Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

SKKN-XÂY DỰNG TỔ CHUYÊN MÔN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.65 KB, 8 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN
VỮNG MẠNH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1-Vị trí, tầm quan trọng của giáo viên tiểu học và tổ khối chuyên môn ở
tiểu học:
-Từ trước đến nay người giáo viên luôn giữ vai trò quyết định trong việc làm
cho mục tiêu giáo dục trở thành hiện thực, bảo đảm hiệu quả và chất lượng giáo
dục. Đối với giáo dục tiểu học điều này càng quan trọng khi tiến hành phổ cập giáo
dục tiểu học đảm bảo quyền lợi cơ bản của trẻ là được học thành công.
-Người giáo viên có một chức năng cực kì quan trọng:đó là chức năng truyền
đạt thông tin, kiến thức. Trong bối cảnh cách mạng khoa học kĩ thuật và công nghệ
khối lượng kiến thức con người ngày một gia tăng, các phương tiện thông tin đại
chúng được phát triển mạnh mẽ,người giáo viên cần biết tổ chức hướng dẫn để học
sinh tự giác, chủ động tìm tòi, phân tích lựa chọn tri thức thông tin để nâng cao
hiểu biết.
Chính vì vậy người giáo viên tiểu học là người giáo viên tổng thể. Mặt khác
cũng có thể nói rằng người giáo viên tiểu học là người đại diện cho nhà trường tiểu
học, cho xã hội tổ chức quá trình phát triển của trẻ.
- Tập thể tổ chuyên môn là tổ hợp các cá thể trong môi trường giáo dục.
Tổ chuyên môn là tổ chức cơ sở của bộ máy chính quyền nhà trường trực
tiếp quản lí giáo viên về mặt tư tưởng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kế hoạch
giáo dục và giảng dạy, kết quả đào tạo học sinh.
Là nơi tổ chức thực hiện chương trình theo nội dung, phương pháp và biên
chế đã qui định; nơi triển khai toàn bộ các hoạt động giáo dục tới học sinh.
2 - Tình hình về tổ khối chuyên môn hiện nay:
1
- Hiện nay ở các trường tiểu học việc phân tổ khối rất rõ ràng. Mồi trường đề
có 5 tổ khối chuyên môn từ khối 1 đến khối 5.
Thực tế ở nhiều trường hiện nay số thành viên trong mỗi tổ khối không đồng


đều: có tổ nhiều thành viên, có tổ ít thành viên do phụ thuộc vào số lượng học sinh
của trường đó.
- Các thành viên trong tổ khối thường không cố định mà thay đổi hàng năm
do vậy về chuyên môn của giáo viên cũng có phần hạn chế.
+ Một số giáo viên còn bỡ ngỡ với chương trình, phương pháp.
+ Một số giáo viên còn hạn chế bề dày kinh nghiệm giảng dạy ở khối lớp đó.
Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đến tập thể tổ
chuyên môn và ngược lại.
Xuất phát từ những lí do trên; tôi đã chọn đề tài : "Một số biện pháp xây
dựng tổ khối chuyên môn vững mạnh ở trường tiểu học ."
II.NỘI DUNG:
1- Người giáo viên và tập thể tổ chuyên môn:
- Tuy mỗi thành viên trong một tổ đều có những đặc điểm riêng khác nhau
( phẩm chất đạo đức, năng lực sư phạm, trình độ chuyên ... ) nhưng họ đều có
chung một mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ kế hoạch năm học . Cái chung đó chính là
cơ sở của các mối quan hệ giữa cá nhân với nhau, giữa các cá nhân với nhau, giữa
cá nhân với tập thể và ngược lại.
- Bất kì giáo viên nào cũng có ảnh hưởng giáo dục rộng rãi đên tập thể tổ
chuyên môn và ngược lại. Đồng thời mỗi học sinh đều trực tiếp nhận sự giáo dục
tập thể của giáo viên; chính vì vậy chât lượng học sinh không những tuỳ thuộc tinh
thần trách nhiệm và năng lực của từng giáo viên mà còn tuỳ thuộc vào sự phối hợp
giáo dục của các giáo viên.
Quan hệ giữa cá nhân và tập thể đặc biệt quan trọng, nhiều thành viên trong
tổ tốt sẽ tạo ra một tập thể vững mạnh ngược lại một tập thể vững mạnh sẽ tạo điều
kiện tiến bộ của từng cá nhân . Sinh hoạt trong tập thể tổ chuyên môn là điều kiện
của giáo viên phối hợp giúp đỡ lẫn nhau về mọi mặt, qua đó để thống nhất với
nhau về mọi mặt , qua đó để thống nhất với nhau về nhận thức và hành động
2
Khi đã nhận thức rõ mối quan hệ gắn bó giữa cá nhân với tập thể, người giáo
viên sẽ tích cực tham gia vào các hoạt động của tổ chuyên môn, trước hết là hoạt

động tổ chuyên môn công tác chủ nhiệm.
2- Những tiêu chuẩn của một tập thể sư phạm vững mạnh.
- Đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau trong công tác và sinh hoạt, xây dựng được
không khí ấm cúng, dư luận lành mạnh trong tập thể.
- Nắm vững và thực hiện tốt, quan điểm giáo dục của Đảng, hết lòng vì học
sinh thân yêu.
- Có tổ chức chặt chẽ, ý thức tổ chức kỉ luật cao, nghiêm chỉnh chấp hành
chính sách của nhà nước, nội qui của nhà trường.
- Luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, đảm bảo trình độ đồng đều và ngày càng
cao của đội ngũ phấn đấu trở thành những con người mới, những tấm gương sáng
cho học sinh noi theo.
3- Thực trạng của tổ khối chuyên môn.
- Các thành viên chưa thực sự tâm huyết với nghề.
- Chưa có ý thức cao trong việc xây dựng tập thể tổ vững mạnh.
- Ý thức phấn đấu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ chưa tốt.
- Một số thành viên coi trọng hoạt động của tổ khối chuyên môn thể hiện ở
hoạt động sinh hoạt chuyên môn.

CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
TỔ KHỐI CHUYÊN MÔN VỮNG MẠNH.
1 - Tìm hiểu, nắm chắc tình hình đội ngũ giáo viên về mọi mặt.
- Nắm hoàn cảnh toàn diện của giáo viên:
Lịch sử, quá trình đào tạo, khả năng công tác trình độ chuyên môn, hoàn
cảnh gia đình, sơ trường nguyện vọng
- Biện pháp tìm hiểu:
+ Xem hồ sơ công tác, lý lịch giáo viên.
+ Qua trao đổi trực tiếp, gián tiếp.
+ Qua lắng nghe và phân tích dư luận.
3
+ Qua chất lượng công việc.

2 - Sắp xếp phân công việc trong tổ
- Đây la khâu hết sức quan trọng trong công tác phân công việc hơ lí sẽ tạo
đieưù kiện cho moi người phát huy được tài năng, nâng cao hiệu xuắt, chất lượng
giáo dục.
- Qua phân công công việc người tổ trưởng CM nắm được mặt mạnh, mặt
yếu của mỗi giáo viên từ đó phân công hợp lí và kết hợp bồi dưỡng sử dụng lâu
dài.
- Một số nguyên tắc cần chú ý phân công:
+ Quán triệt quan điểm sử dụng theo đào tạo.
+ Xuất phát từ yêu cầu đảm bảo chất lượng đào tạo vì lợi ích của học sinh (bố
trí giáo viên cũ xen giáo viên mới,giáo viên giỏi kèm giáo viên còn hạn chế để hỗ
trợ khi soạn giảng và trao đổi kinh nghiệm.)
+ Đảm bảo khối lượng công việc vừa phải đối với mỗi giáo viên.
+ Quan tâm đúng mức tới nguyện vọng, sức khoẻ của mỗi thành viên.
-Tổ trưởng dự kiến phân công có sự trao đổi ,tham khảo ý kiến của ban giám
hiệu.
3 - Đề xuất bồi dưỡng đội ngũ giáo viên:
a - Ý nghĩa của công tác bồi dưỡng:
Quá trình đào tạo ở trong trường sư phạm dù hoàn hảo đến đâu cũng chỉ mới
đem lại cho người giáo viên một cái vốn tối thiểu để dạy học và giáo dục. Trình độ
tài năng sư phạm chỉ có thể đạt được khi tiến hành hoạt động sư phạm một cách tự
giác, độc lập, khi thường xuyên rút kinh nghiệm về hoạt động sư phạm của bản
thân và đồng nghiệp, khi không ngừng học tập.
Những sự thay đổi không ngừng diễn ra trong đời sống kinh tế - xã hội của
đất nước, những tiến bộ to lớn về khoa học và công nghệ -tất cả những điều đó đòi
hỏi con người phải học, học nữa, học mãi. Điều này lại càng đúng với người giáo
viên khi đối tượng của lao động sư phạm tiểu học - trẻ em với tất cả tiềm năng vô
tận-đang phát triển rất nhanh về mọi mặt. Không phải ngẫu nhiên mà K.D.U-sin-
xki đã từng nhận xét rằng: "Người giáo viên còn sống chừng nào còn học; khi nào
ngừng học tập thì lúc đó con người giáo viên chết trong anh ta."Tương tự như vậy

4
có thể nói rằng khi một con người đã tự cho mình là hoàn chỉnh về đạo đức thì đạo
đức của người đó cũng bắt đầu xuống cấp.
b - Nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn người giáo viên:
- Nâng cao cập nhật hoá.
- Rèn luyện kỹ năng thực hiện những phương pháp mới trong dạy học.
- ham dự các chuyên đề trường, quận, thành phố.
c - Những biện pháp:
- Toàn thể giáo viên tiểu học đều có nhiệm vụ tham gia học tập,nghiên cứu
các chuyên đề bồi dưỡng được ghi trong kế hoạch, chương trình bồi dưỡng thường
xuyên.
- Coi bồi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng, xây dựng tổ chuyên môn thành đơn
vị tự học, tự bồi dưỡng.
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng trong tổ chuyên môn.
4 - Coi trọng sinh hoạt tổ khối chuyên môn
a - Rút kinh nghiệm:
- Thực hiện chương trình:Tiến độ, thuận lợi, khó khăn.
Việc dự giờ, thăm lớp, tổ chức chuyên đề .....đã thực hiện (lưu ý việc sử
dụng đồ dùng dạy học trong các tiết, đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học )
Ưu điểm, nhược điểm, hướng khắc phục.
b - Thống nhất soạn giảng:
- Soạn đủ các môn học mà giáo viên dạy
- Thực hiện đổi mới phương pháp, sử dụng hiệu quả đồ dùng dạy học.
- Thông qua trọng tâm kiểm tra về kiến thức kỹ năng.
- Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong soạn giảng.
- Thông nhất bài khó trong tuần.
c - Bồi dưỡng chuyên môn:
- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo chuyên môn của các cấp, bàn biện pháp
thực hiện.
- Thảo luận các vấn đề nổi bật về chuyên môn.

5

×