Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.79 KB, 5 trang )

Vai trò của giấc ngủ đối với sức khỏe


Ngủ, ăn uống, vận động... là những nhu cầu thiết yếu không thể thiếu
được đối với con người. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn
thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm...
Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải
ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý.
Một số công trình nghiên cứu khoa học cho thấy, khi con người ngủ, huyết
quản dưới da nở ra, vì thế có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và ôxy cho làn da, đồng
thời lại bỏ bài tiết các chất có hại trong cơ thể.



Khi ngủ, các hormon sinh trưởng trong người được tiết ra nhiều hơn nên có
tác dụng thúc đẩy sự sinh trưởng, tái tạo làn da, giữ cho da được mịn màng. Khi
thiếu ngủ, cơ thể sẽ tăng hàm lượng chất kích thích cortisol trong máu, hormon
này đã làm tăng hoạt tính của một enzime để tích mỡ.

Vì vậy, trong một số trường hợp, thiếu ngủ cũng sẽ làm cơ thể tăng cân.
Thiếu ngủ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho trẻ em chậm phát triển,
thiếu minh mẫm và khả năng tiếp thu kém.

Giấc ngủ ngon sẽ làm tiêu hao sự mệt mỏi, khôi phục lại sức lực đã tiêu
hao, giữ cho thần kinh được cân bằng, bảo vệ đại não, vì thế giữ cho con người
tính tình ôn hòa, cởi mở, có tác dụng khôi phục và tăng cường trí nhớ, vì thế nâng
cao hiệu suất công việc.

Đặc biệt, những người thường xuyên phải lao động trí óc căng thẳng cần
được ngủ đủ giấc.


Nếu thiếu ngủ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, dễ cau có, nổi nóng,
suy nhược hệ tuần hoàn não và có thể sinh ra nhiều chứng bệnh khác. Thiếu ngủ
còn ảnh hưởng đến nồng độ các hormon tuyết giáp trong máu, có thể dẫn đến nguy
cơ cao huyết áp.

Công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Nhật Bản đã chứng
minh, khi chúng ta ngủ, cơ thể tiết ra những hormon cần thiết có tác dụng tăng
cường hệ miễn dịch, từ đó có tác dụng chống lại sự xâm nhập của các vi khuẩn,
virut gây bệnh.

Bên cạnh đó, giấc ngủ cũng góp phần làm chậm sự già yếu và kéo dài tuổi
thọ, xuân sắc cho con người. Thông thường, chất lượng của giấc ngủ được thể hiện
rõ nhất sau khi bạn tỉnh giấc. Nếu sau khi thức giấc, bạn cảm thấy tinh thần thoải
mái, dễ chịu, đầu óc tỉnh táo, minh mẫn và làm việc có hiệu quả thì bạn đã có một
giấc ngủ ngon lành.

Người lớn mỗi ngày cần ngủ từ 7-8 tiếng, nhưng trẻ em cần phải ngủ nhiều
hơn (tùy theo từng độ tuổi mà trẻ em mỗi ngày có thể ngủ từ 9-10 tiếng, hoặc
nhiều hơn).

Tuy nhiên, bạn cần chú ý đến chất lượng của giấc ngủ. Các yếu tố như tiếng
ồn, không khí, ánh sáng, lối sống, chế độ ăn uống... đều ảnh hưởng đến chất lượng
giấc ngủ. Vì thế, muốn có một giấc ngủ ngon và sâu mọi người phải chú ý đến
những yếu tố này.

×