Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

(Thảo luận kinh tế phát triển) chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở việt nam giai đoạn 2000 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.27 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA : Kinh tế- Luật


THẢO LUẬN HỌC PHẦN
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Đề tài: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam giai đoạn 2000-2010
Nhóm thảo luận: 5
Mã lớp học phần: 2060FECO2011
Giảng viên hướng dẫn: GS.Phạm Thị Tuệ

Hà Nội, ngày 02 tháng 11 năm 2020
1


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
ST
T

2

Họ và tên

1

Vũ Thị Quỳnh Mai

2

Lương Thị Nhung


3

Vũ Thị Nhung

4

Triệu Thị Kim Như

5

Hồ Ngọc Như

6

Phạm Linh Phương

7

Phạm Thị Quỳnh

8

Nguyễn Thúy Quỳnh

Nhiệm vụ

Đánh giá

Ghi chú



MỤC LỤC

I – PHẦN MỞ ĐẦU
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế được xem như là bước đi tất yếu của các quốc gia có nền kinh
tế đang phát triển muốn trở thành các quốc gia phát triển. Kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ
VI (1986),Đảng ta đã đề ra đường lối
đổi mới với mục tiêu xây dựng và phát triển kinh tế theo hướng CNH–HĐH. Đổi mới
kinh tế phải bắt đầu từ việc đổi mới cơ cấu kinh tế chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp
sang nền kinh tế công nghiệp, dịch vụ và nền kinh tế tri thức.
Thực tiễn lịch sử phát triển kinh tế của các nước nói chung và Việt Nam nói riêng trong
thời gian qua đã chỉ ra rằng những thành công hay thất bại trong việc phát triển kinh tế
đều bắt nguồn từ việc xác định cơ cấu kinh
tế có hợp lý hay không, để thúc đẩy kinh tế phát triển đạt hiệu quả cao và bền vững. Việc
xác định và hoàn thiện một cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với xu hướng phát triển chung
của nền kinh tế không chỉ là yêu cầu có tính khách quan, mà còn là một trong những nội
dung chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa –hiện đại hóa đất nước
II– TỔNG QUAN VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Khái niệm
1.1.1. Cơ cấu kinh tế
Cơ cấu kinh tế là tập hợp các bộ phận hợp thành tổng thể nền kinh tế và mối tương
quan tỷ lệ giữa các bộ phận hợp thành so với tổng thể. Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ
phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận
trong hệ thống kinh tế quốc dân.
1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế
3


Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự chuyển dịch từ trạng thái này sang trạng thái khác sao

cho phù hợp với sự phân công lao động cũng như trình độ phát triển của các lực lượng sản
xuất theo điều kiện về kinh tế - xã hội phù hợp với các giai đoạn phát triển của nền kinh tế
trong thời kì nào đó.
1.2. Phân loại cơ cấu kinh tế
1.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành
thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. cơ cấu ngành phản
ánh phần nào trình độ phân công lao động xã hội chung của nền kinh tế và trình độ phát
triển chung của lực lượng sản xuất.
1.2.2. Cơ cấu thành phần kinh tế
Cơ cấu thành phần kinh tế là cơ cấu kinh tế mà mỗi bộ phận hợp thành là một thành phần
kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế có thể được xem xét trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế,
hay theo từng ngành kinh tế, từng vùng lãnh thổ.
1.2.3. Cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là cơ cấu được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không
gian địa lý. Nước ta, cơ cấu kinh tế theo lãnh thổ được chia thành 8 vùng kinh tế chính là:
Đồng bằng sông Hồng, Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Duyên hải, Nam Trung Bộ,
Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Các xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Chuyển dịch cơ cấu ngành:

+
+
+


Giảm tỷ trọng khu vực nông – lâm – như nghiệp
Tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ chiến tỷ trọng cao, nhưng còn biến động
Chuyển dịch cơ cấu lãnh thổ: hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp, lãnh thổ tập

trung công nghiệp, dịch vụ, tạo nên vùng kinh tế phát triển năng động.
• Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: chuyển dịch từ nền kinh tế nhà nước sang nền
kinh tế nhiều thành phần.

4


3. Các yếu tố tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự biến đổi tất yếu và có ý nghĩa quan trọng đối với sự
phát triển của mỗi quốc gia. Nhưng quá trình chuyển dịch theo quy luật của nền kinh tế
đặc biệt có sự tác độg của các nhân tố sau:


Chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của mỗi quốc gia: nhà nước đóng vai trò

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội thông qua việc định hướng, chi phối
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ ở tất cả các ngành, các lĩnh vực, bộ phận
của nền kinh tế.
− Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và đặc điểm của các nguồn lực trong phát triển
kinh tế.
− Yêu cầu của thị trường và khả năng tiêu dùng của xã hội. Đây là nhân tố quyết định tới


việc hình thành cơ cấu kinh tế và xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Môi trường, thể chế kinh tế có ảnh hưởng gián tiếp, song vô cùng quan trọng trong việc

hình thành cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại.

− Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế chi phối sự hình thành cơ cấu kinh tế và
xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực hiện quan điểm, đường lối đổi mới của Đảng, nhà nước, trong những năm qua,
cơ cấu kinh tế nước ta chuyển dịch theo hướng tiến bộ, từng bước phát huy lợi thế so sánh
của ngành; vùng lãnh thổ; thành phần kinh tế; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng
đã thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng cao trong nhiều năm, hình thành tiềm lực kinh tế ngày
càng mạnh cho đất nước, cơ bản đó là:
+

Về cơ cấu kinh tế ngành, lĩnh vực: Cơ cấu kinh tế ngành dịch chuyển theo hướng hiện đại

là giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp dịch vụ; theo đó, cơ cấu lao động
nông trong nông nghiệp dần dịch chuyển sang công nghiệp, dịch vụ. Sự phát triển các
ngành đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế cao và khá ổn định trong nhiều năm.
+ Về cơ cấu kinh tế vùng: Cơ cấu kinh tế vùng dược dịch chuyển theo hướng phát huy lợi
thế so sánh của từng vùng, nhất là vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp tập trung,
vùng chuyên môn hóa cây trồng, vật nuôi, sự phát triển kinh tế vùng đã đóng góp tích cực
vào tăng trưởng kinh tế cả nước
+ Về cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế chuyển dịch theo hướng phát
huy tiềm năng, thế mạnh của từng thành phần kinh tế. Việc thực hiện nhiều hình thức sở
hữu đã tạo cơ sở vững chắc để các thành phần kinh tế phát triển đan xen, cạnh tranh và
thúc đẩy nhau cùng tồn tại và phát triển. Kinh tế nhà nước tiếp tục giữ vững vai trò chủ
5


đạo, dẫn dăt các thành phần kinh tế khác phát triển, kinh tế dân doanh, nhất là kinh tế
tổng hợp và hợp tác xã phát triển đa dạng, có đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, phát
triển kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng cao, là đầu mối quan
trọng trong chuyển giao công nghệ và hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại tạo ra sự hỗ trợ, thúc đẩy, đan xen nhau

ngữ các ngành, vùng, lãn thổ, thành phần kinh tế... tạo ra sự phát triển năng động hiệu
quả; hình thành một số ngành mới, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng hiện đại của nền kinh tế thế giới, tận dụng
được thời cơ vận hội do quá trình hội nhập đem lại cả về thị trường lãn nguồn vốn, khoa
học- công nghệ, nguồn nhân lực chất lượng cao...
4. Các mô hình lý thuyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế
4.1. Mô hình tăng trưởng Harrod-Dormar:
* Mục đích mô hình: mối quan hệ tiết kiệm, tích lũy vốn và sản lưởng của nền kinh tế.
* Nội dung mô hình:
Các giả định của mô hình:
- Trong nền kinh tế đóng:
Về mặt sản lượng: Y = C +I
Về mặt thu nhập: Y = C + S
Do vậy, tiết kiệm trong kinh tế là nguồn lực để đầu tư
S = I (1)
- Tiế kiệm (S) được tính bằng cách lấy tỷ lệ tiết kiệm (s) nhân với thu nhập
S = s.Y (2)
- Đầu tư tư nhân (I) sẽ làm tăng lượng vốn của nền kinh tế, gọi phần vốn tăng thêm là
, khi đó:
I=

∆K

(3)

giả định khấu hao vốn = 0.
- Khi đầu tư tăng thêm sẽ làm cho sản lượng tăng thêm theo một tỉ lệ nhất định
6

∆K



k=

∆K
∆Y

(4)

- Hệ số k này được gọi là hệ số gia tăng vốn- sản lượng. Cho biết cần bao nhiêu vốn để
tăng thêm 1 đơn vị sản lượng.
- Tổng hợp các phương trình trên ta có:
I = ∆K = s.Y = k .∆Y

Hay

∆Y s
=
Y
k

g=

hay

s
k

(trong đó g là tốc độ tăng trưởng)


- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm và hệ số gia tăng vốnsản lượng.
* Ý nghĩa của mô hình:
Mô hình Harrod-Dorma đã chỉ ra vai trò của vốn và hiệu quả sử dụng vốn trong tăng
trưởng kinh tế. Hiện nay, các nước đang phát triển vẫn đang ứng dụng khá phổ biến mô
hình này trong lập kế hoạch trong lập kế hoạch và huy động vốn đầu tư vì mô hình tăng
trưởng hiện nay ở các nước này chủ yếu dựa vào đầu tư theo chiều rộng để khai thác
nguồn lực đang chưa được sử dụng hết.
* Hạn chế của mô hình: Không có nền kinh tế hoàn toàn đóng.
- Không có sự chuyển hóa hoàn toàn giữa tiết kiệm và đầu tư trong nền kinh tế.
- Trên thực tế hệ số ICOR là không cố định nên nó thay đổi phụ thuộc vào yếu tố đầu tư.
- Vốn đầu tư tăng chưa chắc đã dẫn tới tăng trưởng kinh tế vì còn phụ thuộc vào hiệu quả
sử dụng vốn và lĩnh vực đầu tư.
4.2. Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow:
* Mô hình tăng trưởng theo giai đoạn của Rostow gồm năm giai đoạn gồm:
- Giai đoạn xã hội truyền thống:
+ Sản xuất nông nghiệp là hoạt động chính, giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị.
+ Trình độ sản xuất thấp, quan hệ mang tính tự cung tự cấp, sản xuất hàng hóa chưa phát
triển.
7


- Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: Giai đoạn hình thành cơ sở cho sự chuyển đổi từ giai đoạn
xã hội truyền thống sang giai đoạn cất cánh. Các hoạt động kinh tế truyền thống tồn tại
song song bên cạnh các hoạt động kinh tế hiện đại mới phôi thai, đang phát triển.
- Giai đoạn cất cánh:
Công nghiệp giữ vai trò đầu tàu: tốc độ tăng trưởng cao, chiếm tỷ lệ sản lượng lớn, tạo
nguồn vốn đầu tư chủ yếu cho nền kinh tế. Tỷ lệ tiết kiệm nội địa lên đến 10% GNP. Thể
chế thay đổi để phù hợp với quá trình phát triển.
- Giai đoạn trưởng thành:
Trong giai đoạn này, nền kinh tế có sự tăng trưởng đều đặn, bền vững với thu nhập bình

quân đầu người cao. Nền kinh tế được đa dạng hóa, công nghệ đạt đến trình độ cao. Đặc
trưng của giai đoạn này là tỷ lệ đầu tư cao hơn và đạt khoảng 10 đến 20% thu nhập quốc
dân, nhiều ngành công nghiệp hiện đại phát triển, nông nghiệp được cơ giới hóa. Lúc này
những ngành công nghiệp chế tạo, các ngành chủ đạo của giai đoạn cất cánh đã hoàn
thành sứ mệnh lịch sử. Các ngành công nghiệp chủ đạo của giai đoạn này là công nghiệp
nặng, công nghiệp luyện kim, hóa chất, năng lượng...., sau nữa là ngành dịch vụ, các
ngành này được phát triển trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ hiện đại.
Giai đoạn trưởng thành được coi là giai đoạn hoàn chỉnh cơ cấu kinh tế - xã hội , tiến bộ
khoa học kỹ thuật được áp dụng mạnh mẽ vào mọi lĩnh vực của nền kinh tế.
- Giai đoạn xã hội tiêu dùng cao:
+ Công nghiệp hiện đại phát triển ở mức độ cao, nền kinh tế xã hội phát triển một cách ổn
định .
+ Công nghiệp và nông nghiệp giảm dần thay thế bằng dịch vụ.
+ Kinh tế hội phát triển, đáp ứng nhu cầu vật chất, văn hóa của người dân.
+ Thu nhập tăng nhanh, dân cư giàu có nền nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ cao
cấp tăng.
+ Cơ cấu lao động thay đổi theo hướng: tăng tỷ lệ dân cư đô thị và lao động có tay nghề
và trình độ chuyên môn cao.
+ Xã hội có thu nhập cao, phúc lợi xã hội cao và người dân có chất lượng cuộc sống tốt.
Lao động trở thành nhu cầu, chứ không còn là phương tiện kiếm sống.

8


* Ý nghĩa của mô hình: Mô hình Rostow có ý nghĩa trong việc xác định trình độ phát
triển của mỗi quốc gia trong mỗi giai đoạn. Quá trình phát triển nông nghiệp hóa, công
nghiệp hóa, đô thị hóa và thương mại hóa là những yếu tổ chính tạo nên lộ trình tăng
trưởng của 1 quốc gia.
* Hạn chế của mô hình: Khó phân biệt và định nghĩa từng giai đoạn, chỉ nhấn mạnh vào
tăng trưởng. Coi quá trình phát triển là tuần tự qua các giai đoạn, không có cái nhìn biện

chứng về quá trình phát triển.
4.3. Mô hình chuyển dịch cơ cấu của Arthur Lewis:
* Nội dung mô hình: Lewis chia nền kinh tế các nước kém phát triển thành hai khu vực:
Khu vực nông nghiệp truyền thống và khu vực công nghiệp hiện đại.
- Khu vực nông nghiệp truyền thống:

+ Hàm sản xuất:

TPA = f ( LA , K A , t A )

+ Sản lượng đạt mức cao nhất tại

LA

, vượt quá mức đó tổng sản lượng giảm dần.

+ Qui luật sản phẩm cận biên của lao động (

MPLA

) có xu hướng giảm dần.

+ Giả định: khu vực nông nghiệp dư thừa lao động.

TPA = f ( LA , K A , t A )

+ Cung lao động rất lớn vượt quá mức

LA


trên đồ thị.

+ Lao động dư thừa có năng suất thấp , sản phẩm cận biên của lao động (
9

MPLA

)=0


+ Tiền công trong nông nghiệp được tính bằng cách lấy tổng sản lượng chia cho tổng số
lao động.
+ Đường cung lao động trong nông nghiệp là một đường gây khúc: đoạn nằm ngang cung
LĐ là hoàn toàn co dãn , còn đoạn dốc lên cung LĐ là co dãn.
- Khu vực công nghiệp hiện đại:

APL

MPL

10


D3

11


W


G F

12


+ Giả định: lợi nhuận được tái đầu tư toàn bộ để mở rộng sản xuất.
+ Hàm sản xuất trong công nghiệp: Y = f (K, L, R,T .. ) trong đó chỉ có L và K biến đổi
+ Khi K tăng từ K1 sang K2, K3 đòi hỏi L tăng tương ứng .
+ Cầu lao động trong khu vực công nghiệp tăng từ L1 sang L2, L3 tương ứng với các
đường cầu D1, D2, D3.
+ Lao động này phải được lấy từ khu vực nông nghiệp dư thừa lao động.
+Tiền lương trong công nghiệp được tính dựa trên sản phẩm biên của lao động (MPL).
+ Tổng sản lượng trong công nghiệp cũng tuân theo qui luật sản phẩm cận biên có xu
hướng giảm dần.
* Quá trình chuyển dịch lao động:
- Giai đoạn thứ nhất: đầu tư trong ngành công nghiệp chưa nhiều nên không thể thu hút
hết lao động dư thừa trong nông nghiệp. Cầu lao động trong CN tăng nhưng nguồn lao
động dồi dào nên mức lương không đổi.
- Giai đoạn thứ hai: khi nguồn cung lao động giảm, khu vực CN muốn thuê thêm lao động
thì phải tăng lương .
* Hạn chế của mô hình:
- Về giả định có sự dư thừa lao động trong khu vực nông nghiệp.
- Về giả định tốc độ chuyển dịch LĐ tỷ lệ thuận với tốc độ mở rộng qui mô đầu tư.
- Về giả định mức lương trong vực công nghiệp không đổi.
III – THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2010.
1.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế
1.1.1. Cơ cấu ngành kinh tế theo thu nhập
Ngay từ Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960, Nhà nước đã khẳng định đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là mục tiêu hàng đầu phát triển kinh tế Việt Nam. Nội dung và

yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
là tăng nhanh tỉ trọng giá trị trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng ( gọi chung
13


là công nghiệp) và thương mại - dịch vụ (gọi chung là dịch vụ), đồng thời giảm dần
tương đối tỉ trọng giá trị trong GDP của các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
(gọi chung là nông nghiệp). Sau khi đưa ra định hướng này, Đảng và Nhà nước ta đã tích
cực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu ngành kinh tế. Trong giai
đoạn 2000 – 2010, nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến nhất định.
Bảng 1: Cơ cấu GDP theo ngành giai đoạn năm 2000 - 2010
Năm

Cơ cấu GDP (%)
Nông
nghiệp

Công nghiệp Dịch vụ

Tổng

2000

24,5

36,7

38,8

100


2001

23,3

38,1

38,6

100

2002

23,0

38,5

38,5

100

2003

22,5

39,5

38,0

100


2004

21,8

40,2

38,0

100

2005

20,9

41,0

38,1

100

2006

20,4

41,5

38,1

100


2007

20,3

41,6

38,1

100

2008

22,0

39,9

38,1

100

2009

20,9

40,2

38,9

100


2010

20,6

41,1

38,3

100

Nguồn: Tổng cục thống kê

Có thể thấy rằng, trong 10 năm, từ năm 2000 đến năm 2010 tỉ trọng cơ cấu GDP trong
Nông nghiệp giảm 3,9% từ 24,5% xuống còn 20,6%; tỉ trọng cơ cấu GDP trong Công
nghiệp từ 36,7% tăng 4,4% lên đến 41,1%; tỉ trọng cơ cấu GDP trong Dịch vụ có sự giảm
nhẹ từ 38,8% giảm 0,5% xuống 38,3%.
Qua mỗi năm, tỉ trọng cơ cấu GDP trong mỗi ngành kinh tế đều có sự biến đổi tăng giảm
nhưng đều không đáng kể. Cùng với tốc độ tăng cao liên tục và khá ổn định của GDP
trong giai đoạn 2000 – 2010, cơ cấu ngành kinh tế đã có sự thay đổi theo chiều hướng tích
cực, nhìn chung trong cơ cấu GDP, tỷ trọng ngành nông nghiệp có xu hướng giảm, tỷ

14


trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng và tỷ trọng ngành dịch vụ chưa có biến động
nhiều nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành kinh tế:
Trong nội bộ từng ngành kinh tế, các lĩnh vực kinh tế cũng có sự chuyển biến khá rõ rệt.
Trong nội bộ khu vực I từ những năm đổi mới đã có sự chuyển biến tích cực, nh ững lợi

thế của từng lĩnh vực, từng vùng được tận dụng và khai thác thúc đẩy sản xuất với tốc độ
cao và tăng chất lượng tăng trưởng.
Bảng 2. Cơ cấu GDP của khu vực nông – lâm – ngư nghiệp qua các năm (%)
Năm

Nông nghiệp thuần

Lâm nghiệp

Ngư nghiệp

2000

80,8

5,5

13,8

2001

78,5

5,4

16,0

2002

78,2


5,3

16,5

2003

76,9

5,2

17,9

2005

71,5

3,7

24,8

2006

70,0

3,6

26,4

2007


69,9

3,6

26,5

2008

75,1

2,9

22,0

2009

75,6

2,8

21,6

2010

75,9

2,6

21,5


Nguồn: Tổng cục thống kê – Niên giám thống kê hàng năm

Theo bảng 2, từ năm 2000 - 2010, tỉ trọng nông nghiệp vẫn chiếm ở mức cao (trên 70%),
chỉ giảm một chút ở các năm 2006,2007, các năm sau đó lại tăng cao hơn; lâm nghiệp
chiếm tỉ trọng rất nhỏ (trên dưới 3%) và nhỏ nhất trong 3 lĩnh vực, có xu hướng giảm dần
mặc dù cố tiềm năng về rừng; còn ngư nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ và không ổn định, tăng
cao vào những năm 2006, 2007 những năm sau lại giảm xuống. Qua bảng số liệu và phân
tích số liệu, có thể thấy rằng tuy trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có tỷ trọng giảm
xuống qua các năm nhưng trong nội bộ ngành nông nghiệp đang có sự bất hợp lí.
Bên cạnh đó, ngành trồng trọt vẫn chiếm tỷ trọng cao, tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng nhẹ
và không ổn định; còn tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp (như cung ứng vật tư cây trồng,
giống, phân bón,…) còn rất rất thấp, có thể xem không có sự chuyển biến trong dịch vụ
15


nông nghiệp trong giai đoạn 2005 – 2010. Nhìn chung trong giai đoạn này, cơ cấu ngành
trồng trọt, chăn nuối và dịch vụ nông nghiệp chuyển biến không rõ nét, tích cực.
Bảng 3. Cơ cấu ngành trồng trọt, chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp từ năm 2015 – 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê

Kết cấu giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp diễn ra theo xu thế giảm dần tỷ trọng của
trồng trột, tăng tỷ trọng của chăn nuôi, và đã bắt đầu phát triển theo hướng nền nông
nghiệp hàng hóa, hướng vào xuất khẩu. Đây là một xu hướng tích cực trong chuyển dịch
cơ cấu nội bộ nông nghiệp. Từ đó cho thấy ngành chăn nuối ngày càng được coi trọng
trong phát triển nông nghiệp.
Trong nội bộ khu vực II, giai đoạn này, ngành công nghiệp đã thích nghi với cơ chế
quản lý mới, ổn định và tăng trưởng với tốc độ cao. Cơ cấu từng lĩnh vực trong ngành
công nghiệp cũng có chuyển biến tích cực.

Bảng 4. Cơ cấu một số lĩnh vực trong ngành công nghiệp (%)

16

Năm

2005

2007

2008

2009

2010

Khai
khoáng

11,2

9,9

9,9

9,2

7,3

Công

82,8
nghiệp
chế biến,
chế tạo

84,9

85,1

85,4

87,6

Sản xuất 5,5
và phân
phối điện,
nước
nóng, hơi
nước và
điều hòa
khí lạnh

4,9

4,5

4,9

4,5


Cung cấp 0,5
nước, hoạt
động quản
lí và xử lí
rác thải,

0,5

0,5

0,5

0,6


nước thải
Nguồn: Niêm giám thống kê năm 2011

Công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm hơn 80% giá trị sản xuất công nghiệp và đang có xu
hướng tăng lên đến năm 2010, công nghiệp khai khoáng lại có xu hướng giảm dần qua
từng năm. Cơ cấu nhóm ngành công nghiệp khai thác giảm xuống, từ đó giải quyết được
nguy cơ cạn kiệt nguồn tài nguyên trong tương lại, nhóm ngành công nghiêp cần hàm
lượng kĩ thuật công nghệ cao như chế biến, chế tạo… đang phát triển mạnh mẽ hơn.
Trong giai đoạn này, công nghiệp đã phát huy được lợi thế sử dụng nguồn lao động, công
nghệ kĩ thật thay vì tận dụng quá đà tài nguyên.
Ngành công nghiệp còn tiếp tục phát triển đa dạng hóa các ngành nghệ, đa dạng hóa các
sản phẩm. Đầu tư nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ vào Việt Nam,
phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, hóa chất, cơ khí
chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy.
Cũng giống với ngành nông nghiệp nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, sau

nhiều năm đổi mới đến năm 2010, dịch vụ nước ta đã có nhiều phát triển nhảy vọt cả về
chất và lượng. Nhưng nhìn chung tốc độ phát triển còn khá chậm.
Bảng 5. Cơ cấu ngành dịch vụ ở Việt Nam(%)
Năm

17

2000

2005

2006

2007

2008

2009

Ngành dịch 38,74
vụ

38,01

38,06

38,12

38,10


39,01

Thương mại 14,23

13,56

13,63

13,66

13,82

14,32

Khách sạn 3,25
và nhà hàng

3,49

3,68

3,93

4,38

4,54

Vận
tải, 3,93
bưu chính

và du lịch

4,36

4,5

4,44

4,53

4,45

Trung gian 1,84
tài chính

1,80

1,81

1,81

1,84

1,92

Khoa học 0,53
công nghệ

0,63


0,62

0,62

0,62

0,64

Bất
động 4,34
sản và tư

4,01

3,78

3,80

3,63

3,36


vấn
Quản lí nhà 2,73
nước

2,75

2,74


2,74

2,77

2,86

Giáo dục và 3,36
đào tạo

3,21

3,15

3,04

2,60

2,66

Y tế và xã 1,36
hội

1,48

1,45

1,41

1,25


1,28

Thể thao và 0,58
văn hóa

0,50

0,47

0,45

0,41

0,41

Hoạt động 0,14
tổ chức của
các
đoàn
thể

0,13

0,12

0,12

0,13


0,13

Các dịch vụ 2,23
công cộng,
xã hội và cá
nhân

1,94

1,93

1,92

1,94

2,06

Hộ gia đình 0,22

người
giúp việc

0,17

0,17

0,17

0,17


0,18

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Đời sống xã hội phát triển, có nhiều dịch vụ mới như chứng khóan, dịch vụ giúp việc
trong nhà và các kinh doanh khác nhau gắn với kih tế thị trường (như tư vấn, kiểm toán,
kế toán, nghiên cứu thị trường,…) đang xuất hiện ngày càng nhiều và đóng góp vào sự
năng động đa dạng hóa của lĩnh vực dịch vụ mặc dù tỷ trọng các dịch vụ này đang còn
thấp. Đồng thời, các nhóm ngành thương mại, khách sạn và nhà hàng, vận tải, bưu chính
và du lịch,quản lí nhà nước, giáo dục và đào tạo vân được chú trọng phát triển mạnh và
nâng cao chất lượng.
1.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo lao động.
Bên cạnh cơ cấu thu nhập, cơ cấu lao động cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng của
chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế. Trong giai đoạn 2000 – 2010 nước ta đã có những
chuyển biễn không ngừng để phù hợp với năng lực sản xuất mới cũng như đáp ứng nhu
cầu đổi mới và phát triển ở nươc ta.

18


Bảng 5. Cơ cấu lao động theo ngành của Việt Nam giai đoạn 2000 – 2010 (%)
Năm

Nông nghiệp

Công nghiệp

Dịch vụ

2000


65.1

13.1

21.8

2001

63.5

14.3

22.4

2002

61.9

15.4

22.7

2003

60.2

16.5

23.3


2004

58.7

17.3

24.0

2005

57.1

18.2

24.4

2006

55.4

19.3

25.3

2007

53.9

19.9


26.2

2008

52.6

20.8

26.6

2009

51.9

21.4

26.7

2010

50.0

23.0

27.0

Nguồn:
Trong giai đoạn 2000 - 2010 cơ cấu lao động đang có sự dịch chuyển từ khu vực nông
nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ. Lực lượng lao động trong nông nghiệp

chiếm tỷ trọng nhiều nhất, bình quân 10 năm là 56.34% nhưng có xu hướng giảm qua các
năm, năm 2001 là 63.5% giảm xuống còn 48.2% vào năm 2010. Lực lượng lao động ở
khu vực dịch vụ có xu hướng tăng, chiếm tỷ trong cao thứ 2 trong cơ cấu lao động, bình
quân 10 năm là 25.1%, tỷ lệ lao động trong ngành dịch vụ liên tục tăng. Về lực lượng lao
động trong khu vực công nghiệp cũng có xu hướng tăng nhẹ nhưng sự di chuyển này cũng
khá chậm chạp.
Nhìn vào cơ cấu lao động ta thấy nền kinh tế nước ta trong giai đoạn 2000 – 2010 mặc dù
thay đổi theo xu hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa nhưng vẫn còn lạc hậu và phụ
thuộc vào nông nghiệp mà hơn một nửa lao động còn làm ở khu vực I và sự di chuyển lao
động còn khá chậm chạp chưa theo kịp xu thế hiện đại.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
1. Kinh tế nhà nước
Giai đoạn 2000-2010 thì kinh tế nhà nước vẫn tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều
19


tiết vĩ mô nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ những vị trí chủ chốt, đi đầu ứng dụng
tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng. Với mục tiêu nâng
cao hiệu qủa hoạt động của kinh tế nhà nước, để cho doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh
bình đẳng trên thị trường, tự chịu trách nhiệm về sản xuất, kinh doanh. Một bột bộ phận
doanh nghiệp nhà nước đã chuyển đổi sang hình thức công ty cổ phần, triển khai các hình
thức giao, bán, khoán, cho thuê một bộ phận doanh nghiệp nhà nước. Đến 2010, tỷ trọng
kinh tế nà nước có xu hướng giảm dần ( giảm từ 40,18% xuống còn 33,74%); số lượng
doanh nghiệp nhà nước cũng đã giảm đi đáng kể, từ 12300 doanh nghiệp trước đây nay
chỉ còn khoảng dưới 5000 doanh nghiệp. Cơ cấu doanh nghiệp nhà nước được điều chỉnh
hợp lý hơn. Kinh tế nhà nước chỉ còn nắm giữ những ngành lĩnh vực then chốt và địa bàn
quan trọng, chiếm thị phận đủ lớn đối với các sản phẩm và dịch vụ chủ yếu.
2. Kinh tế tập thể
Kinh tế tập thể trong giai đoạn này đã phát triển với nhiều hình thức hợp tác đa dạng,

trong đó hợp tác xã làm nòng cốt. Các hợp tác xã dựa trên sở hữu của các thành viên và
sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những người lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, không giới hạn quy mô, lĩnh vực và địa bàn. Xuất hiện hình
thức hợp tác xã kinh doanh tổng hợp đa ngành hoặc chuyên ngành. Kinh tế tập thể tiếp
tục đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước. Nguyên tắc tự nguyện tự chủ và dân chủ
được tôn trọng đầy đủ hơn, xã viên hợp tác xã vừa đóng góp sức lao động vừa đóng góp
cổ phần, phân phối vừa theo lao động vừa theo vốn đóng góp. Tính chất khép kín của hợp
tác xã từng bước được loại bỏ, không còn đóng khun trong địa giới hành chính hoặc
ngành nghề cố định, mối liên hệ liên doanh liên kết dọc ngang và với kinh tế nhà nước
được tăng cường, mối liên hệ với thị trường được mở rộng. Nhờ vậy hoạt động của hợp
tác xã có hiệu quả cao hơn trước rất nhiều. Hiện có khoảng 70% hợp tác xã cũ được
chuyển đổi, nhiều hợp tác xã được thành lập mới trên tổng số trên 15000 hợp tác xã. Tuy
nhiên những tiến bộ nói trên chỉ mới là bước đầu. Kinh tế tập thể hiện còn nhiều yếu kém,
tỷ trọng trong GDP còn thấp, quy mô hợp tác xã còn nhỏ, hiệu quả sản xuất kinh doanh
chưa đáp ứng được yêu cầu của xã viên và đòi hỏi của thị trường, cơ sở vật chất kỹ thuật
còn lạc hậu. Việc tổ chức quản lý cũng có những thiếu sót, nhược điểm làm hạn chế tính
ưu việt của hợp tác xã.
3. Kinh tế tư nhân
Trước đây, trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, khu vực kinh tế tư nhân không có
điều kiện tồn tại, bị coi là một hình thức kinh tế xấu, vì nó là tàn dư của chế độ cũ, mang
20


nặng tính chất bóc lột, ăn bám. Trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khới xướng, nhất là
chủ trương xây dựng nền kinh tế hàng hóa gồm nhiều thành phần, Kinh tế tư nhân bắt đầu
có điều kiện và cơ sở pháp lý để phát triển. Nhiều doanh nghiệp tư nhân đã ra đời dưới
hình thức công ty tư nhân, công ty TNHH, khoản lãi mà doanh nghiệp tư nhân đạt được là
rất lớn. Giai đoạn 2000-2010, nguồn vốn tư nhân luuon chiếm vị trí thứ 2 trong 3 khu vực
và còn có xu hướng tăng nhẹ Thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng thấp nhưng tăng
dần trong giai đoạn này.


Bảng 7. Cơ cấu GDP theo thành phần kinh tế (%)
2000

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số 100

100

100

100


100

100

100

100

100

100

Kinh tế 38,52
nhà
nước

38,38

39,08

39,10

38,40

37,39

35,93

35,54


35,15

33,74

Kinh tế 48,02
ngoài
nhà
nước

47,86

46,45

45,77

45,61

45,63

46,11

46,03

46,54

47,54

Kinh tế 8,58
tập thể


7,99

7,49

7,09

6,81

6,53

6,21

5,66

5,45

5,35

Kinh tế 7,31
tư nhân

8,3

8,23

8,49

8,89

9,41


10,18

10,5

11,02

11,33

Kinh tế 32,31

31,57

30,73

30,19

29,91

29,69

29,72

29,87

30,07

30,86

21



cá thể
Kinh tế 13,28
có vốn
đầu tư
nước
ngoài

13,76

14,47

15,13

15,99

16,98

17,96

18,43

18,33

18,72

Nguồn: Niêm giám thống kê hằng năm, Niêm giám thống kê 2009

Những con số thống kê trên cho thấy kinh tế tư nhân đang từng bước khẳng định vai trò

và vị trí của mình với tư cách là một nguồn nội lực quan trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, góp phần thúc đẩy thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh. Tuy nhiên việc phát triển kinh tế tư nhân ở nước ta trong
những năm qua vẫn còn nhiều mặt hạn chế, chưa đáp ứng được mục tiêu và yêu cầu đặt
ra, đồng thời cũng không tương xứng với tiềm năng của khu vực kinh tế này. Xét về quy

22


mô thì các cơ sở còn nhỏ, số lượng lao động trong mỗi cơ sở cũng không đông
và tăng chậm.
4. Kinh tế cá thể
Kinh tế hộ tự chủ trpng giai đoạn 2000-2010 tiếp tục lớn mạnh về nhiều mặt, tạo động lực
thúc đẩy nền kinh tế phát triển với tốc độ cao hơn nhiều so với trước thời kì đổi mới.
Vùng nào cũng xuất hiện hộ nông dân sản xuất giỏi. Trong giai đoạn này kinh tế cá thể
chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu thế giạm. Trong lĩnh vực phi nông nghiệp, kinh tế cá thể
đã đóng góp quang trọng vào phát triển kinh tế, nông thôn có khoảng 1.3 triệu hộ chuyên
ngành nghề và khoảng 3,5 triệu hộ kiêm ngành nông nghiệp có xu hướng thành lập doanh
nghiệp tư nhân, bộ phận khác thì liên kết hợp tác hình thành các tổ KTHT hoặc HTX.
Như vậy nhìn chung trong giai đoạn này kinh tế ngoài nhà nước ( bao gồm kinh tế tư
nhân và kinh tế cá thể) chiếm tỷ trọng cao nhưng có xu thế giảm dần, từ 53,32% xuống
còn 47,54%.
5. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được coi là một bộ phận quan trọng trong
nền kinh tế, tôc độ tăng trưởng và tỷ trọng của thành phần kinh tế này trong giai đoạn này
là rất cao. Tỷ trọng kinh tế thuôc kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh từ 6,3% lên
18,72%. Ước tính năm 2008 vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng kí đầu tư vào nước ta
đạt gần 60 tỷ USD. Cho đến 2010, thành phần kinh tế nước ngoài đã có hàng ngàn công
ty nước ngoài thuộc 62 nước và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư vào Việt Nam. Kinh tế có
vốn đầu tư nước ngoài có tác động tích cực và ngày càng rõ rệt trong việc thực hiện chiến

lược kinh tế xã hội của nước ta.
1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế lãnh thổ
Cơ cấu kinh tế lãnh thổ là cơ cấu được hình thành bởi việc bố trí sản xuất theo không gian
địa lý. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể
không gian lãnh thổ. Tùy theo tiềm năng phát triển kinh tế, gắn liền với sự hình thành
phân bố dân cư trên lãnh thổ để phát triển lãnh thổ hay ưu tiên một ngành nào đó.
Để phát triển kinh tế xã hội, quốc gia nào cũng phân chia lãnh thổ của mình thành những
vùng khác nhau. Ở nước ta, việc phân chia này đã được tiến hành khá đa dạng dựa trên
một số tiêu chí khác nhau:
- Theo địa giới hành chính có : Tỉnh, thành phố, huyện, thĩ xã, xã, thị trấn.
23


- Theo địa hình có : vụng núi, trung du, đồng bằng, ven biển, hải đảo, thềm lục địa…
- Theo trình độ phát triển có : Vùng kinh tế trọng điểm, vùng khó khăn, vùng đặc biệt khó
khăn …
- Theo tính chất, hình thức cư trú của dân cư, chia ra 2 vùng : Thành thị và nông thôn. Cơ
cấu kinh tế vùng là cơ cấu theo không gian lãnh thổ không gian kinh tế. Trong hơn 20 đổi
mới, trên lãnh thổ Việt Nam đã hình thành các không gian kinh tế theo hướng mở, phát
huy các lợi thế trong nước, hướng xuất khẩu. Đến nay không gian kinh tế đã được phê
duyệt gồm có : Theo cấp hành chính hiện đã phê duyệt quy hoạch phát triển kinh tế xã hội
đến 2020 của các tỉnh thành phố. Về quy hoạch vùng với 64 tỉnh thành chia làm 8 vùng
kinh tế, 3 vùng kinh tế trọng điểm ở cả 3 miền, trên 100 khu công nghiệp hoạt động.
Về dân số, đông nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng. Về tỷ trọng vùng Đông Nam Bộ
chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm tới 40% GDP cả nước và đang tăng nhanh chóng, tiếp theo
là Đồng bằng sông Hồng, tổng cộng hai vùng trọng điểm này đang tiến đến 2/3 GDP của
cả nước trong thời gian tới. Thấp nhất là vùng Tây Bắc và vùng Tây Nguyên.
Cơ cấu kinh tế theo ngành cũng thay đổi đáng kể ở tất cả các vùng. Công nghiệp xây
dựng đều tăng tương đối tỷ trọng ở tất cả các vùng, dịch vụ và nông lâm ngư nghiệp có xu
hướng giảm.

Cơ cấu lao động theo vùng cũng có sự thay đổi, đáng chú ý là tỷ trọng lao động vùng
Đông Bắc giảm mạnh do di chuyển cơ học. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ tăng
lao động mạnh nhất.
Nói chung trong những năm qua có thể nhận định sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng như
sau : Vùng Đông Nam Bộ với đầu tàu là Thành phố Hồ Chí Minh và khu kinh tế trọng
điểm phía nam, có cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh nhất và tiến đến hiện đại nhất ở nước
ta hiện nay cũng như trong tương lai vài thập niên tới. Tiếp đó là vùng Đồng bằng sông
Hồng với hai thành phố Hà Nội và Hải Phòng. Hai vùng kinh tế náy chiếm khoảng 60%
GDP cả nước.
Ba vùng có trình độ phát triển trung bình là Duyên hải Nam Trung Bộ, đồng bằng sông
Cửu Long và Bắc Trung Bộ, trong đó vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có chuyển dịch cơ
cấu nhanh hơn, với Đà Nẵng và Khánh Hòa là trọng điệm.
Bà vùng chậm phát triển là vùng Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên, đây là ba vùng
miền núi và trung du, tập trung phần lớn dân tộc thiểu số, trong đó khó khăn nhất là vùng
24


Tây Bắc, có biên giới giáp Trung Quốc và Lào. Tổng GDP của 3 vùng này chỉ chiếm
13,4% GDP cả nước
IV – PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHUYỂN
DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000 – 2010
1. Phương hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế


Định hướng phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn
Chuyển đổi nhanh chóng cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn; xây dựng các
vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh phù hợp với tiềm năng và lợi thế về khí hậu, đất đai
và lao động của từng vùng, từng địa phương. Ứng dụng nhanh khoa học và công nghệ vào
sản xuất, nhất là ứng dụng công nghệ sinh học; gắn nông nghiệp với công nghiệp chế
biến; gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ; hình thành sự liên kết nông - công nghiệp - dịch

vụ ngay trên địa bàn nông thôn.



Định hướng phát triển công nghiệp
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp với
nhiều quy mô, nhiều trình độ; chú trọng các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phù hợp định
hướng chung và lợi thế của từng vùng, từng địa phương; trước hết, tập trung cho công
nghiệp chế biến, công nghiệp sử dụng nhiều lao động và công nghiệp sản xuất hàng xuất
khẩu, phát triển mạnh mẽ tiểu thủ công nghiệp



Định hướng phát triển các ngành dịch vụ
Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ, đáp
ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội.
Nâng cao chất lượng, quy mô và hiệu quả hoạt động du lịch. Liên kết chặt chẽ các ngành
liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng
điểm; đưa ngành du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn. Phát triển và đa dạng hoá các
loại hình và các điểm du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, lịch sử, thể thao hấp dẫn du khách
trong và ngoài nước. Xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất và đẩy mạnh hợp tác liên kết
với các nước trong hoạt động du lịch.



Định hướng phát triển kinh tế đối ngoại
25



×