Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.07 KB, 25 trang )

19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

Official reprint from UpToDate®
www.uptodate.com ©2020 UpToDate, Inc. and/or its affiliates. All Rights Reserved.

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh
Author: Tiffany M McKee-Garrett, MD
Section Editor: Leonard E Weisman, MD
Deputy Editor: Melanie S Kim, MD

All topics are updated as new evidence becomes available and our peer review process is complete.
Literature review current through: Sep 2020. | This topic last updated: May 15, 2020.

GIỚI THIỆU
Sau sinh, hầu hết trẻ sơ sinh đủ tháng (tuổi thai [GA] > 39 tuần) và trẻ sơ sinh đủ
tháng sớm (GA 37 0/7 đến 38 6/7 tuần) cần được chăm sóc sơ sinh bình thường
thường quy để chuyển tiếp thành công sang cuộc sống bên ngoài tử cung. Tùy theo
chính sách của bệnh viện, trẻ sơ sinh sinh non muộn (GA 34 0/7 đến 36 6/7 tuần) >
35 tuần và trông khỏe mạnh có thể chỉ cần chăm sóc thường quy và có thể được tiếp
nhận và chăm sóc ở phòng sơ sinh (mức độ chăm sóc sơ sinh cấp 1).
Quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh (GA ≥ 35 tuần) sẽ được xem xét ở đây.
Đánh giá trẻ sơ sinh được thảo luận chi tiết hơn ở các chủ đề khác.(See
"Assessment of the newborn infant".)
TỔNG QUAN
Các thành phần chính chăm sóc thường quy trẻ sơ sinh :


Chăm sóc trong phòng sinh và giai đoạn chuyển tiếp, bao gồm cả việc gắn kết
tình cảm mẹ con sớm





Đánh giá trẻ sơ sinh bao gồm xem xét tiền sử mẹ và khám thực thể toàn diện

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

Chăm sóc dự phòng để ngăn ngừa các rối loạn nghiêm trọng


Sàng lọc toàn bộ trẻ sơ sinh (see "Newborn screening")



Giáo dục gia đình



Đánh giá khi xuất viện

CHĂM SÓC TRONG PHÒNG SINH
Xử trí ban đầu - Sau khi sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh ngay bao gồm lau khô, làm
sạch chất tiết đường thở và ủ ấm trẻ sơ sinh. (See "Neonatal resuscitation in the
delivery room", section on 'Initial steps'.)
Đối với trẻ sơ sinh có nhiều khả năng cần hồi sức, bác sĩ lâm sàng có chuyên môn

về hồi sức sơ sinh nên có mặt trong phòng sinh để chăm sóc trẻ có nguy cơ cao.
Việc xác định trẻ sơ sinh có nguy cơ cao và chăm sóc chúng được thảo luận ở chủ
đề riêng. (See "Neonatal resuscitation in the delivery room", section on 'High-risk
delivery'.)
Đánh giá và sắp xếp - Đánh giá tại phòng sinh về tình trạng lâm sàng của trẻ sơ
sinh được thực hiện nhanh chóng bằng cách giải quyết các câu hỏi sau [ 1 ]. Các
câu trả lời được sử dụng để xác định xem liệu trẻ có được tiếp nhận vào phòng sơ
sinh bình thường hay không (mức độ chăm sóc sơ sinh cấp 1) hoặc yêu cầu cấp độ
chăm sóc cao hơn (mức độ chăm sóc sơ sinh cấp 2, 3 hoặc 4) [ 2 ].



Tuổi thai của trẻ sơ sinh có ≥35 tuần hay không?



Trẻ sơ sinh có trương lực cơ tốt hay không?



Trẻ sơ sinh thở hay khóc?

Nếu có là câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này, trẻ sơ sinh không cần can
thiệp thêm và nên được trao cho người mẹ. Trẻ sơ sinh trông khỏe mạnh nên ở với
mẹ và được đặt tiếp xúc da kề da (STS) để thúc đẩy sự gắn kết mẹ-con và bắt đầu
cho con bú sớm [ 3 ]. Nhân viên y tế cần hướng dẫn và hỗ trợ mẹ về tư thế an toàn
đối với trẻ sơ sinh trong khi tiếp xúc da kề da và cho con bú, đồng thời quan sát
trực tiếp lần bú mẹ đầu tiên. Những trẻ này có thể được tiếp nhận vào phòng sơ
sinh (mức độ chăm sóc sơ sinh cấp 1). (See "Initiation of breastfeeding", section on
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI



19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

'Delivery room'.)
Nếu câu trả lời cho bất kỳ câu hỏi nào là không, khi đó trẻ sơ sinh cần được đánh giá
và can thiệp thêm [ 1 ]. Các can thiệp sau có thể được yêu cầu và thảo luận chi
tiết hơn ở chủ đề riêng (see "Neonatal resuscitation in the delivery room"):



Thở oxy



Thông khí áp lực dương



Ép ngực



Dùng các thuốc hồi sức (ví dụ: epinephrine )



Chuyển lên cấp độ chăm sóc cao hơn (mức độ chăm sóc sơ sinh cấp 2, 3 hoặc 4)


Điểm Apgar - Điểm Apgar ở một và năm phút tuổi là một phương pháp được
chấp nhận, sử dụng phổ biến để đánh giá tình trạng trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh.
Mặc dù dữ liệu từ một nghiên cứu dựa trên quần thể báo cáo rằng điểm Apgar
thấp hơn 7, 8 và 9 so với 10 có liên quan đến tỷ lệ tử vong và bệnh tật ở trẻ sơ
sinh cao hơn [ 4 ], điểm Apgar không nên được sử dụng để dự đoán kết cục sơ
sinh của từng cá nhân bởi nó không phải là một công cụ tiên lượng chính xác [ 5
].
Các dấu hiệu sau đây được cho các giá trị 0, 1 hoặc 2 và được cộng lại để tính điểm
Apgar. Điểm số có thể được xác định bằng cách sử dụng bảng tính điểm Apgar ( bảng
tính 1 ).



Nhịp tim



Hô hấp



Trương lực cơ



Kích thích phản xạ




Màu da

Khoảng 90% trẻ sơ sinh có điểm Apgar từ 7 đến 10 và nhìn chung không cần can
thiệp thêm. Những trẻ sơ sinh này thường có tất cả các đặc điểm sau và có thể
được tiếp nhận vào phòng sơ sinh cấp 1 để chăm sóc thường quy:
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate



Tuổi thai (GA) ≥35 tuần



Thở tự nhiên hoặc khóc



Trương lực cơ tốt



Hồng hào

Trẻ sơ sinh có điểm số thấp hơn cần được đánh giá thêm và có thể phải can
thiệp, bao gồm 1% tổng số trẻ sơ sinh cần các biện pháp hồi sức tích cực

khi sinh. Chăm sóc những trẻ sơ sinh này được thảo luận chi tiết hơn ở chủ đề
riêng. (See "Neonatal resuscitation in the delivery room".)
Giai đoạn chuyển tiếp - Giai đoạn chuyển tiếp giữa cuộc sống trong tử cung
và ngoài tử cung là khoảng thời gian từ bốn đến sáu giờ đầu tiên sau khi sinh.
Những thay đổi sinh lý có thể xảy ra trong giai đoạn chuyển tiếp bao gồm giảm
sức cản mạch máu phổi (PVR) với tăng lưu lượng máu đến phổi, phổi giãn nở cùng
với làm sạch dịch phế nang và cải thiện sự oxy hóa, và đóng ống động mạch. (See
"Physiologic transition from intrauterine to extrauterine life".)
Trong khoảng thời gian này, tình trạng lâm sàng của trẻ sơ sinh nên được đánh
giá sau mỗi 30 đến 60 phút để đảm bảo các đánh giá và/hoặc can thiệp thêm ngoài
việc chăm sóc thường quy không còn cần thiết để chuyển tiếp thành công sang
cuộc sống bên ngoài tử cung. Các thông số lâm sàng sau được theo dõi bắt đầu
trong phòng sinh và tiếp tục trong phòng mẹ/trẻ sơ sinh (mẹ và trẻ sơ sinh nằm
cạnh nhau )hoặc phòng sơ sinh:



Nhiệt độ - Nhiệt độ bình thường ở nách phải từ 36,5 đến 37,5ºC (97,7 đến
99,5ºF) đối với trẻ sơ sinh ở trong cũi mở [ 1,6 ]. Sự tăng thân nhiệt ban đầu
có thể phản ánh tình trạng sốt của mẹ hoặc môi trường trong tử cung. Tình
trạng tăng hoặc hạ thân nhiệt dai dẳng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng
huyết. Hạ thân nhiệt có thể góp phần vào các rối loạn chuyển hóa như hạ
đường huyết hoặc nhiễm toan. (See "Clinical features, evaluation, and
diagnosis of sepsis in term and late preterm infants".)



Tần số hô hấp – Tần số hô hấp bình thường từ 40-60 lần/phút và nên được

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI



19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

đếm trong đủ một phút. Thở nhanh có thể là dấu hiệu của bệnh hô hấp hoặc
bệnh tim. Ngưng thở có thể là thứ phát do phơi nhiễm với thuốc của mẹ (ví dụ,
thuốc gây mê hoặc thuốc an thần cho mẹ), một dấu hiệu của suy giảm thần
kinh hoặc nhiễm trùng huyết.


Nhịp tim – Nhịp tim bình thường từ 120 đến 160 lần/phút, nhưng có thể
giảm xuống 85 đến 90 lần/phút ở một số trẻ sơ sinh đủ tháng trong khi ngủ.
Nhịp tim quá cao hoặc thấp có thể là dấu hiệu của bệnh lý nền, như bệnh tim,
nhiễm trùng huyết và rối loạn chuyển hóa.



Màu da - Tím trung ương (môi, lưỡi và thân mình) có thể là dấu hiệu của
bệnh hô hấp hoặc tim. (See "Overview of cyanosis in the newborn".)



Trương lực cơ - Giảm trương lực cơ có thể là thứ phát do phơi nhiễm với thuốc
của mẹ hoặc mẹ bị sốt khi chuyển dạ [ 7 ], hoặc là dấu hiệu của một hội chứng
nền (hội chứng Down), nhiễm trùng huyết, suy giảm thần kinh hoặc rối loạn
chuyển hóa (ví dụ: hạ đường huyết). (See "Clinical features, diagnosis, and
treatment of neonatal encephalopathy" and "Pathogenesis, screening, and diagnosis of
neonatal hypoglycemia", section on 'Clinical manifestations'.)


Bệnh hô hấp và bệnh tim được nghi ngờ ở trẻ sơ sinh được thảo luận chi tiết
hơn ở chủ đề riêng. (See "Overview of neonatal respiratory distress: Disorders of
transition" and "Identifying newborns with critical congenital heart disease".)

CHĂM SÓC TRẺ Ở PHÒNG SƠ SINH
Tổng quan về chăm sóc - Trẻ sơ sinh được nhận vào phòng sơ sinh phải được
đánh giá kỹ lưỡng trong vòng 24 giờ sau khi sinh để xác định bất kỳ bất thường
nào có thể làm thay đổi tiến trình trẻ sơ sinh bình thường hoặc xác định tình trạng
y tế cần được giải quyết (ví dụ: dị tật, tổn thương khi sinh, vàng da, rối loạn tim
phổi, hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết). Đánh giá trẻ sơ sinh bao gồm xem xét
tiền sử của mẹ, gia đình và tiền sử trước khi sinh, và khám toàn diện được thảo
luận chi tiết ở chủ đề riêng. Đánh giá và xử trí nhiễm trùng sơ sinh cũng được
trình bày ở chủ đề riêng. (See "Assessment of the newborn infant" and "Clinical features,
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

evaluation, and diagnosis of sepsis in term and late preterm infants" and "Management and
outcome of sepsis in term and late preterm infants".)
Ngoài việc đánh giá trẻ sơ sinh, các quy trình thường quy sau và thực hiện
đánh giá liên tục sau khi sinh để ngăn ngừa các rối loạn nghiêm trọng:


Chăm sóc mắt dự phòng để ngăn ngừa viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh




Tiêm bắp (IM) vitamin K1 để ngăn ngừa chảy máu do thiếu vitamin K
(VKDB)



Tiêm phòng viêm gan B



Chăm sóc rốn để ngăn ngừa nhiễm trùng



Theo dõi tình trạng tăng bilirubin và hạ đường huyết



Sàng lọc sơ sinh

Chăm sóc mắt - Ở trẻ sơ sinh, nguy cơ bị viêm kết mạc do lậu cầu đã giảm rõ rệt
khi dùng thuốc kháng sinh tra mắt dự phòng ngay sau khi sinh [ 8 ]. Thuốc dự
phòng mắt an toàn, dễ sử dụng và là một phương pháp rẻ tiền để ngăn ngừa bệnh
viêm kết mạc do lậu cầu đe dọa đến thị lực. Ở Hoa Kỳ, dự phòng bệnh viêm
mắt do lậu cầu được khuyến cáo bởi US Preventive Services Task Force và bắt
buộc đối với tất cả trẻ sơ sinh [ 9,10 ]. (See "Gonococcal infection in the newborn",
section on 'Ophthalmia neonatorum'.)
Thuốc mỡ tra mắt Erythromycin (0,5%) được Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) [
8 ] và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) [ 11 ] khuyến nghị
dùng để dự phòng bệnh viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Thuốc mỡ tra

mắt Erythromycin là thuốc duy nhất được phê duyệt ở Hoa Kỳ để phòng ngừa
bệnh viêm kết mạc do lậu cầu ở trẻ sơ sinh. Nó nên được dùng như một vệt
thuốc dài 1 cm ở mỗi mắt trong vòng hai giờ sau khi sinh.
Thuốc mỡ tra mắt Erythromycin ít gây viêm kết mạc do hóa chất hơn so với dung dịch
bạc nitrat . Tuy nhiên, bạc nitrat có hiệu quả hơn trong việc dự phòng Neisseria
gonorrhoeae sản xuất penicilinase so với erythromycin và nên được sử dụng ở những
nơi mà vi sinh vật đang lưu hành [ 12,13 ]. Dung dịch bạc nitrat 1% và tetracycline
1% không có sẵn trên thị trường ở Hoa Kỳ.
Dung dịch Povidone-iodine (2,5%) cũng có thể ngăn ngừa nhiễm lậu cầu ở mắt
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

với ít độc tính hơn và chi phí thấp hơn so với các thuốc khác, mặc dù cần có các
nghiên cứu khẳng định thêm. Chế phẩm này không có sẵn trên thị trường ở Hoa
Kỳ.
Nhiễm trùng mắt ở trẻ sơ sinh do Chlamydia trachomatis phổ biến ở Hoa Kỳ [ 8 ]. Các
thuốc được sử dụng để dự phòng bệnh lậu không có hiệu quả trong việc ngăn ngừa
viêm kết mạc do chlamydia ở trẻ sơ sinh. Biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa viêm
kết mạc do chlamydia ở trẻ sơ sinh là chẩn đoán và điều trị nhiễm chlamydia ở phụ
nữ có thai. (See "Chlamydia trachomatis infections in the newborn", section on 'Prophylaxis
against conjunctivitis'.)
Kỹ thuật - Sau khi lau sạch từng mí mắt bằng bông gạc vô trùng, thuốc dự
phòng được tra vào từng túi kết mạc dưới [ 14 ]. Thuốc được làm lan rộng bằng
cách xoa bóp nhẹ nhàng mí mắt và có thể lau sạch dung dịch hoặc thuốc mỡ thừa
sau một phút. Không nên rửa mắt sau khi dùng thuốc vì làm như vậy có thể giảm
hiệu quả của thuốc.

Thời điểm và tác dụng phụ - Nên thực hiện dự phòng mắt trong vòng hai giờ
sau khi sinh ở tất cả trẻ sơ sinh, bất kể phương thức sinh. Nếu việc dự phòng bị trì
hoãn, cần thiết lập một hệ thống giám sát để đảm bảo rằng tất cả trẻ sơ sinh đều
được điều trị dự phòng. Hiệu quả dự phòng khi bị trì hoãn lâu hơn thì không rõ.
Tác dụng phụ chính là viêm kết mạc do hóa chất (không lây nhiễm). Tình trạng
này thường xuất hiện trong vòng 24 giờ đầu tiên và tự khỏi sau 48 giờ. Nó
thường gặp nhất sau khi dùng bạc nitrat.
Vitamin K - Vitamin K1 dự phòng (phytonadione) được tiêm cho trẻ sơ sinh
ngay sau sinh để ngăn ngừa VKDB, trước đây được gọi là bệnh xuất huyết ở trẻ
sơ sinh. Dữ liệu cho thấy việc dùng vitamin K1 so với giả dược cải thiện các chỉ
số sinh hóa của tình trạng đông máu trong tuần đầu tiên sau sinh và hiệu quả hơn
trong việc ngăn ngừa VKDB.
Trong thực hành của chúng tôi, sử dụng một liều tiêm bắp duy nhất (IM) 1 mg, phù
hợp với hướng dẫn của AAP và Hiệp hội nhi khoa Canada và hướng dẫn của Hiệp
hội các bác sĩ gia đình Canada với liều duy nhất từ 0,5 đến 1 mg [ 15,16 ]. (See
"Overview of vitamin K", section on 'Prevention'.)
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

Một liều vitamin K duy nhất cho thấy có hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa
VKDB khởi phát muộn (được định nghĩa là VKDB từ 2 đến 12 tuần tuổi), khi so
sánh với phác đồ vitamin K đường uống [ 17-21 ]. Bởi vì ảnh hưởng của VKDB
muộn có thể rất khủng khiếp, chúng tôi khuyến cáo dùng dự phòng vitamin K
bằng đường tiêm bắp (IM). Chế phẩm vitamin K đường uống để dự phòng cho trẻ
sơ sinh không có sẵn ở Hoa Kỳ [ 15 ].
Ở một số quốc gia ngoài Hoa Kỳ, vitamin K đường uống được ủng hộ vì dễ sử

dụng và ít tốn kém hơn. Tuy nhiên, mặc dù tăng liều vitamin K đường uống, nguy
cơ chảy máu vẫn hiện hữu, bao gồm chảy máu nội sọ [ 22 ]. Dùng đường tiêm bắp
được ủng hộ bởi một nghiên cứu báo cáo giảm chảy máu đáng kể ở Úc sau khi các
hướng dẫn quốc gia khuyến cáo chuyển từ đường uống sang tiêm bắp [ 23 ].
Ở những nước sử dụng vitamin K đường uống là tiêu chuẩn, nên dùng IM thay vì
dự phòng đường uống cho trẻ sinh non, đang dùng kháng sinh, hoặc bị bệnh gan
hoặc tiêu chảy, vì trẻ có thể giảm hấp thu chế phẩm đường uống. VKDB vẫn có thể
xuất hiện mặc dù tiêm bắp vitamin K ở trẻ sơ sinh bị bệnh gan [ 24 ].
Tỷ lệ cha mẹ từ chối dùng vitamin K cho trẻ sơ sinh là khoảng 0,5%, và sự từ
chối của cha mẹ có liên quan đến một nửa số trường hợp VKDB nặng [ 23-25 ].
Trong các nghiên cứu của Úc đã đề cập ở trên, sáu trường hợp tử vong được báo
cáo là do chảy máu nội sọ, trong đó ba trường hợp không được dùng vitamin K do
cha mẹ từ chối [ 23 ]. Điều bắt buộc là cha mẹ phải được tư vấn về những hậu quả
khủng khiếp tiềm ẩn của VKDB (ví dụ: chảy máu ruột, xuất huyết nội sọ với suy
giảm phát triển thần kinh sau đó và có thể tử vong) nếu trẻ sơ sinh của họ không
được dùng vitamin K.
Các nguyên nhân khác gây VKDB bao gồm không dùng vitamin K mặc dù đã có sự đồng
ý của cha mẹ, bệnh gan hoặc mật và hiếm khi, có thể không xác định được nguyên
nhân nền nào [ 23,24 ].
Trẻ sinh non - Liều dùng tối ưu ở trẻ sinh non chưa được xác định [ 26 ]. Ở
viện chúng tôi, tất cả trẻ sơ sinh bất kể GA hay cân nặng khi sinh (BW) đều được
tiêm bắp một liều vitamin K1 1 mg duy nhất sau khi sinh.
Rốn - Chăm sóc rốn sau sinh để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng (viêm rốn) phụ
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate


thuộc vào chất lượng chăm sóc lúc sinh và sau khi sinh. Nếu có sự gia tăng
nguy cơ viêm rốn, đặc biệt trong điều kiện lâm sàng nguồn lực thấp, việc sử
dụng các thuốc sát trùng (ví dụ, triple dye, cồn, bạc sulfadiazine và
chlorhexidine ) để chăm sóc rốn là một lựa chọn tuyệt vời và rẻ tiền giúp làm
giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, ở các nước phát triển,
chăm sóc vô trùng được thực hiện thường quy khi kẹp và cắt dây rốn, thì không
cần chăm sóc thêm tại chỗ ngoài việc chăm sóc cuống rốn khô để ngăn ngừa
viêm rốn. (See "Care of the umbilicus and management of umbilical disorders", section on
'Cord care'.)
Tiêm phòng viêm gan B – Khuyến cáo tiêm phòng cho tất cả trẻ sơ sinh bất kể tình
trạng kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) của mẹ. Liều vắc xin viêm
gan B đầu tiên được tiêm trong vòng 24 giờ sau khi sinh (Bảng 1) [ 27 ]. Trẻ sơ
sinh của những bà mẹ có HBsAg dương tính nên được tiêm vắc xin viêm gan B
(HBV) cùng với globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) ngay sau sinh, tốt
nhất là trong vòng 12 giờ tuổi (bảng 2). Nếu tình trạng HBsAg của người mẹ
không được biết vào thời điểm sinh, trẻ sơ sinh nên được tiêm HBV trong vòng
12 giờ sau sinh trong khi chờ kết quả HBsAg của mẹ; nếu sau đó người mẹ được
phát hiện có HBsAg dương tính, HBIG nên được tiêm cho trẻ sơ sinh trong tuần
đầu tiên sau sinh. (See "Hepatitis B virus immunization in adults" and "Hepatitis B virus
immunization in infants, children, and adolescents", section on 'Routine infant
immunization'.)
Sàng lọc trẻ sơ sinh - Ở Hoa Kỳ, sàng lọc điếc bẩm sinh, rối loạn chuyển hóa và di
truyền, các bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng (CCHD) và các bệnh nhiễm trùng bẩm sinh
mắc phải được thực hiện thường quy cho tất cả trẻ sơ sinh.
Khiếm thính – Khuyến cáo sàng lọc thính giác đối với tất cả trẻ sơ sinh để phát hiện
khiếm thính. Ở Hoa Kỳ, tất cả 50 tiểu bang và Quận Columbia đều có đạo luật phát
hiện và can thiệp thính giác sớm hoặc các chương trình tuân thủ tự nguyện nhằm
sàng lọc thính giác ở trẻ sơ sinh. (See "Screening the newborn for hearing loss".)
Rối loạn chuyển hóa và di truyền và nhiễm trùng bẩm sinh - Tất cả các
bang đều yêu cầu sàng lọc sơ sinh đối với các rối loạn đe dọa đến tính mạng hoặc

sức khỏe lâu dài, và can thiệp sớm cho thấy cải thiện kết cục. Còn được gọi là xét
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

nghiệm " máu gót chân ", sàng lọc được thực hiện bằng cách phân tích các giọt máu
được đặt trên giấy đặc biệt. Các rối loạn cụ thể được sàng lọc thay đổi theo từng
tiểu bang; tuy nhiên, hầu hết các tiểu bang xét nghiệm các tình trạng do Health
Resources and Services Administration (HRSA) quy định trong Recommended
Uniform Screening Panel (RUSP) [ 28 ]. Máu được lấy để sàng lọc ban đầu trong
khoảng thời gian từ 24 đến 48 giờ sau sinh; một số tiểu bang cũng yêu cầu sàng lọc
lần hai, thường được lấy từ 7 đến 14 ngày tuổi. (See "Newborn screening".)
Bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng - Ở Hoa Kỳ, tất cả 50 tiểu bang và quận
Columbia thực hiện sàng lọc độ bão hòa oxy mao mạch để phát hiện bệnh tim bẩm
sinh nghiêm trọng.
Cho ăn - Nên cho trẻ sơ sinh ăn sớm và thường xuyên để tránh hạ đường huyết. Tần
suất, khoảng thời gian và thể tích các lần ăn phụ thuộc vào việc trẻ sơ sinh được bú
sữa mẹ hay sữa công thức. Mỗi lần ăn phải được ghi lại, và nếu trẻ sơ sinh ăn sữa
công thức, thể tích mỗi lần ăn cũng phải được ghi lại.
Khuyến cáo cho trẻ bú sữa mẹ vì gia tăng lợi ích cho cả trẻ sơ sinh và mẹ khi so
sánh với ăn sữa công thức, ngoại trừ khi có chống chỉ định về mặt y tế, như ở
trẻ sơ sinh có mẹ bị nhiễm vi rút gây suy giảm miễn dịch người (HIV) ở Hoa
Kỳ, hoặc trong một số trường hợp mẹ lạm dụng thuốc. (See "Infant benefits of
breastfeeding" and "Maternal and economic benefits of breastfeeding" and "Infants of
mothers with substance use disorder", section on 'Breastfeeding' and "Prenatal evaluation of
women with HIV in resource-rich settings".)




Trẻ sơ sinh bú mẹ nên được cho bú càng sớm càng tốt sau khi sinh, tốt
nhất là ngay trong phòng sinh. Chúng phải được bú ít nhất 8 đến 12 lần
mỗi ngày trong thời gian trẻ sơ sinh nằm viện. Nằm cạnh mẹ, tiếp xúc da
kề da, cho bú theo nhu cầu thường xuyên trong giai đoạn đầu sau sinh và
hỗ trợ tiết sữa làm tăng tỷ lệ cho con bú thành công. (See "Breastfeeding:
Parental education and support" and "Initiation of breastfeeding".)



Trẻ sơ sinh khỏe mạnh cho ăn sữa công thức phải được cung cấp tiêu chuẩn 19
đến 20 kcal/oz (19 đến 20 kcal/30 mL) sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh có
chứa sắt. Trẻ sơ sinh được cho ăn theo nhu cầu, nhưng khoảng thời gian giữa
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

các lần cho ăn không nên quá bốn giờ. Thể tích cho ăn mỗi lần ít nhất là 0,5 đến
1 oz (15 đến 30 mL) trong vài ngày đầu sau sinh.


Sữa người hiến tặng, tiệt trùng có thể có sẵn ở một số phòng chăm sóc trẻ sơ
sinh cho trẻ bú sữa mẹ, khỏe mạnh cần bổ sung thêm.

Giảm cân - Trẻ sơ sinh đủ tháng có thể mất tới 10% cân nặng khi sinh trong vài
ngày đầu đời và thường lấy lại cân nặng khi sinh lúc 10 đến 14 ngày [ 29,30 ]. Trẻ

sơ sinh bú mẹ hoàn toàn ,sinh mổ có xu hướng giảm cân nhiều hơn trong tuần đầu
tiên của cuộc đời, được chứng minh bởi dữ liệu từ một tổ chức duy trì sức khỏe
lớn, trong đó 25% trẻ bú mẹ hoàn toàn, sinh mổ bị giảm cân > 10% ở 72 giờ tuổi [
30]. Trong nghiên cứu này, trẻ sinh qua âm đạo trở lại cân nặng khi sinh nhanh hơn
so với trẻ sinh mổ. Đối với trẻ sinh qua âm đạo, 86% đạt được cân nặng khi sinh
lúc 14 ngày và 95% lúc 21 ngày. Đối với trẻ sinh mổ, 76% đạt BW lúc 14 ngày
và 92% lúc 21 ngày.
Giảm cân quá mức nên được đánh giá với việc đánh giá về tình trạng cho ăn đầy đủ,
hỗ trợ tiết sữa liên tục cho các bà mẹ đang cho con bú và các biện pháp can thiệp
nếu thấy cần thiết.
Toán đồ giảm cân dựa trên phương thức sinh và cho trẻ bú mẹ hoàn toàn đã được phát
triển [ 29,30 ]. (See "Initiation of breastfeeding", section on 'Weight loss'.)
Sàng lọc glucose - Trẻ sơ sinh đủ tháng khỏe mạnh, không có triệu chứng được
sinh ra sau một thai kỳ và quá trình sinh không có biến chứng có nguy cơ thấp hạ
đường huyết đáng kể. Do đó, định lượng đường huyết không được thực hiện thường
quy ở những trẻ sơ sinh này.
Theo hướng dẫn của AAP, theo dõi glucose nên được thực hiện đối với trẻ sơ sinh
có các yếu tố nguy cơ sau [ 31 ]:



Trẻ sơ sinh có tuổi thai <37 tuần.



Lớn so với tuổi thai (LGA).



Nhỏ so với tuổi thai (SGA).

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate



Trẻ sơ sinh có mẹ bị đái tháo đường (IDM).



Trẻ sơ sinh có tiền sử gia đình bị hạ đường huyết dạng di truyền hoặc có
những dấu hiệu thực thể gợi ý đến một hội chứng (ví dụ: BeckwithWiedemann) có liên quan đến hạ đường huyết.

Ở viện chúng tôi cũng thực hiện sàng lọc glucose đối với trẻ được sinh ra từ những
bà mẹ không được chăm sóc tiền sản. Các quần thể khác có nguy cơ bị hạ đường
huyết bao gồm trẻ sơ sinh bị chậm tăng trưởng trong tử cung hoặc stress chu
sinh, những trẻ sinh già tháng (tuổi thai > 42 tuần), và những trẻ có mẹ được điều
trị bằng thuốc hạ đường huyết đường uống hoặc beta adrenergic. Các biểu hiện
lâm sàng, đánh giá và xử trí hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh được trình bày ở chủ đề
riêng. (See "Pathogenesis, screening, and diagnosis of neonatal hypoglycemia".)
Cắt bao quy đầu ở trẻ sơ sinh -

Các nguy cơ, lợi ích và thủ thật cắt bao quy

đầu ở trẻ sơ sinh được thảo luận ở chủ đề riêng. (See "Neonatal circumcision: Risks
and benefits" and "Techniques for neonatal circumcision".)
Tăng bilirubin máu - Tăng bilirubin máu với nồng độ bilirubin toàn phần huyết

thanh > 25 mg/dL (428 micromol/L) có liên quan đến việc gia tăng nguy cơ rối
loạn chức năng thần kinh do bilirubin (BIND). Do đó, trong quá trình sinh ở bệnh
viện, trẻ sơ sinh nên được đánh giá định kỳ sau mỗi 8 đến 12 giờ và khi xuất viện
để xem có biểu hiện vàng da hay không. Vì đánh giá bằng mắt thường không ước
lượng chính xác mức độ tăng bilirubin máu, hầu hết các bệnh viện đều thực hiện
xét nghiệm bilirubin thường quy bằng cách định lượng bilirubin qua da hoặc
bilirubin toàn phần huyết thanh trước khi xuất viện. Tuy nhiên định lượng bilirubin
toàn phần huyết thanh hoặc qua da nên được thực hiện ở bất kỳ trẻ sơ sinh nào có
biểu hiện vàng da trong 24 giờ đầu sau sinh. Yếu tố dự báo đáng tin cậy nhất cho
sự phát triển sau đó của tăng bilirubin máu đáng kể là kết hợp sàng lọc bilirubin
trước khi xuất viện cùng với đánh giá các yếu tố nguy cơ. (See "Unconjugated
hyperbilirubinemia in term and late preterm infants: Screening", section on 'Screening for
hyperbilirubinemia'.)
Sàng lọc bilirubin với cả mức bilirubin toàn phần huyết thanh và mức bilirubin
liên hợp hoặc trực tiếp có thể hữu ích trong việc xác định trẻ bị chít hẹp
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

đường mật. (See "Biliary atresia".)
Các biểu hiện lâm sàng, đánh giá và quản lý tăng bilirubin ở trẻ sơ sinh được thảo
luận ở c h ủ đ ề riêng. (See "Unconjugated hyperbilirubinemia in term and late preterm
infants: Epidemiology and clinical manifestations" and "Unconjugated hyperbilirubinemia in
term and late preterm infants: Screening" and "Unconjugated hyperbilirubinemia in term and
late preterm infants: Management".)
Giáo dục cha mẹ sau khi sinh - Cha mẹ hoặc người chăm sóc chính nên được đào
tạo và chứng minh năng lực hoặc sự hiểu biết về các nhiệm vụ chăm sóc trẻ sơ

sinh sau đây [ 32 ]:



Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ. (See "Breastfeeding:
Parental education and support" and "Infant benefits of breastfeeding" and "Maternal
and economic benefits of breastfeeding" and "Patient education: Breastfeeding (The
Basics)" and "Patient education: Deciding to breastfeed (The Basics)".)



Nếu cho con bú, tư thế của trẻ, cách ngậm và nuốt thích hợp. (See "Initiation
of breastfeeding".)



Số lần đi tiểu và đi ngoài thích hợp, biểu hiện bình thường và bất thường
của nước tiểu và phân. Đặc biệt, khi không có sự bài tiết mật vào ruột,
phân có màu trắng đục hoặc nhợt nhạt có thể là dấu hiệu sớm của tình
trạng chít hẹp đường mật. (See "Biliary atresia", section on 'Signs and
symptoms'.)



Chăm sóc rốn, da và bộ phận sinh dục. (See "Care of the umbilicus and
management of umbilical disorders", section on 'Umbilical cord at birth' and
"Techniques for neonatal




Nhận biết dấu hiệu của các bệnh lý thông thường ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là
tăng bilirubin máu và nhiễm trùng huyết. (See "Patient education: Jaundice in
babies (The Basics)" and "Patient education: Jaundice in newborn infants (Beyond the
Basics)" and "Patient education: Sepsis in newborn babies (The Basics)".)



Sự an toàn thích hợp cho trẻ sơ sinh, bao gồm tư thế nằm ngửa khi ngủ và ngủ trên
đệm cứng, lắp đặt và sử dụng ghế an toàn trên xe hơi và vệ sinh tay (See "Sudden
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

infant death syndrome: Risk factors and risk reduction strategies", section on 'Sleep
position' and "Sudden infant death syndrome: Risk factors and risk reduction
strategies", section on 'Sleep environment' and "Patient education: Sudden infant
death syndrome (SIDS) (The Basics)".)


Các chiến lược mà cha mẹ có thể dùng để giảm đau trong khi tiêm chủng định
kỳ cho trẻ sơ sinh, được thảo luận ở chủ đề riêng. (See "Standard immunizations
for children and adolescents: Overview", section on 'Reducing injection pain'.)

THỜI GIAN NẰM VIỆN
Thời gian nằm viện tối ưu (LOHS) khác nhau đối với từng cặp mẹ-con và phải đủ
dài để cho phép phát hiện sớm các vấn đề ở trẻ sơ sinh và để đảm bảo rằng gia đình
có khả năng và đã chuẩn bị để chăm sóc trẻ tại nhà [ 32 ]. Các yếu tố liên quan

đến quyết định này bao gồm sức khỏe của người mẹ, sức khỏe và sự ổn định của trẻ
sơ sinh, khả năng và sự tự tin của người mẹ trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh, sự đầy
đủ của các hệ thống hỗ trợ tại nhà và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc theo dõi
thích hợp [ 32-34 ].
Tiêu chí xuất viện - Quyết định xuất viện được đưa ra cùng với gia đình và các bác
sĩ sản khoa và sơ sinh, và dựa trên nhận thức rằng cặp mẹ-trẻ sơ sinh đã sẵn sàng
để xuất viện. Các yếu tố liên quan đến nhu cầu tăng thời gian nằm viện bao gồm lần
đầu làm mẹ, bệnh mạn tính của mẹ, bệnh sơ sinh cần nhập viện, cho con bú, mẹ
không được chăm sóc tiền sản thỏa đáng và hỗ trợ xã hội kém, và bà mẹ chủng tộc
da đen, không phải gốc Tây Ban Nha [ 32 ].
Ủy ban về Thai nhi và Trẻ sơ sinh của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đã ban hành
các tiêu chí và điều kiện tối thiểu được khuyến cáo sau đây cần được đáp ứng
trước khi trẻ sơ sinh xuất viện [ 32 ]:



Không phát hiện bất thường ở trẻ sơ sinh mà phải tiếp tục nằm viện trong
suốt quá trình nằm viện, hoặc khám thực thể khi xuất viện. (See "Assessment of
the newborn infant".)



Các dấu hiệu sinh tồn của trẻ sơ sinh nằm trong phạm vi bình thường và ổn
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate


định ít nhất 12 giờ trước khi xuất viện (tần số hô hấp < 60 lần/ phút; nhịp
tim từ 120 đến 160 lần/phút [nhịp tim lúc nghỉ ở mức 85 có thể chấp nhận
được đối với trẻ đủ tháng]) ; nhiệt độ nách từ 36,5 đến 37,5ºC [97,7 đến
99,5ºF]).


Trẻ sơ sinh đã đi tiểu và đi ngoài tự nhiên ít nhất một lần. Hầu như tất cả
trẻ sơ sinh đủ tháng sẽ đi tiểu và đi ngoài ít nhất một lần trong 24 giờ đầu
đời [ 35 ].



Trẻ sơ sinh đã hoàn thành ít nhất hai lần bú thành công. Nếu trẻ đang bú mẹ,
nhân viên y tế lành nghề nên quan sát quá trình trẻ bú mẹ và ghi lại quá trình
thực hiện việc ngậm, nuốt và cảm giác no của trẻ. Nếu trẻ bú bình, quan sát và
ghi lại quá trình bú thành công dựa trên khả năng phối hợp bú, nuốt và thở
trong khi bú. (See "Initiation of breastfeeding" and "Neonatal oral feeding
difficulties due to sucking and swallowing disorders".)



Nếu trẻ sơ sinh đã được cắt bao quy đầu, không có bằng chứng nào về tình
trạng chảy máu quá mức ở vị trí cắt bao quy đầu ít nhất hai giờ trước khi
xuất viện về nhà.



Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da, ý nghĩa lâm sàng đã được xác định và các kế hoạch
quản lý và theo dõi thích hợp đã được thiết lập. (See "Unconjugated
hyperbilirubinemia in term and late preterm infants: Screening".)




Trẻ sơ sinh đã được sàng lọc và theo dõi nhiễm trùng huyết dựa trên các
yếu tố nguy cơ của mẹ và hướng dẫn quản lý trẻ sơ sinh bị nghi ngờ hoặc
đã được chứng minh nhiễm trùng huyết khởi phát sớm. (See "Clinical features,
evaluation, and diagnosis of sepsis in term and late preterm infants" and "Management
and outcome of sepsis in term and late preterm infants".)



Xem xét các kết quả xét nghiệm của mẹ bao gồm sàng lọc giang mai ở mẹ,
tình trạng kháng nguyên bề mặt viêm gan B và sàng lọc nhiễm vi rút gây suy
giảm miễn dịch ở người (HIV). Khi có chỉ định trên lâm sàng, cần thu thập
và xem xét các kết quả về nhóm máu cuống rốn hoặc trẻ sơ sinh và xét nghiệm
Coombs trực tiếp ở trẻ sơ sinh. (See "Assessment of the newborn infant".)



Vắc xin viêm gan B ban đầu đã được dùng và đối với trẻ sơ sinh có mẹ dương
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

tính với kháng nguyên bề mặt viêm gan B, globulin miễn dịch viêm gan B
đã được dùng. (See "Hepatitis B virus immunization in infants, children, and
adolescents", section on 'Routine infant immunization'.)



Đối với những bà mẹ chưa được tiêm vắc xin, nên tiêm vắc xin giải độc tố
uốn ván, biến giải độc tố bạch hầu và vắc xin hấp phụ vô bào (Tdap) cho mẹ
sau khi sinh trẻ. Ngoài ra, nên tiêm vắc xin Tdap cho những người lớn và
thanh thiếu niên khác chưa được tiêm vắc xin Tdap trước đó và sẽ tiếp xúc
gần với trẻ sơ sinh.



Hoàn thành việc sàng lọc thính giác, s à n g l ọ c trẻ sơ sinh bằng máu gót chân,
và sàng lọc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng bằng cách đo độ bão hòa oxy mao mạch
(CCHD) [ 36 ]. (See "Screening the newborn for hearing loss" and "Newborn screening"
and "Newborn screening for critical congenital heart disease using pulse oximetry".)



Người mẹ đã được đào tạo và chứng minh năng lực chăm sóc trẻ sơ sinh
của mình như đã mô tả ở trên (See 'Postnatal parental education' above.)



Xác nhận rằng đã có ghế ô tô phù hợp và cha mẹ đã chứng minh cho nhân viên
bệnh viện thấy khả năng đặt trẻ sơ sinh ở tư thế thích hợp và sử dụng ghế ô tô
đúng cách. (See "Discharge planning for high-risk newborns", section on 'Car seat/bed
use'.)



Các thành viên trong gia đình hoặc những người hỗ trợ khác, bao gồm các

nhiên viên y tế có kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh, luôn sẵn sàng phục vụ
bà mẹ và trẻ sơ sinh sau khi xuất viện.



Xác định một cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu để tiếp tục chăm sóc trẻ sơ
sinh và truyền đạt kịp thời các thông tin nhập viện để sinh thích hợp đã được
gửi đến các nhân viên của cơ sở. Nếu trẻ sơ sinh được xuất viện trước 48 giờ
sau khi sinh, một cuộc hẹn tái khám nên được thực hiện ở cơ sở y tế chăm sóc
sức khỏe ban đầu bởi một nhân viên y tế được cấp phép trong vòng 48 giờ.
Nếu không thể đảm bảo một cuộc hẹn tái khám đúng thời gian thích hợp, khi
đó việc xuất viện nên được hoãn lại cho đến khi thiết lập được cuộc hẹn tái
khám. (See 'Follow-up visit' below.)
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020


Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

Các yếu tố nguy cơ về gia đình, môi trường và xã hội đã được đánh giá và giải
quyết (ví dụ: lạm dụng chất kích thích, lạm dụng hoặc bỏ rơi trẻ em, bạo lực
gia đình, bệnh tâm thần, thiếu sự hỗ trợ của xã hội, không có thu nhập đáng tin
cậy). Các rào cản đối với việc chăm sóc theo dõi được đánh giá và giải quyết
(ví dụ: giao thông, tiếp cận thông tin liên lạc qua điện thoại).

Các tiêu chí này thường không đạt được trước khi trẻ được 48 giờ tuổi. Trong một
phân tích gộp được công bố gần đây, trẻ sơ sinh có thời gian nằm viện ngắn (< 48
giờ sau khi sinh) có nhiều khả năng tái nhập viện trong vòng 28 ngày hơn so với trẻ

có thời gian nằm viện > 48 giờ [ 37 ]. Nếu xuất viện sớm đang được xem xét, thì
nên giới hạn ở trẻ sơ sinh đủ tháng (37 0/7 đến 41 6/7 tuần thai) với thai kỳ,
chuyển dạ và q u á t r ì n h sinh không c ó biến chứng và đáp ứng các tiêu chuẩn
trên.
Đạo luật xuất viện – Ở Hoa Kỳ, vì lo ngại rằng xuất viện sớm có thể ảnh hưởng xấu
đến kết cục sức khỏe của mẹ và trẻ sơ sinh, cả chính quyền tiểu bang và liên bang
đã thông qua đạo luật xuất viện sau khi sinh vào cuối những năm 1990 (Đạo luật bảo
vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh [NMHPA]) để ngăn chặn tình trạng thời gian nằm
viện cực ngắn. Nhìn chung, đạo luật này yêu cầu các gói bảo hiểm chi trả cho thời
gian nằm viện sau sinh lên đến 48 giờ đối với trẻ sinh qua âm đạo và lên đến 96 giờ
đối với sinh mổ [ 38 ]. Tác động của đạo luật nhằm đảm bảo sự bao phủ bảo hiểm
trong thời gian tối thiểu 48 giờ đã làm tăng thời gian nằm viện của trẻ sơ sinh và bà
mẹ và dường như làm giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh tái nhập viện và số lần khám tại khoa
cấp cứu [ 37,39,40 ].

TÁI KHÁM
Tái khám sớm cho trẻ sơ sinh được thực hiện tại cơ sở y tế đã được xác định bởi
nhiên viên y tế có khả năng đánh giá trẻ sơ sinh. Việc thăm khám này có thể diễn
ra ở nhà hoặc phòng khám, dựa trên nhu cầu của gia đình và sự sẵn có của nhân
viên y tế, và bao gồm những điều sau [ 32 ]:



Đánh giá sức khỏe chung của trẻ sơ sinh - Xem lại thông tin nhập viện để sinh
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate


(thai kỳ, quá trình sinh, các biến chứng trong thời gian nằm viện) và các sự
kiện thích hợp sau khi xuất viện. Thực hiện khám thực thể cho trẻ sơ sinh bao
gồm đo cân nặng và đánh giá các dấu hiệu mất nước và mức độ vàng da.
Ngoài ra, bác sĩ lâm sàng nên xác định các vấn đề mới, xem xét lại cách cho
bú, bao gồm cả phân và lượng nước tiểu.


Đánh giá chất lượng tương tác giữa mẹ và trẻ sơ sinh.



Đánh giá hành vi của trẻ sơ sinh.



Tăng cường giáo dục bà mẹ và gia đình về việc chăm sóc trẻ sơ sinh khi bú
mẹ, tư thế nằm ngửa khi ngủ, và ghế an toàn cho trẻ, khuyến khích và hỗ trợ
việc cho trẻ bú mẹ (nếu thích hợp).



Xem xét lại kết quả các xét nghiệm cận lâm sàng nổi bật bao gồm cả
sàng lọc máu gót chân ở trẻ sơ sinh.



Thực hiện bất kỳ xét nghiệm cần thiết nào như kiểm tra bilirubin ở trẻ sơ sinh
bị vàng da có ý nghĩa trên lâm sàng.




Thiết lập mối quan hệ với cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Xác nhận kế
hoạch duy trì chăm sóc sức khỏe và cơ sở y tế.



Đánh giá sự hạnh phúc của cha mẹ, bao gồm cả các triệu chứng trầm cảm sau
sinh (PPD) ở mẹ. US Preventive Services Task Force, cùng với một số tổ chức
nghề nghiệp bao gồm cả Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, khuyến cáo tầm soát trầm
cảm sau sinh thường quy ở tất cả phụ nữ để tạo điều kiện điều trị sớm dựa trên
bằng chứng và chuyển tuyến. [ 41 ]. (See "Postpartum unipolar major depression:
Epidemiology, clinical features, assessment, and diagnosis".)

Thời điểm khám sức khỏe lần đầu tiên đối với trẻ khỏe mạnh phụ thuộc vào khoảng
thời gian nhập viện để sinh. Đối với trẻ sơ sinh nhập viện dưới 48 giờ, được khuyến
cáo tái khám sớm trong vòng 48 giờ sau khi xuất viện [ 32,42 ], trong khi đối với
trẻ sơ sinh nhập viện trên 48 giờ, tái khám lần đầu ở trẻ khỏe mạnh trong vòng ba
đến năm ngày sau khi xuất viện là hợp lý. Cách tiếp cận này, phù hợp với hướng
dẫn của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), được ủng hộ bởi một nghiên cứu sử dụng dữ
liệu từ một hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn, cho thấy tái khám sớm làm giảm tỷ lệ
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

tái nhập viện ở trẻ sơ sinh có thời gian nhập viện để sinh dưới 48 giờ [ 42]. Tái
khám sớm hơn trong vòng 24 đến 48 giờ sau khi xuất viện, bất kể thời gian nằm

viện, đặc biệt quan trọng đối với những đối tượng sau: trẻ sinh non muộn và trẻ
sinh đủ tháng sớm, trẻ sơ sinh sút cân > 8%, trẻ sơ sinh có các yếu tố nguy cơ tăng
bilirubin máu, và trẻ sơ sinh được điều trị bằng quang trị liệu.

SINH TẠI NHÀ
Chúng tôi đồng tình với tuyên bố chính sách của Viện Nhi khoa Hoa Kỳ rằng sinh tại
nhà không được khuyến cáo ở các nước phát triển do tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh tăng
gấp 2-3 lần khi so với kết cục sinh tại các cơ sở chăm sóc y tế [ 43 ]. Các nhân viên
y tế nhi khoa nên cung cấp thông tin về nguy cơ gia tăng tử vong ở trẻ sơ sinh và
các biến chứng liên quan đến việc sinh tại nhà có kế hoạch cho các bà mẹ đang xem
xét sinh tại nhà. Ngoài ra, những bà mẹ mang thai bị biến chứng do thai chậm tăng
trưởng trong tử cung hoặc đái tháo đường nên sinh tại cơ sở chăm sóc y tế do tăng
nguy cơ hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh và các biến chứng tiềm ẩn khác liên quan
đến những loại thai kỳ nguy cơ cao này.
Tuy nhiên, công nhận rằng việc sinh tại nhà đã và sẽ tiếp tục diễn ra, chăm sóc trẻ sơ
sinh được sinh tại nhà phải phù hợp với chăm sóc trẻ sơ sinh được sinh tại cơ sở
chăm sóc y tế [ 43 ]. Sinh tại nhà có kế hoạch an toàn nhất khi chúng là một phần của
hệ thống được quản lý, tích hợp với nhiều nhân viên y tế có trình độ tốt để chăm sóc
cả mẹ và trẻ sơ sinh, đánh giá nguy cơ thích hợp và khả năng chuyển viện liền mạch,
nếu cần. (See "Planned home birth", section on 'Program organization'.)



Sinh - Có hai nhân viên y tế khi sinh, một trong số họ có trách nhiệm chính đối
với trẻ sơ sinh.
Chăm sóc giai đoạn chuyển tiếp - Trong khoảng thời gian bốn đến tám giờ
đầu tiên, trẻ sơ sinh phải được giữ ấm, và thực hiện khám thực thể kĩ lưỡng
bao gồm đánh giá tuổi thai. Trong giai đoạn này, việc theo dõi liên tục được
tiến hành sau mỗi 30 phút và bao gồm đánh giá về tần số hô hấp và nhịp tim,
màu sắc da và trương lực cơ cho đến khi tình trạng trẻ sơ sinh được xác định là

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

bình thường và ổn định trong ít nhất hai giờ. Nếu tuổi thai < 37 tuần hoặc trẻ
trông ốm yếu (ví dụ nhiễm trùng huyết) thì nên chuyển trẻ đến cơ sở y tế để
tiếp tục theo dõi và xử trí. (See 'Transitional period' above and "Late preterm
infants" and "Management and outcome of sepsis in term and late preterm infants".)


Chăm sóc trẻ sơ sinh thường quy - Trẻ sinh tại nhà nên được nhận tất cả các
quy trình và đánh giá liên tục được thực hiện thường quy ở các trung tâm sinh
sản, bao gồm (see 'Newborn nursery care' above):
• Chăm sóc mắt dự phòng để ngăn ngừa viêm kết mạc do lậu cầu
• Tiêm vitamin K dự phòng
• Tiêm vắc xin viêm gan B
• Sàng lọc trẻ sơ sinh: Tăng bilirubin máu, sàng lọc "máu gót chân" để

phát hiện các rối loạn chuyển hóa và di truyền đối với tất cả trẻ sơ sinh,
sàng lọc thính giác và sàng lọc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng bằng
đo độ bão hòa oxy mao mạch.
• Đánh giá và tư vấn cho con trẻ bú



Chăm sóc theo dõi - Xác định một cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu để
tiếp tục chăm sóc và thông báo thông tin nhập viện để sinh thích hợp. (See

'Follow-up visit' above.)

TÁI NHẬP VIỆN
Mặc dù đã ban hành Đạo luật bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh (NMHPA),
nhưng khả năng trẻ sơ sinh tái nhập viện có thể phòng ngừa được vẫn tiếp tục xảy
ra. Trẻ sơ sinh tái nhập viện có liên quan đến xuất viện sớm, cha mẹ thiếu kinh
nghiệm, khó khăn trong việc nuôi dưỡng trẻ sơ sinh và là người gốc Á hoặc Đảo
Thái Bình Dương vì những trẻ này có sự gia tăng nguy cơ tăng bilirubin máu [
44 ].
Những yếu tố này đã được xác định trong một phân tích 2540 trẻ sơ sinh tái
nhập viện trong vòng 10 ngày đầu tiên của cuộc đời dựa trên hồ sơ xuất viện
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

lâm sàng do Hội đồng Kiểm soát Chi phí Chăm sóc Sức khỏe Pennsylvania
(PHC4) thu thập [ 44 ]. Trong đoàn hệ này, thời gian tái nhập viện trung bình
bệnh là 111 giờ kể từ khi sinh và 62 giờ kể từ khi xuất viện. Vàng da là chẩn
đoán phổ biến nhất xảy ra ở 92% trẻ sơ sinh. Những trẻ còn lại tái nhập viện vì
mất nước, các vấn đề về việc bú và/hoặc các bất thường về điện giải đi kèm.
Những phát hiện này có thể hữu ích trong việc cung cấp hỗ trợ bổ sung cho
các gia đình có nguy cơ và chăm sóc dự phòng, do đó làm giảm nhu cầu tái
nhập viện.

TÓM TẮT VÀ KHUYẾN CÁO
Hầu hết trẻ sơ sinh đều thực hiện chuyển tiếp thành công sang cuộc sống bên ngoài tử
cung và chỉ cần chăm sóc thường quy ngay sau khi sinh.




Ngay sau sinh không có biến chứng, chăm sóc trẻ thường quy bao gồm lau khô,
làm sạch dịch tiết đường thở và ủ ấm. Khoảng 90% trẻ sơ sinh sẽ không cần can
thiệp thêm trong phòng sinh và những trẻ sơ sinh này nên được đưa cho mẹ tiếp
xúc da kề da và bắt đầu bú mẹ. (See 'Delivery room care' above.)



Trong giai đoạn chuyển tiếp (bốn đến sáu giờ đầu đời), chăm sóc thường quy
tối ưu, bắt đầu ngay trong phòng sinh, bao gồm thúc đẩy sự gắn kết sớm với
tiếp xúc da kề da và bắt đầu cho con bú sớm và theo dõi tình trạng lâm sàng trẻ
sơ sinh mỗi 30 đến 60 phút để xác định xem có cần can thiệp thêm hay không.
(See 'Transitional period' above.)



Chăm sóc thường quy bao gồm thực hiện đánh giá kỹ lưỡng trong vòng 24 giờ
sau sinh để xác định bất kỳ bất thường nào có thể làm thay đổi tiến trình trẻ sơ
sinh hoặc xác định một tình trạng y tế cần được giải quyết trong những ngày
đầu tiên của cuộc đời. Đánh giá bao gồm xem xét tiền sử mẹ, gia đình và tiền
sử trước sinh và khám thực thể toàn diện. (See "Assessment of the newborn
infant".)



Chúng tôi khuyến nghị rằng tất cả trẻ sơ sinh nên được điều trị bằng thuốc
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI



19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

kháng sinh tra mắt ngay sau sinh để ngăn ngừa viêm kết mạc do lậu cầu (Grade 1A).
Trong thực hành, chúng tôi sử dụng thuốc mỡ erythromycin 0,5% (tra vệt thuốc 1 cm
ở mỗi mắt). Các loại thuốc thay thế không có sẵn ở Hoa Kỳ, bao gồm dung dịch
bạc nitrat 1% , thuốc mỡ tetracycline 1% hoặc dung dịch povidone-iodine 2,5%.
(See 'Eye care' above and "Gonococcal infection in the newborn", section on
'Ophthalmia neonatorum'.)


Chúng tôi khuyến nghị rằng tất cả trẻ sơ sinh được sử dụng dự phòng vitamin
K1 oxit (phytonadione) để phòng ngừa chảy máu do thiếu vitamin K (VKDB)
(Grade 1A). Chúng tôi khuyến nghị dùng các chế phẩm vitamin K tiêm bắp
(IM) hơn là uống vì tính ưu việt của đường tiêm bắp trong việc phòng ngừa cả
VKDB sớm và muộn (Grade 1A). (See 'Vitamin K' above.)



Chúng tôi khuyến nghị tiêm vắc xin viêm gan B (HBV) cho tất cả trẻ sơ
sinh bất kể tình trạng kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B (HBsAg) của
người mẹ để phòng ngừa nhiễm HB (Grade 1A). Chúng tôi khuyến nghị rằng
trẻ sơ sinh của các bà mẹ có HbsAg dương tính nên nhận cả globulin miễn
dịch viêm gan B (HBIG) và HBV ngay sau sinh (

table 2) (Grade 1A). (See

"Hepatitis B virus immunization in adults" and "Hepatitis B virus immunization in

infants, children, and adolescents", section on 'Routine infant immunization'.)


Ở Hoa Kỳ, sàng lọc tất cả trẻ sơ sinh để phát hiện các rối loạn và mất thính
giác đe dọa đến tính mạng hoặc sức khỏe lâu dài được thực hiện ở tất cả năm
mươi tiểu bang. (See "Screening the newborn for hearing loss" and "Newborn
screening".)



Chăm sóc thường quy bao gồm đánh giá trẻ sơ sinh về tình trạng tăng bilirubin
máu và hạ đường huyết, có thể dẫn đến bệnh tật đáng kể. (See 'Glucose screening'
above and 'Hyperbilirubinemia' above.)



Các tiêu chí và điều kiện tối thiểu do Viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) thiết lập
phải được đáp ứng trước khi xuất viện. Chúng bao gồm các dấu hiệu sinh tồn
bình thường và ổn định trong ít nhất 12 giờ trước khi xuất viện, bằng chứng đi
tiểu và đi ngoài, hoàn thành hai lần bú thành công, không có sự bất thường về
thể chất cần chăm sóc liên tục, không có bằng chứng chảy máu quá mức (đặc
BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


19/10/2020

Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

biệt ở trẻ đã cắt bao quy đầu) và đào tạo thành công các thành viên trong gia
đình để chăm sóc trẻ liên tục tại nhà. (See 'Discharge criteria' above.)



Ở Hoa Kỳ, luật pháp yêu cầu các gói bảo hiểm chi trả cho thời gian nằm
viện sau sinh lên đến 48 giờ đối với trẻ được sinh qua âm đạo và lên đến
96 giờ đối với sinh mổ. (See 'Discharge legislation' above.)



Khi xuất viện, cần xác định cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hiện
tái khám đúng thời gian. Đối với tất cả trẻ sơ sinh được xuất viện trước 48 giờ,
đánh giá theo dõi được thực hiện trong vòng 48 giờ và không quá 72 giờ sau khi
xuất viện. Khám theo dõi nên bao gồm đánh giá sức khỏe chung và hành vi của
trẻ sơ sinh, tương tác giữa trẻ sơ sinh và mẹ, sự hạnh phúc của cha mẹ, xác nhận
về việc chăm sóc sức khỏe liên tục và giáo dục cha mẹ. (See 'Follow-up visit'
above.)

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

19/10/2020

HÌNH ẢNH
Recommended doses of formulations of hepatitis B vaccines licensed in the United States
for infants, children, and adolescents younger than 18 years, by vaccine type and age group*
Age group

Volume (mL)


Dose HBsAg (mcg)

Single-antigen vaccines
Recombivax HB
Pediatric/adolescent

Birth through 17 years

0.5

5

1

10

Birth through 17 years

0.5

10

6 weeks through 6 years

0.5

10

6 weeks through 4 years


0.5



formulation

Adult formulation
Engerix B

11 through 15 years



Combination vaccines
Pediarix (combined HepB-



DTaP-IPV)

Vaxelis (combined HepB-

פ

10

DTaP-IPV-Hib

HBsAg: hepatitis B surface antigen; HepB: hepatitis B; DTaP: diphtheria, tetanus, acellular pertussis; IPV: inactivated poliovirus; Hib:
Haemophilus influenzae type B.

* For recommended doses for persons ≥18 years, refer to UpToDate topic on HepB vaccines for adults.
¶ Administered on a 3- or 4-dose schedule. Refer to UpToDate topic on HepB vaccines for infants, children, and adolescents.
th
Administered on a 2-dose schedule at 0 and 4 to 6 months. Both doses must be administered before the 16 birthday.
◊ Typically administered at 2, 4, and 6 months of age. §
Expected to be available in 2021.
Adapted from: Schillie S, Vellozzi C, Reingold A, et al. Prevention of hepatitis B virus infection in the United States:
Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices. MMWR Recomm Rep 2018; 67:1.
Additional data from: Vaxelis (Diphtheria and tetanus toxoids and acellular pertussis adsorbed, inactivated poliovirus,
Haemophilus b conjugate [meningococcal protein conjugate] and hepatitis B [recombinant] vaccine. United States Prescribing
Information. Revised December, 2018. US Food & Drug Administration. Available online:
www.fda.gov/BiologicsBloodVaccines/ucm629107.htm (Accessed on December 28, 2018).
Graphic 60075 Version 18.0

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


Tổng quan về quản lý thường quy trẻ sơ sinh khỏe mạnh - UpToDate

19/10/2020

Recommended schedule of hepatitis B immunoprophylaxis for term infants and preterm
infants with birth weight ≥2 kg

Single antigen* plus combination
Maternal HBsAg

Single-antigen vaccine*

vaccine


status
Dose



Positive

Age

Birth (≤12 hours)*

1

Birth (≤12 hours)*

HBIG

Birth (≤12 hours)

HBIG

Birth (≤12 hours)

2

1 to 2 months*

2


2 months

3

4 months

4

6 months

¥

6 months

פ
פ

1

Birth (≤12 hours)*

1

Birth (≤12 hours)*

2

1 to 2 months*

2


2 months

3

4 months

4

6 months

3

Negative

Dose

1

3

Unknown

Age

6 months





1

Birth (≤24 hours)*

1

Birth (≤24 hours)*

2

1 to 2 months*

2

2 months

3

4 months

3

6 to 18 months




6 months
4
HBV: hepatitis B virus; HBsAg: hepatitis B surface antigen; HBIG: hepatitis B immune globulin; anti-HBs: antibody to HBsAg.

* Single-antigen vaccines (ie, Recombivax HB or Engerix-B) should be used for the birth dose. Combination vaccines (eg, Pediarix) cannot
be administered at birth or before age 6 weeks.
¶ Infants born to HBsAg-positive mothers should receive immunoprophylaxis as recommended whether or not their mother received
antiviral therapy during the third trimester.
HBIG (0.5 mL) administered intramuscularly at a separate site (ie, different leg) from vaccine.
◊ The final dose in the vaccine series should not be administered before age 24 weeks (164 days).
§ These infants should be tested for anti-HBs and HBsAg at age 9 to 12 months or 1 to 2 months after the last dose of hepatitis B vaccine.
Testing should not be performed before age 9 months nor within 4 weeks of the most recent vaccine dose.
¥ Mothers should have blood drawn and tested for HBsAg as soon as possible after admission for delivery; if the mother is found to be HBsAg
positive, the infant should receive HBIG as soon as possible but no later than age 7 days.
Adapted from: Schillie S, Vellozzi C, Reingold A, et al. Prevention of hepatitis B virus infection in the United States:
Recommendations of the Advisory Committee on Immunization Practices. MMWR Recomm Rep 2018; 67:1.
Graphic 76345 Version 15.0

BIÊN DỊCH : VŨ TÀI


×