Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN giải nhì cấp thị xã Một số biện pháp lồng ghép cho trẻ làm quen tiếng anh ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 29 trang )

UBND .......
TRƯỜNG MẦM NON ..............

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“Một số biện pháp lồng ghép cho trẻ làm quen
tiếng Anh ở trường mầm non”
Năm thực hiện: 2019-2020
Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo
Tên tác giả:
Số điện thoại:

Năm học 2019 – 2020


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

TT
Phần A
I
1
2
II
III
IV
V
VI
Phần B
I
II


1
2
III
1
2
3
4

IV
1
2
Phần C
1
2

MỤC LỤC
TÊN MỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ
Lý do chọn đề tài.
Cơ sở lý luận
Cơ sở thực tiễn
Mục đích của SKKN
Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng khảo sát thực nghiệm
Phương pháp nghiên cứu
Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Cơ sở lý luận
Thực trạng vấn đề
Thuận lợi

Khó khăn
Các giải pháp, biện pháp
BP 1: Khảo sát hiệu quả của các phương pháp giúp
trẻ hứng thú với tiếng Anh thông qua phiếu điều tra
BP 2: Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên,
xây dựng môi trường giáo dục phù hợp
BP 3: Thông qua các HĐ trong ngày của trẻ tại
trường MN
BP 4: Sử dụng một số phần mềm tiếng Anh trẻ em
thông dụng và phương pháp dạy trẻ của người nước
ngoài.
Kết quả đạt được
Đối với GV
Đối với trẻ
Kết luận và khuyến nghị
Kết luận
Khuyến nghị
Tài liệu tham khảo, hình ảnh minh họa
Phiếu điều tra thực trạng trước và sau khi thực
hiện SKKN

SỐ TRANG
1
1
1
2
2
2
3
3

3
3
3
3
4
5
5
6
8
10

12
12
13
14
14
14
16
20


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Cơ sở lý luận:
Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, đất
nước Việt Nam có được sánh vai cùng các cường quốc năm châu hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công lao học tập của các cháu.” Vì thế mà việc xây

dựng một nền giáo dục hiện đại có thể hội nhập cùng các quốc gia trên thế giới
là nhiệm vụ hàng đầu của nghành giáo dục nói riêng và của cả nước Việt Nam
nói chung.
Cấp học mầm non là tiền đề trong quá trình hình thành nhân cách và phát
triển toàn diện cho một đứa trẻ. Để việc chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn
diện đạt hiệu quả tốt thì không thể thiếu việc cho trẻ được học tập và trải nghiệm
trong môi trường tiếng Anh hiệu quả. Đối với trẻ mầm non, theo lối suy nghĩ
truyền thống thì việc dạy cho trẻ có thể nói tốt tiếng mẹ đẻ đã là một vấn đề vô
cùng khó khăn, thì việc cho trẻ làm quen với một thứ ngôn ngữ khác là một điều
không thể. Tuy nhiên thực tế đã cho ta thấy một điều hoàn toàn ngược lại, trẻ
mầm non vẫn tiếp tục hoàn thiện ngôn ngữ dân tộc và hoàn toàn có thể tiếp thu
thêm một loại hình ngôn ngữ khác nữa, đó là Tiếng Anh.
Tiếng Anh là thứ ngôn ngữ thông dụng của toàn cầu, là công cụ không thể
thiếu đối với các quốc gia nhất là trong giai đoạn hội nhập quốc tế. Việc sử dụng
tiếng Anh thành thạo như ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ sẽ là một lợi thế
trong quá trình phát triển bản thân và mang lại thành công trong sự ngiệp mỗi
con người. Do vậy, việc đưa tiếng Anh vào chương trình giáo dục trở thành yêu cầu
quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
2. Cơ sở thực tiễn:
Theo nghị quyết 29/NQ- TW ngày 04/11/2013 của ban chấp hành Trung ương
khóa XI về: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” thì việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh cũng
là một phần trong mục tiêu phấn đấu của toàn nghành giáo dục.
Thực tế hiện nay đã có rất nhiều trường mầm non công lập và tư thục trên cả
nước đã cho trẻ làm quen với tiếng Anh song hành cùng tiếng mẹ đẻ. Tuy nhiên,
tại nơi tôi công tác thì vấn đề này lại chưa được trú trọng nhiều do nhiều nguyên
nhân khách quan mang lại. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu tôi nhận thấy

1|25



Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

trẻ mầm non rất thích thú khi được học tiếng Anh chứ không hề sợ hãi theo như
suy nghĩ ban đầu của mình.
Từ khả năng của trẻ trong việc cảm nhận biệt về âm điệu, ngôn từ thông qua
các bài hát, bài thơ, ca dao, đồng dao, các trò chơi, tôi đã tận dụng để lồng ghép
tạo cơ hội cho trẻ được làm quen với tiếng Anh, phát huy khả năng nghe, nói
tiếng Anh của trẻ. Từ những cơ sở trên tôi đã mạnh dạn lựa chọn để tài: “Một số
biện pháp lồng ghép tiếng Anh cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm non” để đưa
vào áp dụng trong thực tế tại lớp của mình.
Tôi hi vọng đề tài sáng kiến của mình sẽ có tác dụng giúp cho trẻ trong toàn
trường nói chung và trẻ 4-5 tuổi lớp tôi nói riêng sẽ có nhiều cơ hội được làm quen
với tiếng Anh và phát huy khả năng nghe, nói tiếng Anh của bản thân.
II. Mục đích của SKKN:
Nhằm giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ là Tiếng Anh. Bước
đầu hình thành khả năng nghe, nói tiếng Anh của trẻ để trẻ có thể sử dụng những từ ngữ
đơn giản phù hợp với khả năng của trẻ sau tiếng mẹ đẻ. Tạo cơ hội để trẻ thành công
hơn trong tương lai, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao trong
thời kỳ hội nhập.
a. Đối với giáo viên
- Giúp giáo viên nâng cao nhận thức của bản thân trong việc áp dụng tiếng Anh vào
quá trình giảng dạy.
- Giúp giáo viên biết vận dụng những biện pháp hiệu quả mang tình đặc thù trong
việc cho trẻ làm quen với Tiếng Anh.
- Giúp giáo viên hoàn thiện hơn về cách phát âm, ngữ âm, ngữ điệu tiếng Anh thông
qua quá trình giảng dạy cho trẻ làm quen với tiếng Anh.
- Giáo viên biết cách lồng ghép các trò chơi, câu đố, bài hát tiếng Anh một cách hợp

lý và mang lại hiệu quả cao.
b. Đối với trẻ
- Giúp trẻ làm quen với ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh. Phát triển khả
năng nghe, nói, đọc tiếng Anh của trẻ.
- Giúp trẻ có nhiều hứng thú và tiếp nhận tiếng Anh một cách dễ dàng, nhẹ nhàng và
hiệu quả hơn.
- Trẻ có khả năng phát âm chuẩn tiếng Anh và có thể hiểu, nói những câu tiếng Anh
đơn giản.
c. Đối với phụ huynh học sinh
2|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Giúp phụ huynh hiểu được vai trò của tiếng Anh trong thời kì hiện đại và nhu cầu sử
dụng tiếng Anh trong xã hội. Nâng cao nhận thức của phụ huynh trong việc giúp trẻ làm
quen với tiếng Anh, để phụ huynh hiểu cần phải cho trẻ làm quen với tiếng Anh ngay ở
giai đoạn này.
Nâng cao ý thức để ủng hộ và hợp tác với giáo viên trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ.
III. Đối tượng nghiên cứu:
“Một số biện phát lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4- 5 tuổi ở trường mầm
non”
IV. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm:
Trẻ mầm non lớp 4- 5 tuổi trường mầm non ..............
V. Phương pháp nghiên cứu:
* Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài
- Đọc, tổng hợp, phân tích sử lý thông tin để xây dựng cơ sở lý luận của đề
tài nhằm giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu

* Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp đàm thoại.
- Phương pháp trực quan
- Phương pháp truyền khẩu
VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu đề tài trong khoảng thời gian 10 tháng
- Từ tháng 8/2019 đến tháng 5/2020.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận:
Việc cho trẻ mầm non làm quen với tiếng Anh hiện nay đang là vấn đề vô
cùng cần thiết, thu hút được nhiều sự quan tâm của hệ thống giáo dục nước nhà
và các bậc phụ huynh. Hiện nay, rất nhiều trường mầm non công lập và tư thục
đã đưa tiếng Anh vào chương trình để trẻ được làm quen và thu được kết quả
khả quan. Điều này cho thấy việc cần thiết và hiệu quả khi cho trẻ được tiếp cận
sớm với tiếng Anh ngay từ lứa tuổi mầm non.
Việc tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh ngay từ cấp học mầm non cần
được coi là là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn
diện, đảm bảo sự kế thừa cũng như tạo được tiền đề để trẻ học tốt tiếng Anh ở
3|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

các cấp học tiếp theo, góp phần đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao
trong thời kỳ hội nhập.
II. Thực trạng:
1. Thuận lợi:
Các lớp học được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng dạy và học hiện đại, bền
đẹp: 100 % ác lớp có máy tính, ti vi, mạng wife sử dụng rộng rãi trong toàn trường.

Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên được tham gia các lớp
tập huấn do phòng giáo dục tổ chức, cũng như các tiết mẫu tại nhà trường. Giáo
viên, nhân viên có trình độ chuyên môn, tâm huyết với nghề, tận tụy công việc,
yêu nghề mến trẻ và luôn mong muốn để trẻ được học trong một môi trường
giáo dục hiện đại nhất.
Ban giám hiệu thường xuyên động viên và ủng hộ giáo viên phát huy khả
năng sáng tạo của bản thân, đặc biệt là việc lồng ghép đưa bộ môn tiếng Anh
vào giảng dạy.
2. Khó khăn:
a. Đồ dùng, cơ sở vật chất:
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho trẻ làm quen với tiếng Anh còn hạn chế, chưa đa dạng,
chưa có tích hấp dẫn và đặc biệt độ bền không cao.
b. Giáo viên:
- Năng lực nghe nói và phát âm tiếng Anh của giáo viên còn hạn chế, chưa đồng đều.
- Giáo viên còn chưa mạnh dạn nghiên cứu và đưa các nội dung về tiếng Anh vào quá
trình giảng dạy của bản thân. Nội dung giảng dạy chưa mới lạ, hấp dẫn được trẻ.
- Chưa tổ chức được các buổi hoạt động tập thể, các buổi giao lưu cùng người nước
ngoài để nâng cao kiến thức tiếng Anh của giáo viên.
c. Về phía phụ huynh:
Phụ huynh còn có lối suy nghĩ cũ cho rằng trẻ còn nhỏ chưa có khả năng ghi nhớ và
tiếp thu được tiếng Anh.
Đa số phụ huynh còn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen
với tiếng Anh trong giai đoạn này. Không theo sát và kết hợp cùng giáo viên để dạy trẻ
ôn luyện và phát âm tiếng Anh.
Do điều kiện kinh tế của các phụ huynh còn nhiều khó khăn, vì thế chưa thu hút được
nhiều sự đóng góp về tinh thần cũng như vật chất của các bậc phụ huynh.
d. Về phía trẻ:
4|25



Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Đa số trẻ chưa được tiếp xúc nhiều với tiếng Anh, trẻ chưa được làm quen, chưa được
tạo cơ hội để học tiếng Anh.
Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều dẫn đến khả năng tiếp thu tiếng Anh của
trẻ khác nhau. Nhiều trẻ chưa mạnh dạn nói tiếng Anh khi được hỏi.
Số trẻ đông nên trẻ chưa được thực hành phát âm tiếng Anh nhiều.
* Trước khi thực hiện nghiên cứu đề tài của mình tôi đã tiến hành làm khảo
sát đối với 49 trẻ của lớp tôi phụ trách kết quả thu được như sau:
Bảng khảo sát trước khi thực hiện đề tài
Tổng số: 49 trẻ
NỘI DUNG
1. Vốn kiến thức ban đầu của trẻ đối với tiếng Anh.
2. Phản xạ của trẻ trong quá trình giao tiếp, học tập
trong môi trường tiếng Anh.
3. Trẻ thích thú, hào hứng với các hoạt động có tiếng Anh
4. Khả năng của trẻ biết sử dụng các từ tiếng Anh đơn
giản, thông dụng trong khi giao tiếp

KẾT QUẢ TRÊN TRẺ
T
K
TB
10/49
17/49
22/49
= 20%
= 35%
= 45%

8/49
18/49
23/49
= 16%
= 37%
= 47%
9/49
20/49
20/49
= 18%
= 41%
= 41%
8/49
16/49
25/49
= 16%
= 33%
= 51%

Từ kết quả khảo sát, chúng ta có thể nhận thấy số trẻ được tiếp xúc và có thể
nói những từ tiếng Anh đơn giản là rất thấp (dưới 20% trên tổng số trẻ). Với
mong muốn để trẻ có nhiều cơ hội được tiếp xúc và làm quen với tiếng Anh tôi
đã mạnh dạn đưa ra một số biện pháp trong đề tài nghiên cứu của mình.
III. Một số biện pháp cho trẻ 4-5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường
mầm non:
1. Biện pháp 1: Khảo sát hiệu quả của các phương pháp giúp trẻ hứng
thú với tiếng Anh thông qua phiếu điều tra
Tôi đã dùng phiếu điều tra để khảo sát và tìm ra những phương pháp có tác
dụng tốt nhất giúp trẻ có hứng thú với tiếng Anh. Kết quả cụ thể như sau:
Phiếu khảo sát mức độ hứng thú của trẻ

STT
1
2
3
4

HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Sử dụng các hình ảnh trực quan
Phương pháp truyền khẩu
Dùng các trò chơi
Thông qua các bài hát, bài thơ, câu
chuyện

MỨC ĐỘ
Hứng thú
Không hứng thú
80%
20%
50%
50%
70%
30%
60%
40%

* Sử dụng phương pháp trực quan:
Từ việc nắm được đặc điểm tư duy của trẻ là kiểu tư duy trực quan, vậy nên
khi tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh tôi đã sử dụng các giáo cụ trực quan
5|25



Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

từ đơn giản như: Vật thật, đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, tranh ảnh... đến ngôn ngữ
cơ thể như: Khẩu hình miệng khi phát âm, các cử chỉ, động tác cơ thể và sự hỗ
trợ của các thiết bị công nghệ (Máy tính, máy chiếu, phần mềm phát âm) để hỗ
trợ trong quá trình dạy trẻ phát âm chuẩn ngữ âm, nhớ được nghĩa của từ. Âm
thanh và hình ảnh có tác động tốt đến quá trình ghi nhớ của trẻ, giảm nhàn chán,
gây hứng thú cho trẻ, tạo môi trường chân thật thu hút trẻ khi không có người
bản ngữ hay tình huống thật xảy ra.
* Sử dụng phương pháp truyền khẩu:
Tôi sử dụng phương pháp này để trẻ có cơ hội hòa mình vào môi trường nói
tiếng Anh tự nhiên, không gò ép. Ví dụ: Khi tôi cầm “cái bát - Bowl” tôi có thể
nói: “This is a bowl - Đây là cái bát” tôi hạn chế tối đa việc dịch nghĩa của từ
đồng thời tay chỉ vào đồ vật “cái bát” để trẻ tự hiểu bằng khái niệm. Thông qua
trao đổi hàng ngày giữa tôi và trẻ đã giúp ích cho tư duy ngoại ngữ của trẻ.
* Phương pháp tổ chức trò chơi:
Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi mẫu giáo. Cần tạo cho trẻ cảm
giác làm quen với tiếng Anh như một cuộc dạo chơi trong khu vườn mới lạ vô
cùng thú vị. Do vậy, tôi đã đưa trẻ vào môi trường vừa học vừa chơi bằng tiếng
Anh thông qua các bài giảng và các trò chơi thú vị. Đây là cách học nhẹ nhàng
nhưng lại rất phù hợp với trẻ và mang lại hiệu quả tốt nhất.
* Phương pháp sử dụng các bài thơ, bài hát, câu chuyện:
Đối với trẻ nhỏ, thơ ca, chuyện kể luôn mang đến nguồn cảm xúc tích cực.
Thông qua việc được nghe các câu chuyện, hát các bài thơ, bài hát bằng tiếng
Anh trẻ đẽ nhớ và nhớ nhanh hơn rất nhiều.
Tuy nhiên để có thể vận dụng các phương pháp trên trong quá trình dạy trẻ
làm quen với tiếng Anh đạt được hiệu quả thì tôi nhận thấy việc nâng cao trình
độ chuyên môn, năng lực ngoại ngữ cho giáo viên là vô cùng cần thiết.

2. Biện pháp 2: Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên, xây dựng môi
trường giáo dục phù hợp:
Trong quá trình cho trẻ làm quen với tiếng Anh thì cô giáo giữ vai trò vô cùng
quan trọng. Ngôn ngữ mà họ mang lại sẽ là hình mẫu quan trọng để trẻ học theo. Vì
vậy mà khả năng ngoại ngữ của người giáo viên cần đạt chuẩn về mặt phát âm, ngữ
âm và ngữ điệu. Do vậy tôi đã tiến hành khảo sát năng lực thực tế của giáo viên.
a. Khảo sát năng lực thực tế của giáo viên:
Tận dụng những bài tes kiểm tra năng lực tiếng Anh dành cho giáo viên mầm
non có sẵn trên các trang mạng, tôi đã phối hợp cùng các giáo viên trong khối
làm các bài kiểm tra (Áp dụng đối với giáo viên trong khối 4 tuổi)
6|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

(Ảnh 1: Hình ảnh bài tập trắc nghiệm - T17 )
Kết quả sau khảo sát cho thấy trình độ tiếng Anh của giáo viên trong khối còn
nhiều hạn chế, xuất phát từ các nguyên nhân sau: Tuổi tác, điều kiện tiếp xúc với
ngoại ngữ, đặc thù công việc chưa yêu cầu giáo viên có trình độ ngoại ngữ.....
Từ kết quả khảo sát Tôi đã phối hợp cũng một số giáo viên có kiến thức về
lĩnh vực này xây dựng kế hoạch phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường, của
khối và khả năng của từng giáo viên.
b. Xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực ngoại ngữ cho giáo viên:
Thực tế qua đợt thi giáo viên giỏi cấp trường diễn ra vào tháng 11 tại trường
tôi, đã có rất nhiều tiết học được giáo viên lồng ghép tiếng Anh và mang lại hiệu
quả cao, trẻ thích thú và ghi nhớ nhanh các từ tiếng Anh, trẻ được nghe cô nói và
được nói tiếng Anh. Vì vậy mà tôi đã mạnh dạn đề xuất với ban giám hiệu cùng
tổ chuyên môn xây dựng lại các tiết học lồng ghép tiếng Anh có tính chất sáng
tạo, nội dung truyền tải phong phú, hấp dẫn trẻ để cho giáo viên toàn trường

được tham gia học tập. Sau mỗi tiết dạy chúng tôi lại cùng rút kinh nghiệm về
cách tổ chức cho trẻ làm quen với tiếng Anh để nâng cao hiệu quả.
Trong giờ nghỉ trưa, chúng tôi thường xuyên họp khối cùng trao đổi kiến
thức, giúp đỡ nhau phát triển về chuyên môn. Dạy nhau cách phát âm chuẩn
tiếng Anh. Cùng nhau xây dựng các hoạt động nhằm thu hút trẻ.
Giao nhiệm vụ cho từng giáo viên học hỏi những bài giảng trên mạng sau đó đưa ra
để giáo viên thống nhất áp dụng vào thực tế giảng dạy, kết quả thu hút trẻ rất tốt.
(Ảnh 2: Họp tổ chuyên môn – T18 )
c. Xây dựng môi trường cho trẻ làm quen với ngoại ngữ:
Đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ, mau quên do vậy mà tôi đã xây dựng
một môi trường song ngữ (gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh) kết hợp hình ảnh
minh họa tại lớp mình để trẻ có cơ hội thường xuyên làm quen, luyện tập và ghi
nhớ các từ tiếng Anh một cách hiệu quả nhất.
Trước kia những hình ảnh hay biển tên tại các góc chỉ có chữ chú thích bằng
tiếng Việt thì nay tôi đã in những bức tranh có hình ảnh cùng tiếng Anh và phiên
âm tiếng Việt để tại các góc theo từng chủ đề sự kiện để trẻ ghi nhớ các phát âm
thông qua hình ảnh. Ví dụ: Trong chủ đề: “Bản thân” thông qua những bức tranh
có hình ảnh minh họa đẹp mặt cùng các từ tiếng Anh và tiếng Việt không chỉ
giúp trẻ ghi nhớ nhanh mà còn rất thuận lợi cho giáo viên trong quá trình hướng
dẫn trẻ.Thông qua cách sử dụng song song tiếng Anh và tiếng Việt giáo viên
giảm bớt được sự lo lắng trong quá trình truyền đạt và dạy trẻ tiếng Anh.
(Ảnh 3: Tranh dạy tiếng Anh trang trí tại góc - T 18)
7|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Thực tế diện tích lớp còn nhỏ nên ngoài việc tận dụng các góc, tôi còn áp
dụng tại khu vực ngoài hàng lang, góc thiên nhiên tại các biển tên, các bức tranh

để lồng ghép tiếng Anh. Điều này không chỉ đem lại hiệu quả đối với trẻ mà còn
cả đối với phụ huynh. Nhiều phụ huynh có kiến thức về ngoại ngữ đã phối hợp
dạy trẻ trong những lúc đưa và đón con tại trường.
Tôi cũng đã tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn để tạo ra những trò
chơi có lồng ghép tiếng Anh để giúp trẻ không chỉ học được cách phát âm
mà còn nhận ra từ thông qua cách viết. Ví dụ: tôi đã sử dụng những thanh đè
lưỡi để vẽ hinh và có từ tiếng Anh tương ứng để trẻ chơi ghép tranh, thông
qua đó trẻ ghi nhớ được cách phát âm bằng tiếng Anh của đối tượng trong
hình và bước đầu làm quen với cách viết bằng tiếng Anh của từ đó.
(Ảnh 4: Trò chơi ghép hình kết hợp học tiếng Anh – T)
3. Biện pháp 3: Thông qua các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường MN:
Trước kia, ngôn ngữ trao đổi giữa cô và trẻ là ngôn ngữ mẹ đẻ (tiếng Việt),
nhưng khi áp dụng đề tài nghiên cứu vào thực tế, tôi đã lồng ghép nói những từ,
câu tiếng Anh đơn giản để trò chuyện cùng trẻ. Thông qua những buổi trò
chuyện, những lúc vui chơi cùng trẻ tôi đã phần nào đánh giá được khả năng
nghe, nói tiếng Anh của trẻ để có biện pháp cụ thể đối với từng trường hợp.
Ví dụ: Đối với những trẻ mạnh dạn, tự tin có năng khiếu và thích thú trong
việc học tiếng Anh thì tôi có thể nâng cao độ dài của câu nói, giúp trẻ làm quen
với những câu ghép, câu phức, các từ cảm thán... Mức độ đặt câu hỏi với trẻ
phải cao hơn khả năng của trẻ để kích thích trẻ yêu cầu trẻ đạt được mức độ đặt
ra. Tôi có thể hỏi: “Hôm nay con cảm thấy thế nào?” “how do you fell today”
khi sử dụng câu hỏi này thường xuyên, hàng ngày trẻ sẽ hiểu và có thể trả lời:
“Con khỏe - I, m file” hoặc “con mệt – I,m tired”, “vui - fun”...
Còn đối với những trẻ nhút nhát, lười nói, không mạnh dạn, tự tin thì tôi luôn
có thái độ nhẹ nhàng, gần gũi để tạo cho trẻ độ yên tâm. Tôi kiên nhẫn, lặp lại
nhiều lần một câu nói để trẻ hiểu và tạo điều kiện cho trẻ được nói nhiều hơn.
* Kết hợp phương pháp tuyên dương, động viên trẻ:
Trẻ rất thích được khen nên tôi thường xuyên tuyên dương động viên trẻ kịp
thời để khích lệ trẻ mạnh dạn, thích thú thể hiện khả năng tiếng Anh của mình.
Tôi luôn ghi nhận tất cả những biểu hiện cố gắng của trẻ, đưa ra lời khen đúng

lúc và đúng chỗ. Không bao giờ được có những hành động hay lời nói khiến cho
trẻ cảm thấy mình kém hơn so với bạn bè..... Tôi nhận thấy đa số trẻ tỏ ra thích
thú và mong muốn được thể hiện khả năng của mình. Các câu khen trẻ cũng
8|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

được tôi sử dụng bằng tiếng Anh như: “Rất tốt - very good; con giỏi quá - you
are so good...”
Tôi cũng luôn tận dụng mọi khoảng thời gian trong ngày để có thể gần gũi, trò
chuyện cùng trẻ. Ở mỗi hoạt động khác nhau sẽ giúp trẻ có những thay đổi lớn
về ngôn ngữ. Cụ thể như sau:
* Trong giờ học:
Thông qua các tiết học, tôi đã lồng ghép các trò chơi, bài hát, câu đố... để cung cấp
các từ mới tiếng Anh, điều này không chỉ tạo sự mới lạ trong tiết dạy của bản thân
mà còn mang lại hiệu quả cao trong việc giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ thứ hai.
Ví dụ trong tiết dạy toán: Tôi đã cho trẻ làm quen với cách đọc bằng tiếng
Anh của các con số. Trẻ nhớ rất nhanh và vô cùng hào hứng.
(Ảnh 5: Lồng ghép tiếng Anh trong tiết học toán - T 19)
- Trong giờ học tạo hình: Tôi dạy trẻ đọc tên các đối tượng, mầu sắc bằng
tiếng Anh, giúp trẻ nhớ nhanh và khắc sâu hơn kiến thức cô cung cấp.
(Ảnh 6: Lồng ghép tiếng Anh trong tiết học tạo hình -T19)
* Hoạt động khác trong ngày:
Trong giờ đón trẻ: Theo từng chủ đề sự kiện mà tôi đã đưa ra những đề tài
phù hợp cùng trò chuyện để gợi hứng thú cho trẻ. Sử dụng những từ ngữ đơn
giản, dễ hiểu để dạy trẻ cách phát âm và ghi nhớ từ mới.
Ví dụ: Buổi sáng đọc tiến Anh là gì: “morning”, các con làm gì trước khi đến
trường: to eat breakfast (Ăn sáng). Chúng mình đến trường bằng phương tiện gì? Xe

đạp “bicycle”, xe máy “motorbike”, ô tô “car”....Có thể kết hợp cho trẻ nghe những
đoạn âm thanh bằng tiếng Anh do người nước ngoài nói, nhìn hình ảnh nói cách đọc
tên tiếng Anh của đối tượng đó. Hát, đọc thơ bằng tiếng Anh, chơi những trò chơi:
nói tên tiếng Anh của các bộ phận trên cơ thể: “Tay- hand; chân - foot; mắt - eye,
miệng - mouth; mũi - nose” kết hợp bài hát: “Head, shouldrs,knews and toes” để
khám phá các từ vựng chỉ bộ phận trên cơ thể người.
Bằng hình thức như vậy trong giờ đón trẻ tôi đã có thể cung cấp cho trẻ một
số từ mới quen thuộc gắn với thực tế hàng ngày của trẻ. Mỗi ngày một chút, trẻ
dần ghi nhớ và khắc sâu các từ mới và có thể vận dụng vào thực tế khi được
hỏi.Vốn từ vựng tiếng Anh của trẻ ngày càng phong phú.
(Ảnh 7: Trò chuyện cùng trẻ đầu giờ - T20)
Trong các giờ hoạt động ngoài trời hay hoạt động chiều: Tôi thường dạy
cho trẻ cách hát, vận động theo lời bái hát để trẻ thêm phần hứng thú. Các trò chơi có
vận dụng tiếng Anh để luyện kĩ năng nghe, nói, phản xạ nhanh bằng tiếng Anh.
9|25


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Ví dụ: Trong TC “Đoán tên con vật”: Cô đọc câu đố, làm động tác minh họa
hình dáng hoặc tiếng kêu của các con vật, số, mầu sắc...trẻ phải nói nhanh các
gọi tên tiếng Anh của các đối tượng đó.
(Ảnh 8: Lồng ghép tiếng Anh vào trò chơi - T 20)
Trong giờ thể dục sáng: Bằng việc lồng ghép các bài hát tiếng Anh:Pokemon,
chicken dance, baby shart...vào vận động đã giúp trẻ hứng thú hơn với hoạt động.
Trẻ nhớ và thuộc bài hát rất nhanh, hát đúng giai điệu của bài hát.
Trong giờ hoạt động góc: Tôi đã sử dụng các phần mềm tiếng Anh để trẻ học
phát âm, hoàn thành các bài tập tiếng Anh. Nội dung phần mềm truyền tải
thường dễ hiểu, gần gũi với trẻ vì vậy mà trẻ rất thích thú khi được học trên các

phần mềm, hoạt động trên máy tính.
Ngoài ra tôi còn sử dụng lô tô có hình ảnh và tiếng Anh cho trẻ chơi. Cho trẻ
xem tranh, chuyện có sử dụng tiếng Anh tại góc thư viện. Tập cho trẻ sử dụng
các câu chào, hỏi thăm đơn giản bằng tiếng Anh tại các góc: Xây dựng, phân
vai, luyện đếm, đọc các số bằng tiếng Anh tại góc toán, nói tên các mầu sắc bằng
tiếng Anh tại góc tạo hình, hát các bài hát tiếng Anh tại góc âm nhạc.
(Ảnh 9: Sử dụng phần mềm làm quen tiếng Anh trong giảng dạy – T20)
Ngoài ra, trẻ được quan sát hình ảnh và hoàn thiện các bài tập tư duy có sử dụng
tiếng Anh được tôi bố trí tại các góc phù hợp với chủ đề sự kiện. Tôi thường
xuyên vận dụng những bài tập có trong các tập san giáo dục để cung cấp vốn từ
và phát huy tư duy, trí tưởng tượng của trẻ.
(Ảnh 10: Bài tập tiếng Anh - T 21)
Thông qua các sự kiện, các buổi liên hoan văn nghệ: Trong các ngày lễ
lớn, các sự kiện trọng đại ở trường, tôi đã cùng đồng nghiệp dạy trẻ các bài hát,
múa tiếng Anh, chơi các trò chơi có lồng ghép tiếng Anh rất thu hút được trẻ.
Đồng thời, thông qua các hoạt động này đã góp phần giúp chúng tôi tuyên
truyền đến phụ huynh. Khi được dự các tiết mục do con mình biểu diễn, phụ
huynh vô cùng thích thú, phát hiện ra khả năng của con em mình, nhận thấy vai
trò của tiếng Anh trong cuộc sống. Nhờ vậy mà chúng tôi đã có được được sự
quan tâm lớn từ phía các phụ huynh. Như: giúp trẻ ôn luyện lại các từ mới khi
trẻ ở nhà, ủng hộ cho lớp rất nhiều chuyện tranh, tạp chí tiếng anh giành cho trẻ
để trẻ có nhiều phương tiện học tập và giúp đa dạng hơn nguồn tư liệu để chúng
tôi có thể tận dụng đưa vào chương trình giảng dạy cho trẻ trên lớp.
4. Biện pháp 4: Sử dụng một số phần mềm tiếng Anh trẻ em thông dụng
và phương pháp dạy trẻ của người nước ngoài:
* Sử dụng phần mềm: Monkey junior:
10 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm

non

Qua tìm hiểu, tôi nhận thấy đây là phần mềm dạy tiếng Anh phù hợp cho trẻ
từ 0 đến 10 tuổi rất thích hợp với trẻ tôi đang phụ trách. Phần mềm có các bài
học với nội dung cụ thể, giao diện đẹp thu hút trẻ, đặc biệt rất dễ sử dụng. Ngay
trong buổi họp phụ huynh đầu năm và vào giờ đón, trả trẻ hàng ngày tôi thường
xuyên trao đổi để phụ huynh hiểu được về công dụng của phần mềm, động viên phụ
huynh mua phần mềm, hướng dẫn họ cách sử dụng để phối hợp dạy trẻ khi ở nhà.
Đối với trẻ lớp tôi, tôi đã lựa chọn khóa học với cấp độ phù hợp với khả năng
của trẻ đó là: cấp độ dễ (Dạy các từ đơn và từ ghép). Cấp độ này bao gồm 4
khóa học và mỗi khóa học bao gồm 30 bài học được phân ra theo từng chủ đề rất
thuận lợi để tôi vận dụng dạy trẻ và giúp trẻ ôn luyện từ mới.
Ví dụ: khi dạy trẻ về các đồ vật thông dụng thường gặp thì tôi chọn bài học
(common animals); khi dạy trẻ về các hành động tôi chọn bài học (action) hay
khi dạy trẻ về cách đọc tên các loại quả bằng tiếng Anh thì tôi chọn bài học
(fruits)... Trong mỗi bài học sẽ là các từ vựng liên quan đến nội dung bài học,
thông thường mỗi bài học sẽ bao gồm 4 từ vựng. Với trẻ mầm non thì số lượng
này phù hợp với khả năng ghi nhớ của trẻ.
Điều đặc biệt là khi sử dụng phần mềm này là trẻ không chỉ được làm quen với
cách phát âm các từ vựng liên quan đến hình ảnh minh họa mà cách con sẽ được
học cách phát âm các âm dời như: âm A, B, C... sau đó ghép lại thành từ có
nghĩa. Bằng cách này phần mềm sẽ giúp cho trẻ phát âm chuẩn tất cả các chữ cái
trong bảng chữ cái. Điều này sẽ tạo tiền đề cho trẻ giúp trẻ phát âm chuẩn sau
này, hoàn thiện khả năng nói tiếng Anh của trẻ theo người bản ngữ.
* Sử dụng phần mềm monkey stories:
Đây là một chương trình học tiếng Anh được phát triển bới các chuyên gia
ngôn ngữ hàng đầu tại Mỹ. Momkey storis mang lại một giải pháp học tiếng
Anh độc đáo giành cho trẻ từ 2 đến 15 tuổi. Phần mềm này sử dụng kho truyện
đồ sộ, mới lạ, bài học được thiết kế thông qua các nội dung câu truyện giúp trẻ phát âm
chuẩn bản xứ, phát triển khả năng đọc và sử dụng từ vựng linh hoạt trong cuộc sống.

Đối với phần mềm này tôi đã vận dụng vào khoảng thời gian trước khi cho trẻ
ngủ, những khoảng thời gian rảnh trong giờ hoạt động chiều để trẻ được nghe
các câu chuyện bằng tiếng Anh. Tùy theo cấp độ nghe, hiểu của trẻ mà tôi cho
trẻ nghe các câu chuyện có độ dài, ngắn khác nhau. Với 500 câu chuyện được
cấp nhập hàng tuần thông qua 11 chủ đề trẻ không hề cảm thấy nhà chán.
Tác dụng không thể phủ nhận khi sử dụng các phần mềm này là: Rất dễ sử
dụng có thể dùng trên máy tính, ipad và điện thoại nên có thể sử dụng thuận lợi
mọi lúc, mọi nơi. Đặc biệt khi sử dụng phần mềm trẻ được trải nghiệm đa giác
11 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

quan với các tính năng tương tác: Nghe, nhìn, chạm, chơi mà học thông qua các
bài tập củng cố kiến thức.
Khi cho trẻ lớp tôi tiếp xúc với hai phần mềm này, khả năng nghe, nói của trẻ
tăng lên rất nhiều, trẻ thích thú khi được học trên phần mềm, trẻ cũng linh hoạt
và có phản xạ nhanh hơn khi được hoàn thành các bài tập.
Phụ huynh cũng phối hợp cùng chúng tôi để dạy tiếng Anh cho trẻ. Phụ huynh
tỏ ra rất hài lòng với những tiến bộ vượt bậc của trẻ. Nhờ vậy mà bản thân tôi có
thêm nhiều động lực để nghiên cứu các phương pháp hay đưa vào dạy trẻ tại lớp
mình và các lớp khác trong trường.
* Sử dụng phương pháp 4 V ’s: Variety of activity, variety of pace, variety
of organization và variety of voice (Sự đa dạng về các hoạt động, sự thay
đổi về tốc độ nói của giáo viên, đa dạng về hình thức và cách thức tổ chức
các hoạt động, trò chơi và sự đa dạng về giọng điệu):
Sau thời gian nghiên cứu và học hỏi các phương pháp dạy học từ những giáo
viên người nước ngoài thông qua các trang mạng, tôi nhận thấy hiệu quả khi áp
dụng phương pháp này trên trẻ lớp mình.Trẻ lớp tôi thường không có khả năng

tập trung quá lâu vào một sự vật, hiện tượng nào đó. Bởi vậy tôi đã luyện tập
phương pháp này và áp dụng nó vào quá trình giảng dạy nhờ đó tôi đã tạo được
không khí mới mẻ, sinh động cho tiết học.
Ví dụ: Trong hoạt động cho trẻ nhận biết tên gọi của mầu sắc thì tôi cho trẻ
nói tên mầu bằng tiếng mẹ Việt sau đó giới thiệu cách đọc mầu bằng tiếng Anh,
nhắc lại nhiều lần cách phát âm mầu với tốc độ chậm, phát âm chuẩn. Đồng thời,
khắc sâu kiến thức cho trẻ thông qua trò chơi cho trẻ tìm và phát âm mầu bằng
tiếng Anh theo hiệu lệnh của cô. Quan sát tranh mẫu và đọc tên các mầu (bằng
tiếng Anh) sử dụng để tô mầu cho bức tranh giống với tranh mẫu.
Giọng điệu khi phát âm được tôi thay đổi theo ngữ cảnh: lúc nói to, lúc nói nhỏ,
lúc phân tích từ bằng cách đọc rõ, chậm các chữ cái có trong từ.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Kết quả đối với giáo viên:
Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài, giáo viên trường tôi đã hiểu được
tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen với tiếng Anh trong quá trình trẻ học
tập tại trường.
Biết vận dụng kết hợp tiếng Anh vào các hoạt động khác nhau để gợi hứng
thú và giúp trẻ mạnh dạn hơn trong giao tiếp.
Một số giáo viên đã thường xuyên sử dụng được các câu giao tiếp bằng tiếng
Anh đơn giản trong quá trình giao tiếp hàng ngày.
12 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Tích cực tham gia giao lưu học hỏi những điểm sáng tạo, cách đổi mới trong
hoạt động dạy tiếng Anh cho trẻ của đồng nghiệp để xây dựng chương trình dạy
tiếng Anh phù hợp với trẻ lớp mình.
Thường xuyên tuyên truyền và trao đổi cùng các phụ huynh để phụ huynh có

nhận thức đúng đắn về vấn đề, cùng có chung mục đích giúp trẻ phát triển toàn
diện hơn về ngôn ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng
2. Kết quả đối với trẻ:
Sau khi được tham gia trải nghiệm đề tài cùng các cô giáo thì trẻ của lớp
chúng tôi đã biết sử dụng các từ tiếng Anh đơn giản,phù hợp để vận dụng trong
quá trình giao tiếp cùng cô và trẻ. Trẻ có phản xạ nhanh, phát âm rõ, chuẩn các
từ tiếng Anh.
Sau thời gian học tập, vốn từ vựng tiếng Anh của trẻ tăng hơn so với đầu
năm.Trẻ có thể nói tên tiếng Anh của rất nhiều đồ vật, con vật và các đối tượng
xung quanh trẻ. Trẻ áp dụng nói các từ , câu tiếng Anh đơn giản trong quá trình
giao tiếp cùng cô và các bạn.
Trong các giờ học, chơi có lồng ghép tiếng Anh trẻ rất hứng thú không
còn tỏ ra lo lắng hay sợ như trước. Nhiều trẻ đã mạnh dạn xung phong trả lời các
câu hỏi bằng tiếng Anh của cô. Trẻ tự tin phát âm to, rõ các từ vựng tiếng Anh,
tập trung nghe các đoạn băng, video nói tiếng Anh, hoàn thành tốt các bài tập
tiếng Anh được cô giao.
BẢNG KẾT QUẢ SO SÁNH ĐỐI CHỨNG THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI
Tổng số: 49 trẻ
Nội dung
1. Vốn kiến thức ban đầu
của trẻ đối với tiếng Anh.
2. Phản xạ của trẻ trong
quá trình giao tiếp, học
tập trong môi trường
tiếng Anh.
3. Trẻ thích thú, hào hứng
với các hoạt động có
tiếng Anh
4. Khả năng của trẻ biết
sử dụng các từ tiếng Anh

đơn giản, thông dụng
trong khi giao tiếp

Đầu năm
T
K
10/49
17/49
= 20%
= 35%
8/49
18/49
= 16%
= 37%

TB
22/49
= 45%
23/49
= 47%

Thời điểm hiện tại
T
K
TB
34/49
5/49
10/49
=69,4%
=10,2%

= 20,4%
36/49
3/49
10/49
=73,4% = 6,2%
= 20,4%

9/49
= 18%

20/49
= 41%

20/49
= 41%

41/49
= 84%

3/49
= 6%

5/49
= 10%

8/49
= 16%

16/49
= 33%


25/49
= 51%

35/49
= 71%

4/49
= 9%

10/49
= 20%

13 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

Sau một thời gian áp dụng đề tài vào thực tế không những trẻ lớp tôi phụ
trách và trẻ các lớp trong khối và trong toàn trường theo từng độ tuổi đều phát
huy được khả năng nghe, nói tiếng Anh của bản thân. Đồng thời thông qua đó
chúng tôi cũng nhận được sự tin yêu của các bậc phụ huynh và sự ủng hộ từ phía
ban giám hiệu nhà trường.
C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Để tạo được một môi trường tốt cho trẻ làm quen và phát huy khả năng tiếng
Anh của mình đòi hỏi các cô giáo và gia đình luôn có sự phối hợp chặt chẽ.
Luôn tạo cho trẻ nhiều cơ hội được thể hiện bản thân, được thoải mái trao đổi
bằng ngoại ngữ mọi lúc mọi nơi. Bên cạnh đó còn phải thường xuyên gần gũi,

trò chuyện để nắm bắt tâm lý của trẻ nhằm kịp thời đưa ra những biện pháp thù
hợp, không tạo áp lực cho trẻ. Xây dựng nội dung chương trình phù hợp với độ
tuổi, nhận thức của trẻ, nội dung lồng ghép tích hợp phong phú hấp dẫn, thu hút
trẻ.
Giáo viên cùng phụ huynh luôn gần gũi, theo sát trẻ, áp dụng mọi biện pháp
để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Bằng tình thương, tinh thần trách nhiệm với trẻ, giáo viên đã có nhiều kinh
nghiệm trong việc xây dựng các hoạt động nhằm hoàn thiện ngôn ngữ mẹ đẻ và
khả năng nghe, nói tiếng Anh cho trẻ. Luôn đầu tư suy nghĩ, tìm tòi để đưa ra
những biện pháp mới nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.
Từ mong muốn cho trẻ được làm quen với tiếng Anh ngay tại trường mầm
non, tôi cũng đã mạnh dạn áp dụng vào lớp mình phụ trách và áp dụng rộng rãi
trong toàn trường cũng như phổ biến đến các bậc phụ huynh. Mặc dù thời gian
nghiên cứu và áp dụng còn chưa lâu xong kết quả thu được đã là món quà quý
giá đối với bản thân tôi. Qua đó tôi cũng được cấp trên, đồng nghiệp và phụ
huynh đánh giá cao.
*Bài học kinh nghiệm:
Sau khi nghiên cứu đề tài này thì bản thân tôi cũng đã có những nhận thức
sâu sắc về vấn đề, rút ra được nhiều kinh nghệm quý báu cho bản thân. Luôn
trao đổi học hỏi từ đồng nghiệp để giúp trẻ hoàn thiện khả năng nghe, nói tiếng
Anh cho trẻ, nhờ vậy mà trẻ mạnh dạn và có phản xạ nhanh trong quá trình giao
tiếp bằng tiếng Anh cùng cô và các bạn. Kết quả thu được sau khoảng thời gian
áp dụng đề tài là khả năng nghe, nói tiếng Anh của trẻ lớp tôi và trẻ trong toàn
trường đều đã được nâng cao.
2. Khuyến nghị:
14 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non


* Phòng Giáo dục và Đào tạo:
Đầu tư cơ sở vật chất giúp trẻ được học tập, vui chơi trong điều kiện lớp học
rộng rãi, an toàn và đầy đủ các phòng chức năng.
Tổ chức các buổi hội thảo, chuyên đề nhằm nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng
của giáo viên trong việc tổ chức các hoạt động nhằm giúp cho trẻ có nhiều cơ
hội được học tập trong môi trường tiếng Anh chuyên nghiệp.
* Ban giám hiệu nhà trường:
Đầu tư cơ sở vật chất, các loại tranh, ảnh, chuyện bằng tiếng Anh có mầu sắc,
hình ảnh đẹp mắt, hấp dẫn trẻ.
Tạo điều kiện cho các giáo viên có điều kiện về kinh phí để tham gia các lớp
học nhằm nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân.
Liên kết với một số trung tâm dạy tiếng Anh để có các buổi giao lưu học hỏi
tiếng Anh giữa các giáo viên và các buổi trò chuyện để nâng cao trình độ cho trẻ.
Trên đây là một số kinh nghiệm để giúp cho trẻ từ 4-5 tuổi làm quen với tiếng
Anh mà tôi đã nghiên cứu. Tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp quý báu
của các cấp lãnh đạo và đồng nghiệp để tôi ngày càng thực hiện tốt hơn công
việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phần mềm học tiếng Anh cho trẻ mầm non (Englisk for kids, Fun easy
learn…)
2. Sách làm quen tiếng Anh cho trẻ mầm non của tập đoàn Đại Trường Phát.
2. Chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non.
3. Các tập san, tạp chí giáo dục.
4. Sử dụng nguồn tư liệu ảnh trên mạng internet.
5. Ảnh do tác giả chụp
XÁC NHẬN
CỦA NHÀ TRƯỜNG

...., ngày … tháng … năm 2020


Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người khác.
Người viết

.................

15 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

16 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

HÌNH ẢNH MINH HỌA
HÌNH ẢNH MINH CHỨNG CHO CÁC BIỆN PHÁP

Multiple choice exercises (Bài tập trắc nghiệm)
Teacher name (Họ tên giáo viên):………………………………………
* Fill the appro priate word in the box (điền từ thích hợp vào ô trống)

(Ảnh 1: Bài tập trắc nghiệm - MC biện pháp 2)

17 | 2 5



Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

....
(Ảnh 2: Họp tổ chuyên môn - MC biện pháp 2)

(Ảnh 3:Tranh dạy tiếng Anh trang trí tại góc- minh họa BP 2)

18 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

(Ảnh 4:Trò chơi ghép hình kết hợp học tiếng Anh – MC biện pháp 2)

19 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

(Ảnh 5: Lồng ghép dạy tiếng Anh trong tiết toán - minh họa BP 3)

(Ảnh 6: Lồng ghép dạy tiếng Anh trong tiết tạo hình - minh họa BP 3)

(Ảnh 7:Trò chuyện lồng ghép dạy tiếng Anh đầu giờ - minh họa BP 3)
(Ảnh 8: Lồng ghép dạy tiếng Anh vào trò chơi - minh họa BP 3)
(Ảnh 9: Sử dụng phần mềm làm quen tiếng Anh- minh họa BP 3)


20 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm
non

(Ảnh 10: Sử dụng bài tập làm quen tiếng Anh - minh họa BP 3)

21 | 2 5


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KHI BẮT ĐẦU THỰC HIỆN ĐỀ TÀI SKKN
Tên đề tài: Một số biện pháp cho trẻ 4 -5 tuổi làm quen với tiếng Anh ở trường mầm non
(Tổng số điều tra 49/49 học sinh lớp 4 tuổi B1)
STT

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14
15
16
17
18
19
20
21

HỌ VÀ TÊN TRẺ

Vốn kiến thức ban đầu của
trẻ đối với tiếng Anh.
T
x

K

TB
x

x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

Phản xạ của trẻ trong
quá trình giao tiếp, học
tập trong môi trường
tiếng Anh.
T
K
TB
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

22 | 2 5

Trẻ thích thú, hào hứng Khả năng của trẻ biết sử
với các hoạt động có tiếng dụng các từ tiếng Anh đơn
Anh
giản, thông dụng trong khi
giao tiếp
T
K
TB
T
K
TB
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x
x
x
x
x
x


Một số biện pháp lồng ghép làm quen tiếng Anh cho trẻ 4 -5 tuổi ở trường mầm non

22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40

41
42
43
44
45
46
47
48
49

x
x

x
x
x

x

x

x

x
x

x

x
x


x

x

x
x
x
x

x
x
x
x
x

x
22/49
45%

x
8/49
16%

18/49
37%

23 | 2 5

23/49

47%

x
x
x
x

x
x
x
x
x

x

x

x
x

x

x

x
17/49
35%

x
x

x

x
x
x

x
x

x

x
x
x

x
x
x

x
x

x

x
x

x
x


x
x

x
x

x
x

x

10/49
20%

x
x
x
x

x

x
x
x
x

x

x
x


x

x

x

x

x
x

x

x
x
x
x
x

x
x
x

x
x
x

x


x

Tổng số
Tỷ lệ

x
x

x
9/49
18%

20/49
41%

x
x
x
x
x
x
20/49
41%

x
8/49
16%

16/49
33%


25/49
51%


×