Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.61 KB, 16 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1. Quan niệm về thương mại điện tử
Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về TMĐT nhưng có hai quan
điểm lớn trên thế giới xin được nêu ra dưới đây:
Thương mại điện tử theo nghĩa rộng được định nghĩa trong Luật mẫu về
TMĐT của Ủy ban Liên Hợp quốc về Luật Thương mại Quốc tế (UNCITRAL):
Thuật ngữ Thương mại cần được diễn giải theo nghĩa rộng để bao quát các vấn
đề phát sinh từ mọi quan hệ mang tính chất thương mại dù có hay không có hợp
đồng. Các quan hệ mang tính thương mại bao gồm các giao dịch sau đây: bất cứ
giao dịch nào về thương mại về cung cấp hoặc trao đổi hàng hóa hoặc dịch vụ;
thỏa thuận phân phối; đại diện hoặc đại lý thương mại, ủy thác hoa hồng; cho
thuê dài hạn; xây dựng các công trình; tư vấn; kỹ thuật công trình; đầu tư; cấp
vốn; ngân hàng; bảo hiểm; thỏa thuận khai thác hoặc tô nhượng; liên doanh các
hình thức khác về hợp tác công nghiệp hoặc kinh doanh; chuyên chở hàng hóa
hay hành khách bằng đường biển, đường không, đường sắt hoặc đường bộ. Như
vậy, có thể thấy rằng phạm vi của TMĐT rất rộng, bao quát hầu hết các lĩnh vực
hoạt động kinh tế, việc mua bán hàng hóa và dịch vụ chỉ là một trong hàng ngàn
lĩnh vực áp dụng của TMĐT.
Ủy ban Châu Âu đưa ra định nghĩa về TMĐT sau: Thương mại điện tử
được hiểu là việc thực hiện hoạt động kinh doanh qua các phương tiện điện tử.
Nó dựa trên việc xử lý và truyền dữ liệu điện tử dưới dạng văn bản (text), âm
thanh và hình ảnh. Thương mại điện tử gồm nhiều hành vi trong đó hoạt động
mua bán hàng hóa và dịch vụ qua phương tiện điện tử, giao nhận các nội dung
kỹ thuật số trên mạng, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn
điện tử, đấu giá thương mại, hợp tác thiết kế, tài nguyên mạng, mua sắm công
cộng, tiếp thị trực tiếp tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Thương
mại điện tử được thực hiện đối với cả thương mại hàng hóa (ví dụ như hàng tiêu
dùng, các thiết bị y tế chuyên dụng) và thương mại dịch vụ (ví dụ như dịch vụ
cung cấp thông tin, dịch vụ pháp lý, tài chính); các hoạt động truyền thống (như
chăm sóc sức khỏe, giáo dục ) và các hoạt động mới (ví dụ như siêu thị ảo).
Tóm lại, theo nghĩa rộng thì TMĐT có thể được hiểu là các giao dịch tài


chính và thương mại bằng phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử;
chuyển tiền điện tử và các hoạt động gửi rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Thương mại điện tử theo nghĩa hẹp bao gồm các hoạt động thương mại
được thực hiện thông qua mạng Internet. Các tổ chức như: Tổ chức Thương mại
thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế đưa ra các khái niệm về
thương mại điện tử theo hướng này. TMĐT được nói đến ở đây là hình thức
mua bán hàng hóa được bày tại các trang Web trên Internet với phương thức
thanh toán bằng thẻ tín dụng. Có thể nói rằng TMĐT đang trở thành một cuộc
cách mạng làm thay đổi cách thức mua sắm của con người.
Theo WTO: Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet,
nhưng được giao nhận một cách hữu hình cả các sản phẩm được giao nhận cũng
như những thông tin số hóa thông qua mạng Internet.
Khái niệm về TMĐT do Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế của Liên Hợp
quốc đưa ra là: Thương mại điện tử được định nghĩa sơ bộ là các giao dịch
thương mại dựa trên truyền dữ liệu qua các mạng truyền thông như Internet.
Theo các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu được rằng theo nghĩa hẹp
TMĐT chỉ bao gồm những hoạt động thương mại được thực hiện thông qua
mạng Internet mà không tính đến các phương tiện điện tử khác như điện thoại,
fax, telex...
Qua nghiên cứu các khái niệm về TMĐT như trên, hiểu theo nghĩa rộng
thì hoạt động thương mại được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin
liên lạc đã tồn tại hàng chục năm nay và đạt tới doanh số hàng tỷ USD mỗi
ngày. Theo nghĩa hẹp thì TMĐT chỉ mới tồn tại được vài năm nay nhưng đã đạt
được những kết quả rất đáng quan tâm, TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương
mại được tiến hàng trên mạng máy tính mở như Internet. Trên thực tế, chính các
hoạt động thương mại thông qua mạng Internet đã làm phát sinh thuật ngữ
Thương mại điện tử.
1.2. Vai trò của thương mại điện tử đối với doanh nghiệp
Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ và ngày càng nhân rộng

trên phạm vi thế giới. Cho dù các nguồn nghiên cứu khác nhau đưa ra những
con số chênh lệch khá lớn về ước tính về giá trị TMĐT toàn cầu, những con số
này vẫn cho thấy một tốc độ tăng trưởng hàng năm ở mức 60-70%.
Thương mại điện tử không chỉ giải quyết những yêu cầu cấp thiết, cấp
bách trên các lĩnh vực như hệ thống giao dịch hàng hoá, điện tử hoá tiền tệ và
phương án an toàn thông tin..., mà hoạt động thực tế của nó còn tạo ra những
hiệu quả và lợi ích mà mô hình phát triển của thương mại truyền thống không
thể nào sánh kịp.
Thương mại điện tử trong khái niệm TMĐT được hiểu là mọi vấn đề nảy
sinh từ các mối quan hệ mang tính chất thương mại bao gồm: việc cung cấp
hoặc trao đổi hàng hoá - dịch vụ, thoả thuận phân phối, đại diện hoặc đại lý
thương mại, uỷ thác hoa hồng, cho thuê dài hạn, xây dựng công trình, tư vấn,
hợp tác về công nghiệp, về chuyên chở bằng đường biển, đường sắt hoặc đường
bộ. Như vậy, áp dụng phương thức TMĐT có khả năng giải quyết được mọi vấn
đề có liên quan đến thương mại mà để thực hiện nó cần có sự trợ giúp của công
nghệ thông tin và truyền thông.
Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử nhằm mang tới
những đột phá lớn về hiệu quả và tăng khả năng hội nhập của DN trên cả thị
trường trong và ngoài nước.
Áp dụng phương thức kinh doanh thương mại điện tử sẽ giảm bớt các rào
cản đối với việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, giúp cho DN có khả
năng tiếp nhận các dịch vụ này một cách dễ dàng và hiệu quả hơn. Nó cũng sẽ
giúp cho các quốc gia, các DN ( nhất là DN vừa và nhỏ) có thể kết nối, giao
dịch với các đối tác trên phạm vi toàn cầu và chủ động với hoạt động hội nhập
kinh tế khu vực và quốc tế. Thông qua phương thức kinh doanh TMĐT, DN có
thể quảng cáo trực tuyến tới khách hàng tiềm năng ở khắp mọi nơi trên thế giới
trong khi nếu sử dụng các phương tiện quảng cáo truyền thống thì họ không thể
tiến hành được.
Thực hiện phương thức kinh doanh TMĐT tức là tạo được sự kết nối và
mối quan hệ chặt chẽ giữa Chính phủ, DN và người tiêu dùng trong việc mua

bán, trao đổi hàng hoá và dịch vụ. Chính vì vậy, áp dụng phương thức kinh
doanh TMĐT có tầm quan trọng đặc biệt và khác hẳn so với việc áp dụng các
phương thức kinh doanh khác trên thị trường. Cụ thể là:
Ứng dụng và phát triển TMĐT sẽ giúp các quốc gia nhanh chóng trở
thành một nước công nghiệp hiện đại, tạo ra diện mạo mới, làm thay đổi mọi
mặt đời sống kinh tế - xã hội của quốc gia. Trên thực tế, áp dụng phương thức
kinh doanh TMĐT không chỉ là một cuộc cải cách các phương thức kinh doanh
mà thực chất là một cuộc đổi mới về cơ cấu và phương thức vận động của nền
kinh tế. Đây là phương thức kinh doanh mà mọi hoạt động có liên quan đến
thương mại đều được đưa lên mạng, mở rộng cơ hội mua bán hàng hoá và dịch
vụ, hạ thấp chi phí, nâng cao hiệu quả giao dịch, nâng cao năng lực cạnh tranh
của các quốc gia cũng như của DN trên thị trường toàn cầu.
Theo phương thức kinh doanh TMĐT, khoảng cách giữa người bán với
người mua, giữa người sản xuất với người tiêu dùng được thu hẹp rất nhiều.
Người sản xuất, người bán hàng có thể giới thiệu hàng hoá của mình trên mạng,
người mua có thể nhìn thấy sản phẩm, biết được đặc tính của sản phẩm.
Với phương thức kinh doanh bán hàng này, người sản xuất và người bán
hàng cùng có lợi. Người sản xuất không cần kho chứa hàng, người bán hàng
không cần có cửa hàng và hàng hoá được quản lý một cách có hiệu quả hơn.
Đây là xu thế phát triển dễ hiểu của thương mại quốc tế vì khi hoạt động thương
mại quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, sôi động và với cường độ ngày càng
lớn thì đòi hỏi người ta phải tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Sự ra đời và
phát triển của TMĐT đã làm giảm đáng kể chi phí lao động của toàn xã hội
Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT giúp DN nắm được các thông
tin thị trường một cách đầy đủ, phong phú và từ đó có thể xây dựng được cho
mình một chiến lược sản xuất – kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển của thị
trường trong nước, thị trường khu vực và thị trường quốc tế. Điều này có tầm
quan trọng đặc biệt đối với các DN vừa và nhỏ, một lực lượng có vai trò như
động lực phát triển chủ yếu của nền kinh tế.
Kinh doanh theo phương thức TMĐT giúp DN giảm được chi phí sản

xuất, trước hết là chi phí văn phòng. Các văn phòng không giấy tờ, có diện tích
nhỏ, chi phí tìm kiếm, chuyển giao tài liệu giảm đi rất nhiều so với giao dịch
trực tiếp. Điều quan trọng hơn là các nhân viên có năng lực được giải phóng
khỏi nhiều công đoạn sự vụ và họ có thể tập trung vào hoạt động nghiên cứu
phát triển nhằm đưa đến lợi ích to lớn và lâu dài cho DN và cho toàn xã hội.
Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT giúp DN có thể giảm chi phí
bán hàng và chi phí tiếp thị. Bằng các phương tiện hiện đại (Internet/Web), một
nhân viên bán hàng có thể cùng một lúc giao dịch được với nhiều khách hàng,
một trang Web của DN có thể giới thiệu đến nhiều khách hàng nhiều thông tin
về DN, nhiều thông tin về các sản phẩm của DN làm phong phú thêm điều kiện
lựa chọn của khách hàng.
Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT (qua Internet/Web), giúp cho
DN và người tiêu dùng giảm đáng kể thời gian và chi phí giao dịch vì thời gian
giao dịch qua Internet chỉ bằng 7% thời gian giao dịch qua Fax, và bằng 0,05%
thời gian giao dịch qua bưu điện; chi phí thanh toán điện tử qua Internet chỉ
bằng 10 – 20% so với chi phí thanh toán bằng các phương tiện thông thường
khác. Việc giảm thời gian và chi phí giao dịch là hai yếu tố cơ bản làm cho hàng
hoá, dịch vụ nhanh chóng tiếp cận người tiêu dùng mà không phải qua trung
gian. Đây là vấn đề hết sức quan trọng để nâng cao khả năng cạnh tranh của
hàng hoá và dịch vụ khi đưa ra thị trường.
Với sự trợ giúp của công nghệ thông tin và truyền thông, việc áp dụng
phương thức kinh doanh TMĐT sẽ làm tăng thêm khả năng cạnh tranh cho DN.
Internet có xu thế tạo lợi nhuận cho cả công ty lớn và công ty nhỏ, kể cả các DN
tư nhân và cá nhân người sản xuất. Vì đây là sân chơi bình đẳng nên các DN dù
nhỏ nhưng thông qua Website của mình họ cũng có thể đạt được một doanh thu
lớn mà điều này là khó có thể có trong việc áp dụng các phương thức kinh
doanh truyền thống. Mặt khác, khi áp dụng phương thức TMĐT, doanh nghiệp
có thể đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cung cấp các dịch vụ tư vấn cũng
như các thông tin cần thiết cho khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
Áp dụng phương thức TMĐT sẽ tạo điều kiện cho việc thiết lập và củng

cố quan hệ giữa các đối tác tham gia vào quá trình thương mại. Thông qua
mạng, các DN có thể giao dịch trực tiếp và liên tục với nhau, hàng hoá có thể
được cung cấp đến người tiêu dùng cuối cùng mà không phải qua các khâu
trung gian. Mặt khác, thông qua Internet, các bạn hàng mới, các cơ hội kinh
doanh mới dễ dàng được phát hiện nhanh chóng không chỉ trong phạm vi quốc
gia mà còn được mở rộng trên phạm vi toàn cầu.
Áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT sẽ giúp cho các DN sớm tiếp
cận với kinh tế số hoá, tạo cho các nước đang phát triển một bước tiến nhảy vọt
để theo kịp các nước khác trong thời gian ngắn nhất. Trong điều kiện hội nhập
WTO của nước ta hiện nay, việc thiếu các phương tiện kỹ thuật đủ mạnh và lực
lượng cán bộ đủ năng lực đang là khó khăn lớn để các DN thực hiện hiệu quả
phương thức kinh doanh thương mại hiện đại này.
Tóm lại, đối với các DN, lợi ích lớn nhất mà TMĐT mang lại cho họ
chính là sự tiết kiệm chi phí và sự thuận lợi của các bên khi tham gia giao dịch.
Giao dịch bằng phương tiện điện tử nhanh hơn so với giao dịch truyền thống, ví
dụ: gửi fax hay thư điện tử thì nội dung thông tin đến tay người nhận nhanh hơn

×