Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM LOP 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.33 KB, 11 trang )

Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM DẠY HỌC
PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, TỰ GIÁC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Giáo dục là nền tảng của xã hội, là cơ sở tiền đề để quyết định sự phồn vinh của đất
nước.Giáo dục (GD) cung cấp những hiểu biết về kho tàng tri thức của nhân loại cho
biết bao thế hệ, giúp cho các em những hiểu biết cơ bản cần thiết về khoa học và cuộc
sống. Mặt khác giáo dục còn góp phần hình thành và bồi dưỡng nhân cách tốt đẹp cho
học sinh(HS), đặc biệt là Giáo dục Tiểu học, đây là bậc học mang tính chất nền móng để
các em học tiếp các bậc học cao hơn.
Vậy để GD có hiệu quả và đạt chất lượng cao, trong quá trình giảng dạy chúng ta cần
biết lựa chọn phương pháp dạy tối ưu nhất, phù hợp với phương pháp đổi mới, phù hợp
với mục tiêu và nội dung của bài học. Song để đi đến thành công GD đòi hỏi mọi người
phải biết và không ngừng nổ lực phấn đấu, sáng tạo, đổi mới phương pháp dạy học, đầu
tư thích đáng vào công việc của mình. Đây là một công việc vừa mang tính GD vừa
mang tính nghệ thuật. Do đó Đảng và Nhà nước ta đã ghi rõ ở Nghị quyết TW II là
“Nâng cao chất lượng toàn diện ở Tiểu học”. Bộ GD đã đề ra yêu cầu của việc dạy học
hiện đại là tăng cường hoạt động tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh. Đổi mới về
phương pháp dạy học ở tất cả các môn học thông qua việc đổi mới chương trình và sách
giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 5 .Đó là yêu cầu tất yếu nhằm nâng cao chất lượng GD của
nhà trường tiểu học ở trong tình hình hiện nay. A.KO Men Xi đã viết “GD có mục đích
đánh thức năng lực nhạy cảm, phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách...hãy tìm ra
phương pháp cho gíáo viên dạy ít hơn, học sinh hiểu nhiều hơn”.

II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
-Trong năm học này, tôi đã làm công tác giảng dạy và tiến hành nghiên cứu 18 em
học sinh lớp : 5C trường Tiểu học Lê Đình Chinh , bên cạnh đó tôi còn học hỏi kinh
nghiệm của một số anh chị em đồng nghiệp.
-Cụ thể tình hình của lớp như sau:
+ Lớp 5C,Tổng số học sinh: 18 em .Trong đó: 9 nữ; 18 học sinh dân tộc; 9 học sinh
nữ dân tộc; 1 học sinh khuyết tật( nam)


-Phần lớn các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn đa số thuộc diện nghèo, do trình đọ
dân trí của phụ huynh còn thấp cộng với công việc đồng áng, nương rẫy nhiều nên bố
mẹ không dành thời gian ít ỏi để quan tâm đến viêc học hành của con cái, đồ dùng học
tập và sách tiếng anh chưa kịp thời quan tâm.

III.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN:
Với nhu cầu của một xã hội hoá GD đòi hỏi ngành GD phải đổi mới phương pháp
dạy học để tạo ra những thế hệ con người nhận thức sâu sắc, biết tự giác chủ động sáng
tạo trong công việc. Nhìn lại việc học của con em ở địa phương, tôi thấy nhận thức của
GV: HOÀNG THỊ HUẾ
1
Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
các em còn nhiều hạn chế, ý thức tự học, tự rèn luyện rất ít, điều kiện học tập còn nhiều
thiếu thốn.
Các em chưa xác định được tầm quan trọng của việc học nên không ham học. Là một
người đứng trong ngành nghề dạy học tôi luôn băn khoăn là làm thế nào để phát huy tính
tích cực , chủ động, tự giác của học sinh trong học tập. Đây là một vấn đề nóng bỏng cần
phải thực hiện nhanh và đúng cách để những thế hệ do chúng ta đào tạo là những người
làm chủ tương lai, đất nước, biết xây dựng quê hương và đưa trình độ hiểu biết của toàn
dân đi lên sánh được với các nước phát triển trên thế giới. Đặc biệt là giáo dục ở các
vùng miền nông thôn và miền núi. Qua đổi mới các phương pháp dạy học sẽ giúp các
em học sinh nông thôn, dân tộc mạnh dạn, tự tin hơn trước đám đông, biết cách tự đánh
giá việc học của mình cũng như biết đánh giá kết quả học tập của các bạn khác. Từ đó
các em có tính chủ động hơn trong học tập và biết phấn đấu thi đua nhau để việc học có
kết quả cao hơn.

IV.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1.Phương pháp quan sát:
Đây là phương pháp giúp ta quan sát thái độ, hành vi của học sinh, phát hiện ra những
hành vi, cử chỉ của học sinh trong học tập, sinh hoạt...Để phát huy tính tích cực, tự giác

của học sinh.
2.phương pháp thực nghiệm:
Khi tiến hành nghiên cứu tạo ra một số tình huống, những hoàn cảnh, những điều
kiện rất gần gũi của cuộc sống để đưa đối tượng vào vấn đề, từ đó nghiên cứu thu lại
được những tư liệu cần thiết. Đây là một phương pháp hết sức quan trọng và rất cần thiết
trong nghiên cứu khoa học.
3.Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động:
Qua phương pháp này làm cho người giáo viên thấy được những thiếu
sót và những chỗ hổng của học sinh để có phương pháp làm cho hoạt động của mình
đạt chất lượng cao.
4.Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm:
Nhờ phương pháp này mà người nghiên cứu có thể tổng hợp, đúc rút kinh nghiệm của
giáo viên chỉ đạo về việc phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh qua các
mặt hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt tập thể và hoạt động ngoại khoá, từ đó rút ra
bài học và nêu được những biện pháp khắc phục và đề xuất.
5.Phương pháp đàm thoại:
Với học sinh tiểu học, phương pháp đàm thoại trò chuyện là một hình thức tốt nhất để
giáo viên có thể gần gũi các em, đồng thời thăm hỏi trò chuyện với một số phụ huynh
học sinh.Qua đó chúng ta có thể biết tâm sự, tình cảm, nguyện vọng của các em về việc
học ở lớp cũng như việc học ở nhà của các em như thế nào? Để từ đó, giáo viên có
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học thích hợp nhằm làm cho người dạy đạt kết
quả tốt nhất.
6.Phương pháp thống kê, tính toán:
GV: HOÀNG THỊ HUẾ
2
Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Phương pháp thống kê tính toán, qua những thông tin tài liệu thu thập được, tôi đã
vận dụng phương pháp này để thống kê lại tình hình và tính toán các số liệu cần thiết để
biết được chất lượng học tập của học sinh thời gian sau so với thời gian trước như thế
nào?

Ngoài các phương pháp trên tôi còn sử dụng một số phương pháp khác nữa trong quá
trình nghiên cứu.

V.NỘI DUNG:
1.Tình trạng của vấn đề đặt ra và sự cần thiết để tiến hành thực hiện đề tài:
a.Tình trạng chung: Hiện nay trình độ dân trí của nước ta nói chung và dân trí ở các
vùng nông thôn và miền núi nói riêng đang còn rất thấp so với các nước phát triển và
đang phát triển trên thế giới.Vậy làm thế nào để giải quyết vấn đề đó? Để nâng cao trình
độ nhận thức của người dân thì những người đứng trong ngành giáo dục phải có trách
nhiệm khá nặng nề, mà muốn giải quyết được vấn đề thì đòi hỏi phải đổi mới chương
trình SGK, đổi mới PPDH cũng như hình thức tổ chức dạy học để phù hợp với đối
tượng, phù hợp với sự phát triển của xã hội.
b.Tình hình địa phương:CƯPRÔNG là một xã vùng ba, dân tộc thiểu số chiếm phần
đa trình độ dân trí thấp, nhận thức của học sinh phần đa chậm vốn hiểu biết còn hạn chế.
Song trình độ dân trí ở đây còn thấp, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn...Nên
sự quan tâm đến việc học tập của con em trên địa bàn của một số gia đình còn nhiều
hạn chế.
c.Tình hình trường, lớp: Lê Đình Chinh là một ngôi trường tuy mới được thành lập
được 17 năm .Trường gồm có hai khu vực và nằm trên trục đường giao thông nên khá
thuận lợi cho việc đến trường của các em HS .
Song địa bàn rộng, dân cư thưa thớt( đặc biệt là thôn 6A- địa bàn giáp ranh giữa
CƯPRÔNG và EAPANL)nên việc kiểm soát lưu lượng học sinh của trường cũng như
làm công tác phổ cập gặp rất nhiều khó khăn.Ngoài ra, khó khăn hơn cả là Buôn M.UM
nhìn chung tình hình học sinh đầu năm đến trường còn nhiều khiếm khuyết về mọi mặt:
DDHT còn nhiều thiếu thốn , thiếu sự quan tâm của phụ huynh, ý thức học tập chưa
cao, HS dân tộc còn rụt rè, thiếu tự tin trước đám đông, ảnh hướng không nhỏ đến
chất lượng dạy và học của Giáo viên hiện đang đứng lớp....

2.Tính thuyết phục của đề tài:
Trong tình hình hiện nay, việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm, đòi hỏi ở học sinh

một yêu cầu cao là học sinh phải độc lập, tự giác,sáng tạo trong học tập. Qúa trình dạy
học này gồm hai mặt quan hệ hữu cơ với nhau: Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt
động học của học sinh. Người giáo viên là chủ thể của hoạt động dạy với hai chức năng
tiếp thu và tự chỉ đạo, tự tổ chức. Điều cần chú ý trong học tập là phải hoạt động một
cách tích cực chủ động có nhận thức sâu sắc. Bằng hoạt động học tập học sinh tự hình
thành và phát triển nhân cách của mình không ai có thể làm thay được.
GV: HOÀNG THỊ HUẾ
3
Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
Như vậy, dạy học phải xây dựng trên nhu cầu hứng thú, thói quen, năng lực của học
sinh ở các trình độ khác nhau nhằm làm cho học sinh lĩnh hội được những kiến thức, kĩ
năng, kĩ xảo, thái độ giá trị cần thiết, phát huy được đầy đủ năng lực của các em.Vai trò
của giáo viên là truyền đạt tri thức, là người hướng dẫn, người cố vấn cho học sinh trong
việc học tập. Chỉ có sự phối hợp hữu cơ và sự liên hệ qua lại chặt chẽ giữa những tác
động bên ngoài của giáo viên, biểu lộ trong việc trình bày tài liệu chương trình và tổ
chức công tác học tập của học sinh với sự căng thẳng trí tuệ “bên trong” của các em mới
tạo được cơ sở của sự học tập có hiệu quả. Tính tích cực nhận thức của bản thân các em
càng cao thì sự cân bằng năng lượng sinh hoá cơ sở tư duy sẽ càng phong phú và những
kiến thức được lĩnh hội càng sâu sắc, đầy đủ hơn và vững chắc hơn.
3.Các giải pháp:
Để kích thích tính tự giác, tích cực, độc lập của học sinh và tạo hứng thú
học tập cho học sinh thì đòi hỏi ở người giáo viên rất nhiều điều.Trước hết đòi hỏi người
giáo viên phải có tay nghề vững vàng, phải biết yêu nghề, mến trẻ tức là phải có năng
lực sư phạm.
Vậy thế nào được gọi là năng lực sư phạm? Năng lực sư phạm là những đặc điểm tâm
lí mà nó giúp cho giáo viên hoạt động có hiệu quả, năng lực sư phạm gồm:
*Năng lực khoa học
*Năng lực hiểu học sinh
*Năng lực ngôn ngữ
*Năng lực tổ chức

*Năng lực phân phối chú ý
*Năng lực trình bày bài giảng
*Óc tưởng tượng sư phạm
Ngoài ra GV muốn phát huy tính tích cực, tự giác, độc lập của học sinh thì cần phải
biết lựa chọn phương pháp và hình thức tổ chức thích hợp. Hiện nay, để tiến kịp với
thời đại thì cần thay đổi một số phương pháp để phát huy tính tích cực của học sinh để
phù hợp với từng nội dung môn học, từng đối tượng và trong quá trình dạy học tôi đã sử
dụng linh hoạt các phương pháp sau để phát huy tính tích cực, tự giác,độc lập của học
sinh trong học tập,cụ thể là:
1.Phương pháp thuyết minh. 9.Phương pháp trò chơi học tập.
2.Phương pháp đàm thoại. 10.Phương pháp quan sát.
3.Phương pháp thảo luận. 11.Phương pháp thí nghiệm.
4.Phương pháp hỏi đáp. 12.Phương pháp nêu vấn đề.
5.Phương pháp tìm tòi. 13.Phương pháp giải quyết vấn đề.
6.Phương pháp kể chuyện. 14.Phương pháp khảo sát điều tra.
7.Phương pháp động não. 15.Phương pháp thực hành luyện tập.
8.Phương pháp đóng vai. 16.Phương pháp lập luận đề án.
Việc đổi mới PPDH tất yếu phải đổi mới hình thức tổ chức dạy học để tạo một sự
tương ứng cần thiết. Sự đa dạng của phương pháp dạy học trong sự phối hợp của chúng,
đòi hỏi phải có một số hình thức tổ chức dạy học thích hợp.Mỗi hình thức tổ chức dạy
GV: HOÀNG THỊ HUẾ
4
Dạy học phát huy tính tích cực, tự giác học tập của học sinh
học đều có tác dụng tích cực phát triển học sinh một khía cạnh nào đó. Vì vậy, chúng ta
cần phải biết kết hợp nhiều hình thức tổ chức để phát huy thế mạnh của mỗi hình thức tổ
chức dạy học. Phương pháp dạy học mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức dạy học tạo
cơ hội cho học sinh suy nghĩ lam việc, trao đổi thảo luận với nhau nhiều hơn, cụ thể là
sử dụng các hình thức dạy học sau:
*Dạy học cá nhân : Là chú ý phát triển năng lực riêng của từng học sinh. Đồng thời
rèn cho các em có thói quen tự học, tự làm việc, hình thức dạy học cá nhân rất đa dạng,

có thể làm việc với phiếu học tập, ngoài ra còn có một số hình thức khác như: Làm bài
tập trong sách, làm các trò chơi, tiến hành các thí nghiệm, sự thể hiện tài năng, các hoạt
động độc lập như: Sưu tầm tranh ảnh, thu tập tài liệu, khảo sát thực tế nơi mình ở.
*Dạy học theo nhóm : Tác dụng của việc dạy học theo nhóm là đề cao vai trò tự hợp
tác trách nhiệm cá nhân với tập thể. Đồng thời dạy học theo nhóm rèn luyện cho học
sinh những kĩ năng: Biết lắng nghe lựa chọn, tiếp nhận ý kiến của người khác để bổ sung
vào sự hiểu biết của mình, đồng thời học sinh biết trình bày ý kiến của mình cho bạn
nghe và học được công tác tổ chức, điều khiển.
Dạy học theo nhóm có nhiều hình thức khác nhau:
-Thảo luận về một vấn đề học tập.
-Tìm hiểu, điều tra về một vấn đề thực tế, hay trao đổi chung quanh một đề tài.
-Ôn tập tổng kết sau một bài hay một chương.
-Thực hiện một bài tập hay một nhiệm vụ học tập.
-Tiến hành một thí nghiệm hay một trò chơi học tập.
-Xây dựng một phương án hay một kế hoạch.
*Dạy học theo lớp : Là một hình thức dạy học cơ bản, khá phổ biến trong dạy học lấy
GV làm trung tâm.Trong dạy học lấy HS làm trung tâm, để xuất hiện nhiều hình thức
dạy học phù hợp với các PPDH đề cao vai trò hoạt động nhận thức của học sinh. Dạy
học theo lớp tuy có nhiều tác dụng tích cực, nhưng không diễn ra suốt buổi học mà chỉ
diễn ra trong một thời gian ngắn, vào những lúc thích hợp của tiết học như vào đầu, giữa
và cuối tiết học.
*- Dạy học ngoài trời : Có nhiều nội dung gần gũi, gắn với môi trường tự nhiên và xã
hội xung quanh. Những bài học đó nếu có điều kiện nên tổ chức cho học sinh học ngoài
trời những địa điểm thích hợp như vườn trường, sân trường hoặc những địa diểm gần
trường. Vì việc học ngoài trời giúp học sinh có biểu tượng rõ nét, cụ thể về sự vật, hiện
tượng nên nắm bài tốt hơn vì mắt thấy, tai nghe...Đồng thời rèn luyện kĩ năng quan sát,
phát triển tư duy cụ thể. Mặt khác bồi dưỡng tình cảm đối với thiên nhiên, thói quen hợp
tác, học hỏi lẫn nhau.
*Tham quan : Tham quan là một hình thức để học sinh được học ngoài hiện trường,
thực tế như tham quan các xí nghiệp, đồng ruộng, khu chăn nuôi, nhà bảo tàng, khu di

tích lịch sử, văn hoá hoặc rừng, sông ,hồ, thác nước...
Tham quan có tác dụng nhiều mặt đối với sự phát triển của học sinh. Học sinh có
điều kiện trực tiếp trong thực tế với các nội dung đã được học trong lớp nên lĩnh hội kiến
thức dễ hơn, chắc hơn, nhớ kĩ hơn.Liên hệ thực tế với bài học HS phát triển kĩ năng
GV: HOÀNG THỊ HUẾ
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×