Tải bản đầy đủ (.ppt) (42 trang)

Chuyên đề Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.65 MB, 42 trang )


Giáo viên thực hiện: Lê Đức Diệu
Đơn vị: Trường THCS Hải Tân.
Năm học: 2010- 2011
CHUYÊN ĐỀ:
“ THẢO LUẬN NHÓM VÀ CHỌN ĐIỂM
ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN”


NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ
I. THỰC TRẠNG.
II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
A. MỘT SỐ HÌNH THỨC TỔ CHỨC NHÓM VÀ QUẢN LÝ
NHÓM HỌC TẬP.
B. CÁCH TỔ CHỨC DẠY HỌC THEO NHÓM.
C. CHỌN ĐIỂM ĐỘT PHÁ TRONG GIỜ GIẢNG VĂN.
D. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
III. KẾT LUẬN.


Câu chuyện thứ nhất:
-
Em thấy dạy văn bây giờ chán quá! Chỉ toàn được hỏi và
hỏi! Ngày xưa thầy dạy bọn em, những phần thầy phân tích,
giảng bình nghe sao mà hứng thú! Nhờ vậy mà bọn em
sáng ra bao điều...Còn ngày nay, bài giảng cứ băm nát, mà
học trò có nói năng lưu loát được đâu?

Từ câu chuyện trên ta thấy một điều: người tâm sự đã
đồng nghĩa giữa hướng dẫn với hỏi. Hướng dẫn là phải
dùng nhiều cách như đọc, trực quan, tóm tắt, nêu vấn đề,


chỉ dẫn, thuyết trình gợi mở, tổ chức tranh luận...tất nhiên
là cả hỏi nữa. Nhưng hỏi vào đâu chứ không hỏi tràn lan, và
quan trọng hơn là hỏi như thế nào? Có sát vấn đề không?
Có vừa trình độ và khẩu vị của học sinh không? Có đúng
lúc và hấp đẫn không?...Đâu có phải chỉ hỏi và hỏi một cách
đơn điệu, khô khan.


Câu chuyện thứ hai
Khi đứa cháu của chị bắt đầu học tả sự vật, chị luôn cố
gắng cho cháu tiếp xúc với “ người thực việc thực” để có thể miêu
tả chính xác, chân thực và đưa ra những cảm nhận của riêng
mình. Dù đầu mùa măng cụt, giá còn cao nhưng chị vẫn mua về
khi cháu học tả loài cây này. Cháu học đến bài hoa cúc, chị mua
những loài hoa cúc khác nhau để cháu phân biệt và tả chân thực.
Ngày đứa cháu làm bài thi học kì xong, chị hỏi làm bài được không
và nhận được câu trả lời làm tốt vì tả giống bài cô hướng dẫn. Chị
xin mượn lại bài và ngạc nhiên khi trong bài tả về hoa hồng, đứa
cháu ghi những câu “ cánh hồng nhung khoe sắc thắm đầy kiêu
hãnh”...về nhà chị hỏi cháu: “ Con nói cho dì nghe “ kiêu hãnh ” là
gì?”, thằng bé lắc đầu không biết. Chị lại đưa ra các bưu thiếp có
hình hoa hồng và hỏi cháu đâu là hoa hồng nhung?Đứa bé chỉ vào
hình có hoa hồng...vàng.

Cần trân trọng những cảm nhận, suy nghĩ của các em, hãy
để các em tự do sáng tạo và phát biểu theo cách nhìn của mình
sao cho đừng quá lệch lạc.


I. THỰC TRẠNG HỌC SINH:

* Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích
môn Văn không còn nhiều, không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có
tình trạng này vì học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường,
thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để
cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, chúng
tôi thấy các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức
được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của bộ môn này trong
học cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em,
nhưng một phần cũng do thiếu chất Văn trong giờ Văn, hay nói
cách khác là chưa tạo ra được những giờ học thực sự hấp dẫn,
lôi cuốn người học.


* Tồn tại lớn nhất ở phía học sinh là thói quen thụ động, quen
nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói,
chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học. Nếu
không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ
thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề.
Khi chuẩn bị bài học các em còn lệ thuộc vào các tài liệu, các
bài văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu,
dẫn đến năng lực chủ động nghe, nói, đọc, viết bị hạn chế.
Học sinh chưa chủ động bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ,
tình cảm của bản thân mình trước tập thể, nếu phải nói và
viết, các em cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra các câu
hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ
bị lạc hướng.
=>Từ thực tế đó, chúng tôi đưa ra phương pháp thảo luận
theo nhóm và chọn điểm đột phá trong giờ giảng văn để phát
huy tính chủ động sáng tạo của từng cá nhân học sinh.


II. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
A. Một số hình thức tổ chức nhóm và quản lý nhóm học tập:
1. Đối với giáo viên:
* Cần nắm quy trình tổ chức dạy học theo nhóm:
- Bước 1: Thành lập nhóm:
Cách hình thành nhóm ở đây rất linh hoạt, tuỳ thuộc vào từng
tiết học, phạm vi của từng vấn đề, thời gian được trao đổi mà
số lượng cơ cấu nhóm có thể khác nhau. Khi phân nhóm,
giáo viên cần chú ý đến tâm lý, giới tính và sức học của các
thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên
cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng
là đôn đốc các thành viên trong nhóm hoạt động, tổng hợp ý
kiến và cử thành viên trình bày, vị trí này không nhất thiết
phải cố định để tạo sự phấn đấu chung cho cả nhóm.

- Bước 2: Định hướng hoạt động nhóm:
Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh bàn bạc, trao
đổi, thảo luận, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên
cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc
được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc yêu cầu cho
các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm
vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là
phần dễ tạo ra hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho
các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh có liên quan đến văn bản
sẽ học, đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những
suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản ( như vậy là học sinh có
điều kiện, có cơ hội để tự do phát biểu suy nghĩ, cảm nhận
của mình.)

NEXT

- Bước 3: Kiểm tra quá trình chuẩn bị của học sinh:
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến hỗ trợ, động
viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời
gian. Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các
thành viên trong nhóm, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một
vài cá nhân làm việc.
Mặt khác, thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học
sinh, hướng các em đi vào vấn đề thảo luận đúng trọng tâm.

NEXT
- Bước 4: Báo cáo kết quả:
Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên điều khiển
từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng cách trình bày lên giấy
lớn hoặc trình bày miệng. Các nhóm khác bổ sung, thảo luận,
thống nhất ý kiến.
- Bước 5: Kết luận vấn đề:
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét,
đánh giá qua quá trình làm việc.

* Quản lý nhóm học tập:
Giáo viên có trách nhiệm hướng dẫn và quản lý học
sinh làm việc theo nhóm nhằm đạt được mục tiêu về nội
dung học tập. Để đạt được điều này, trước đó giáo viên
phải chuẩn bị rất kĩ về nội dung phần thiết kế bài học, lựa
chọn vấn đề cần phải làm việc theo nhóm. Trong quá trình
thiết kế giáo án, giáo viên cần chọn vấn đề cho việc tổ chức
hoạt động nhóm và đặt ra các tình huống có vấn đề.

2. Đối với học sinh:
-

Trong phương pháp dạy học tích cực, người học vừa là
đối tượng của hoạt động dạy vừa là chủ thể của hoạt động
học, được cuốn hút vào những hoạt động học tập do giáo
viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá ra
những điều mình chưa biết chứ không phải là thụ động tiếp
thu những tri thức đã được sắp đặt sẵn.
-
Để quá trình hoạt động chung có hiệu quả, mỗi thành viên cần
có ý thức tìm tòi nghiên cứu, có sự thống nhất và phân công
hợp lý, cụ thể ( phân công nhóm trưởng, người đúc kết ý kiến
ghi ra giấy, người trình bày...). Để tiết kiệm thời gian, nhóm
trưởng phân công mỗi thành viên phụ trách một mảng, sau đó
cùng tổng hợp, thống nhất, xây dựng phần cấu trúc trình bày
của nhóm. Việc phân công càng cụ thể, hiệu quả càng cao. Với
môi trường tập thể- lớp học, học sinh phải có thái độ hợp tác,
trao đổi tích cực.


a. Vận dụng các kiểu loại nhóm vào giờ học văn:
Với phân môn Văn học, dạy một văn bản, khó nhất là
có được hệ thống câu hỏi, bài tập giúp mọi học sinh chủ
động tích cực học tập, một vấn đề đưa ra phải tác động tới
nhiều đối tượng học sinh, phải có nhiều học sinh được suy
nghĩ và trình bày điều mình nghĩ. Chính vì vậy trong một
tiết học, giáo viên cần chọn phần nào dành cho việc thực
hiện hoạt động nhóm, không nên quá lạm dụng hình thức
này sẽ dẫn đến nhàm chán, rơi vào bệnh hình thức, phản
tác dụng, dễ cháy giáo án. Giáo viên cần phải xác định hình
thức nhóm.




Nhóm nhỏ: Nhóm theo từng cặp học sinh, thường hình thành
bằng cách các em ngồi cạnh nhau quay mặt vào nhau.

Nhóm lớn: Nhóm theo 1-2 bàn học, thường hình thành bằng
cách các em quay mặt vào nhau hoặc bàn trên quay xuống
bàn dưới.
- Chia nhóm theo tính chất:
+ Nhóm ngẫu nhiên: Được chia theo một cách ngẫu nhiên,
không tính đến đặc điểm của người trong nhóm.
+ Nhóm hỗn hợp: Gồm những em có điều kiện, năng lực
khác nhau ( thường được chia theo tổ) tạo điều kiện cho
các em hỗ trợ lẫn nhau khi làm việc.
- Chia nhóm theo số lượng:
b. Một số hình thức tổ chức nhóm và cách chia nhóm:

Tuỳ theo yêu cầu câu hỏi kiến thức bài học, của vấn đề
giáo viên đưa ra, vấn đề được chọn để nhóm làm việc nên
hướng tới mục tiêu, yêu cầu, kết quả cần đạt và quy định
thời gian làm việc.
+ Nhóm tình bạn và nhóm kinh nghiệm: học sinh tự lựa
chọn bạn cùng sở thích hoặc có sở trường về một lĩnh
vực nào đó để tạo thành một nhóm( giáo viên thường giao
việc cho học sinh thực hiện ở nhà).

Cách chọn nhóm ngẫu nhiên

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×