Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Báo cao quy trinh cong chung - kết thúc học phần 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (79.17 KB, 13 trang )

I MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay xã hội ngày càng phát triển kéo theo nhu cầu trao đổi hàng hố,
giao thương ngày càng cao vì lẽ đó các mối quan hệ cần thực hiện theo đúng
trình tự, thủ tục của pháp luật mà công chứng viên là người đứng ra xác lập tính
xác thực hợp pháp đó. Hoạt động cơng chứng góp phần tích cực và quan trọng
trong việc phòng ngừa tranh chấp và vi phạm pháp luật cơng chứng viên có
trách nhiệm vơ cùng quan trọng trong việc tạo ra văn bản công chứng hợp pháp
giảm thiểu tranh chấp đồng thời góp phần vào việc ổn định trật tự xã hội.
Để có một văn bản cơng chứng hồn thiện cơng chứng viên phải có trách
nhiệm siêng suốt trong quá trình tạo lập ra văn bản cơng chứng đến khi hồn
thành văn bản cơng chứng.
Bên cạnh đó tác giả phân tích các quy định của pháp luật có liên quan giúp
cơng chứng viên có cái nhìn sâu sắc hơn về trách nhiệm của mình đối với văn
bản cơng chứng.
2. Mục đích, nhiệm vụ, đối tượng của đề tài
a. Mục đích
Tìm hiểu những quy định của pháp luật quy định về trách nhiệm của công
chứng viên đối với văn bản công chứng, cũng như công chứng viên có trách
nhiệm gì và như thế nào từ khi tiếp nhận hồ sơ công chứng đến khi văn bản công
chứng đã hồn chỉnh.
Nếu có sai sót hoặc xảy ra thiệt hại thì trách nhiệm của cơng chứng viên
phải có nghĩa vụ gì, bồi thường thiệt hại như thế nào.
b. Đối tượng của đề tài
Đối tượng của đề tài gồm các quy định của pháp luật liên quan đến trách
nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng. Thực tiễn áp dụng quy
định đó tại các tổ chức hành nghề công chứng.
1


c. Cơ cấu của bài báo cáo


Bài viết nhằm báo cáo về trách nhiệm của công chứng viên đối với văn
bản công chứng và các quy định của pháp luật có liên quan, thực tiễn thực hiện
tại các tổ chức hành nghề cơng chứng để từ đó đưa ra hướng hoàn thiện cụ thể.
Bài báo cáo gồm 3 phần:
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung
Phần 3: Kết luận
II. NỘI DUNG:
Các quy định của pháp luật về trách nhiệm của công chứng viên đối với
văn bản công chứng.
1.1. Một số khái niệm:
Khái niệm công chứng:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 luật công chứng 2014 Công chứng là
việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính
xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây
gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, khơng trái đạo đức xã hội
của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng
nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp
luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.
Từ khái niệm trên cho ta thấy công chứng là chứng nhận tích xác thực hợp
pháp của một sự việc hoặc một hành vi mà ở đó đã được cơng chứng viên kiểm
duyệt rất chặc chẻ.
Khái niệm công chứng bao gồm các yếu tố sau đây:
Thứ nhất, người có thẩm quyền thực hiện công chứng phải là công chứng
viên, bởi họ là những người được Nhà nước trao quyền thực hiện chức năng
công chứng thông qua việc bổ nhiệm công chứng viên của Bộ Tư pháp.
2


Thứ hai, cơng chứng là việc chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp

đồng, giao dịch. Trong đó, tính hợp pháp nghĩa là không trái với các quy định
pháp luật. Tính xác thực bao gồm:
Xác định đúng người: Nghĩa là xác định đúng người yêu cầu công chứng
thông qua giấy tờ tùy thân của họ. Đồng thời, xác định họ phải trong trạng thái
tinh thần thoải mái, tự nguyện, khơng chịu bất kỳ một sức ép nào từ phía bên
ngoài và họ hoàn toàn ý thức được hậu quả việc làm của mình.
Ví dụ: Ơng A ra văn phịng công chứng B công chứng hợp đồng thế chấp
quyền sử dụng đất nhưng do vợ ông A bận công tác nên khơng trực tiếp đến văn
phịng cơng chứng vì thế ông A nhờ em vợ của mình là bà C (chị em sinh đôi với
vợ ông A) ký tên dùm. Lúc này cơng chứng viên có trách nhiệm kiểm tra các
thông tin cần thiết hoặc kiểm tra dấu vân tay bà C khi điểm chỉ vào hợp đồng
thế chấp.
Xác định đúng việc: Người u cầu cơng chứng phải xuất trình đủ các
giấy tờ, tài liệu có liên quan đến hợp đồng, giao dịch đó. Xác định bản chất thực
của các hợp đồng, giao dịch: Công chứng viên phải xác định xem những thoả
thuận của các bên đương sự có phản ánh đúng ý chí, nguyện vọng của họ hay
khơng, các thoả thuận này có nhằm che giấu bất kỳ một mục đích nào khác hay
khơng.
Ví dụ: Vợ chồng ơng N muốn chuyển toàn bộ quyền sở hữu căn nhà và
quyền sử dụng đất của mình cho con ruột là ơng K nhưng khi ra Văn phịng
cơng chứng Y vợ chồng ông N yêu cầu làm làm hợp đồng chuyển nhượng thì
cơng chứng viên phải có nhiệm vụ giải thích cho vợ chồng ông N trường hợp
này phải làm hợp đồng tặng cho và thu thập thông tin liên quan xem ý chí tự
nguyện có đúng nguyện vọng của vợ chơng ông N hay không.
Thứ ba, hợp đồng, giao dịch được công chứng phải là các hợp đồng, giao
dịch bắt buộc phải công chứng hoặc là các hợp đồng, giao dịch không bắt buộc
phải công chứng nhưng do các bên yêu cầu công chứng nên công chứng viên
thực hiện công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch đó.
3



Thứ tư, việc công chứng chỉ được thực hiện đối với các hợp đồng, giao
dịch, giấy tờ, tài liệu bằng văn bản. Bởi lẽ, theo pháp luật hiện hành, công chứng
viên không được công chứng đối với các hợp đồng, giao dịch là lời nói, hành vi
cụ thể mà phải được thể hiện ở dạng văn bản.
Khái niệm công chứng viên
Cơng chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật công
chứng 2014, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng1.
Như vậy cơng chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn về trình độ chun
mơn, kỷ năng về cơng chứng theo quy định của pháp luật và được bổ nhiệm từ
bộ trưởng bộ tư pháp. Công chứng viên danh nhân danh nhà nước và được nhà
nước trao quyền thực hiện các dịch vụ công
Công chứng viên thực hiện các công việc về bảo đảm an toàn pháp lý cho
các bên khi tiến hành các hợp đồng giao dịch hợp pháp và chính xác góp phần
bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho nhân dân góp phần ổn định trật tự xã
hội.
Khái niệm người yêu cầu công chứng
Người yêu cầu công chứng là cá nhân, tổ chức Việt Nam hoặc cá nhân, tổ
chức nước ngồi có u cầu cơng chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch theo quy
định tại khoản 3 Điều 2 Luật công chứng 2014.
Từ khái niệm trên cho ta thấy người u cầu cơng chứng có thể là cá nhân
hoặc tổ chức không phân biệt là cá nhân, tổ chức Việt Nam hay cá nhân, tổ chức
nước ngoài, như vậy người yêu cầu công chứng trong luật công chứng là ở tầm
quy mô rộng khắp. Nhưng không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng trở thành
người yêu cầu công chứng bởi nếu muốn thực hiện việc công chứng thì người
u cầu cơng chứng phải chịu một số điều kiện pháp luật nhất định
Khái niệm văn bản công chứng
Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công chứng
viên chứng nhận theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Luật công chứng 2014
1


khoản 2 Điều 2 Luật công chứng 2014; khoản 1 Điều 12 Luật công chứng 2014

4


Khái niệm tổ chức hành nghề công chứng
Tổ chức hành nghề cơng chứng bao gồm Phịng cơng chứng và Văn phịng
cơng chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của luật công chứng các
văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan quy định tại khoản 5 Điều 2 Luật
công chứng 2014.
II. NỘI DUNG
1. Trách nhiệm của công chứng viên đối với văn bản công chứng.
Trách nhiệm một khi cụm từ này được nhắc đến tác giả đảm bảo rằng mọi
công chứng viên đều luôn thận trọng cơng việc và cảm nhận được trách nhiệm
của mình đối với sản phẩm của mình làm ra ở đây là văn bản công chứng.
Trách nhiệm của công chứng viên xuất phát từ những nghĩa vụ của công
chứng viên đối với văn bản công chứng, người yêu cầu công chứng cụ thể được
quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật công chứng 2014 như sau:
+ Tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người u cầu cơng
chứng; giải thích cho người u cầu cơng chứng hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp của họ, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc công chứng; trường
hợp từ chối u cầu cơng chứng thì phải giải thích rõ lý do cho người u cầu
cơng chứng;
+ Giữ bí mật về nội dung công chứng, trừ trường hợp được người yêu cầu
công chứng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người yêu cầu công chứng về
văn bản cơng chứng của mình; chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động
của Văn phịng cơng chứng mà mình là công chứng viên hợp danh;
Từ quy định nêu trên cho ta thấy cơng chứng viên có các trách nhiệm cơ

bản sau đây :
Thứ nhất, công chứng viên phải thiết lập một văn bản đúng với quy định
của pháp luật cả về hình thức cũng như về nội dung.

5


Như vậy, công chứng viên phải giúp các bên đạt đến kết quả pháp lý mà
họ mong đợi từ văn bản với chi phí thấp nhất và trong những điều kiện tốt nhất.
Thứ hai, công chứng viên phải tư vấn cho các bên về cách thức thực hiện
thỏa thuận, tạo điều kiện để bảo vệ lợi ích chính đáng của họ.
Thứ ba, công chứng viên phải đảm bảo hiệu lực hoàn toàn của thỏa thuận
giữa các bên, thực hiện các thủ tục mà pháp luật quy định đối với văn bản, đảm
bảo việc bảo vệ lợi ích của các bên cho đến khi văn bản thực sự có hiệu lực
Cơng chứng viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công
chứng đã được quy định trong các văn bản pháp luật về công chứng trước đây.
Cụ thể:
Nghị định 45-HĐBT quy định tại khoản 2 Điều 16 về nhiệm vụ của công
chứng viên khi thực hiện công chứng: “Trực tiếp thực hiện công chứng, ký văn
bản công chứng , đóng dấu phịng cơng chứng nhà nước và chịu trách nhiệm cá
nhân trước pháp luật về việc công chứng do mình thực hiện”.
Nghị định 31CP quy định tại khoản 3, Điều 21 “Trực tiếp thực hiện công
chứng, ký văn bản công chứng và chịu trách nhiệm của cá nhân trước pháp luật
về việc cơng chứng do mình thực hiện”
Nghị định 75/2000/NĐ-CP tại khoản 2 Điều 6 có quy định “Khi thực hiện
việc công chứng, chứng thực, người thực hiện công chứng, phải khách quan,
trung thực và chịu trách nhiệm về việc cơng chứng, chứng thực của mình”
Luật cơng chứng 2006 quy định:
Nguyên tác hành nghê công chứng tại khoản 3 Điều 3 quy định như sau:
“…..chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản công chứng….”

Luật công chứng 2014 quy định:
Nguyên tắc hành nghề công chứng tại khoản 4 Điều 4 quy định như sau:
“chịu trách nhiệm trước pháp luật và người yêu cầu công chứng về văn bản công
chứng”
6


Về văn bản công chứng quy định tại khoản 4 Điều 2; Điều 5 Luật công
chứng 2014; Điều 22 thông tư 6/2015/TT-BTP ngày 15/6/2015 của Bộ Tư Pháp
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật công chứng.
+ Văn bản công chứng là hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã được công
chứng viên chứng nhận theo quy định của Luật công chứng.
+ Văn bản công chứng bao gồm hợp đồng giao dịch; Lời chứng của công
chứng viên. Lời chứng của công chứng viên là bộ phận cấu thành của văn bản
công chứng.
+ Văn bản công chứng có hiệu từ ngày được cơng chứng ký và đóng dấu
của tổ chức hành nghề công chứng.
Văn bản công chứng khi đã có hiệu lực thi hành đối với các bên tham gia
giao kết văn bản cũng có ý nghĩa từ đó, giá trị pháp lý của văn bản cơng chứng
đã được xác định. Vì vậy khi văn bản cơng chứng có hiệu lực, nếu có tranh chấp
phát sinh, khiếu nại về năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện của người ký
hợp đồng… thì cơng chứng viên và người tham gia giao kết phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật, thậm chí cơng chứng viên cịn chịu trách nhiệm về mặt
dân sự, hình sự.
Ví dụ: Cụ thể, tháng 10.2019, Tịa án nhân dân TP.Hồ Chí Minh tun một
Văn phịng cơng chứng tại Q.Phú Nhuận (TP.HCM) phải liên đới bồi thường cho
các bị hại 6 tỉ đồng. Vụ việc bắt nguồn từ tháng 10.2016, bà Vương Thị Hiền
(ngụ Q.1, TP.HCM) đăng báo rao bán thửa đất hơn 250m 2 tại Quận 2 (TP.HCM).
Sau đó, một người tên Minh (chưa rõ lai lịch) đến gặp bà Hiền hỏi mua đất; yêu
cầu được xem giấy chứng nhận quyền sử dụng, giấy chứng minh nhân dân, sổ

hộ khẩu. Lợi dụng sơ hở, Minh đánh tráo sổ đỏ của bà Hiền, thuê người đóng
giả bà Hiền đến Văn phịng cơng chứng làm hợp đồng ủy quyền cho Nguyễn Thị
Hồng Hạnh đứng tên mảnh đất. Sau đó, mảnh đất này được sang tên cho nhiều
người khác1.

1

Báo đăng
ngày 09/10/2019.

7


Nguyên tắc chịu trách nhiệm trước pháp luật và người u cầu cơng chứng
cịn thể hiện ở chính cơng chứng viên, theo đó cơng chứng viên khơng phải chịu
chi phối, bị áp lực hoặc bị lệ thuộc vào cá nhân, tổ chức thậm chí là cấp trên….
mà thực hiện cơng chứng không đúng với quy định của pháp luật để xảy ra hậu
quả.
Từ đó tình huống trên cho ta thấy cơng chứng viên có vai trị rất quan
trọng đối với văn bản cơng chứng, khơng chỉ xác lập tính hợp pháp của văn bản
cơng chứng mà giải thích về pháp luật và tư vấn cho các bên về quyền và nghĩa
vụ của người tham gia giao dịch; bảo đảm các quy định bắc buộc của pháp luật
phải tuân thủ, tư vấn cho các bên về những sự lựa chọn mà họ có thể trong
trường hợp các bên cịn chưa thống nhất, địi hỏi cơng chứng viên phải xác định
chính xác và khách quan cho người tham gia giao kết hợp đồng, giao dịch hồn
tồn tự nguyện, khơng ép buộc, cưỡng ép, lừa dối.
Nếu công chứng viên lơ là không đủ kiến thức chun mơn cũng như trình
độ vững thì hậu quả khôn lường.
Thực tế hiện nay rất nhiều tổ chức hành nghề cơng chứng hay ỷ lại giao
phó cho nhân viên nghiệp vụ hoặc thư ký hướng dẫn các thủ tục công chứng,

các bước thụ lý hồ sơ, kiểm tra các giấy tờ cần thiết đến thực hiện các giao dịch
khi hồn tấc hồ sơ thì cơng chứng viên chỉ cần ký tên vào văn bản công chứng
mà không quan tâm đến các quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch.
Cơng chứng viên qn rằng mình là người được nhà nước giao cho quyền hạn
đại diện cho nhà nươc thực hiện các dịch vụ công, qua sơ hở này nếu để xảy ra
tranh chấp hoặc thiệt hại cho người tham gia giao dịch thì ngồi trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cịn làm giảm đi hình ảnh của cơng chứng viên.
Nếu tồ tun văn bản cơng chứng đó vơ hiệu thì Văn phịng cơng chứng
có chịu trách nhiệm gì khơng?
Theo quy định tại điều điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015:
Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm xác lập; các bên phải khôi phục lại
8


tình trạng ban đầu, hồn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu khơng hồn trả
được bằng hiện vật thì phải hồn trả bằng tiền… Bên có lỗi gây thiệt hại phải
bồi thường.
Như vậy, nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng hoặc người có
quyền lợi nghĩa vụ liên quan u cầu văn bản Cơng chứng đó vơ hiệu và chứng
minh được lỗi vơ hiệu này do văn phịng cơng chứng này gây ra thì văn phịng
cơng chứng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu.
Ngược lại, nếu người yêu cầu công chứng, người làm chứng hoặc người
có quyền lợi nghĩa vụ liên quan yêu cầu văn bản cơng chứng đó vơ hiệu. Tuy
nhiên, khơng chứng minh được lỗi của văn phịng cơng chứng vơ hiệu thì khơng
có trách nhiệm bồi thường.
Khi tồ án tun hợp đồng vơ hiệu thì các bên sẽ giao nhận cho nhau
những gì đã trả.
Ngồi ra, văn bản cơng chứng còn phụ thuộc vào những quy định riêng
được ghi nhận trong các luật chun ngành. Cơng chứng viên khi có yêu cầu

chứng nhận các hợp đồng, giao dịch mà các đương sự đã soạn sẵn hợp đồng,
giao dịch thì phải kiểm tra, xem xét về hình thức, chủ thể, nội dung, thẩm quyền
và qui trình thủ tục để chứng nhận hoặc nếu thấy chưa đúng quy định thì giải
thích, tư vấn, hướng dẫn người yêu cầu công chứng bổ sung hợp đồng, giao dịch
cho đủ, đúng dựa trên nguyên tắc khách quan, bảo vệ quyền và lợi ích của các
bên tham gia, đúng quy định pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
Mặt đạt được:
Nhiều đóng góp tích cực
Cơng chứng ở nước ta xuất hiện từ thời kỳ Pháp thuộc, trải qua nhiều giai
đoạn lịch sử gắn liền với công cuộc giải phóng dân tộc, hoạt động cơng chứng
nước ta gặp rất nhiều khó khăn, thăng trầm. Phải đến năm 1987, tức là sau khi
Đại hội lần thứ VI của Đảng thơng qua chủ trương đổi mới tồn diện đất nước,
hoạt động cơng chứng ở nước ta mới chính thức được củng cố và phát triển, các
9


phịng cơng chứng Nhà nước được thành lập, bắt đầu từ thành phố Hồ Chí Minh,
Hà Nội và mở rộng ra cả nước.
Thực hiện chủ trương xã hội hóa cơng chứng, số lượng tổ chức hành nghề
công chứng và các cơng chứng viên đã có sự phát triển nhanh chóng trong thời
gian qua.
Các văn phịng cơng chứng được thành lập theo chủ trương xã hội hóa đã
từng bước hoạt động ổn định. Công tác quản trị, điều hành tổ chức, hoạt động
của các tổ chức hành nghề công chứng được cải tiến theo hướng chun nghiệp
hóa. Cơng chứng từ chỗ là một thủ tục hành chính đơn thuần nay được coi là
một ngành nghề chuyên sâu.
Với những kết quả nêu trên, hoạt động cơng chứng trong thời gian qua đã
đóng góp trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần
giảm bớt gánh nặng cho biên chế và ngân sách nhà nước, tăng nguồn thu ngân
sách của các địa phương, giải quyết công việc cho nhiều người lao động; tạo lập

môi trường pháp lý thuận lợi và tin cậy cho hoạt động đầu tư, kinh doanh,
thương mại trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần quan trọng vào
tiến trình cải cách hành chính và cải cách tư pháp.
Công chứng ở Việt Nam hiện nay là hoạt động dịch vụ công đặc biệt phục
vụ cho người tham gia giao dịch, với sự tinh thông nghề nghiệp, bằng việc tư
vấn, soạn thảo, chứng nhận các hợp đồng, giấy tờ, công chứng viên cung cấp
dịch vụ sẽ bảo đảm an tồn pháp lý cho cơng dân và các tổ chức khi tham gia
giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại... từ đó bảo đảm, an tồn pháp lý cho các
hợp đồng, giao dịch dân sự nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân,
tổ chức, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp dân sự góp phần bảo đảm trật tự
kinh tế - xã hội.
Mặt hạn chế:
Các quy định liên quan đến công chứng trong Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật
nhà ở …. và các văn bản hướng dẫn thi hành có điểm chưa đồng bộ chồng chéo
với Luật cơng chứng.
10


- Sự phối kết hợp giữa các cơ quan nhà nước có liên quan cịn chưa đồng
bộ (có trường hợp công dân bị từ chối việc công chứng ở cơ quan này lại đến cơ
quan khác để công chứng).
Từ các nội dung nêu trên cho thấy trách nhiệm của công chứng hiện này là
vơ cùng to lớn ngồi việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người giao
dịch cơng chứng viên cịn được ví như một vị thẩm phán phịng ngừa trước nạn
giả người, giả giấy tờ cơng chứng ngày càng tinh vi, phức tạp, có vụ đã qua mặt
các công chứng viên. Các đối tượng đã thực hiện trót lọt nhiều vụ ủy quyền,
mua bán, thế chấp nhà đất, gây ảnh hưởng xấu đến trật tự giao dịch dân sự và an
toàn xã hội.
3. Hướng kiến nghị hồn thiện pháp luật trách nhiệm của cơng chứng
viên đối với văn bản công chứng

A. Nguyên nhân:
Nguyên nhân cơ bản của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do quy định
pháp luật quy định pháp luật có liên quan hiện nay chưa đầy đủ hoặc chưa chặt
chẽ, phù hợp các quy định nằm ở nhiều văn bản khác nhau chưa thống nhất.
Trong điều kiện của nước ta hiện nay, công chứng là một thiết chế quan
trọng giúp nhà nước quản lý các mối quan hệ theo hướng minh bạch hơn, ổn
định hơn. Người dân cũng yên tâm hơn khi có cơng chứng “gác cửa” về mặt
pháp lý.
Cơng chứng viên cần phải phấn đấu nâng cao trình độ kiến thức chuyên
môn, cũng như kỷ năng nghề nghiệp vững vàng qua đó cho ra đời những văn
bản cơng chứng chun mơn cao nhằm hạn chế rũi ro, tranh chấp làm mất ổn
định trật tự xã hội.

B. Hướng kiến nghị hoàn thiện pháp luật:

11


Các cơ quan nhà nước cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ban ngành
để sớm điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung những quy định liên quan đến hoạt động
công chứng.
Việc quy định thống nhất các quy định pháp luật về công chứng được rõ
ràng hơn giúp cho cơng chứng viên hồn thành tốt được trách nhiệm của mình
đối văn bản cơng chứng.
Bên cạnh đó cơng chứng viên thiếu tự tin khi gặp các trường hợp phát sinh
mới trong qua trình làm việc, cập nhật kiến thức chuyên môn không kịp thời,
các quy định của pháp luật chưa nắm vững dẫn đến việc thực hiện công việc
không được thuận lợi, xảy ra sai sót đảm làm ảnh hưởng đến lợi ích đến của
người tham gia hợp đồng, giao dịch.
Cần đẩy mạnh, đổi mới công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về công

chứng, chứng thực để nâng cao nhận thức, hiểu biết của cán bộ, công chức, viên
chức và các tầng lớp nhân dân về tính chất, vị trí, vai trị, lợi ích thiết thực của
hoạt động cơng chứng.
Cần xây dựng mạng lưới đăng ký tài sản và các thơng tin về tài sản được
kiểm định tồn quốc phục vụ cho hoạt động cơng chứng vì lúc này công chứng
viên thực hiện các chứng nhận hợp đồng, giao dịch sẽ được an toàn hơn giảm
thiểu rui ro, thiệt hại.
III. KẾT LUẬN:
Công chứng viên là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về văn bản
công chứng nên công chứng viên phải đảm bảo thực hiện theo đúng những
nguyên tắc đạo đức và thủ tục hành nghề công chứng.
Việc tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc, thủ tục này đem lại sự an tồn
cho cơng chứng viên đồng thời bảo đảm tính pháp lý cho văn bản mà cơng
chứng viên chứng nhận, tránh được các tranh chấp có thể xảy ra.
Để có một văn bản cơng chứng hồn hảo thì công chứng viên phải nghiên
cứu kỹ các quy định của pháp luật liên quan và vận dụng các quy định đó vào
thực tiển một cách linh hoạt, chính xác.
12


Cơng chứng viên phải nắm chắc các trình tự, thủ tục thực hiện văn bản
công chứng và vận dụng vào q trình làm việc của mình, bên cạnh đó cịn cập
nhật bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
IV. Danh mục tài liệu tham khảo:
- Bộ Luật dân sự 2015
- Luật công chứng 2006
- Luật công chứng 2014.
- Nghị định số 45/HĐBT ngày 27/02/1991 của Hội đồng bộ trưởng về
công chứng.
- Nghị định 31/CP ngày 18/5/1996 của chính phủ về tổ chức và hoạt động

cơng chứng nhà nước.
- Thông tư 11/2012/TT-BTP ngày 30/12/2012 của Bộ Tư pháp về ban
hành quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Thông tư 06/2015/TT-BTP hướng dẫn thi hành luật công chứng ngày
16/5/2015.
- Giáo trình Kỹ năng hành nghề cơng chứng Tập 1, Học Viện Tư Pháp,
nhà xuất bản Tư Pháp.
- Giáo trình Kỹ năng hành nghề cơng chứng Tập 3, Học Viện Tư Pháp,
nhà xuất bản Tư Pháp.
- Https://plo.vn/phap-luat/cong-chung-sai-bi-toa-buoc-co-trach-nhiem-boithuong-6-ti-862906.html Ngày truy cập 18/8/2020.

13



×