Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.63 KB, 14 trang )

LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1.1. Phân tích hoạt động tài chính và ý nghĩa vai trò của nó
1.1.1. Khái niệm
Phân tích tài chính có thể được hiểu như là quá trình kiểm tra, xem xét các số
liệu tài chính hiện hành và quá khứ, nhằm mục đích đánh giá, dự tính các rủi ro, tiềm
năng trong tương lai phục vụ cho các quyết định tài chính và đánh giá doanh nghiệp
một cách chính xác. Để phân tích tình hình tài chính của một Công ty, người ta thường
dựa vào các số liệu của bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
để phân tích. Ngoài ra để đánh giá tình hình tài chính của một Công ty, người ta còn
dùng các tỷ số tài chính để đánh giá như: tỷ số thanh toán, tỷ số hoạt động, tỷ số đòn
bẩy, tỷ số lợi nhuận. Đối với Công ty cổ phần người ta còn dùng thêm tỷ số giá thị
trường để đánh giá.
1.1.2. Mục đích
Phân tích tình hình tài chính một Công ty nhằm mục đích đánh giá, dự tính các
rủi ro cũng như tiềm năng, khả năng sinh lãi của doanh nghiệp trong tương lai nhằm
phục vụ cho việc ra quyết định một cách thích hợp.
1.1.3. Ý nghĩa vai trò
Tuỳ theo đối tượng sử dụng mà kết quả phân tích tài chính có ý nghĩa vai trò
khác nhau.
Chẳng hạn như đối với nhà quản trị doanh nghiệp, phân tích tài chính cung cấp
các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình, từ đó làm cơ sở cho
các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận.
Còn đối với các nhà đầu tư, họ quan tâm nhiều đến lợi tức cổ phần của họ nhận
được hàng năm và giá thị trường của cổ phiếu. Qua phân tích tài chính, họ sẽ biết khả
năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính, các trái chủ, họ quan
tâm đến khả năng trả nợ vay. Qua phân tích tài chính, họ muốn biết khả năng thanh toán
và khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
Đối với các khoản vay ngắn hạn, người cho vay đặc biệt quan tâm đến khả năng thanh
toán của doanh nghiệp, nghĩa là khả năng ứng phó của doanh nghiệp đối với các khoản
nợ đến hạn trả.


Đối với các khoản vay dài hạn, ngoài khả năng thanh toán, họ còn quan tâm đến
khả năng sinh lời vì việc hoàn vốn và lãi sẽ phụ thuộc vào khả năng sinh lời này.
Còn đối với các cơ quan Nhà nước như: cơ quan thuế, tài chính, chủ quản thì
qua phân tích tình hình tài chính cho thấy thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Trên
cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà Công ty phải nộp; các cơ
quan chủ quản, tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn ( Nguyễn thanh liêm và
Nguyễn thị mỹ hương, 2009).
Nội dung phân tích hoạt động tài chính
Các báo cáo tài chính tổng hợp theo định kỳ những số liệu tài chính quan trọng
của doanh nghiệp trong một giai đoạn cụ thể. Chúng được tổng hợp từ những khối
lượng thông tin to lớn và trình bày một cách hợp lý để người đọc có thể thấy rõ tình
hình tài chính, khả năng thanh toán, lợi nhuận và rủi ro của Công ty. Trong phân tích
tình hình tài chính ta thường sử dụng hai bảng báo cáo tài chính đó là : bảng cân đối kế
toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
1.2.1. Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là sự tóm tắt ngắn gọn về tình hình tài chính và nguồn tài
trợ cho những tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm cụ thể . Báo cáo hàng năm
của một công ty trình bày sự cân đối tài sản ở tại thời điểm kết thúc năm tài chính,
thường là ngày 31 tháng 12 hàng năm .
Bảng cân đối kế toán của một Công ty phản ánh bức tranh về tất cả nguồn ngân
quỹ nội bộ, được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu, và việc sử dụng các nguồn ngân quỹ
đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng cân đối kế toán
được trình bày như sau:
Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (Vốn cổ đông)
Trong đó ở cả hai bên, tính thanh toán là tính cấp bách cao ở trên đầu bảng và
giảm dần khi di chuyển xuống phía dưới.
1.2.2. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp trong một thời gian nhất định. Số liệu trên báo cáo này cung cấp
những thông tin tổng hợp nhất về tình hình và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn,

lao động, kỹ thuật và kinh nghiệm quản lý kinh doanh của doanh nghiệp (Nguyễn Công
Bình, 2009).

1.3. Phương pháp phân tích hoạt động tài chính
1.3.1. Phương pháp so sánh
Các tỷ số tài chính sẽ cung cấp nhiều thông tin hơn khi chúng được so sánh với các chỉ
số có liên quan. Có hai dạng so sánh thường được sử dụng:
1.3.1.1. So sánh các chỉ tiêu trong ngành
Ta có thể so sánh các chỉ tiêu tài chính của một doanh nghiệp với các tỷ số tài
chính trung bình của ngành hoặc của một số doanh nghiệp khác trong ngành. Bằng sự
so sánh này sẽ thấy được vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, sức mạnh tài chính
của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh và giải thích được sự thành công hay
thất bại của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Phân tích theo xu hướng
Xem xét xu hướng biến động qua thời gian là một phương pháp quan trọng để
đánh giá các tỷ số trở nên xấu đi hay đang phát triển theo chiều hướng tốt đẹp, có thể so
sánh với năm trước đó, hoặc theo dõi sự biến động thông qua nhiều năm. Kết quả sự so
sánh sẽ cho ta thấy sự phát triển tài chính của doanh nghiệp. Đây là thông tin cần thiết
cho cả người quản trị doanh nghiệp lẫn nhà đầu tư.
1.3.2. Phân tích liên hoàn các tỷ số tài chính
Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng phân số. Điều đó có nghĩa là
mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: tử số và mẫu số. Mặt
khác các tỷ số tài chính còn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính
lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác (Nguyễn Công bình,
2009).
1.4. Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính.
1.4.1. Đánh giá khái quát về tài sản, nguồn vốn trên báo cáo tài chính
1.4.1.1. Đánh giá khái quát về tài sản
- Chỉ tiêu sử dụng: các mục tài sản trên bảng cân đối kế toán
- Đối tượng phân tích: có hai đối tượng phân tích:

+ Chênh lệch về giá trị các mục tài sản qua các thời kỳ
+ Chênh lệch về cơ cấu các mục tài sản qua các thời kỳ
- Phương pháp phân tích: so sánh theo chiều ngang và chiều dọc, được thể hiện qua
bảng kê phân tích sau:
Tài sản
Số liệu kỳ so sánh Số liệu kỳ gốc
Chênh lệch
Giá trị
Tỷ trọng
Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
+ Cột 1: ghi chép các mục tài sản
+ Cột 2: giá trị tài sản ở kỳ so sánh
+ Cột 3: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ so sánh
Tỷ trọng mục tài sản (i) =
Mục tài sản (i)
X 100%
Tổng tài sản
+ Cột 4: giá trị tài sản ở kỳ gốc
+ Cột 5: tỷ trọng của từng mục tài sản ở kỳ gốc
+ Cột 6 = cột 2 – cột 4
+ Cột 7 = cột 6/cột 4
+ Cột 8 = cột 3 – cột 5
- Nội dung phân tích:
+ Đánh giá năng lực kinh tế thật sự của tài sản kỳ so sánh: giá thị trường từng tài
sản, giá trị tài sản hữu dụng, giá trị tài sản không hữu dụng. Nếu giá trị kinh tế của
tài sản thể hiện trên bảng cân đối kế toán có giá trên thị trường và có giá trị hữu dụng
cao (dùng được cho sản xuất kinh doanh và tiêu thụ) thì tình hình tài sản của doanh
nghiệp có dấu hiệu khả quan, có năng lực kinh tế và nó cũng cho ta thấy một khả năng
đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh hiện tại và tương lai. Ngược

lại, nếu năng lực kinh tế các mục tài sản thấp (giá trị thị trường thấp, giá trị hữu dụng
thấp – tồn tại tài sản nhưng không thể sử dụng được trong sản xuất kinh doanh, tiêu
thụ) thì tình hình tài sản của doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán chỉ là một con số
ảo, không đảm bảo cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Đánh giá sự thay đổi các mục tài sản (về giá trị, tỷ trọng) qua các thời kỳ có
phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh hay không. Nếu sự thay
đổi này phù hợp với phương án, phương hướng sản xuất kinh doanh thì đó là một dấu
hiệu tích cực, thể hiện tính chủ động trong cơ cấu tài sản. Ngược lại, nếu sự thay đổi
của các mục tài sản không phù hợp thì đây là một cơ cấu tài sản thụ động, và nó cũng
thường dẫn đến sự ứ đọng vốn hoặc bị chiếm dụng vốn.
+ Tìm hiểu sự thay đổi bất thường của một số mục tài sản hoặc sự thay đổi chủ
yếu của tài sản ở những mục nào, những dấu hiệu này có hợp lý hay không. Việc hiểu
này giúp cho người phân tích đánh giá được rủi ro, những thay đổi tài sản không hợp lý.
+ Ngoài những vấn đề cơ bản trên, khi đánh giá khái quát về tình hình tài sản
cũng cần chú ý đến về giá trị, về sự thay đổi của kết cấu tài sản thông qua 3 chỉ tiêu sau:
Cơ cấu về tài sản ngắn hạn =
Tài sản ngắn hạn
Tổng tài sản
Cơ cấu về tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn
Tổng tài sản
Hệ số hao mòn TSCĐ =
Giá trị hao mòn
Tổng nguyên giá TSCĐ
Với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn được thay đổi phù hợp với từng ngành
nghề, từng thời kỳ sản xuất kinh doanh. Vì vậy để đánh giá tính hợp lý cần phải so sánh
cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn của doanh nghiệp với cơ cấu tài sản ngắn hạn, dài hạn
chung của toàn ngành. Nếu cơ cấu của doanh nghiệp xoay quanh cơ cấu chung của toàn
ngành là hợp lý. Ngược lại, đối với hệ số hao mòn càng lớn thì tình hình tài sản của
doanh nghiệp thường kém năng lực.

1.4.1.2. Đánh giá khái quát về nguồn vốn
- Chỉ tiêu sử dụng: Các mục nguồn vốn trên bảng cân đối kế toán.
- Đối tượng phân tích: Chênh lệch các mục nguồn vốn qua các thời kỳ.
- Phương pháp phân tích: So sánh và liên hệ cân đối, điều này được thể hiện
thông qua bảng kê phân tích nguồn vốn về sự biến động giá trị, tỷ trọng.
- Nhận xét:
+ Nhận xét về tính trung thực của nguồn vốn trên BCĐKT. Thực chất là đánh giá
có thực hay không về thông tin nguồn vốn bằng cách khảo sát hai vấn đề.
 Nguồn tài trợ cụ thể
 Hình thức tài sản đảm bảo.
+ Đánh giá về cơ cấu nguồn vốn: Đánh giá tỷ lệ nợ hoặc tỷ lệ vốn sở hữu có
đảm bảo tiêu chuẩn quy định trong chế độ tài chính đối với từng ngành nghề sản xuất
kinh doanh hay không.
+ Đánh giá sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng của từng mục nguồn vốn xem có:
 Phù hợp với chế độ tự chủ tài chính.
 Phù hợp với chế độ thanh toán tín dụng.
 Phù hợp với phương hướng sản xuất kinh doanh.
=> Kết luận: Nếu tình hình nguồn vốn của một doanh nghiệp đảm bảo có thực,
đảm bảo được những quy định về nợ, sự chuyển biến về giá trị, tỷ trọng phù hợp với
việc đảm bảo chế độ tiêu chuẩn tài chính, phù hợp với những quan hệ thanh toán thông
thường và phương hướng sản xuất kinh doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn tích
cực, lành mạnh. Ngược lại, nếu cơ cấu nguồn vốn là không có thực hoặc không đảm
bảo tỷ lệ nợ, không đảm bảo chế độ tài chính, hình thành do bị động trong chế độ thanh
toán, chế độ tín dụng, hoặc không phù hợp với những phương hướng sản xuất kinh
doanh thì đây là một cơ cấu nguồn vốn thụ động, không đảm bảo về mặt pháp lý, về
mặt tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh (Nguyễn Công Bình, 2009).
1.4.2. Phân tích mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn
Sơ đồ 1.1biểu diễn mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn ngắn hạn

×