Tải bản đầy đủ (.docx) (63 trang)

Văn hóa tham gia giao thông của sinh viên trường đại học nội vụ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (648.21 KB, 63 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học là công trình nghiên cứu
của riêng nhóm em. Các số liệu, giải pháp trong bài tiểu luận là trung thực và do
nhóm đề xuất. Xin được cam đoan nội dung của bài báo cáo cũng như đối với
các kết quả được sử dụng trong quá trình hoàn thành bài viết là hoàn toàn đúng
sự thật và nhóm em sẽ chịu trách nhiệm hoàn toàn nếu có bất cứ sai lệch về
thông tin đưa ra./.
Hà Nội, ngày 05 tháng 05 năm 2020
Sinh viên

Đinh Văn Hiếu


LỜI CẢM ƠN
Thành công không chỉ xuất phát từ nỗ lực của bản thân mà còn là sự hỗ
trợ, trợ giúp của mọi người dù đó là trực tiếp hay gián tiếp thì điều đó đều rất
đáng trân trọng. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới trường Đại học
Nội vụ Hà Nội, Quý Thầy Cô Khoa Hành chính học và nhất là đã nhiệt tình
hướng dẫn chúng em để hoàn thành Đề tài nghiên cứu khoa học này.
Xin cảm ơn các bạn sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã giúp đỡ
tích cực để nhóm có được số liệu thực tế chính xác nhất để phục vụ đề tài khoa
học này từ đó đưa ra được những giải pháp đúng đắn và phù hợp nhất.
Xin chân thành cảm ơn!


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................1


2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................2
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..............................................................4
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................5
6. Đóng góp của đề tài....................................................................................5
7. Bố cục đề tài...............................................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA THAM GIA GIAO THÔNG...7
1.1. Một số khái niệm.....................................................................................7
1.1.1. Văn hóa.................................................................................................7
1.1.2. Văn hóa tham gia giao thông................................................................8
1.2. Vai trò của văn hóa tham gia giao thông.................................................9
1.3. Nội dung biểu hiện của văn hóa tham gia thao thông...........................10
1.3.1. Sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông.......10
1.3.2. Tính cộng đồng khi tham gia giao thông............................................12
1.3.3. Cách thức xử sự, ứng xử khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông......13
1.3.4. Tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông................14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa tham gia giao thông........................15
1.4.1. Các yếu tố khách quan........................................................................15
1.4.2. Các yếu tố chủ quan...........................................................................19
Chương 2. THỰC TRẠNG VĂN HÓA THAM GIA GIAO THÔNG CỦA
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI....................................22
2.1. Giới thiệu tổng quan về sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.......22
2.1.1. Số lượng.............................................................................................22
2.1.2. Đặc điểm.............................................................................................22


2.2. Phân tích thực trạng văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.................................................................................23
2.2.1. Thực trạng sự hiểu biết và chấp hành luật giao thông........................23
2.2.2. Thực trạng về tính cộng đồng khi tham gia giao thông......................26

2.2.3. Thực trạng về cách thức xử sự, ứng xử khi tham gia giao thông.......28
2.2.4. Thực trạng về việc tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao
thông.............................................................................................................30
2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới thực trạng văn hóa tham gia giao thông của
sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.....................................................33
2.3.1. Các yếu tố khách quan........................................................................33
2.3.2. Các yếu tố chủ quan...........................................................................34
2.4. Đánh giá thực trạng văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.................................................................................37
2.4.1. Ưu điểm..............................................................................................37
2.4.2. Tồn tại, hạn chế..................................................................................38
2.4.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế.......................................................39
Tiểu kết chương 2.........................................................................................41
Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ NÂNG CAO VĂN HÓA THAM
GIA GIAO THÔNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ
NỘI.....................................................................................................................42
3.1. Phương hướng xây dựng, nâng cao văn hóa tham gia giao thông của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội......................................................42
3.2. Giải pháp xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia giao thông của sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội............................................................42
3.1.1.Tích cực tuyên truyền, phổ biến, giáo dục các quy định pháp luật về an
toàn giao thông cho sinh viên.......................................................................42
3.1.2. Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật khi tham gia giao thông của sinh
viên...............................................................................................................43
3.1.3. Tăng cường các hoạt động trang bị kiến thức, kỹ năng xử lý tình
huống khi tham gia giao thông cho sinh viên...............................................44


3.1.4. Tuyên truyền, vận động sinh viên hình thành và duy trì các thói quen
tốt khi tham gia giao thông thông qua các hình thức phù hợp.....................45

3.2.5. Phát huy vai trò của Đoàn thanh niên và Ban cán sự lớp trong việc
tuyên truyền, giáo dục văn hóa tham gia giao thông của sinh viên..............47
3.2.6. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, chính quyền địa phương, gia
đình và xã hội trong giáo dục văn hóa tham gia giao thông cho sinh viên......47
3.3. Một số đề xuất, kiến nghị......................................................................49
3.3.1. Đề xuất, kiến nghị với Đảng, Nhà nước.............................................49
3.3.2. Đề xuất, kiến nghị với Nhà trường.....................................................50
3.3.3. Đề xuất, kiến nghị với sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội......51
Tiểu kết chương 3:........................................................................................52
KẾT LUẬN........................................................................................................53
PHỤ LỤC...........................................................................................................55


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Phương tiện sinh viên Trường Đại học Nội vụ sử dụng khi đến
trường..................................................................................................................22
Biểu đồ 2.2: Hành vi thể hiện có văn hóa tham gia giao thông...........................24
Biểu đồ 2.3: Tần suất cập nhật kiến thức về văn hóa tham gia giao thông.........25
Biểu đồ 2.4: Nhận định quan điểm “không đội mũ bảo hiểm và không lắp
gương, sử dụng rượu bia khi lái xe mới là sành điệu”........................................26
Biểu đồ 2.5: Hành vi được ủng hộ khi tham gia giao thông..............................27
Biểu đồ 2.6: Cách ứng xử của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi gặp
người khác bị va chạm giao thông......................................................................28
Biểu đồ 2.7: cách ứng xử của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội khi bị va
chạm giao thông..................................................................................................29
Biểu đồ 2.8: Ứng xử của sinh viên Trường Đại học Nội vụ khi gặp tắc đường..30
Biểu đồ 2.9: Các hành vi bị lên án khi tham gia giao thông...............................31
Biểu đồ 2.10: Đánh giá về ý thức của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội 35
Biểu đồ 2.11: Những yếu tố có ảnh hưởng tới văn hóa tham giao giao thông của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội............................................................36

Biểu đồ 2.12: Những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông với sinh
viên hiện nay.......................................................................................................39
Biểu đồ 3.1. Những giải pháp hữu hiệu giúp xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia
giao thông của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội........................................49
Biểu đồ 3.2. Những việc sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội làm để hình
thành và nâng cao và nâng cao văn hóa tham gia giao thông của mình..............51


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hoá là cái gốc của một xã hội văn minh, lành mạnh trong đó văn hóa
tham gia giao thông đóng một vai trò quan trọng. Giao thông là một trong những
lĩnh vực hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và là nền tảng
vững chắc đảm bảo cho sự phát triển bền vững; đồng thời cũng là tiêu chí đánh
giá trình độ văn minh của một quốc gia trên đà phát triển. Văn hoá tham gia giao
thông là một vấn đề nóng bỏng đang được đưa ra bàn luận nhiều trong thời gian
gần đây.
Trong những năm gần đây, an toàn giao thông đang là vấn đề lớn được cả
xã hội quan tâm. Đi khắp nẻo đường, câu khẩu ngữ “An toàn giao thông là hạnh
phúc của mọi nhà” như lời nhắc nhở, cũng là lời cảnh báo với người tham gia
giao thông, hãy chấp hành luật giao thông để đem lại an toàn cho chính mình,
cho gia đình mình và cho toàn xã hội.
Thực tế, tai nạn giao thông đang diễn ra từng ngày từng giờ, chúng ta có
thể dễ dàng bắt gặp trên các trang báo hay chương trình thời sự hàng ngày tin
tức về các vụ tai nạn giao thông thường xuyên cập nhật. Mỗi ngày trôi qua thì
không biết bao nhiêu sinh mạng bị lấy đi bởi tai nạn giao thông. Theo báo cáo
của Tổng Cục thống kê, trong năm 2019 trên địa bàn cả nước đã xảy ra 17.626
vụ tai nạn giao thông, bao gồm 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng
trở lên và 8.397 vụ va chạm giao thông, làm 7.624 người chết; 13.624 người bị
thương và 8.528 người bị thương nhẹ. Số vụ tai nạn giao thông năm 2019 giảm

5,1% so với năm trước (Số vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên giảm
4%; số vụ va chạm giao thông giảm 6,1%); số người chết giảm 7,1%; số người
bị thương giảm 6,4% và số người bị thương nhẹ giảm 8,2%.)
Trong tổng số 9.229 vụ tai nạn giao thông từ ít nghiêm trọng trở lên có
9.021 vụ (chiếm 97,7%) xảy ra trên đường bộ, làm 7.458 người chết và 5.054
người bị thương. Bình quân 1 ngày trong năm 2019, trên địa bàn cả nước xảy ra
48 vụ tai nạn giao thông (giảm 2 vụ so với năm 2018), gồm 25 vụ tai nạn giao
thông từ ít nghiêm trọng trở lên và 23 vụ va chạm giao thông, làm 21 người
1


chết, 37 người bị thương và 23 người bị thương nhẹ.
Có thể thấy, bức tranh Văn hoá giao thông Việt Nam thời kỳ hội nhập rất
đa dạng, phong phú, có cả mặt tích cực và tiêu cực. Trong nhiều năm gần đây,
văn hóa tham gia giao thông là một vấn đề quan trọng được cả xã hội quan tâm.
Trong đó, học sinh sinh viên là một bộ phận quan trọng đóng vai trò to lớn trong
công cuộc xây dựng đất nước cũng như trong việc xây dựng văn hóa tham gia
giao thông lành mạnh. Đây là lực lượng đi đầu trong sự đổi thay của nước nhà
trong đó có việc góp phần hình thành và xây dựng một văn hóa tham gia giao
thông văn minh. Tuy nhiên, trên thực tế chúng ta có thể thấy vẫn còn nhiều biểu
hiện chưa đúng đắn của học sinh, sinh viên khi tham gia giao thông như: điều
khiển xe mô tô phóng nhanh vượt ẩu, trở quá số người quy định, đi vào đường
cấm, đường ngược chiều, gây cản trở giao thông, không đăng kí biển số, giấy
phép lái xe,… một số sinh viên còn đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện không
đội mũ bảo hiểm, dùng ô khi điều khiển xe đạp điện, xe gắn máy và tham gia
giao thông khi đã sử dụng rượu bia. Thậm trí khi xảy ra tai nạn thì thoái thác
trách nhiệm và bỏ chạy… Hiện nay tình trạng sinh viên gây tai nại giao thông
chiếm tỉ lệ ngày càng gia tăng, sinh viên Trường Nội vụ Hà Nội cũng chiếm tỉ lệ
nhất định.
Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Văn hóa tham gia giao

thông của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” để tìm hiểu xem thực trạng
về vấn đề hiểu biết, chấp hành luật giao thông và cách ứng xử của các sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội như thế nào khi tham gia giao thông. Từ đó, đưa
ra những đánh giá và đề xuất một số giải pháp góp phần xây dựng và nâng cao
văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong
thời gian tới.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Văn hóa tham gia giao thông là thuật ngữ mới xuất hiện những năm gần
đây trong những năm gần đây. Mọi người tham gia giao thông hiện nay không
chỉ đơn thuần là tham gia giao thông đúng luật mà còn phải là tham gia giao
thông có văn hóa nghĩa là ý thức của mỗi người. Với xã hội ngày nay, đặc biệt là
2


dân tộc Việt Nam từ ngàn năm xưa đã có tinh thần đoàn kết vì cộng đồng. Do đó
việc thể hiện có văn hóa khi tham gia giao thông không chỉ là của một cá nhân,
một tập thể mà là cả xã hội.
Trong thời gian vừa qua, văn hóa tham gia giao thông đã bắt đầu thu hút
sự quan tâm của một số học giả, nhà nghiên cứu và nghiên cứu dưới nhiều góc
độ khác nhau.
Trong cuốn sách “Văn hóa giao thông” của tác giả Phạm Ngọc Chung đã
đưa ra được những khái niệm, phân tích về đặc điểm, tính chất của văn hóa giao
thông ở nước ta để từ đó đề xuất những giải pháp nhằm xây dựng văn hóa giao
thông ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa như một phong trào
xây dựng văn hóa giao thông ở nơi sinh sống. Tiếp cận từ nhiều khía cạnh khác
nhau đi từ thực trạng đến những nhận xét đánh giá qua nghiên cứu và khảo sát
thực tế của từng tác giả nhưng tựu chung cuốn sách “văn hóa giao thông” là
những đánh giá từ khía cạnh văn hóa của giao thông: cách xử sự, giao tiếp khi
tham gia giao thông, văn hóa vùng, khu vực và điều kiện về địa lý… tác động
đến văn hóa giao thông (văn hóa tiểu nông, văn hóa miền núi…).

Đề tài “Nghiên cứu hành vi tham gia giao thông của sinh viên trường Đại
học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” của tác giả Ngô Thị Lệ Thủy đã nói đến các
hành vi, vấn đề về nhận thức của sinh viên về tầm quan trọng và ý nghĩa của
việc chấp hành nghiêm chỉnh luật an toàn giao thông; mức độ tuân thủ hay vi
phạm luật an toàn giao thông của sinh viên và những nguyên nhân sinh viên vi
phạm luật giao thông.
Đề tài “Tai nạn giao thông đường bộ ở Hà Nội” của tác giả Lê Khánh
Linh đã nói đến thực trạng tai nạn giao thông đường bộ ở Thành phố Hà Nội, đã
nói đến thực trạng hiện nay và giải pháp nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông trên
địa bàn Thành phố Hà Nội. nhưng chưa đề cập đến việc ý thức tham gia giao
thông của sinh viên các trường trên địa bàn Thành phố.
Đề tài “ Vấn đề an toàn và văn hóa giao thông trên kênh VOV giao thông”
của tác giả Nguyễn Thị Yên cũng đã đề cập đến khía cạnh văn hóa giao thông,
cụ thể là trên kênh VOV. Đề tài đã đưa ra được những cơ sở lý luận về văn hóa
3


giao thông, những thực trạng về văn hóa giao thông trên kênh VOV. Từ đó đề tài
đã đưa ra được những biện pháp nâng cao vấn đề an toàn và văn hóa giao thông
trên kênh VOV.
Các đề tài đã phân tích được những vấn đề cốt lõi chi phối sự tồn tại và
phát triển của văn hóa tham gia giao thông nói chung cũng như văn hóa tham gia
giao thông của sinh viên hiện nay. Các tác giả đã đề xuất các giải pháp để nâng
cao nhận thức về văn hóa tham gia giao thông của sinh viên nói riêng và giới trẻ
nói chung, và đưa ra cái nhìn thực tế của công tác quản lí an ninh trật tự, an toàn
giao thông của khu vực và địa phương được nghiên cứu.
Các đề tài nghiên cứu đã đưa ra cái nhìn đa chiều về văn hóa tham gia
giao thông. Tuy nhiên đều là các đề tài lớn nghiên cứu ở tầm vĩ mô, chưa có đề
tài nào nghiên cứu cụ thể với đối tượng là sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà
Nội trên bình diện vi mô. Bởi vậy, đề tài “Văn hóa tham gia giao thông của sinh

viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” đưa ra nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất
giải pháp nhằm xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia giao thông của sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
*Mục tiêu nghiên cứu
Tìm hiểu, đánh giá về thực trạng văn hóa tham gia giao thông của sinh
viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị góp
phần xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm
vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề văn hóa tham gia giao thông;
- Phân tích, đánh giá thực trạng văn hóa giao thông của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội, từ đó chỉ ra những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân hạn chế.
- Đưa ra một số giải pháp và đề xuất, kiến nghị nhằm xây dựng, nâng cao
4


văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội góp
phần thay đổi hành vi tham gia giao thông theo hướng tích cực cho sinh viên
trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Đại
học Nội vụ Hà Nội.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Thành Phố Hà Nội
+ Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2017 đến 2020
5. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết những vấn đề đặt ra, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:
- Phương pháp quan sát;
- Phương pháp phỏng vấn;
- Phương pháp thống kê;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp điều tra: Nhóm nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng hỏi
và gửi bảng hỏi cho các khách thể là sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội
bao gồm tất cả sinh viên trong trường từ năm nhất đến năm cuối, tất cả các khoa,
các chuyên ngành.
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thu thập thông tin bằng cách phát hành
bảng hỏi trên Google drive và thu về được tổng 425 phiếu trong đó có 105 sinh
viên năm nhất, 80 sinh viên năm hai, 160 sinh viên năm ba và 80 sinh viên năm
cuối.
6. Giả thuyết nghiên cứu
7. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần tìm ra và đề xuất giải pháp mang
tính thực tiễn và lâu dài hơn để xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia giao
thông của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, tài này sẽ có sức lan tỏa với các bạn sinh viên trường Đại
5


học Nội vụ Hà Nội để cùng nhau xây dựng một văn hóa giao thông văn minh và
lành mạnh nhất. Sức lan tỏa ấy không chỉ dừng lại ở sự đồng tình ủng hộ mà còn
là hành động mang tính thiết thực, lâu dài và có tầm ảnh hưởng đến tất cả sinh
viên trong trường nói riêng và mọi đối tượng khác nói chung.
8. Bố cục đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục thì đề tài “
Văn hóa tham gia giao thông của sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội” gồm

ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về văn hóa tham gia giao thông.
Chương 2: Thực trạng văn hóa tham gia giao thông của sinh viên Trường
Đại học Nội vụ Hà Nội.
Chương 3: Giải pháp xây dựng và nâng cao văn hóa tham gia giao thông
của sinh viên Trường Đại học Nội vụ Hà Nội.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VĂN HÓA THAM GIA GIAO THÔNG SINH VIÊN
1.1. Một số khái niệm
1.1.1 . Văn hóa
Văn hóa là sản phẩm của con người, là hệ quả của sự tiến hóa nhân loại,
nhờ có văn hóa con người trở nên độc đáo trong thế giới sinh vật và khác biệt
trong thế giới động vật. Tuy nhiên để hiểu về khái niệm “văn hóa” đến nay có
nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng.
Mỗi định nghĩa đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau
trong văn hóa.
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và kể cả ở
nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng định nghĩa văn hóa do
UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa được hiểu như sau:
“Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng diện mạo về tinh thần, vật
chất, tri thức và tình cảm… khắc họa nên bản sắc của một cộng đồng gia đình,
xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội… Văn hóa không chỉ bao gồm nghệ
thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng…” [10].
Vị lãnh tụ Hồ Chí Minh cho rằng “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,

pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt
hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và
phát minh đó tức là văn hóa” [3,431]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm
toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Trần Ngọc Thêm định
nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [6].
Nhóm nghiên cứu cho rằng,
1.1.2. Văn hóa tham gia giao thông
7


Trước khi tìm hiểu về văn hóa tham gia giao thông thì chúng ta cần nhận
biết về các yếu tố cấu thành văn hóa tham gia giao thông. Trên thực tế, văn hóa
tham gia giao thông được thực hiện thông qua hai yếu tố đó là tính pháp lý khi
tham gia giao thông và tính cộng đồng khi tham gia giao thông.
+ Về tính pháp lý khi tham gia giao thông: Văn hóa tham gia giao thông
chính là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông
đường bộ. Theo đó, các hành vi ứng xử trước hết phải đặt ý thức tự giác lên
hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những
người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công
cộng.
+ Về tính cộng đồng khi tham gia giao thông: Bên cạnh việc tuân thủ
nghiêm túc luật giao thông, người tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần
có tính cộng đồng. Tính cộng đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con
người với con người khi tham gia giao thông. Điều này thể hiện qua việc không
chen lấn, cứu giúp người khác gặp rủi ro khi tham gia giao thông như cấp cứu
người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu, trẻ nhỏ qua đường; cùng với cảnh sát
giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai phạm của người khác; thấy các sự cố

về đường sá, phương tiện, phải kịp thời báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan,
để kịp thời ngăn chặn xử lý.
Theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia: “ Văn hoá tham gia giao thông
được biểu hiện bằng hành vi xử sự đúng pháp luật, theo các chuẩn mực của xã
hội về lẽ phải, cái đẹp, cái thiện của người tham gia giao thông. Xây dựng Văn
hoá tham gia giao thông nhằm tạo nên thói quen cư xử có văn hoá, đúng pháp
luật; coi việc tự giác tuân thủ pháp luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông
như một chuẩn mực đạo đửc truyền thống và là biểu hiện văn minh hiện đại của
con người khi tham gia giao thông”. Cũng theo Uỷ ban an toàn giao thông quốc
gia, trong Văn hoá tham gia giao thông có ba tiêu chí: một là, về nhận thức và
hành động, hiểu biết đầy đủ và tự giác chấp hành đúng các quy định của pháp
luật về đảm bảo trật tự an toàn giao thông; hai là: có trách nhiệm với bản thân và
cộng đồng, tôn trọng, nhường nhịn và giúp đỡ người khác; ba là, có thái độ ứng
8


xử văn minh lịch sự khi xảy ra va chạm giao thông và tinh thần thượng tôn pháp
luật.
Theo báo Văn hoá: “ Văn hoá tham gia giao thông là tự giác chấp hành
trật tự an toàn giao thông, ngăn chặn các hành vi gây nguy hiểm cho người tham
gia giao thông, tôn trọng, nhường nhịn người khác, tận tình giúp đỡ người tham
gia giao thông gặp hoạn nạn, giúp đỡ người tàn tật, trẻ em, người cao tuổi để
hướng tới một xã hội giao thông an toàn, thân thiện”.
Theo Nhóm nghiên cứu, nói một cách tổng thể, văn hóa tham gia giao
thông là một bộ phận của văn hóa nơi công cộng, là tập hợp các cách thức xử
sự, ứng xử, chấp hành các quy định của pháp luật về giao thông, là tuân thủ của
các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông. Văn hoá tham gia giao thông
là văn hoá của người trực tiếp tham gia giao thông và các thành viên khác
trong xã hội có tác động, ảnh hưởng đến quá trình hình thành văn hoá tham gia
giao thông. Trong đó, người trực tiếp tham gia giao thông đóng vai trò quan

trọng nhất tạo nên văn hoá tham gia giao thông. Văn hoá tham gia giao thông
được thể hiện cụ thể ở một số biểu hiện như: sự hiểu biết đầy đủ và nghiêm
chỉnh chấp hành luật lệ giao thông; có tính cộng đồng khi tham gia giao thông;
khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi ích bản thân mình mà còn
phải đảm bảo an toàn cho những người khác; gặp trường hợp người bị nạn cần
giúp đỡ phải chia xẻ kịp thời; cư xử có văn hoá khi lưu thông trên đường như
tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ, biết xin lỗi,
cảm ơn khi có va quệt...
1.2. Vai trò của văn hóa tham gia giao thông của sinh viên
Văn hóa tham gia giao thông là một hành động góp phần tích cực đến
người điều khiển phương tiện giao thông khi đi trên đường. Văn hóa tham gia
giao thông cũng góp phần ngăn chặn được những vụ va chạm, tranh cãi nhau khi
tham gia giao thông hoặc những trường hợp đánh lộn không đáng có khi đi trên
đường. Khi đó văn hóa tham gia giao thông của cả cộng đồng sẽ được nâng lên,
tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông sẽ từng bước được đẩy lùi.
Với sinh viên văn hóa tham gia giao thông sẽ làm thay đổi nếp sống, cách
9


cư xử có văn hóa, đúng luật, an toàn và có ý thức lịch sự, tự giác tuân thủ pháp
luật về an toàn giao thông như một chuẩn mực đạo đức truyền thống, khơi dậy
nét đẹp, thuần phong mỹ tục khi tham gia giao thông. Văn hóa tham gia giao
thông giúp nâng cao ý thức và thái độ của sinh viên, biết tham gia giao thông từ
tốn, bình tĩnh hơn, biết ưu tiên giúp đỡ người già và trẻ em, biết xin lỗi, cảm ơn
khi có va chạm, biết đội mũ bảo hiểm cho mình và cho trẻ em khi tham gia giao
thông, biết nhường ghế cho người lớn tuổi, trẻ em và phụ nữ đang có thai khi
tham gia phương tiện công cộng.
Văn hóa tham gia giao thông giúp sinh viên có ý thức đúng và có trách
nhiệm hơn khi tham gia giao thông, không chỉ vì lợi ích của bản thân mình mà
còn phải đảm bảo an toàn cho người khác cũng như an toàn cho cộng đồng.

Văn hóa tham gia giao thông cũng là bộ mặt của một quốc gia mà sinh
viên là tầng lớp trẻ tri thức vì thế quốc gia phát triển, văn minh hay không thì
văn hóa tham gia giao thông của sinh viên một phần sẽ phản ánh điều đó. Hơn
hết trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cuộc sống mới
luôn đòi hỏi phải xây dựng nền văn hóa đạo đức, văn hóa về lối sống mới để
Việt Nam có thể đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng mới và hội nhập quốc tế.
1.3. Nội dung biểu hiện của văn hóa tham gia thao thông của sinh
viên
1.3.1. Sự hiểu về luật giao thông của sinh viên
Vấn đề an toàn giao thông đang là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Số
vụ tai nạn, số người bị thương và số người thiệt mạng do tai nạn giao thông của
nước ta hằng năm là rất đáng báo động. Tai nạn giao thông không chỉ là nỗi đau
của các nạn nhân, các gia đình mà còn là gánh nặng của xã hội và nền kinh tế.
Trên hết nó là nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với bất kỳ ai từng chứng kiến. Tai
nạn giao thông không chỉ khiến hàng triệu người chết mỗi năm, hay làm thất
thoát hàng ngàn tỷ đô la mà đó thực sự là một thảm họa mang tính toàn cầu.
Những hệ lụy tiêu cực do tai nạn giao thông gây ra đã thực sự khiến các quốc
gia, các tổ chức phải nhìn nhận một cách nghiêm túc để từ đó đề ra những kế
hoạch cụ thể để ứng phó. Tai nạn giao thông hoàn toàn có thể phòng tránh được
10


nếu chúng ta có ý thức tham gia giao thông và nhận thức được hậu quả khủng
khiếp mà do tai nạn giao thông gây ra.
Hiện nay, bên cạnh những sinh viên có ý thức tốt trong việc chấp hành các
quy định của Luật Giao thông đường bộ, thì trên các tuyến đường nhiều sinh
viên vẫn ngang nhiên không đội mũ bảo hiểm, đi sai làn, lạng lách đánh võng,
trở quá số người quy định...đó là biểu hiện của hành vi thiếu văn hóa khi tham
gia giao thông, nguyên nhân dẫn tới những hành vi này một phần là do sự thiếu
hiểu biết về luật giao thông của sinh viên một phần là do ý thức tham gia giao

thông của sinh viên còn kém
Sự hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ về các quy định của luật giao
thông sẽ giúp bản thân của mỗi sinh viên giảm thiểu được tai nạn giao thông. Sự
hiểu biết ấy được biểu hiện ở một số hành động như:
 Hiểu biết một cách đúng đắn, đầy đủ về các quy định của luật giao
thông, thường xuyên cập nhật các vấn đề liên quan đến luật giao thông để tạo
cho bản thân một nền tảng kiến thức nhất định.
 Không vi phạm và tiếp tay cho các hành vi vi phạm pháp luật, trật tự an
toàn giao thông.
 Không tham gia các hoạt động cản trở, gây rối làm mất trật tự, an toàn
giao thông. Không tổ chức, tham gia điều khiển đua xe trái phép.
 Chấp hành nghiêm túc hệ thống báo hiệu đường bộ, đi đúng phần
đường, làn đường quy định; không sử dụng rượu, bia trước khi điều khiển
phương tiện tham gia giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.
 Bảo đảm tình trạng sức khỏe về thể chất và tinh thần khi tham gia giao
thông.
 Duy trì phương tiện tham gia giao thông an toàn.
Thiếu sự hiểu biết về Luật giao thông thì sẽ gây ra những hậu quả không
đáng có khi lưu thông trên đường như: va quệt, tai nạn,.. và chính chúng ta sẽ là
nạn nhân của sự thiếu hiểu biết đó gây thiệt hại về tài sản và con người.
Qua đó, nếu có sự hiểu biết đầy đủ về Luật giao thông không chỉ mang lại
kiến thức, bảo vệ an toàn cho chính bản thân mà còn bảo vệ an toàn cho những
11


người xung quanh. Thông qua sự hiểu biết đó, sinh viên có thể phòng tránh được
những rủi ro xảy ra khi đang lưu thông trên đường.
1.3.2. Hoạt động chấp hành Luật giao thông của sinh viên
Từ sự hiểu biết Luật giao thông chính là những nền tảng dẫn đến các hoạt
động chấp hành Luật giao thông của sinh viên. Hiểu biết đúng đắn sẽ giúp sinh

viên có những hành động chấp hành đúng Luật giao thông như: đội mũ bảo hiểm
khi tham gia giao thông, không sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển
phương tiện giao thông, đi đúng làn đường, phần đường quy định, không lạng
lách đánh võng khi đi trên đường…ngược lại thiếu hiểu biết về Luật giao thông
sẽ dẫn tới các hành vi như: trở quá số ngươi quy định, vượt đèn đỏ, không đội
mũ bảo, đi sai làn đường quy định,…
Hoạt động chấp hành Luật giao thông của sinh viên được biểu hiện ở một
số hành động như:
- Có đầy đủ các loại giấy tờ khi tham gia giao thông.
- Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
- Trở đúng số người quy định.
- Không sử dụng chất kích thích, chất có cồn khi điều khiển phương tiện
giao thông.
- Đi đúng làn đường, phần đường quy định.
- Nhường đường cho các xe ưu tiên (xe cứu thương, xe cứu hỏa…) đang
trên đường làm nhiệm vụ.
- Không sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông.
- Không chạy xe vượt quá tốc độ cho phép
Việc chấp hành Luật giao thông không chỉ giúp cho sinh viên mà còn giúp
mọi người xung quanh có môi trường tham gia giao thông an toàn, văn minh,
lành mạnh. Hơn hết việc thường xuyên chấp hành Luật giao thông sẽ tạo cho
sinh viên có một thói quen tích cực khi tham gia giao thông.
1.3.3. Tính cộng đồng khi tham gia giao thông của sinh viên
Văn hóa tham giao thông cùng với sự phát triển của xã hội đã mang nhiều
màu sắc, đa dạng hơn nhưng trong tiềm thức của mọi người không phải là chưa
12


từng có. Chúng ta có thể liên tưởng đến tính cộng đồng của người Hà Nội xưa
rất cao. Đang đi trên đường bắt gặp xe đưa tang đều dừng lại, ngả mũ thể hiện

sự chia sẻ với gia quyến cũng như thái độ tôn trọng, kính cẩn đối với người đã
khuất. Hà Nội thời "bao cấp", lên xe điện hay các phương tiện giao thông công
cộng khác thì người già, phụ nữ và trẻ em, cứ theo thứ tự đó mà ưu tiên, khỏi
phải thắc mắc. Ngay cả việc đơn giản nhất như xếp hàng thì người ta vẫn tôn
trọng nhau như một cách thể hiện trình độ văn hóa rất cao, dù nhiều khi chỉ là
một viên gạch.
Chính vì vậy, bên cạnh việc tuân thủ nghiêm túc luật giao thông, sinh viên
tham gia giao thông một cách văn hóa còn cần có tính cộng đồng. Tính cộng
đồng chính là việc xử sự, là mối quan hệ giữa con người với con người khi tham
gia giao thông. Do đó, tính cộng đồng khi tham gia giao thông của sinh viên
biểu hiện ở một số hành động như sau:
 Khi lưu thông trên đường phải biết không chỉ vì lợi của bản thân mình
mà còn phải bảo đảm an toàn cho những người khác.
 Tham gia giao thông từ tốn, bình tĩnh, ưu tiên cho người già, trẻ nhỏ,
biết xin lỗi, cảm ơn khi có va quệt.
 Tính cộng đồng thể hiện qua việc không chen lấn, cứu giúp người bị rủi
ro khi tham gia giao thông, cấp cứu người bị nạn, chủ động đưa người già, yếu,
trẻ nhỏ qua đường; cùng cảnh sát giao thông phê bình, ngăn chặn hành vi sai
phạm của người khác; thấy các sự cố về đường sá, phương tiện, phải kịp thời
báo hiệu, thông báo cho nơi liên quan, để kịp thời ngăn chặn xử lí.
 Có trách nhiệm phản ánh và lên án các hành vi tiêu cực; tích cực đề
xuất các sáng kiến trong lĩnh vực giao thông.
 Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng
tắc đường do ai cũng muốn đi nhanh, muốn chen lấn, giúp ngăn chặn những vụ
việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng
như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác.
Như vậy, tính cộng đồng sẽ tạo nên một tổng thể tích cực khi tham gia
giao thông. Tính cộng đồng sẽ tạo không khi tham gia giao thông một cách an
13



toàn, hiệu quả và tránh được những hậu quả không đáng có.
1.3.4. Cách thức ứng xử, xử sự khi xảy ra va chạm, tai nạn giao thông
của sinh viên
Giao thông luôn được coi như một nét văn hóa và dĩ nhiên những người
tham gia giao thông là người tạo nên nét văn hóa đó. Vì vậy, các hành vi ứng xử,
xử sự khi tham gia giao thông và khi xảy ra va chạm tai nạn giao thông của sinh
viên xuất phát từ chính ý thức của mỗi người mà trước hết đó phải là ý thức tự
giác, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, tôn trọng những người chung quanh,
bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và trật tự nơi công cộng.
Biểu hiện của cách thức ứng xử , xử sự khi xảy ra va chạm, tai nạn giao
thông của sinh viên như:
 Có thái độ hợp tác, hành vi ứng xử văn minh, lịch sự khi xảy ra tai nạn
giao thông.
 Giữ bình tĩnh khi có tai nạn giao thông xảy ra, không nóng nảy, bực bội
khi có va chạm giao thông với phương tiện khác.
 Không tranh luận, xô sát khi có tai nạn giao thông xảy ra, bất kì ai cũng
cảm thấy khó chịu.
 Không bỏ trốn, trốn tránh: không nên bỏ trốn, trốn tránh khi va chạm
giao thông mà hãy xuống xe để giải quyết va chạm và cứu thương (nếu có).
 Nhìn thấy va chạm thì dừng xe bên lề đường hoặc trên vỉa hè rồi xuống
giúp đỡ người bị tai nạn giao thông, nếu bị nhẹ thì giúp đỡ họ sơ cứu cơ bản,
nếu bị thương tích nặng hơn thì đề nghị đưa đi cấp cứu nhanh nhất có thể.
 Hỗ trợ các lực lượng chức năng trong công tác sơ cứu, cấp cứu nạn
nhân tai nạn giao thông.
Xây dựng văn hóa tham gia giao thông không chỉ có sự chung tay của thế
hệ sinh viên mà còn của cả cộng đồng từ đó hình thành ý thức tự giác và trách
nhiệm của sinh viên trong cách thức ứng xử, xử sự khi sảy ra va, tai nạn giao
thông.
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới văn hóa tham gia giao thông của sinh

viên
14


1.4.1. Các yếu tố khách quan
Có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới văn hóa tham gia giao
thông của sinh viên, nhưng nhóm nghiên cứu sẽ nêu ra những yếu tố cụ thể và
thiết thực nhất.
 Yếu tố môi trường tự nhiên như: thời tiết, bão lũ, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm môi trường, nguồn nước; yếu tố môi trường xã hội như: mặt trái của nền
kinh tế thị trường; phong tục tập quán, thói quen, tâm lý đám đông… đã ảnh
hưởng gián tiếp đến tâm lý, văn hóa tham gia giao thông, văn hóa của nhà quản
lý, hoạch định giao thông.
 Về hệ thống giao thông nước ta đang còn tồn tại nhiều bất cập, hạ tầng
lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của dân số và
phương tiện, chưa đáp ứng kịp yêu cầu của cuộc sống và tốc độ đô thị hoá của
đất nước. Phần lớn các tuyến đường bộ còn chật hẹp, chưa bảo đảm các tiêu
chuẩn kỹ thuật, dòng phương tiện lưu thông trên đường là dòng hỗn hợp (xe cơ
giới, xe thô sơ, người đi bộ) có tốc độ khác nhau nên thường gây ra các xung đột
ở các giao cắt. Chất lượng mặt đường, ngoại trừ số tuyến vừa được nâng cấp là
tốt, còn nhiều tuyến chưa bảo đảm, đặc biệt ở khu vực ngoại thành. Tình trạng
lấn chiếm hành lang bảo vệ an toàn giao thông còn tương đối phổ biến.
 Công tác quy hoạch, sửa chữa, nâng cấp, cải tạo cơ sở hạ tầng giao
thông còn hạn chế so với sự gia tăng của phương tiện giao thông, tình trạng đào
đường, vá đường thường xuyên xảy ra, đặc biệt là các thành phố lớn… gây nên
tai nạn giao thông rất nghiêm trọng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tình
hình vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông
chưa hoàn thiện
Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản pháp lý quan trọng

nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực trật tự an toàn giao
thông, các bộ và cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố xây dựng
nhiều văn bản nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý giao thông trong phạm vi lĩnh
vực, địa bàn quản lý của mình.
15


Tuy nhiên, việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về
trật tự an toàn giao thông đang tồn tại một số bất cập. Nổi cộm là việc ban hành
các văn bản trái thẩm quyền ở một số cơ quan cấp Bộ, tỉnh, thành phố với nhiều
nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật. Ở các địa phương, việc xây
dựng các văn bản dưới luật về trật tự an toàn giao thông đôi khi còn mang tính
đối phó nhằm giải quyết những yêu cầu thực tế, bức xúc mang tính tình thế của
địa phương chứ chưa đáp ứng được xu thế phát triển mang tầm chiến lược, cơ
bản, ổn định.
Việc hoàn thiện, đồng bộ hệ thống pháp luật về an toàn giao thông đường
bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về trật tự an
toàn giao thông, giúp cho người dân tiếp nhận pháp luật một cách hệ thống, dễ
hiểu, dễ thực hiện, góp phần nâng cao hiệu quả tuyên truyền pháp luật về giao
thông đường bộ, nâng cao ý thức pháp luật về an toàn giao thông của nhân dân,
xây dựng văn hóa giao thông.
 Công tác quản lý nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông còn bị
buông lỏng, bất cập, yếu kém
 Chất lượng đào tạo của nhiều Trung tâm đào tạo, sát hạch, cấp giấy
phép lái xe còn yếu kém
Công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe vẫn còn bị buông lỏng,
chưa chặt chẽ, thậm chí còn tiêu cực và bộc lộ nhiều bất cập, tình trạng mua bán
đổi bằng, tiêu cực trong thi cử, cấp bằng lái xe không đúng quy định của một số
địa phương thuộc ngành Giao thông vận tải vẫn còn xảy ra.
Thực tế hiện nay học viên học thi lấy giấy phép lái xe mới đang chỉ dừng

lại ở mức độ học thủ thuật để vượt qua các phần thi lý thuyết và thực hành, chứ
chưa chú trọng đến kỹ năng xử lý trên đường và đặc biệt là văn hoá giao thông,
tư cách, đạo đức của người lái xe.
Công tác kiểm tra phương tiện giao thông cũng chưa được thường xuyên,
thường chỉ được tiến hành ở một vài tuyến quốc lộ quan trọng hoặc chỉ khi
người lái xe bị dừng lại vì vi phạm thì việc kiểm tra giấy tờ, kiểm tra chất lượng
phương tiện mới được tiến hành.
16


 Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông
đường bộ cho sinh viên còn hạn chế.
Trong những năm qua, công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đã
được Đảng, Quốc hội và Chính phủ tăng cường chỉ đạo các bộ, ngành thực hiện
nhiều biện pháp quyết liệt để lập lại trật tự an toàn giao thông, kiềm chế và làm
giảm tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông trong đó công tác tuyên truyền được
đặt lên hàng đầu và được coi là một trong những biện pháp quan trọng để góp
phần kiềm chế gia tăng tai nạn giao thông, góp phần nâng cao hiểu biết và ý
thức chấp hành Luật giao thông đường bộ , xây dựng văn hóa giao thông của
sinh viên.
Tuy nhiên, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an
toàn giao thông hiện nay còn thiếu chiều sâu, mang tính hình thức, chưa phù hợp
với đặc điểm của từng đối tượng, từng vùng nên chất lượng, hiệu quả còn hạn
chế. Ở nhiều địa phương các hình thức tuyên truyền chưa được phong phú và
hấp dẫn; kinh phí phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về an toàn
giao thông còn thiếu… Vai trò của các cơ quan Nhà nước, của các tổ chức xã
hội, trường học cũng chưa phát huy hết trách nhiệm trong công tác giáo dục,
tuyên truyền pháp luật.
1.4.2. Các yếu tố chủ quan
Bên cạnh những yếu tố khách quan, tình trạng thiếu văn hóa tham gia giao

thông của sinh viên còn xuất phát từ một số nguyên nhân, điều kiện chủ quan
sau đây:
 Do ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ của một bộ phận sinh
viên còn kém.
Bên cạnh những sinh viên tham gia giao thông có ý thức tốt, thực hiện
văn hoá tham gia giao thông, chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về giao thông
đường bộ còn có một bộ phận không nhỏ sinh viên có ý thức kém, thậm chí
đáng báo động.
Hơn nữa một bộ phận sinh viên ở nước ta thiếu tôn trọng, nhường nhịn
nhau khi tham gia giao thông, thiếu đoàn kết, bênh vực, bảo vệ những trường
17


hợp yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật. Khi sinh viên tham gia
giao thông gặp nạn không những không cứu giúp lại còn “tranh thủ trộm cắp tài
sản của người bị nạn”… Chỉ một va chạm nhỏ trên đường phố, thay vì xin lỗi,
cảm ơn... thì họ quay ra cãi lộn, đánh đấm nhau, thậm chí rượt đuổi, đâm chém,
bắn nhau dẫn đến tử vong.
Sinh viên ngoài việc chưa nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông, còn
chưa có thói quen tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác trong quá trình tham
giao thông, chưa có thói quen sử dụng các thiết bị an toàn như thắt dây an toàn
trên ô tô, đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy, không sử dụng kính chiếu hậu trên
mô tô, xe máy. Vấn đề này rất có ý nghĩa trong việc phòng chống tai nạn và hạn
chế được hậu quả khi tai nạn xảy ra và có tác dụng hạn chế thương tích nhất là
chấn thương sọ não.
- Do trình độ hiểu biết về quy định pháp luật của sinh viên ở các vùng
miền có sự chênh lệch dẫn đến hình thành các thói quen như: sử dụng rượu bia,
chất có cồn khi điều khiển phương giao thông, không đội mũ bảo hiểm, trở quá
số người quy định,…Còn ích kỷ khi tham gia giao thông, xem thường tính mạng
của bản thân và những người xung quanh.

Qua đó các yếu tố chủ quan là các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến văn hóa
tham gia giao thông của sinh viên.

18


19


×