Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.93 KB, 18 trang )

LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH
NGHIỆP
1.1. Những vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp.
1.1.1. Khái niệm về tài chính doanh nghiệp.
Tài chính doanh nghiệp là khâu cơ sở của hệ thống tài chính bởi lẽ nó trực tiếp gắn
liền và phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh ở các đơn vị cơ sở, nơi trực tiếp sáng tạo
ra sản phẩm quốc dân, mặc khác còn có tác động quyết định đến thu nhập của các khâu
tài chính khác trong hệ thống tài chính.
Báo cáo tài chính là hệ thống thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán tài chính
nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, kết
quả kinh doanh và các luồng tiền trong một kỳ kế toán, giúp cho người sử dụng phân
tích và đánh giá tình hình tài chính, tình hình kinh doanh trong một kỳ kế toán và dự
đoán luồng tiền trong tương lai. Báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng để đưa ra quyết
định kinh tế.
1.1.2. Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp.
Trong hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam, báo cáo tài chính được xác định là
loại báo cáo tổng hợp về tình hình tài sản, nguồn vốn cũng như tình hình và kết quả
hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định, được thể hiện thông qua các
chỉ tiêu có mối liên hệ với nhau do nhà nước quy định thống nhất và mang tính pháp
lệnh. Nó cung cấp cho người sử dụng thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình hoạt
động của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính nhằm cung cấp những thông tin cần thiết nhất phục vụ chủ yếu
doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác như các chủ đầu tư, Hội đồng quản trị
doanh nghiệp, người cho vay, các cơ quan quản lý cấp trên và toàn bộ cán bộ, công
nhân viên của doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính cung cấp những thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu để đánh giá
tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, thực trạng tài chính của doanh
nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua, giúp cho việc giám sát tình hình sử dụng vốn và khả
năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Các chỉ tiêu, các số liệu trên các báo cáo tài chính là những cơ sở quan trọng để tính
ra các chỉ tiêu kinh tế khác, nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của các quá


trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Những thông tin của báo cáo tài chính là những căn cứ quan trọng trong việc phân
tích, nghiên cứu, phát hiện những khả năng tiềm tàng, là những căn cứ quan trọng để đề
ra các quyết định về quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đầu tư vào
doanh nghiệp của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ nợ hiện tại và tương lai của
doanh nghiệp.
Báo cáo tài chính còn là những căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch kinh tế
- kỹ thuật, tài chính của doanh nghiệp, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các
biện pháp xác thực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
1.1.3. Mục đích của việc phân tính tài chính doanh nghiệp.
Phân tài chính có thể được hiểu như quá trình kiểm tra, xem xét các số liệu tài chính
hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro tiềm ẩn trong tương
lai, phục vụ cho các quyết định tài chính của doanh nghiệp. Mặt khác, phân tích tài
chính của doanh nghiệp là để đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng về
nhiều khía cạnh khác nhau của tài chính doanh nghiệp để phục vụ cho những mục đích
của mình.
• Đối với nhà quản trị của doanh nghiệp: phân tích tài chính nhằm mục tiêu:
- Tạo các chu kỳ đánh giá đều đặn về các hoạt động kinh doanh quá khứ, tiến hành
cân đối tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, trả nợ, rủi ro tài chính của
doanh nghiệp.
- Định hướng các quyết định của Ban giám đốc: đầu tư dự án, phân chia lợi tức, cổ
phần…
- Là cơ sở cho các dự toán tài chính: dự toán tiền, dự toán kết quả hoạt động kinh
doanh…
- Là công cụ để kiểm soát các hoạt động quản lý.
• Đối với các chủ nợ ( ngân hàng, nhà cung cấp, chủ vay…): mục đích của các
chủ nợ là mong đợi các khoản nợ sẽ thanh toán và nhận được một khoản lợi từ
khoản cho vay đó. Do đó, họ rất quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh

nghiệp, họ rất chú ý đến tình hình và khả năng sinh lời để đánh giá đơn vị có khả
năng trả nợ được hay không khi ra quyết định bán chịu hoặc cho doanh nghiệp
vay .
• Đối với các nhà đầu tư trong tương lai: điều chú trọng cơ bản là lợi nhuận hiện
tại và lợi nhuận kỳ vọng trong tương lai của công ty mà họ quyết định đầu tư
cũng như sự ổn định của lợi nhuận theo thời gian. Vì vậy, họ cần phân tích thông
tin tài chính của doanh nghiệp qua các năm, các thời kỳ để phần nào đánh giá
được tiềm lực của doanh nghiệp trước khi ra quyết định đầu tư.
• Đối với các cơ quan chức năng: như cơ quan thuế, thông qua thông tin trên báo
cáo tài chính xác định các khoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện đối với Nhà
Nước, cơ quan thống kê tổng hợp phân tích tình hình số liệu thông kê, chỉ số
thông kê…
1.1.4. Ý nghĩa của việc phân tích tài chính doanh nghiệp.
Phân tích tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng có thông tin cần thiết để ra các
quyết định:
• Quyết định đầu tư và cung cấp tín dụng.
Cổ đông, người có ý định đầu tư cần thông tin lợi nhuận, trả lãi mỗi cổ phiếu, tình
hình tài chính, dự báo lợi nhuận tương lai của công ty để quyết định đầu tư.
Tổ chức tài chính tín dụng cần thông tin cơ cấu vốn, khả năng trả tiền lãi định kỳ, trả nợ
vay, triển vọng, rủi ro để quyết định cung cấp tín dụng.
Nhà cung cấp nguyên liệu cần thông tin khả năng trả nợ ngắn hạn của khách hàng
để quyết định bán chịu.
• Quyết định quản trị.
Nhà quản trị công ty cần thông tin tài chính, khả năng trả nợ, sinh lời, nhận biết lợi
nhuận, khó khăn liên quan đến kinh doanh, sử dụng tài sản, điều hành nợ - vốn để có
quyết định kinh doanh có hiệu quả cao.
• Quyết định điều tiết.
Cơ quan Thuế cần thông tin kết quả kinh doanh, tình hình tài chính để kiểm tra việc
nộp thuế, xây dựng chính sách thuế.
Cơ quan Kinh tế cần thông tin kết quả kinh doanh, tình hình tài chính…để xây dựng

chính sách mở rộng hay hạn chế đầu tư.
Cơ quan Chứng khoán cần thông tin kết quả kinh doanh, tình hình tài chính để có
những quyết định hạn chế thiệt hại cho đầu tư…
1.2. Nội dung và phương hướng phân tích tình hình tài chính.
 Nội dung phân tích tài chính.
Nội dung chủ yếu của phân tích tài chính là đi từ khái quát đến cụ thể bao gồm các
nội dung sau:
- Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua sự phân bổ cơ cấu tài
sản và nguồn vốn
- Phân tích về khả năng thanh toán các khoản nợ phát sinh tại doanh nghiệp
- Phân tích tình hình luân chuyển vốn
- Phân tích khả năng sinh lời.
 Phương pháp phân tích tài chính.
 Phân tích theo chiều ngang.
Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính đó là phân tích
theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch và tỷ lệ % chênh lệch từ năm
này so với năm trước. Tỷ lệ % chênh lệch phải được tính toán để cho thấy quy mô
thay đổi tương quan ra sao so với quy mô của số tiền liên quan. Số tiền chênh lệch
phản ánh quy mô biến động, tỷ lệ chênh lệch phản ánh tốc độ biến động. Phân tích
theo thời gian giúp đánh giá khái quát tình hình biến động của các chỉ tiêu tài
chính, từ đó đánh giá tình hình tài chính. Đánh giá đi từ tổng quát đến chi tiết, sau
khi đánh giá ta liên kết các thông tin để đánh giá khả năng tiềm tàng và rủi ro, giúp
nhận ra các khoản mục nào có biến động cần tập trung phân tích xác định nguyên
nhân
 Phân tích theo chiều dọc ( phân tích theo quy mô chung).
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các
bộ phận khác nhau so với tổng số trong một báo cáo. Con số tổng cộng của báo cáo
sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ % với con số đó.
Sử dụng phương pháp phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan

trọng của thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh. Nó cũng có ích trong
việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo
ở báo cáo quy mô chung.
 Phân tích theo xu hướng.
Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân
tích theo xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm.
Phân tích theo xu hướng quan trọng do với cách nhìn rộng của phương pháp này,
nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh, giúp
cung cấp những thông tin rất có ích cho những nhà quản trị doanh nghiệp và nhà
đầu tư.
 Phân tích các chỉ số chủ yếu.
Phân tích các chỉ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ
có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tài chính. Để đạt được hiệu quả cao
nhất, khi nghiên cứu tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu các dữ liệu đằng sau các
dữ liệu đó. Các tỷ số là những hướng dẫn hoặc những phân tích có ích trong việc đánh
giá tình hình tài chính, các hoạt động của một doanh nghiệp và trong việc so sánh chúng
với những kết quả của các năm trước hoặc các doanh nghiệp khác. Mục đích chính của
việc phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần được nghiên cứu nhiều hơn. Để có thể
nhìn rõ được thực trạng tài chính của doanh nghiệp, khi sử dụng phân tích các chỉ số để
phân tích báo cáo tài chính cần gắn với những hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi
trường của nó. Sau đây là nhóm chỉ số tài chính chủ yếu được sử dụng phân tích tài
chính:
- Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính
- Nhóm chỉ tiêu về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Nhóm chỉ tiêu về khả năng luân chuyển vốn của doanh nghiệp
- Nhóm chỉ tiêu về tỷ số sinh lời
1.2.1. Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán.
 Phân tích các khoản phải thu.
Để phân tích trước hết phải:
- Tính chỉ tiêu tỉ lệ giữ tổng giá trị các khoản phải thu và tổng nguồn vốn. Chỉ tiêu

này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiên phần trăm vốn thực
chất không tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh mức độ vốn bị chiếm
dụng của doanh nghiệp. Nếu tỉ lệ này tăng lên đó là biểu hiện không tốt.
Khoản phải thu trên
tổng nguồn vốn
=
Tổng các khoản phải thu
x 100%
Tổng nguồn vốn
- So sánh tổng giá trị các khoản phải thu và giá trị từng khoản phải thu giữa cuối
năm so với đầu năm, để thấy được sự tiến bộ trong việc thu hồi công nợ. Đi sâu vào
tình hình thực tế để tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng tình hình thu hồi công nợ, ảnh
hưởng sự biến động các khoản phải thu và tính hợp lý của nó.

Phân tích các khoản phải trả:
Để phân tích các khoản phải trả trước hết:
-
Tính ra chỉ tiêu tỷ số giữa tổng các khoản phải trả trên tổng tài sản (tỷ số nợ).
Chỉ tiêu này phản ảnh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp từ đó cho thấy trong
tổng tài sản, sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu? Nếu tỷ số nợ tăng lên
mức nợ cần thanh toán tăng điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.
Khoản phải trả trên
tổng tài sản
=
Tổng các khoản phải trả
x 100%
Tổng tài sản
-
So sánh tổng số nợ phải trả, từng các khoản nợ phải trả đầu năm và cuối năm để

thấy khái quát tình hình chi trả công nợ. Đi sâu vào tình hình thực tế để tìm ra những
nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình chi trả công nợ.

Vốn luân chuyển:
Vốn luân chuyển là phần chênh lệch giữa Tài sản ngắn hạn với Nợ ngắn hạn. Chỉ
tiêu này phản ánh phần tài sản được tài trợ từ nguồn vốn cơ bản, lâu dài mà không đòi
hỏi phải chi trả trong thời gian ngắn hạn. Vốn luân chuyển càng lớn phản ánh khả năng
chi trả càng cao đối với nợ ngắn hạn khi đến hạn.

Vốn luân chuyển = Tài sản ngắn hạn - Nợ ngắn hạn
Tuy nhiên vốn luân chuyển lớn cũng chưa đảm bảo cho nợ được trả khi đến hạn.
Bởi vì sự gia tăng của vốn luân chuyển do tài sản dự trữ tăng vì nguyên nhân đầu tư quá
mức, thành phẩm hàng hóa mất phẩm chất, không tiêu thụ được hoặc các khoản phải
thu chậm thu hồi…, trường hợp này vốn luân chuyển cao nhưng chưa chắc đảm bảo trả
nợ đến hạn. Vì vậy để phân tích khả năng thanh toán một cách đầy đủ thì kết hợp thêm
các chỉ tiêu khác như: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán
nhanh…

Hệ số thanh toán ngắn hạn:
Hệ số thanh toán ngắn hạn cho thấy công ty có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi

×