ tiếng Anh 20
tác phẩm truyện ngắn, Đức Tài cũng dịch từ tiếng Anh tác phẩm Hóa thân,
Trương Đăng Dung dịch tiểu thuyết Lâu đài từ tiếng Hungary, Đoàn Tử
Huyến dịch Nhật kí Franz Kafka từ tiếng Nga, Nguyễn Văn Dân dịch một số
tác phẩm truyện ngắn từ tiếng Pháp, Phùng Văn Tửu cũng dịch từ tiếng Pháp
tiểu thuyết Vụ án,…Qua đó cũng cho thấy được rằng, Kafka đã dần bước vào
thế giới của các nhà nghiên cứu, dịch thuật và đã có một chỗ đứng trong nền
dịch thuật, nghiên cứu của Việt Nam. Trải qua một khoảng thời gian miệt mài
với công cuộc vô cùng to lớn của mình thì mãi cho đến năm 2003, sau bao
quá trình dày công nghiên cứu, dịch thuật của bao nhà phê bình và dịch giả đã
cho ra đời một quyển sách mang tên Franz Kafka tuyển tập tác phẩm do giáo
sư Lê Huy Bắc chủ biên, đây là kết quả đáng vui mừng, quyển sách đó tổng
hợp lại phần lớn việc nghiên cứu về Franz Kafka đến từ các tên tuổi gạo cội
tại Việt Nam. Trong đó, những vấn đề được mở rộng làm rõ hơn từ nghiên
cứu, dịch thuật, đến phê bình văn học, nó bao gồm: 18 tác phẩm đã được dịch
sang tiếng Việt với các thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn, nhật kí và thư từ;

4 bài viết nghiên cứu về Franz Kafka cũng như những đặc trưng nghệ thuật để
làm rõ ý nghĩa ẩn sâu trong sáng tác của ông; và một vài nội dung hệ thống lại
những tác phẩm và những công trình nghiên cứu khác về Kafka.
Và đương nhiên rằng, việc nghiên cứu văn học nước ngoài tại nước ta
diễn ra muộn hơn so với các nước khác và nghiên cứu Franz Kafka cũng
6


không tính là ngoại lệ. Ngay từ rất sớm, từ những năm 1950, cái tên Franz
Kafka đã manh nha được giới nghiên cứu văn học để ý đến nhưng dường như
chỉ thoáng qua chứ chưa hề có dịch thuật. Cho đến đầu những năm 1960, giới
nghiên cứu và phê bình Việt Nam mới chính thức được lưu tâm đến cái tên
này để rồi khoảng mười năm sau đó, vào thập nên 70 của thế kỉ XX đã thật sự
có chút tiến triển, đầu tiên là ở miền Bắc nước ta (Lúc này đây miền Nam
đang trong công cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc) nhưng chủ yếu cũng chỉ
hướng mũi tên về việc phê phán cái sự huyền thoại, chưa tiếp cận đến việc
dịch thuật nhiều. Qua đến thời gian bước vào thời kì đổi mới (tính từ năm
1986) đến đầu những năm đầu của thập kỉ 90, Franz Kafka, một tên tuổi vốn
dĩ lạ lẫm, được xem như một hiện tượng kì lạ đối với nền văn học thế giới,
luôn tạo cảm giác “gian truân” cho nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình, độc
giả yêu văn chương tại Việt Nam trong việc tiếp cận nay đã tạo được sức hấp
dẫn với các nhà phê bình, nghiên cứu văn học Việt Nam như Lê Huy Bắc, Lê
Nguyên Cẩn, Đặng Anh Đào, Nguyễn Văn Dân, Trương Đăng Dung, Nguyễn
Đức Nam, Hoàng Nhân, Phùng Văn Tửu, Lưu Đức Trung,… bắt tay vào công
cuộc dày công tìm tòi, nghiên cứu và đào sâu những ý niệm tiềm tàng, giải mã
những câu chữ mang tính hình tượng trong tác phẩm của Kafka. Để rồi khi
nghiên cứu đạt đến một trình độ cao hơn, có được một thành quả nhất định
cũng là khi bộ môn văn học nước ngoài có thêm tên tuổi của người nghệ sĩ vĩ
đại Franz Kafka. Và hiện nay, Franz Kafka và những tác phẩm tiêu biểu của
ông đã được đưa vào giáo dục ở chương trình giảng dạy bậc Cao đẳng, Đại

học. Từ đó, ta cũng có thể thấy rằng, nền nghiên cứu của ta đang dần dần phát
triển ngày một mạnh mẽ hơn với sự hội nhập và phát triển qua việc đưa
những nghiên cứu vào giảng dạy trong môi trường Đại học. Lúc này đây,
những tác phẩm nghệ thuật với một ý nghĩa đời sống vô cùng to lớn của nhà
văn Đức gốc Do Thái, mang đến chấn động cho thế giới và có tầm ảnh hưởng
cao lại được quan tâm và nghiên cứu thấu đáo, kĩ càng hơn bao giờ hết.
Trong Franz Kafka tuyển tập tác phẩm do giáo sư Lê Huy Bắc chủ biên
đã tổng hợp lại tất cả các công trình về nhà văn Kafka. Đầu tiên, quyển sách
này đã khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn và các yếu tố tác động
làm tiền đề tạo nên một nghệ sĩ thiên tài – một Franz Kafka của nhân loại.
Bên cạnh đó, còn có thêm những bài dịch thuật về các tác phẩm, những thư từ
do Kafka để lại, có thêm bộ 3 tiểu thuyết nổi tiếng (Hóa thân, Lâu đài, Vụ án)
và hơn 10 truyện ngắn (với một số tác phẩm nổi bật như: Hang ổ, Trại lao
cải, Lời tuyên án, Một thầy thuốc nông thôn). Ngoài ra, quyển sách còn đề
7


cập thêm về thế giới nghệ thuật và những đặc trưng nghệ thuật trong sáng tác
của Kafka và cuối cùng là hệ thống lại các danh mục tác phẩm, các công trình
nghiên cứu về Kafka, những tác phẩm được người ta chuyển thể thành phim
và hơn hết là các tác phẩm được công bố cho đến thời điểm hiện tại (tức năm
2003) mà nhà nghiên cứu tổng hợp được của nhà văn.
Một công trình lớn nữa nghiên cứu về Franz Kafka cũng đến từ nhà
nghiên cứu Lê Huy Bắc đó chính là chuyên luận Franz Kafka – người tẩy não
nhân loại (Đây là chuyên luận cũ vào năm 2006 của nhà nghiên cứu Lê Huy
Bắc với tên Nghệ thuật Phran-dơ Káp-ka nhưng sau này được bổ sung, chỉnh
sửa và được chính chủ nhân của nó cho in lại vào năm 2018 với nhan đề có
thay đổi chút ít với tên gọi như đã nói ở trên nhằm để phù hợp hơn). Nội dung
của quyển sách mới được in lại gần đây bao gồm lời mở đầu và chín chương
được chia rất rõ ràng và chi tiết hóa. Vào những lời đề từ cho quyển sách, tác

giả đã nói rằng việc hiểu Kafka và các tác phẩm của ông thực rất khó, phải
mất rất nhiều thời gian mới có thể hiểu được nhưng chỉ là đôi chút và nhà
nghiên cứu nhận định Kafka là “Cái con người văn chương bí hiểm và uyên
thâm bậc nhất nhân loại thế kỷ XX ấy đã tạo nên một ma lực ngôn từ, ám ảnh
người đọc lâu dài”[10,6]. Sở dĩ giáo sư Lê Huy Bắc tìm đến và nghiên cứu về
Kafka là do sự đam mê văn học nước ngoài và thực sự mến mộ từ những lần
đầu tiếp xúc với tác phẩm của Franz Kafka. Nhà nghiên cứu trong quá trình
tìm tòi và nghiên cứu đã nhìn nhận Kafka dưới cái nhìn hậu hiện đại và cuối
cùng đưa ra một kết luận rằng đây đích thực là nhà văn hậu hiện đại qua cách
thể hiện lối viết của nhà văn, dù rằng người nghệ sĩ sống trong thời hiện đại
nhưng vẫn có thể có sáng tạo nghệ thuật vượt ra khỏi tầm của cái thời đại mà
mình đang sống và Kafka chính là người nghệ sĩ đó, ông chính là trường hợp
độc nhất vô nhị của nền văn học thế giới, một văn nhân trong thời hiện đại, là
người của dân tộc Do Thái (một chủng tộc được xem như là “thiểu số”) lại có
thể sáng tác với nghệ thuật đi trước thời đại như vậy, để rồi đến ngày nay,
người ta vẫn suy tôn ông là ông tổ của nhiều chủ nghĩa văn học với tầm vóc
lớn lao và khó có ai có thể sánh bằng. Trong chương đầu của quyển sách với
tên gọi“Kỳ diệu thay, con người”, Lê Huy Bắc đã sử dụng rất hay một câu nói
ca ngợi con người thời phục hưng để đặt nhan đề cho chương đầu này mục
đích chủ yếu là dành cho công việc luận bàn về Franz Kafka, một con người
kỳ diệu của tạo hóa. Chương đầu này cũng lí giải vì sao các nhà nghiên cứu
hiện nay lại hay quen sử dụng thuật ngữ “Kiểu Kafka” khi nghiên cứu về
Kafka. Nhà văn đã cho nhân loại mượn chính cái tên của mình để đặt tên
8


chung cho một trường phái sáng tác văn học nhất định, một trường phái rất
riêng gắn liền với thế kỷ XX mang đầy sự biến động và đảo điên. Vì thế nên
ông được xem là nhà văn của nhiều trường phái hay “trường phái của mọi
trường phái”. Bản thân tôi khi tiến hành viết bài luận của mình qua tìm hiểu

cũng vô cùng đồng tình với cách cảm quan của nhà nghiên cứu này trong việc
nhìn nhận và đánh giá về Kafka. Trong chương tiếp theo “Thiên tài nghịch
dị”, đề cập rõ hơn về cuộc đời và sự nghiệp của nhà văn này, qua đó ta có thể
thấy được những ảnh hưởng sâu sắc (gia đình, tình yêu, sự nghiệp và xã hội)
đến tư tưởng của nhà văn gốc Do Thái này để từ đó văn phong của ông trở
nên phi lí và tên tuổi Franz Kafka cũng tự lúc nào mà thế giới đã dần đón
nhận với tư cách là một thiên tài nghịch dị. Qua hai chương tiếp đến với tên
gọi “Người tẩy não nhân loại và “Người khai sinh hiện thực” thì cái tài trong
lối hành văn của Kafka còn được khẳng định rõ thêm qua việc “tẩy não nhân
loại” và “khai sinh hiện thực”được nói đến. Nhà nghiên cứu đã cho rằng cái
tài năng thiên phú của Kafka đã được biểu hiện rất rõ qua việc sử dụng các
loại hình nghệ thuật đặc biệt (không gian hóa âm thanh, vật thể hóa âm thanh)
tạo nên sự hoài nghi trong ngôn ngữ. Kafka đã lột trần bản chất của cái thứ
ngôn ngữ bị lạm dụng nhằm mưu đồ quyền lợi, chính trị và cảm thụ ngôn ngữ
ở cách nhìn mới lạ, tạo ra một lối viết mới, của chỉ riêng Kafka. Ngoài ra, sự
hoài nghi về mọi thứ được Kafka tạo dựng với những hình tượng mê cung,
mê thất nhằm để phản ánh cái hiện thực xã hội lúc bấy giờ. Bên cạnh đó, nhà
nghiên cứu Lê Huy Bắc còn nhận định tài năng của Franz Kafka trong vai trò
là cách tân nghệ thuật (tiêu chí “giống như thật” bị phá sản; lôi con người từ
vị trí độc tôn trong cái sự suy tôn thái hóa xuống tầm thường, nhỏ nhoi qua
Hang ổ ta sẽ thấy rõ điều này; qua việc truyền đi nỗi sợ hãi đến cho độc giả
bằng việc kể theo ngôi thứ nhất, nó gợi lên nỗi sợ tột cùng mang tính huyền
thoại của một con người; kỹ thuật diễu nhại thần linh một cách xuất thần
trong Sự im lặng của siren, Poseidon) đối với văn học phương Tây thời kì
hiện đại về mảng truyện ngắn và tiểu thuyết. Cái hay của Kafka trong cách tân
nghệ thuật còn được đề cao khi đã tạo ra những con rối tạp chủng trong thế
giới nhân vật đầy phong phú của mình, tất cả mọi thứ trong tác phẩm văn học
dường như được biến thành những con rối chờ để được giật dây, cũng tương
tự như việc tất cả mọi thứ xuất hiện quanh ta đều là con rối của cuộc đời, giữa
muôn trùng những thứ xuất hiện trên thế gian này, con người chỉ đang là

chiếm một số lượng rất nhỏ, không đáng kể, con người luôn phải đấu tranh
hằng ngày dành lấy sự sinh tồn thì suy cho cùng, con người chỉ là một con rối
9


tạp chủng trong thế giới này và phải đều chịu sự điều khiển, giật dây từ phía
quyền lực hắc ám vô hình, cái thế lực đen tối mà không bao giờ con người có
thể tìm đến được. Qua đó, phản ánh lên cái xã hội thối nát đương thời với thói
xấu độc tài, quan liêu, tham nhũng. Thế giới nghệ thuật của Kafka cũng được
mở ra thêm khi ta tiến vào hai chương kế đến là chương 6 “Nghệ thuật gián
tiếp” và chương 7 “Mỹ học của sự khốn cùng”. Ở đây, chỉ ra cái lối tài tình
trong sáng tác của Kafka, đó là lối “làm mờ hóa” cái hình tượng được biểu
đạt, nó khác xa so với motif xây dựng hình tượng truyền thống (các hình
tượng trong tác phẩm của Kafka không được giới thiệu rõ ràng từ không gian,
thời gian cho đến nhân vật). Nghệ thuật miêu tả cái phi lý của Kafka cũng
được đề cập đến ở đây nhằm đả kích, đánh thẳng vào cái xã hội thời bấy giờ
với cái bộ máy chính trị vô cùng tệ hại và mạt hạng. Bên cạnh đó, những mê
lộ trong cái mê cung cuộc sống cũng được nhắc tới ở trong tác phẩm của
Kafka, dù chỉ là những thứ nhỏ nhặt, quá đỗi bình thường nhưng nó đã khiến
cho con người rơi vào cái mê cung không lối thoát, bản thân của Kafka cũng
đã rơi vào cái mê lộ này qua việc đánh mất niềm tin, chỗ dựa trong cuộc sống.
Bên cạnh cái mê cung đời sống đó, con người cũng mang trong mình những
vết thương khó phai, giáo sư Lê Huy Bắc đã có phần đề cập đến nó qua “Biểu
tượng vết thương” trong lúc nghiên cứu cề những tác phẩm của Kafka. Qua
đó, ta lại càng cảm phục hơn về con người này khi đã sử dụng một lối tư duy
mới, một kiểu logic lạ kì trong cách hành văn. Hẳn rằng, Kafka đã xây dựng
biểu tượng vết thương như một sự trải lòng và cũng như một sự tiên tri trước
cho bản thân và cả nhân loại nói chung, đó là cái đẹp thực sự, được nhà
nghiên cứu cho rằng “Mỹ học đau đớn này được hình thành từ rất sớm ở
Kafka. Nhiều nhà nghiên cứu xem rằng đấy chính là dự cảm sắc bén của

Kafka về căn bệnh của bản thân (lao phổi) và cả căn bệnh của thời đại (phát
xít) [10,195]. Và từ đó, tạo nên một huyền thoại mới trong sáng tác văn học –
huyền thoại Franz Kafka, huyền thoại của những nỗi thống khổ. Ở chương kế
tiếp, nhà nghiên cứu đã chú ý đến việc so sánh giữa Kafka và các nghệ sĩ lỗi
lạc khác nhằm tìm ra cái hay của nhà văn này. Và cuối cùng, tất cả còn đọng
lại trong chúng ta vẫn là dư âm về một Franz Kafka huyền thoại – một người
nghệ sĩ đại tài trong công cuộc cách tân, đổi mới nghệ thuật trong nền văn
chương của thế giới. Trong chương cuối cùng với tên gọi “Chân lý Kafka, Lê
Huy Bắc đã cho đề cập đến khoảng 30 truyện ngắn và rất ngắn của Kafka (với
một số tác phẩm nổi bật như: Hang ổ, Trại lao cải, Lời tuyên án, Một thầy
thuốc nông thôn, Người cưỡi xô, Sự im lặng của Siren;…) nhằm phần nào
10


tổng hợp lại những tinh túy trong sáng tạo nghệ thuật của bậc văn nhân xuất
thần này. Nhờ vậy, độc giả có thể nhìn nhận thêm được nét hay và mới lạ của
ông khi đọc những sáng tác nghệ thuật được kể trên.
Một bước ngoặt lớn tạo nên dấu ấn trong việc nghiên cứu Kafka có thể
kể ra chính là Nguyễn Văn Dân với công trình nghiên cứu Kafka với cuộc
chiến chống phi lí. Ở bài nghiên cứu này, Nguyễn Văn dân đã có khái quát lại
về bối cảnh xã hội, con người và sự nghiệp sáng tác của nhà văn, trong đó có
sự tồn tại của nhiều trường phái văn học khác nhau và Kafka đã nảy sinh như
một hiện tượng văn học mới mẻ và đặc biệt của thế giới, nhà nghiên cứu cho
rằng Kafka chính là “hiện tượng tới hạn không thể lặp lại” [14, 6], đương
nhiên, trong quá khứ, hiện tại hay tương lai sẽ không thể còn Kafka thứ hai
nào nữa. Tuy nhiên, vấn đề sức khỏe là thứ kìm hãm tài năng của Franz Kafka
lại, Kafka đã rất xuất sắc và đạt được nhiều thành quả khi chuyên tâm, dồn
sức vào việc khẩn hoang cho một mảnh đất văn học khó có thể nào giải đáp
được – cái phi lí của cuộc đời. Nếu như ở các nhà văn đi trước (Francois
Rabelais, Ernst Theodor Amadeus Hoffmann, Jonathan Swift, edgar allan

poe, Lewis Carroll) sử dụng phi lí như một thủ pháp văn học, sử dụng để xây
dựng cái thế giới huyễn tưởng với những nhân vật mang đậm chất hài kịch để
làm đối tượng hài hước, châm biếm nhằm rút ra bài học cuộc sống qua hài
kịch ở phương diện góc nhìn thẩm mỹ thì ở Franz Kafka lại có một sự khác
biệt hoàn toàn, đối với Kafka, phi lí được xem như là một thứ rất đỗi bình
thường để ta nhận ra và ý thức về nó, phi lí thậm chí có thể chi phối số phận
của con người, nhà văn đã dùng chính cái phi lí để hóa giải phi lí trong cuộc
sống, phải tiêu diệt tận gốc cái phi lí thì ta mới có thể bảo đảm sự tồn tại của
mình được. Lúc này đây, những cái phi lí đó “nằm ngay trong bản chất của sự
sinh tồn”[14,7], và nó gắn bó với vòng tuần hoàn của tự nhiên, của cuộc sống,
điều đó được phản ánh rõ nét qua từng trang tác phẩm của người nghệ sĩ dễ
dàng nhận thấy qua những sáng tạo nghệ thuật như tiểu thuyết (Hóa thân –
phi lí trong kiếp người lao động cực khổ, Lâu đài – phi lí trong cái bản chất
của xã hội và Vụ án cũng tương tự như vậy, vẫn là một xã hội phi lí đến mức
thối nát mà con người phải đấu tranh cùng với cái tuyệt vọng của bản thân)
hay có thể bắt gặp thêm trong những truyện ngắn (Hang ổ - phi lí đến từ việc
muốn chạy trốn nguy hiểm này nhưng khi trốn chạy được lại có nguy cơ rất
lớn phải đối mặt với hiểm nguy khác, Vô địch nhịn ăn – cái phi lí giữa một
nghệ sĩ đa tài nhưng không hòa hợp được với cuộc sống qua việc diễn xuất
trong trò chơi nhịn ăn, Lời tuyên án – đây là cái phi lí của cuộc sống thực tại
11


nhưng đã được lột trần ra để cho tất cả cùng nhận thấy,…). Bên cạnh những
cách nghĩ mới lạ về những điều phi lí, phải đồng ý một điều rằng Franz Kafka
có phần bị ảnh hưởng với triết học hiện sinh của Kierkegaard về phương diện
quan niệm văn học của mình để rồi chịu đôi chút sự chi phối trong lối viết
văn. Vì vậy, ngay trong các tác phẩm của Kafka, hầu như độc giả nào cũng có
thể phát hiện ra sự xuất hiện nỗi buồn lo, bất an luôn luôn được hiện hữu ngay
trong đời sống thường nhật, ngày qua ngày đều như vậy, sự sống của con

người dường như chỉ để đối mặt và trải qua với những điều ấy. Nguyễn Văn
Dân đã chỉ ra nỗi lo thường trực của Kafka đó chính là nỗi lo cho con người
nhân thế, nỗi lo của người cha dành cho sự ích kỷ và dối trá của con qua tác
phẩm Lời tuyên án; hay trong tác phẩm Hóa thân đó là nỗi lo cho cha mẹ và
cô em gái qua hình tượng nhân vật Gregor Samsa, ngay cả khi anh đã biến
thành một con bọ thì sự lo lắng cho gia đình vẫn không hề nguôi giảm; là nỗi
lo của K trong tiểu thuyết Lâu đài dành cho những con người bình thường
chân chất nhưng vòng vo mãi vẫn chẳng thể nào dứt nỗi lo toan;… Qua đó,
nhận ra được trong mỗi tác phẩm của Kafka đều ẩn chứa những nỗi buồn rầu,
lo lắng về thế sự đời thường, đây là một trong những đặc trưng độc đáo trong
sáng tác nghệ thuật của Kafka, nó thể hiện một tinh thần nhân đạo sâu sắc,
một tình yêu thương dành cho đồng loại của người nghệ sĩ vĩ đại mang tên
Franz Kafka. Trên thi đàn văn học thế giới, Kafka được nhìn nhận là một
người dẫn lối, mở đường tinh anh cho chủ nghĩa văn học hiện sinh, văn học
phi lí và hơn hết cả là một luồng gió mới thổi vào trong dòng văn học hiện
đại. Nhà nghiên cứu còn đề cập đến việc cái khiến cho Kafka trở thành một
hiện tượng văn học đặc biệt chính là việc đi vào cách tân văn học, cách tân ở
đây qua việc tạo ra cái nghệ thuật mới đó chính là “sáng tạo ra một nghệ thuật
mô tả cái vắng mặt, nghệ thuật thông báo, cái không thể thông báo, diễn đạt
cái không thể diễn đạt.” [14, 9]. Sự sáng tạo này được thấy rõ qua những mê
lộ, mê cung không lối thoát trong các tác phẩm đã phản ánh lên được cái sự
dơ bẩn, nhơ nhuốc của xã hội thời bấy giờ với cái quyền lực ẩn chìm trong
bóng tối (Cái thứ quyền lực ấy đại diện cho chế độ độc tài của xã hội lúc bấy
giờ) luôn ẩn nấp nhưng sẵn sàng mọi lúc để có thể nhấn chìm, bóp nghẹt
quyền sống và mưu cầu hạnh phúc của con người, đẩy con người vào cảnh
cùng cực, khổ đau, không thấy ánh sáng của hạnh phúc. Và đương nhiên, với
một tài năng vô cùng xuất chúng như vậy thì sức ảnh hưởng của Kafka ra
ngoài thế giới đương nhiên sẽ không hề nhỏ, nhất là đối với những văn nghệ
sĩ, đã có hàng loạt tên tuổi thiên tài đã lấy cảm hứng qua lối hành văn đầy độc
12



đáo của Kafka có thể kể đến như Marquez, Albert Camus, John Maxwell
Coetzee,… Ngay ở Việt Nam cũng có những nghệ sĩ chịu ảnh hưởng sâu sắc
đối với Franz Kafka, có thể nói Phạm Thị Hoài là nhà văn mang nhiều ảnh
hưởng nhất đối với văn phong, nghệ thuật của Kafka. Cuối cùng, nhà nghiên
cứu đã đưa ra sự so sánh giữa hai nhà văn để thấy được cái hay trong cách
“vay mượn” của Phạm Thị Hoài để khẩn hoang mảnh đất văn học mới đối với
người Việt Nam, đó là nói về điều phi lí. Những điều mà Kafka đã để lại cho
nền văn học quả thực không thể nào có thể nói hết được, bài học từ Kafka là
rất giá trị. Ngoài ra, việc học hỏi cũng giúp cho tiến trình văn học của ta thêm
phát triển và một lợi ích nữa là giúp cho đất nước ta thêm phần hội nhập với
nền văn hóa của thế giới hơn.
Hay một tài liệu quen thuộc đối với sinh viên và giảng viên trong các
trường đại học – cao đẳng đó là giáo trình Văn học phương Tây. Đến với
quyển giáo trình này, nhận thấy rõ một điều rằng, Đặng Anh Đào đã có một
bài nghiên cứu viết về Franz Kafka một cách đầy đủ nhưng ngắn gọn, súc tích
nhất. Trước tiên là giới thiệu khái quát về nhà văn qua việc nói về tiểu sử, sự
nghiệp và về những tác phẩm tiêu biểu của nhà văn thiên tài này như: Hóa
thân, Lâu đài, Vụ Án, Một thầy thuốc nông thôn, Nước Mỹ,… Sau đó, nhà
nghiên cứu đã tiến vào đào sâu thêm về cuộc đời của Kafka và cũng đã làm
rõ, liệt kê ra được những sự kiện, tác nhân làm ảnh hưởng đến nhà văn. Người
nghệ sĩ này chủ yếu là hướng về gia đình và xã hội do đó, những ảnh hưởng
đó đều là tiền đề một phần nào đó chi phối đến “những đứa con tinh thần” của
Franz Kafka. Đầu tiên, ở gia đình thì cha chính là sự ám ảnh của cậu, nỗi sợ
hãi về người cha sỗ sàng, cứng nhắc và luôn độc tài khiến cho cậu luôn bị gò
bó và sợ hãi, mọi khoảnh khắc thuở nhỏ của Kafka dần trở nên khắc nghiệt
hơn bao giờ hết. Bên cạnh đó, những mặc cảm tội lỗi từ thuở nhỏ đến khi
trưởng thành cũng là thứ khiến cho Kafka cảm thấy bị đè nén hơn, vậy nên
qua các trang viết, tuy đơn giản thôi nhưng mà ta cũng nhận ra điều này nếu

chịu suy xét kĩ. Mặc cảm tội lỗi của Franz Kafka cũng là một trong số những
vấn đề được nghiên cứu và khai thác bởi những nhà phân tâm học khi soi vào
việc đào sâu tầng ý nghĩa trong những sáng tác của Kafka, các motif quan
trọng được chú ý và giải thích nhiều hơn (chủ yếu thiên về xây dựng hình ảnh
và mối quan hệ cha – con với sự mâu thuẫn không thể xóa nhòa), những kí ức
quá khứ xưa cũ mà mãi không thể nào thôi bám riết lấy cái thân thể ốm yếu
của người nghệ sĩ điều này dường như là vết thương khắc sâu tận trong tâm
khảm của nhà văn. Bên cạnh đó, Đặng Anh Đào có đề cập đến những đề tài
13


và mô típ, vấn đề của con người hiện đại – uy mua đen, những điều được đề
cập tới luôn là cái thân phận con người quẩn quanh trong cái xã hội hiện đại
luôn đi liền với sự tha hóa đến tột cùng để rồi khi bị biến dạng, ta mới bừng
tỉnh và đặt lại những câu hỏi cho bản thân về nó. Bản thân con người đã bị xã
hội ruồng bỏ, ngay cả chính những người thân cũng bỏ rơi để rồi trở vào cõi
vô vọng, lẻ loi, cô quạnh, con người dần rơi vào trong cái mê lộ không lối ra,
tâm hồn như bị lưu đày ở trong sự lo âu, thấp thỏm, sợ hãi đến khôn cùng thể
hiện ở chỗ những thứ dường như rất phi lí, quái dị lại trở thành hết sức bình
thường trong cuộc sống. Đây cũng là cái hay của tác giả khi biến cái phi lí,
nghịch dị dần hóa thành cái thường nhật của đời thường. Đặng Anh Đào làm
rõ cái hay trong lối viết độc đáo của Kafka qua các tác phẩm tiêu biểu như
Một thầy thuốc nông thôn, Nước Mỹ, Vụ án,… Từ đó, chỉ ra nét độc đáo trong
lối hành văn qua các tác phẩm kể trên như (tính chất không có cốt truyện; một
trạng thái cảm nhận về cái phi lí; độc thoại nội tâm; tạo dựng không khí câu
chuyện; nghệ thuật kể chuyện tự nhiên; phương thức huyền thoại hóa; các yếu
tố kì ảo; kết cấu, điểm nhìn của nhân vật; Mối liên hệ qua các tác phẩm; tạo
dựng nhân vật trừu tượng, nhân vật mang tính ý niệm; tính nói đa âm về thân
phận con người, đối thoại,…). Từ lối hành văn Kafka đã thành công trong
việc tạo dựng lên những biểu tượng quyền lực vô hình, khắc họa rõ nét hình

ảnh con người bình thường với một thân phận nhỏ bé, lẻ loi trong cái xã hội
rộng lớn đầy rẫy những lo toan và bàn tính, những cái bẫy luôn có sẵn để chờ
chân họ bước vào để có thể sẵn sàng hủy hoại.
Và khi tìm hiểu về Kafka không thể không đọc qua một công trình nổi
bật “Thế giới nghệ thuật của Franz Kafka” của Trương Đăng Dung, ở đầu bài
viết, nhà nghiên cứu đã đưa ra những tiêu chuẩn có từ quan niệm nghệ thuật,
sau đó đưa ra một số cái tên thực hiện theo đúng cái tiêu chuẩn đó mà phản
ánh thế giới hiện thực như Balzac, Stendhal, Flauber;… ngoài ra cũng nhắc
đến Kafka là một nhà văn với sự cảm nhận gần gũi và sâu sắc hơn về nhân
thế, về con người hiện đại qua lời nhận định “Các tác phẩm của Franz Kafka
là sự lí giải những ấn tượng nghiệt ngã về thế giới phi lí, về sự tha hóa của
con người trong vòng vây của những thiết chế quyền lực vô hình” [14, 938].
Bản thân tôi thấy điều này rất đúng, vì Kafka đã đi vào việc đào sâu cái phi lí,
dùng cái phi lí để chống lại cái phi lí nhằm giải vây cho con người thoát khỏi
rào cản của sự đau khổ. Bên cạnh đó, nói đến việc Kafka luôn có cảm nhận
bản thân đang sống và tồn tại trên cùng hai môi trường ngay trong một thế
giới, một là thứ có thể thấy được, cái còn lại là ảo ảnh con người chẳng bao
14


giờ có thể nhìn thấy. Một điều chắc chắn được là cái cảm nhận này luôn được
Kafka đưa vào trong văn học của mình với đầy sự huyền ảo hóa và phi lí,
trong tác phẩm của Kafka, nội dung chẳng phải điều nó thể hiện ra bên ngoài
và nằm trong cái ẩn tình sâu xa và “Kafka đã đưa nghệ thuật của mình “phục
vụ” những giấc mơ!”[14,940]. Việc này cũng tạo nên nhiều cuộc tranh cãi của
các nhà nghiên cứu, phê bình văn học khi tiếp cận đến nhà văn đại tài này.
Ngoài ra, bài viết còn đề cập đến cái thế giới hiện thực của Kafka với trung
tâm là nỗi sợ, lo lắng, sự hoang mang. Trong cái thế giới ấy, con người bỗng
xa lạ hóa với cuộc đời, Kafka đã cảm được sự lẻ loi của thân phận con người
trong xã hội hiện đại này, nỗi cô đơn được thể hiện xuyên suốt các tác phẩm

của Kafka, trong bộ ba tiểu thuyết Lâu đài, Hóa thân, Vụ án cũng làm rõ được
điều này, khi con người ta biết được hoàn cảnh của mình và cố tìm cách thoát
ra thì y như rằng, một nguồn sức mạnh ẩn chìm từ đâu đó lại xuất hiện ngăn
chùng bước đi của họ, khiến họ trở nên bất lực với thực trạng của mình và
mãi mãi chìm vào cái hư vô đen tối cho đến tận khi chết. Thế giới nghệ thuật
của Kafka có một đặc trưng rất hay, đó là ý nghĩa mở, phải suy cùng nghĩ tận
thì mới có thể thấy được nội dung và nét đặc biệt trong sáng tác nghệ thuật
của nhà văn. Những lời cuối cùng của bài viết, Trương Đăng Dung đã khẳng
định lại sự cống hiến thầm lặng của Kafka đối với nền văn học nghệ thuật qua
“Sống và sáng tác trong một thời kì sôi động của đời sống văn học nghệ thuật,
giữa bao nhiêu tuyên ngôn, trường phái cách tân, đổi mới ầm ĩ, nhưng Franz
Kafka đã lặng lẽ lao động nghệ thuật một cách có hiệu quả nhất bằng chính
những sáng tạo độc đáo của mình. Ông lao động nghệ thuật nghiêm túc đến
mức không mấy tự bằng lòng với những gì mình viết ra.” [14,947]. Và thật
vậy, một con người như Kafka, một người đã sống và cống hiến thật giản dị
và bình tâm, Trương Đăng Dung đã có đưa lời Kafka thổ lộ trong trang nhật
kí (viết ngày 24/8/1913) rằng “Tôi chỉ là nhà văn, tôi không thể và cũng
không muốn trở thành người khác, tất cả đều làm tôi chán, tôi chán tất cả
những gì không phải văn học”[14,947], điều đó cũng đủ nói lên phẩm chất
cao đẹp của một con người trọn đời cống hiến vì văn chương, Kafka chỉ vì
những điều đơn giản thôi vì một xã hội tươi đẹp và con người trở nên hạnh
phúc hơn trong cuộc sống. Thật đáng ngưỡng mộ!
Cuối cùng, với công trình của Hoàng Trinh mang tên gọi “Phương Tây văn học và con người”, đây là một bài chuyên luận về mảng văn học và nói về
một số văn nghệ sĩ phương Tây, trong số đó, Kafka vẫn được tác giả đặc biệt
lưu tâm đến. Nhà nghiên cứu đã đi vào phân tích một cách tỉ mỉ càng về nhà
15


văn Kafka. Qua đó, cũng làm rõ được nào cái thế giới trong tâm hồn của
Kafka, người nghệ sĩ với tình yêu thương đồng loại sâu sắc đã lo lắng rất

nhiều về vấn đề nhân thế, vấn đề con người đang sống trong một xã hội hiện
đại nhưng chẳng có được sự hạnh phúc, còn cái thế giới họ đang tồn tại là cái
thế giới buồn với đầy rẫy nỗi nguy hại cho con người, bạc tiền dần lên ngôi,
xã hội thì độc đoán, người ta luôn bị cô đơn, mang nhiều nỗi suy tư, lo âu
thấp thỏm, những con người ngày càng trở nên bé nhỏ so với cái thế giới rộng
lớn chứa đầy mê cung không lối thoát này, không có gì có thể giữ mãi, không
có niềm hạnh phúc mà chỉ là cạm bẫy của cuộc đời luôn rào đón. Nhà nghiên
cứu còn cho rằng tác phẩm nghệ thuật của Kafka là một tư liệu của hiện thực.
Xem đó như một sự tiên đoán sẵn cho một tương lai mai sau, một tương lai
đầy rẫy nỗi buồn lo khi mà sau này con người trong xã hội hiện đại mới có thể
cảm nhận được điều đó.
Trên đây là một số bài nghiên cứu, chuyên luận rất hay, đặc sắc đến từ
các nhà nghiên cứu tâm huyết, dày dặn kinh nghiệm trong việc nghiên cứu về
Franz Kafka của Việt Nam mà tôi đã thống kê và tổng hợp được khi viết bài
báo cáo này. Ngoài các công trình kể trên, ở Việt Nam theo số liệu đã được
thống kê lại, những công trình nghiên cứu được công bố rộng khắp có khoảng
2 luận án tiến sĩ với hơn 10 luận văn thạc sĩ và nhiều luận văn tốt nghiệp
(Theo thống kê trong năm 2018 của nhà nghiên cứu Lê Huy Bắc) viết về
Franz Kafka và những tác phẩm của ông. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài
hội thảo khoa học, báo cáo khoa học được xuất bản và in trong các tạp chí văn
học, có nhiều bài hay được chọn đăng trên tạp chí khoa học của các trường
đại học, và cũng có bài viết thật sự xuất sắc được chọn đăng trên tạp chí khoa
học của quốc gia. Các vấn đề được chú tâm đến trong việc nghiên cứu đào sâu
chủ yếu là về thế giới nhân vật trong các tác phẩm nghệ thuật của Franz
Kafka, có thể thấy như “Quan niệm nghệ thuật về con người”, “Con người lưu
đày”, “Thân phận con người”, “Các loại hình nhân vật”,…. Bên cạnh đó,
cũng có nhiều đề tài mang tính bao quát về những vấn đề lớn hơn như khi nói
đến vấn đề tiếp cận văn học có bài nghiên cứu luận văn thạc sĩ văn học của
Thái Thị Hoài An với tên gọi “Vấn đề tiếp nhận sáng tác của Franz Kafka tại
Việt Nam”. Bên cạnh đó, đặc điểm về nhân vật cũng được chú trọng khai

thác, với Luận văn mang tên “Đặc điểm của nhân vật chính trong ba tác
phẩm của Franz Kafka - Lâu đài, Vụ án, Hóa thân” thì với Lê Thị Giang
dường như đã phần nào làm rõ được điều này. Hay khi chú ý đến tâm thức
hiện sinh để đào sâu vào tầng ý nghĩa có Luận văn thạc sĩ “Con người lưu đày
16


trong sáng tác của Franz Kafka nhìn từ tâm thức hiện sinh” của Phạm Hồng
Dương hay Lê Doãn Hệ với luận văn mang tên “Tâm thức hiện sinh trong tác
phẩm của Franz Kafka” cũng nói dựa trên góc nhìn hiện sinh rất độc đáo.
Cuối cùng, vẫn phải nói đến điều quan trọng nhất, là cái mà Kafka chú trọng
nhất nhằm đưa vào các sáng tác văn học của mình để phản ánh lên cái xã hội,
nó chính là hiện thực cuộc sống, nhìn từ khía cạnh đó nên Lê Thanh Nga cũng
đã tiến hành với luận án mang tên “Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong sáng
tác của Franz Kafka” cũng đã nói rất rõ về cái hiện thực mà Kafka đã nhắc
tới. Nhưng vẫn chưa hết, vẫn còn rất nhiều vấn đề về nhà văn Kafka và các
tác phẩm cũng được giới nghiên cứu để mắt đến và khai thác ý nghĩa. Riêng
bản thân mình, tôi đã tìm và nhận thấy những nghiên cứu có liên quan đến đề
tài ngày hôm nay tôi chọn như: “Môtip nghịch dị trong tác phẩm của Franz
Kafka”, “Cái nghịch dị trong thế giới nghệ thuật của Franz Kafka”,“Quan
niệm nghệ thuật về con người và thế giới trong tiểu thuyết của Franz Kafka”,
“Thân phận con người trong sáng tác của Franz Kafka”. Những nghiên cứu
này đều một phần nói đến vấn đề xây dựng con người qua những tác phẩm
của nhà văn và gần đề tài tôi chọn hơn cả là “Huyền thoại hóa – một phương
thức khái quát hiện thực của Franz Kafka” của tiến sĩ Lê Thanh Nga.
Qua việc khảo sát, tôi nhận thấy Franz Kafka là một nhà văn có thể nói
là đã được nghiên cứu khá nhiều từ những góc độ khám phá khác nhau nhưng
phần lớn hướng đến những đổi mới về mặt nghệ thuật tạo dựng cốt truyện của
tác giả. Bên cạnh đó, cũng hướng đến số phận những nhân vật để hiện lên cái
hiện thực, phản ánh lên hình ảnh của cuộc sống nhưng nếu nói đến tác phẩm

Hóa thân thì thì vẫn còn ít. Cái nhìn về huyền thoại hóa trong tác phẩm này
của Franz Kafka được khai thác nhưng vẫn chỉ được nói khái quát chung. Do
đó, với đề tài “Phương thức huyền thoại hóa trong tiểu thuyết Hóa thân của
Franz Kafka” lần này, tôi mong muốn đóng góp một cái nhìn mới, chi tiết hơn
về tác phẩm và mang lại một cách diễn giải chi tiết hơn đối với kiệt tác Hóa
thân của người nghệ sĩ đầy tài năng – một nhà tiên tri xuất thần của thế kỉ
XIX.
3.
Mục tiêu nghiên cứu
Từ việc khảo sát, thống kê và phân tích những hình ảnh, chi tiết mang
tính “huyền thoại” trong tác phẩm Hóa thân của nhà văn Franz Kafka, tôi sẽ
tìm ra điểm đặc biệt, cái hay trong lối viết của nhà văn, để từ đó có thể thấy
được cái đặc sắc đến từ lối viết “huyền thoại hóa” của người nghệ sĩ tài năng,
một tượng đài văn học lớn của thế kỷ XIX này, cũng theo đó, ta có thể thấy
17


được đây là một sự sáng tạo mang đầy tính mới mẻ trông thật cá tính, mang
một chất riêng của một con người huyền thoại.
4.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng của bài nghiên cứu: Phương thức huyền thoại hóa trong
tiểu thuyết Hóa thân của Franz Kafka.
Về phạm vi nghiên cứu: chúng tôi khảo sát dựa trên tác phẩm “Hóa
thân” của Franz Kafka (Franz Kafka, Tuyển tập tác phẩm, Nxb Hội nhà văn,
Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, 2003)
5.
Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu tiến hành thực hiện một
số phương pháp mang tính cơ bản như sau: khảo sát – thống kê, phân tích –

tổng hợp, so sánh – đối chiếu...
Cùng với đó, tôi cũng sử dụng thêm một số phương pháp nghiên cứu
nữa, đó là phương pháp luận nghiên cứu văn học cần thiết như phương pháp
lịch sử vấn đề, phương pháp tiếp cận hệ thống,…
6.
Bố cục của báo cáo tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, bài báo cáo tốt
nghiệp được hệ thống và triển khai thành ba chương như sau:

18


Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1.

Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka

1.2.

Đôi nét về tác phẩm Hóa thân

1.3.

Huyền thoại và phương thức huyền thoại hóa trong văn học

Chương 2: HUYỀN THOẠI VÀ PHƯƠNG THỨC HUYỀN THOẠI
HÓA TRONG HÓA THÂN
2.1
2.2
2.3


Vấn đề huyền thoại trong Hóa thân
Motif nhân vật “người – vật”
Huyền thoại hóa thế giới hiện thực

CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG PHƯƠNG THỨC
HUYỀN THOẠI HÓA TRONG TIỂU THUYẾT HÓA THÂN CỦA
FRANZ KAFKA
3.1
3.2
3.3

Không gian huyền thoại
Thời gian huyền thoại
Biểu tượng đồ vật huyền thoại

19


NỘI DUNG
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1
Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Franz Kafka
Bối cảnh xã hội
Thủ đô Prague, thuộc cộng hòa Crech, vào khoảng thời gian Kafka sinh
ra và trong độ tuổi niên thiếu (từ năm 1883 trở về sau) thì đặt dưới sự cai
quản của một dòng họ lớn, được gọi là Đế chế Hapsburg. Hapsburg là tên của
gia đình hoàng gia Đức đã thống trị vùng trung tâm Châu Âu với sự bảo trợ
trong khoảng thời gian gần 400 năm của Đế chế La Mã thần thánh (Từ năm
1440 đến năm 1806). Dòng họ này vẫn giữ quyền cai trị Áo-Hung khoảng

thời gian từ 1846 đến tận khi thế chiến thứ nhất bùng nổ (1918)
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng rất rộng, chiến trường
phủ khắp Châu Âu và vang dội ra toàn thế giới. Gần như các quốc gia lớn
ở châu Âu và Bắc Mỹ đều tham chiến, kết quả chiến tranh để lại thật tàn khốc,
thiệt hại vô số kể, người thiệt mạng rất lớn (khoảng hơn 19 triệu người chết),
bên cạnh đó, cuộc đấu tranh với sức tàn phá khốc liệt đã làm cho hầu như tất
cả các nước tham chiến, cận chiến trường đều phải chịu hư hại về vật chất rất
nặng nề (ngoại trừ Hoa Kỳ vì khoảng cách rất xa nên không chịu ảnh hưởng
từ cuộc chiến tranh tàn khốc), nó trở thành một gánh nặng về nỗi lo lắng và sự
ám ảnh về sự sinh tồn của toàn nhân loại trong một khoảng thời gian rất dài.
Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu với vụ ám sát thái tử Áo-Hung
dẫn đến việc Áo-Hung tuyên chiến với Serbia. Tiếp đó, sự kiện này lại lần
nữa được góp thêm với việc Đức dẫn quân tấn công Bỉ, Pháp và Luxembourg
(theo một kế hoạch được định sẵn sẽ giúp Đức cùng lúc có thể đối phó với cả
hai kẻ thù là Pháp và Nga trên hai mặt trận thành công – kế hoạch
Schlieffen). Diễn ra giữa hai phe Hiệp ước (Ban đầu có Anh – Pháp – Nga sau
còn gia nhập thêm một số nước khác trong đó có Hoa Kì và Brasil) và phe
liên minh trung tâm (tiêu biểu có Đức, Áo-Hung, Bulgaria, Ottoman ). Và ước
tính, khoảng hơn 70 triệu người được huy động trong trận chiến ác liệt này.
Cuối cùng, phe hiệp ước giành chiến thắng, phe liên minh trung tâm thất
bại. Đa phần các nước đều gánh chịu tổn hại lớn về mặt của cải lẫn con người.
Sau khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Tại nơi Kafka sinh sống, lúc
này đây hình thành nên một quốc gia mới mang tên Czechoslovakia – và
Prague trở thành thủ đô của nó.

20


Tính đến đầu thế kỉ XX, đất nước Czech, trong thời kì còn được trị vì bởi
bộ máy quyền lực cũ (đế chế Áo – Hung) đã đón nhận rất nhiều nguồn tư

tưởng mới mẻ, trong số đó nổi bật lên là chủ nghĩa Mác. Tại nơi này, rất
nhiều người thuộc dân tộc Do Thái đã tiến hành đề xuất đưa ra chủ nghĩa Zion
(là chủ trương thành lập quốc gia của họ). Bên cạnh đó, những người Do Thái
tại mọi nơi, mọi lúc đều khẳng định được tài năng và cái tầm của mình.
Nhưng song hành với điều này, vì phải chịu nghi án giết Chúa nên hầu như
người Do Thái ở thời điểm này đều bị những người theo đạo Thiên Chúa giáo
tẩy chay và khinh mạt (trong khi, người sáng lập ra đạo thiên chúa lại là người
thuộc dân tộc Do Thái). Mãi đến trận chiến cách mạng tư sản khởi phát lên và
dành được thành công (cuối thế kỷ XX) với chủ trương xây dựng xã hội là tự
do, dân chủ, bình đẳng thì hầu hết người Do Thái tại nơi đây vẫn chịu nạn kì
thị, phân biệt đối xử.
Tại Prague, vẫn là tên cũ nhưng nay nó đã trở thành thủ đô quốc gia mới.
Lúc này đây số phận của người Do Thái vẫn còn trong cái luồng tư tưởng kì
thị đến từ xã hội, qua việc không được đầu quân, không được làm việc tại
những nơi công sở nhà nước, nếu muốn thì họ phải chuyển từ đạo Do Thái
sang Thiên Chúa giáo. Xã hội giờ đây chuộng ngành luật và hóa học nên
những người Do Thái nếu theo hai ngành này thì mới có cơ hội được làm việc
tại cái xã hội người thuộc tín ngưỡng Thiên Chúa giáo.
Nhìn chung, xã hội lúc bấy giờ tại phương Tây, người do Thái không
được trọng dụng và thậm tệ hơn là còn có thể bị tẩy chay, khinh miệt, Franz
Kafka chính là một số ít những người Do Thái được trọng dụng tại xã hội
phương Tây lúc bấy giờ.
Cuộc đời và sự nghiệp của Franz Kafka
Kafka là người nghệ sĩ tài năng, được biết đến với khả năng viết truyện
ngắn cùng với tiểu thuyết xuất thần, ông là người Tiệp Khắc gốc Do Thái
nhưng các tác phẩm được ông hạ bút chủ yếu bằng tiếng Đức. Được biết rằng,
mẹ của Kafka là phụ một phụ nữ người Do Thái nhưng chịu ảnh hưởng của
nền văn hóa Đức tại nơi sinh sống (tức thành phố Prague) nên có lẽ vì thế
Kafka phần nào cũng chịu ảnh hưởng từ mẹ để rồi thấm nhuần vào bản thân
nhiều bản sắc văn hóa (Tiệp, Do Thái và Đức). Đó cũng là một hướng để

phần nào mở ra đáp án cho câu hỏi rằng từ những nguyên do nào nên một
Kafka đặc biệt đến như vậy, một nhà văn thiên tài mang một trường phái đặc
biệt “trường phái của nhiều bản sắc văn hóa”.
21


×